1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình thành thói quen sử dụng Át-lát cho học sinh THCS

22 1,8K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 278,5 KB

Nội dung

Hình thành, thói quen ,ử dụng Át-lát, học sinh THCS

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, việc dạy học theo phương pháp đổi mới, bám sát chuẩn kiến thức kỹnăng là một trong những yêu cầu quan trọng của giáo dục phổ thông Để đảm bảobám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, khai thác kiến thức một cách khoa học, sáng tạo,đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học mộtcách sáng tạo, linh hoạt

Trong các tài liệu dạy học địa lý, Át-lát địa lý là một tài liệu quan trọng, nóvừa đóng vai trò là phương tiện dạy - học, vừa là tài liệu quan trọng trong thi cử vàcuộc sống Tên gọi Át-lát là một từ mượn, bắt nguồn từ thần thoại Hi Lạp Chuyện

kể rằng, thần Át-lát có sức khỏe, có thể nâng cả Trái Đất và bầu trời lên Từ đó,

người ta lấy tên Át-lát đặt cho tập hợp các bản đồ (tiếng Anh: atlas, có nghĩa là tập bản đồ) Tuy nhiên, hiện nay, một tập Át-lát địa lý không chỉ là tập bản đồ, mà nó là

tập hợp các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và bảng số liệu thống kê Trong đó, các bản

đồ đóng vai trò chủ đạo Các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và bảng số liệu thống kê trong Át-lát được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học, cóhình thức trình bày đẹp, chất lượng in tốt, dễ đọc, dễ nhớ Mỗi tập Át-lát có tínhthống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục

Át-lát địa lý có nhiều loại: Át-lát địa lý thế giới, Át-lát địa lý châu lục, Át-látđịa lý khu vực, Át-lát địa lý Việt Nam phù hợp với mục đích sử dụng cho chươngtrình học tập của học sinh phổ thông cũng như sử dụng trong sản xuất và đời sống.Trong trương trình giáo dục phổ thông, Át-lát địa lý Việt Nam được sử dụng rộngrãi nhất, được biết đến nhiều nhất

Át-lát địa lý Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình địa lý Việt Nam,

nó diễn giải các vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng,

từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận Át-lát Địa lýViệt Nam cũng như các loại Át-lát khác, nó có giá trị rất lớn trong nghiên cứu, họctập Địa lý, trong sản xuất và đời sống Đặc biệt, trong học tập địa lý ở nhà trườngphổ thông, Át-lát địa lý Việt Nam có vai trò rất quan trọng, nó có giá trị rất lớn đốivới nhiều hoạt động dạy học như khai thác kiến thức mới, minh họa kiến thức, kiểmtra, đánh giá, thi cử Át-lát địa lý Việt Nam được coi là “tài liệu” duy nhất mà họcsinh được sử dụng trong tất cả các kỳ thi, từ thi học kỳ, thi học sinh giỏi các cấp đến

Trang 2

thi tuyển sinh vào lớp 10 , thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học,cao đẳng Vì vậy, sử dụng thành thạo và khai thác lợi thế từ Át-lát địa lý Việt Nam

sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người trong quá trình dạy học, thi cử và cuộc sống

Sử dụng Át-lát cũng như sử dụng các phương tiện dạy học khác, sẽ giúp họcsinh khai thác, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và lâu bền.Tuy nhiên, Át-lát địa lý Việt Nam lại là phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học duynhất mà học sinh có thể sử dụng cả trong học tập lẫn kiểm tra, thi cử Trong Át-látđịa lý có các bảng số liệu thống kê, biểu đồ được cập nhật giúp học sinh có cácnguồn dẫn chứng quan trọng trong quá trình làm bài Át-lát địa lý Việt Nam có giátrị rất lớn như vậy nên nhiều giáo viên đã chú ý đến việc rèn kỹ năng sử dụng Át-látđịa lý Việt Nam cho học sinh

Đã có nhiều tài liệu, cẩm nang hướng dẫn sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam, đã

có nhiều sáng kiến kinh nghiệm viết về việc sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam trongdạy học, kiểm tra đánh giá môn địa lý Tuy nhiên, đa số các cẩm nang, tài liệu nàyđều chỉ chú trọng cho học sinh trung học phổ thông vì đối tượng này có nhiều liênquan trong thi cử như thi tốt nghiệp trung học cơ sở, thi tuyển sinh đại học, caođẳng, hoặc viết chung cho cả học sinh của hai bậc học.Trong khi đó, qua tìm hiểucủa chúng tôi, chưa thấy công bố, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay tài liệu nào

về việc rèn kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho đối tượng học sinh trunghọc cơ sở

Do được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của môn Địa

lý nên cuốn Át-lát địa lý Việt Nam được sử dụng cho 2 chương trình, 2 cấp họckhác nhau, phù hợp với hai trình độ khác nhau là trung học phổ thông và trung học

cở sở Ở mỗi cấp học, phương pháp sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam có khác nhau,phù hợp với mục tiêu chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi cấp học

Chính vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở”.

Trang 3

B NỘI DUNG

I Thực trạng

Trong những năm qua, nội dung chương trình và phương pháp dạy học đã cónhiều đổi mới Ở bộ môn Địa lý cũng vậy, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càngnâng cao, các điều kiện dạy học ngày càng tốt hơn Bên cạnh việc dạy kiến thức,nhiều giáo viên đã chú ý đến việc hình thành kỹ năng, nên chất lượng dạy học ngàycàng được nâng cao, điều đó được thể hiện trong kết quả các kỳ thi Học sinh đãthành thạo nhiều kỹ năng, nhưng kỹ năng sử dụng Át-lát, nhất là học sinh trung học

cơ sở thì còn rất hạn chế

Là những giáo viên nhiều năm dạy Địa lý khối 8, 9 và bồi dưỡng học sinhgiỏi khối 9, chúng tôi rất trăn trở trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Át-lát địa lýViệt Nam cho học sinh Qua thực tế, chúng tôi thấy nhiều giáo viên đã nhận thứcđược vai trò của Át-lát địa lý Việt Nam nên đã chú ý sử dụng trong giảng dạy trênlớp cũng như hướng dẫn học sinh có thói quen sử dụng Át-lát trong kiểm tra và thi

cử Tuy nhiên, mức độ sử dụng chưa nhiều, chưa thường xuyên, phạm vi sử dụngchưa rộng, chủ yếu phổ biến cho đối tượng học sinh khá, giỏi

Còn lại, chúng tôi thấy phần lớn giáo viên chưa quan tâm đến việc sử dụngÁt-lát, thậm chí, rất nhiều học sinh chưa một lần nhìn thấy Át-lát địa lý Việt Nam

II Nguyên nhân

- Giáo viên có nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của Át-lát địa lýViệt Nam trong học tập, thi cử môn Địa Lý

- Một số giáo viên đã thấy được vai trò của Át-lát địa lý Việt Nam nhưngchưa mạnh dạn sử dụng trong quá trình giảng dạy trên lớp do nhiều lí do như

sử dụng Át-lát địa lý sẽ mất nhiều thời gian, “cháy” giáo án, phải thêm nhiềuthao tác Đặc biệt, có một số giáo viên còn có suy nghĩ rằng lâu nay mình códạy Át-lát đâu mà học sinh vẫn học tập bình thường

- Một bộ phận giáo viên có tư tưởng mặc cảm, tự ti, cho rằng môn Địa lý làmôn phụ, học như thế là đủ rồi, để giành thời gian và công sức cho môn khác

- Một số giáo viên đã thấy được vai trò của Át-lát địa lý Việt Nam, học sinh

đã được trang bị Át-lát nhưng giáo viên chưa biết cách rèn kỹ năng sử dụngcho học sinh, từ đó học sinh chưa có thói quen sử dụng Át-lat trong học tậpcũng như trong thi cử

Trang 4

III Giải pháp

Từ thực tế trên, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm hình thành thóiquen sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh trong học tập, kiểm tra, thi cử.Những kinh nghiệm này tuy nhỏ nhưng phù hợp với bậc trung học cơ sở, đáp ứngđược yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá Đặcbiệt, nó rất phù hợp với yêu cầu dạy học, kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức,

kỹ năng

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đề cập đến 3 vấn đề trọng tâm, đó là:

- Một số kinh nghiệm hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam chohọc sinh

- Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để khai thác kiến thứcmới phục vụ cho các bài học trên lớp

- Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam trong quá trình kiểmtra, đánh giá và thi cử

1 Một số kinh nghiệm hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở

Át-lát địa lý là tập hợp của các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh Hình thành kỹnăng sử dụng Át-lát địa lý cho học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục từ lớp nàyqua lớp khác, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và

sự phối hợp chặt chẽ giữa các lớp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là biết sử dụng lát địa lý như một nguồn cung cấp kiến thức phục vụ cho học tập, thi cử

Át-Để hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý, trước tiên, giáo viên cần hìnhthành các kỹ năng về bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh nói chung là kỹ năng khai tháckênh hình

Trong thực tế, ngay từ bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với bản đồ,biểu đồ một cách đơn giản Lên lớp 6, các em được học khá đầy đủ về bản đồ: Kýhiệu bản đồ, tỷ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ và cũng được thực hành lập

và đọc một số bản đồ đơn giản Đặc biệt, chương trình Địa Lý lớp 7 rất chú ý đếnviệc rèn kỹ năng bản đồ, biểu đồ

Trang 5

Để rèn kỹ năng đọc bản đồ cho học sinh, chúng ta có thể tiến hành các bước

từ đơn giản đến phức tạp như sau:

- Bước 1: Rèn kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý trên bản

đồ (Ví dụ: Chỉ và đọc tên các đô thị, các dòng biển, các con sông )

- Bước 2: Rèn kỹ năng xác định phương hướng, đo đạc tính toán trên bản đồ.

(Ví dụ: xác định phương hướng, đo khoảng cách giữa 2 địa điểm dựa vào tỉ lệbản đồ )

- Bước 3: Rèn kỹ năng xác định vị trí, mô tả từng yếu tố thành phần của tự

nhiên, kinh tế, xã hội được biểu hiện trên bản đồ (Ví dụ: Xác định vị trí môitrường đới nóng, đới ôn hòa; xác định vị trí địa lý, mô tả đặc điểm địa hìnhchâu Phi, châu Mỹ )

- Bước 4: Rèn kỹ năng xác định các mối liên hệ địa lý trên bản đồ (Ví dụ:

Dựa vào lược đồ để vận dụng các mối liên hệ để giải thích các đặc điểm vềkhí hậu, sông ngòi )

- Bước 5: Rèn kỹ năng mô tả tổng hợp địa lý một khu vực, bao gồm cả vị trí

địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật, dân cư, kinh tế

Trong các bước trên, bước 1 và bước 2 được hình thành từ lớp 6, bước 3,bước 4 hình thành từ lớp 7 Đến lớp 8, học sinh được hoàn thiện tất cả các mức độcủa kỹ năng bản đồ

Để rèn kỹ năng đọc biểu đồ, ta tiến hành các bước như sau:

- Bước 1: Giúp học sinh làm quen với biểu đồ: Đọc tên, đọc chú giải để biết

được biểu đồ hình gì, thể hiện cái gì Khác với kỹ năng bản đồ, trong chươngtrình địa lý trung học cơ sở không có các bài học cụ thể về biểu đồ, mà cácbài học làm quen với biểu đồ học sinh được học khá kỹ trong chương trìnhToán 6, Toán 7

- Bước 2: Đo tính các đại lượng: cao nhất, thấp nhất; nhiều nhất, ít nhất, xu

hướng biến động tăng hay giảm (Ví dụ: đo tính lượng mưa, nhiệt độ trongnăm )

- Bước 3: Từ việc đối chiếu, so sánh, rút ra những nhận xét, kết luận cần

thiết

- Bước 4: Từ những nhận xét, kết luận, học sinh vận dụng các kiến thức địa

lý để giải thích, làm sáng tỏ giá trị cũng như biến động của các đại lượng.Học sinh nắm được các bước nêu trên không phải qua thuyết trình mà thôngqua thực hành, ngấm dần vào học sinh thông qua các bài tập, cả ở lớp, ở nhà

Trang 6

Ví dụ minh họa: Ở bài 21 Địa lý 6: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng

mưa.

Đây là bài học cơ bản đầu tiên trong chương trình địa lý THCS về phân tíchmột biểu đồ Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa là một biểu đồ dễ đọc, giáo viên hướngdẫn học sinh đọc tên biểu đồ, xác định nhiệt độ, lượng mưa theo các tháng, chú ýcác tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, tháng mưa nhiều nhất, ít nhất

Có thể theo

mẫu sau:

Nhiệt độ

Cao nhấtThấp nhấtChênh lệchKết luận

Mưa Tháng mưa nhiều

Tháng mưa ít

Kết luận

Kỹ năng đọc các bảng số liệu, các tranh ảnh cũng được hình thành một

cách liên tục từ tiết này qua tiết khác, lớp này qua lớp khác như trên

Cùng với quá trình tích lũy kiến thức địa lý, các kỹ năng địa lý dần dần đượchoàn thiện, cách thức đọc, nhận xét bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh của học sinh ngàycàng sâu sắc, chính xác, chặt chẽ

Để rèn kỹ năng bản đồ, biểu đồ cho học sinh, một công cụ quan trọng rất cógiá trị trong rèn kỹ năng, rất gần với Át-lát địa lý, đó là cuốn TẬP BẢN ĐỒ Như

trên đã nói, “atlas” hiểu theo nghĩa đơn giản chính là “tập bản đồ”

Tập bản đồ bao gồm các bài tập và bài thực hành địa lý Các câu hỏi, bài tậptrong tập bản đồ được cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với từng cấp học Thông quaquan sát, phân tích và làm việc với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ học sinh sẽ cóđiều kiện nắm chắc kiến thức, kỹ năng của bài học Tập bản đồ có thể dùng để ônbài cũ, củng cố bài mới, rèn luyện kỹ năng thực hành và kiểm tra bài Làm việc tốtvới tập bản đồ là bước đệm quan trọng để học sinh có thể làm quen, làm việc tốt vớiÁt-lát địa lý

Như vậy, khi học sinh đã tương đối hoàn thiện kỹ năng khai thác kênh hình,

kỹ năng sử dụng tập bản đồ thì có thể cho học sinh làm quen với Át-lát địa lý Khi

đó, từ làm quen đến sử dụng thành thạo Át-lát địa lý là rất gần, vì các kỹ năng cầnthiết các em đã có

Trang 7

Có thế sơ đồ hóa quá trình hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát địa lý cho họcsinh như sau:

Qua sơ đồ trên, ta thấy:

- Để hình thành kỹ năng sử dụng Át-lát, trước hết học sinh cần có các kỹnăng khai thác kênh hình cần thiết như kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ,tranh ảnh

- Từ các kỹ năng khai thác kênh hình, có thể cho học sinh tiếp cận và sử dụngÁt-lát ngay, cũng có thể cho các em phát triển lên là sử dụng tập bản đồ, rồi

sử dụng lát Tập bản đồ là bước đệm để hình thành kỹ năng sử dụng lát

Át-2 Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa lý Việt Nam để khai thác kiến thức mới phục vụ cho các bài học ở lớp.

Từ học kỳ II của lớp 8, chúng ta nên yêu cầu học sinh trang bị Át-lát địa lýViệt Nam Chúng ta cần nói rõ với các em là Át-lát địa lý Việt Nam không chỉ sửdụng cho lớp 8 mà còn sử dụng cho lớp 9 và các cấp học cao hơn

Khi có Át-lát địa lý Việt Nam, các em sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ banđầu Vì vậy, để các em làm quen, giáo viên cần dành ít nhiều thời gian hướng dẫncác em làm quen với hệ thống ký hiệu, chú giải trong Át-lát Sau đó, các em sẽ

KỸ NĂNG BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, TRANH ẢNH

(Kỹ năng khai thác kênh hình)

KỸ NĂNG SỬ DỤNG TẬP BẢN ĐỒ

KỸ NĂNG SỬ DỤNG ÁT-LÁT ĐỊA LÝ

Trang 8

nhanh chóng làm quen và dễ dàng sử dụng vì các kỹ năng cần thiết cho việc sửdụng Át-lát các em đã được trang bị và sử dụng thành thạo.

Trong những bài học có liên quan đến Át-lát địa lý Việt Nam, khi cần đặt racâu hỏi để khai thác kiến thức, giáo viên cần nói rõ cho học sinh là dựa vào trangnào, nghiên cứu nội dung gì

Ví dụ: Khi dạy bài 22 Địa Lý 8, chúng ta có thể nêu câu hỏi: Dựa vào Át-lát

địa lý Việt Nam, trang 4 và 5, em hãy:

- Xác định vị trí địa lý nước ta

- Cho biết các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây nằm ở tỉnh nào?

- Cho biết nước ta có biên giới trên đất liền với những nước nào?

Sau một thời gian sử dụng, học sinh sẽ có thói quen là mỗi lúc cần tìm kiếmcác thông tin liên quan đến bản đồ, biểu đồ, các em sẽ mở Át-lát địa lý Việt Nam ra

để tìm Khi sử dụng thành thạo, các em còn có thể hình dung được nội dung đó nằm

ở trang nào của Át-lát

Sau đây, chúng tôi xin hệ thống hóa lại các bài học và nội dung cần sử dụngÁt-lát địa lý Việt Nam để các bạn bè đồng nghiệp tham khảo

KHỐI 8

1 Vị trí, giới hạn, hình dạnglãnh thổ Việt Nam

Xác định vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Xác định các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây

2 Vùng biển Việt Nam

Xác định vị trí, giới hạn vùng biển Việt Nam.Xác định các đảo, quần đảo trong biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam

3 khoáng sản Việt NamĐặc điểm tài nguyên Xác định các mỏ khoáng sản chính của nước ta.

4 Đặc điểm địa hình Việt Nam

Nêu đặc điểm địa hình Việt Nam

Tìm, đọc tên các dãy núi chính, các cao nguyên, đồng bằng lớn ở nước ta

5 Đọc bản đồ địa hình Xác định vị trí địa lý của các tỉnh, thành.Xác định các mỏ khoáng sản chính ở nước ta.

6 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Xác định các hệ thống sông chính ở nước ta.

7 Các hệ thống sông lớn ởnước ta Xác định và giải thích một số đặc điểm của các hệ thống sông chính ở nước ta.

Trang 9

8 Thực hành về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam Xác định các trạm khí hậu, vận dụng kiến thức để giải thích các đặc điểm khí hậu, sông ngòi.

9 Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp Xác định vị trí lát cắt, đọc lát cắt

10 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Xác định vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi.

11 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Xác định vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi.

12 Miền Nam Trung Bộ vàNam Bộ Xác định vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi.

KHỐI 9

1 Phân bố dân cư

Nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta : Tìm đượcmột số vùng tập trung đông dân, thưa dân và một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh …

2 Quá trình pháttriển kinh tế Xác định vị trí các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.

3 Ngành nôngnghiệp Xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu.

6 Ngành dịch vụ

Nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ nước

ta : Xác định một số tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, 5,6,22,80,7,8,9…

Trang 10

phân bố một số khoáng sản, phân bố của các ngành kinh

tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng

Phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, phân bố một

số ngành sản xuất chủ yếu của vùng

10 Vùng Duyên HảiNam Trung Bộ

Xác định vị trí, giới hạn của vùng; giới hạn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các trung tâm công nghiệp của vùng

Nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của vùng

11 Tây NguyênVùng

Xác định vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm kinh tế,

sự phân bố một số cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè,

hồ tiêu )Phân tích Át-lát để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng

bảo vệ tài nguyên,

môi trường biển,

đảo

Xác định vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam

Xác định vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quý, ……

Ví dụ minh họa:

Tiết 29-bài 27 Thực hành-Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trong phạm vi của ví dụ này, chúng tôi xin nêu các vấn đề liên quan đến việc

sử dụng Át-lat địa lý Việt Nam phục vụ cho bài học trên lớp

Trang 11

Nội dung 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải

Nam Trung Bộ

* Hoạt động 1: Học sinh xác định các cơ sở kinh tế biển của Bắc Trung Bộ

và Duyên hải Nam Trung Bộ

Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam xác định các

cơ sở kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ theo mẫu sau:Tỉnh Cảng biển Bãi cá, tôm Cơ sở SX muối Bãi biển đẹp

Với việc sử dụng thành thạo Át-lát địa lý Việt Nam, học sinh dễ dàng xác định được các địa danh, khu vực phân bố các bãi tôm, cá để hoàn thành bài tập.

Tỉnh Cảng biển Bãi cá, tôm Cơ sở SX muối Bãi biển đẹp

Khánh Hòa Nha Trang,

Ngày đăng: 03/04/2013, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w