C: CHI PHÍ TRONG KỲ KHÔNG LÀM TĂNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.3.2.1 Đầu tư CSHT:
Tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, tổng vốn đầu tư 865 triệu USD, trong đó, có 9 KCN đang triển khai xây dựng và đi vào hoạt động với vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 516,37 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 184,51 triệu USD và cho thuê 1.217,67 ha đất công nghiệp.
Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao…đảm bảo cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội. Góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế, tạo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực trong tỉnh là cơ sở để Bắc Ninh hội nhập và phát triển một cách bền vững.
Đưới đây là tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng của KCN Quế Võ:
Đầu tư phát triển KCN Bắc Ninh
Hệ thống giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sông, đường sắt tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại.
Hệ thống cấp thoát nước: .
Hệ thống cấp nước đáp ứng đủ yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất trong thành phố, thị xã, thị trấn và các Khu, cụm công nghiệp.
Bưu chính viễn thông:
Hệ thống thông tin liên lạc phát triển đồng bộ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với mạng lưới và thiết bị hiện đại, có khả năng cung cấp những dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh đi quốc tế và trong nước với nhiều hình thức khác nhau đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu tư.
Hệ thống tài chính – ngân hàng:
Hệ thống tài chính ngân hàng và bảo hiểm hoàn thiện và đồng bộ đáp ứng yêu cầu thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nhiều hãng bảo hiểm nổi tiếng như AIA, Prudentials, Bảo Việt, Bảo Minh…, các ngân hàng thương mại và nhiều công ty tư vấn tài chính, bảo hiểm nước ngoài cũng có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Bắc Ninh.
Hệ thống y tế - giáo dục – dạy nghề:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có trên 60 đơn vị, cơ sở (trường, trung tâm...) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh mục ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề đã có 48 đơn vị, trong đó 32 đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ (sơ, trung cấp, cao đẳng nghề), trong đó có 2 trường cao đẳng nghề (công lập), 15 trường trung cấp nghề (3 trường công lập, 12 trường ngoài công lập), 20 trung tâm dạy nghề (7 trung tâm công lập của các huyện, thị xã, thành phố), 8 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có dạy nghề và 3 trung tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động đạt 45,32% năm 2010.
Hệ thống y tế: Trên địa bàn tỉnh có 16 bệnh viện, trong đó, tuyến tỉnh có 07 bệnh viện và 01 bệnh viện quân đội, 8 bệnh viện tuyến huyện và 126 trạm y tế cơ sở.
Hệ thống cấp điện: Hệ thống cấp điện được tăng cường cả về số lượng và
chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là cho các Khu công nghiệp tập trung.
Các tiện ích công cộng khác
Hệ thống thương mại, dịch vụ ngày càng được mở rộng, kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được củng cố và phát triển, đặc biệt là hệ thống chợ, siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh theo ngành hàng và mô hình chuỗi đã được mở tại Bắc Ninh.
1.3.2.2 Đầu tư nguồn nhân lực:
Nguồn lao động luôn là đề tài nóng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công không chỉ trong sản xuất kinh doanh, mà cả trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh là một việc làm cấp thiết hiện nay.
Luỹ kế đến nay, các KCN tập trung đã sử dụng gần 92.000 lao động. Trong đó lao động địa phương chiếm gần 40%, lao động nữ chiếm gần 71%, lao động nước ngoài đang làm việc tại các KCN là 1.340 người… Các doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức tuyển dụng cả trong và ngoài địa phương
Những tháng đầu năm, Ban quản lý các KCN tỉnh đã thực hiện đăng ký nội quy lao động cho 9 doanh nghiệp; đăng ký thang lương, bảng lương cho 21 doanh nghiệp; xác nhận, thay đổi nhân sự chủ chốt cho 10 doanh nghiệp; đăng ký thoả ước lao động cho 3 doanh nghiệp; cấp mới giấy phép lao động cho 109 người nước ngoài và gia hạn, cấp lại giấy phép lao động cho 56 người nước ngoài. Cũng trong 4 tháng, tại 9 KCN trên địa bàn đã thu hút gần 4200 lao động đạt hơn 36% so với kế hoạch năm 2012.
Đầu tư phát triển KCN Bắc Ninh
Tuy nhiên, tình trạng lao động không ổn định, di chuyển giữa các doanh nghiệp trong KCN hay bỏ việc do thu nhập thấp, điều kiện sinh hoạt chưa đáp ứng mong muốn… vẫn diễn ra, dẫn đến chỗ thiếu thì vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn cứ thừa, gây trở ngại không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã tuyển đủ số lao động cần thiết song vẫn phải thường xuyên đăng thông báo, tổ chức tuyển dụng lao động mới. Nguyên nhân do những lao động đã được tuyển dụng sau một thời gian chuyển sang doanh nghiệp khác, hoặc bỏ việc do không đáp ứng cường độ lao động, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, số khác lại không đáp ứng về trình độ nên bị loại…
Thiếu lao động, một số doanh nghiệp đưa ra chế độ đãi ngộ lớn hơn để thu hút lao động, dẫn đến biến động lớn về lao động trong các KCN, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đình công, lãn công làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Để hạn chế tình trạng này, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, các ngành chức năng, cùng với chính quyền các cấp cần giải quyết tốt các vấn đề: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động trong thực hiện chính sách pháp luật lao động của Việt Nam, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Phát triển hoạt động tham gia sàn giao dịch lao động-việc làm, tiếp cận thông tin thị trường lao động cho doanh nghiệp. Cải thiện môi trường làm việc trong các KCN, đi đôi với mở rộng hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng và liên kết hỗ trợ tuyển dụng lao động giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Phát triển đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho người lao động nhằm phát huy được năng lực, sở trường của từng người. Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Cùng với các giải pháp hỗ trợ tuyển dụng lao động cần triển khai thực hiện đề án nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhất là của các doanh nghiệp FDI, chú trọng đào tạo tay nghề kết hợp với đào tạo phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo vào địa bàn.
Tỉnh đã đề ra nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn nhân lực trong thời gian tới như sau:
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng