1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

32 9,5K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầutrong sự phát triển của mỗi quốc gia Việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi làquốc sách hàng đầu của đất nước trong việc tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển mangtính bền vững của quốc gia

Nghị quyết Hội nghị TW II - Khoá VIII của BCH TW Đảng chỉ rõ:

“Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh giáo dục

- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bềnvững”

Tại điều 2 chương I, luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 2005 cũng xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo người Việt Nam phát triểntoàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất vànăng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Giáo dục đạo đức là một trong những mặt giáo dục quan trọng trong mụctiêu giáo dục của nhà trường ở nước ta hiện nay Nó có vai trò quan trọng trong việchình thành nhân cách của con người - nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của đấtnước Đối với dân tộc Việt Nam: đạo đức là vốn quý của con người, cái “đức” là nềntảng, là căn bản của con người Sinh thời Bác Hồ cũng đã dạy: “Người có đức màkhông có tài làm việc gì cũng khó Người có tài mà không có đức thì tài cũng thành vôdụng”

Trong chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2009

-2010 vừa ban hành, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đây lànăm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Trong đó đặc biệt là giáodục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh Điểm nổi bật trong ba cuộc vậnđộng năm học này là nâng cao đạo đức của học sinh và giáo viên, lồng ghép nội dung

Trang 2

cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào giảng dạymột số môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá ở các cấp học, trình độ đào tạo

từ năm học 2009 – 2010 Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệtrẻ nói chung và cho học sinh THCS nói riêng đã và đang được Đảng, Nhà nước, toànngành giáo dục và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm

Hơn 20 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, đất nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn Bộ mặt đất nước có nhiều đổi thay, đời sống của nhân dânkhông ngừng được cải thiện Người dân có nhiều điều kiện chăm lo sự học hành chocon cái họ hơn Hệ thống giáo dục nước ta cũng đạt được những thành tựu đáng tự hàotrong việc góp phần bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước

Tuy nhiên, khi đời sống kinh tế - xã hội có sự thay đổi, với các chính sách mởcửa, hội nhập với thế giới cũng có những tác động nhất định cả ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực tới nhà trường phổ thông Với học sinh, các em có nhiếu điều kiện tiếp xúc vớinhiều thông tin và các luồng văn hoá khác nhau từ nước ngoài Vì vậy, những quanđiểm đạo đức truyền thống cũng bị mai một phần nào Một số ít học sinh đã quên đinhững thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, thay vào đó là lốisống thực dụng, đua đòi, ích kỷ, … Phát biểu tại một hội thảo về giải pháp nâng caohiệu quả công tác giáo dục đạo đức, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn VinhHiển khẳng định: “Vấn đề giáo dục đạo đức trong học sinh hiện rất cấp bách vì xã hộiphức tạp hơn Những giá trị đạo đức đang thay đổi và thay đổi ngày càng nhanh” Còntheo ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục vàĐào tạo thì “tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một

bộ phận học sinh xảy ra gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội Đây là điều trăn trởthường xuyên của ngành giáo dục.”

Đối với học sinh của trường THCS Bình Ngọc nơi bản thân tôi đang công tác,cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó Thực tế trong những năm qua cho thấy, một

bộ phận không nhỏ học sinh có lối sống đua đòi, tha hóa về phẩm chất, hành vi đạo đức.Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức như đánh nhau, vô lễ, xúc phạm giáo viên tuần

Trang 3

nào cũng xảy ra Mặc dù các thầy cô cũng đã làm nhiều, nói nhiều, công sức bỏ rakhông ít, nhưng kết quả thu được thì vẫn rất hạn chế Như vậy, vấn đề đặt ra và mangtính cấp thiết hiện nay đó là phải có biện pháp giáo dục đạo đức nhằm góp phần giáodục nhân cách toàn diện cho học sinh.

Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới sựnghiệp giáo dục Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đứccho học sinh trong nhà trường, và đặc biệt sau khi được tham gia lớp bồi dưởng cán bộquản lý giáo dục, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đứccho học sinh THCS'' Với đề tài này, bản thân tôi mong muốn được cùng đồng chí, đồngnghiệp chia sẻ nhửng kinh nghiệm trong công tác giáo dục và quản lý giáo dục đạo đứctrong nhà trường, nhằm góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước tronggiai đoạn hiện nay

II MỤC ĐÍCH - PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

1 Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn ở trường THCS Bình Ngọc nơi bản thân tôi đangcông tác, đề xuất một số biện pháp thích hợp và khả thi về công tác giáo dục đạo đứcnhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dụccủa cấp THCS và ngành giáo dục và đào tạo hiện nay

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số lí luận có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh

- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh của trườngTHCS Bình Ngọc - Móng Cái - Quảng Ninh

- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh củatrường THCS Bình Ngọc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường phổthông

Trang 4

- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của trường THCS Bình Ngọc trong nămhọc gần đây nhất.

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp sauđây:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các văn kiện của Đại hộiĐảng các cấp, Luật Giáo dục, tham khảo một số tài liệu có liên quan đến tiểu luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Căn cứ vào tình hình nhà trường và thực tếkinh nghiệm của bản thân trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường đểviết

- Các phương pháp hỗ trợ: Lập bảng, biểu, phân tích số liệu thống kê

B PHẦN NỘI DUNG

I VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

1.1 Đạo đức và các chức năng của đạo đức

1.1.1 Khái niệm đạo đức

Theo quan niệm phương Đông, trong các học thuyết của Phật giáo, của Đạo giáo,của Nho giáo đều lấy đạo đức làm cơ sở trong đối nhân xử thế và tự rèn luyện mình,khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác Các học thuyết ấy đề xuất các quy tắc,các chuẩn mực, những ràng buộc trong các hoạt động sống của con người Có thể nói,khái niệm đạo đức ở phương Đông có nghĩa là đạo làm người, bao gồm rất nhiều chuẩnmực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, an em, làng xóm bạn bè, tu thân,dưỡng tâm, rèn luyện khi tiết…theo những định hướng giá trị nhất định

Còn ở phương Tây, người ta quan niệm: đạo đức là lĩnh vực của con người màhành vi, các mối quan tâm, những tình cảm được chia sẻ giữa người này và người kháctheo những mục tiêu và tiêu chí nhất định có liên quan đến tự do và trật tự phức tạp củacộng đồng

Trang 5

Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C Mác và Ph.Ăngghen đãxây dựng một học thuyết có tính cách mạng, gắn quan hệ đạo đức với các phương thứcsản xuất Khi phương thức sản xuất thay đổi thì các quan niệm đạo đức dù nhanh haychậm cũng thay đổi theo Vì thế, đạo đức trước hết là một hình thái ý thức xã hội, phảnánh các quan hệ lợi ích, thiện ác của xã hội Trên cơ sở đó, các nhà kinh điển sang lậpchủ nghĩa Mác đã quan niệm:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực

xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúccủa mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với

tự nhiên

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng bị quy định bởi tồn tại

xã hội và chịu ảnh hưởng của các hình thái khác của ý thức xã hội, nhưng do tính độclập tương đối của mình, đạo đức có sự tác động trở lại tồn tại xã hội và các hình tháikhác thong qua hoạt động của con người

1.1.2 Chức năng ý thức đạo đức

Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặtquy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội, mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lạiđối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó Vì vậy, ý thức đạo đức có chức năng to lớn, tácđộng theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội Đạo đức có những chứcnăng sau:

Chức năng giáo dục: đạo đức thực hiện chức năng giáo dục tức là chức nănglàm hình thành nhân cách vừa thông qua quá trình giáo dục, tự giáo dục, vừa thông quathực tiễn họat động đạo đức của con người

Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điềuchỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội

Chức năng nhận thức của đạo đức: thể hiện ở sự đánh giá giá trị thiện ( hoặc ác)của các hiện tượng, các sự kiện xã hội, các hành vi, tư tưởng, tình cảm của con người

Trang 6

Các chức năng này của đạo đức không tác động tách rời nhau, chức này là tiền

đề, điều kiện cho chức năng kia và ngược lại

1.2 Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh

1.2.1 Vị trí và ý nghĩa của công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh

Giáo dục ý thức đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến họcsinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh cónhững hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cánhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chínhmình

Trong tất cả các mặt giáo dục ý thức đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng Vì

Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạođức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì cótài cũng vô dụng ”

Giáo dục ý thức đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên vàtrong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc

có những đòi hỏi cấp bách

Trong nhà trường giáo dục ý thức đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coitrọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nânglên vì ý thức đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác

Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục ý thức đạo đức cho học sinhtrong trường THCS thì: Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tínhquyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kếhoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất Đồng thời, cấu trúc và nội dungchương trình môn giáo dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này

1.2.2 Đặc điểm của công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh

Giáo dục ý thức đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệmtri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tìnhcảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh

Trang 7

Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quátrình giáo dục ý thức đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiệnthông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường

Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục ý thức đạo đức vẫn cònphụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác độngquan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em

Để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai tròhết sức quan trọng Công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốtkhi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xãhội

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặcđiểm Tâm-Sinh-Lí lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể củatừng em để định ra sự tác động thích hợp

Giáo dục ý thức đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có côngphu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần

1.3 Những nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1 Những nhiệm vụ của công tác giáo dục ý thức đạo dức cho học sinh

Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục ý thức đạo đứcnói chung và giảng dạy các môn, đặc biệt là môn giáo dục nói riêng trong nhà trườngphải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp vớilợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đứcđược quy định

Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo cáchành vi cá nhân được thực hiện

Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí

để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức

Trang 8

Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cánhân và duy trì lâu bền thói quen này.

Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhaucủa con người

1.3.2.Những nguyên tắc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh

Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội

Giáo dục theo nguyên tắc tập thể

Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh.Giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính.Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS là thích được khen, thích được thầy, bạn bè,cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình Nếu giáodục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cáichưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ đễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chánnản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng nhữngmặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng nhữnggương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác đểgiáo dục các em

Thứ nhất, phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh

Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cáchcác em Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần cósức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức Khi họcsinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lêncao hơn nữa

Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phảinghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì

Trang 9

các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người thầykhông thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được.

Thứ hai, giáo dục ý thức đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh

Công tác giáo dục ý thức đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý củahọc sinh THCS là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó hình thức, biện phápthích hợp Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em Đối với từng em, học sinhgái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sưphạm đồng loạt với mọi học sinh Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắctừng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp

Thứ ba, trong công tác giáo dục ý thức đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh

Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS phụ thuộc rất lớnvào nhân cách của thầy cô giáo Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sưphạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp củanhân cách người thầy với học sinh Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn

luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.

(trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân)

Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục ý thức đạo đức giữa các thànhviên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhàtrường, gia đình và xã hội

Để thực tốt các nhiệm vụ và nguyên tắc nêu trên, cần phải có những phương phápgiáo dục, rèn luyện đạo đức thích hợp mang lại chất lượng thực sự Cụ thể:

Phương pháp thuyết phục

Trang 10

Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựngnhững niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:

Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũngnhư trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…

Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện,đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốtcủa giáo viên và học sinh trong trường

Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên nhữnghành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt

vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốtphong trào này

Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động cóhại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ vàđược dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinhhứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại

Phương pháp thúc đẩy

Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức bênngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinhnhằm xây dựng đạo đức cho học sinh

Trang 11

Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa

là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành

vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường

Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làmcho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noitheo

Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chấtcưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vithiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác Do đóphải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này Khi xử phạt cầnphải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phảitheo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độnghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhụchình xúc phạm đến thân thể học sinh

II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS BÌNH NGỌC - TP MÓNG CÁI.

2.1 Tình hình chung (của địa phương nơi trường đặt cơ sở)

Hoàn cảnh kinh tế, dân cư, tình hình giáo dục, ý thức quan tâm đến giáo dục củangười dân:

Hệ thống trường lớp, năm học 2010 - 2011 trường có 06 lớp với tổng số học sinh

là 175 em Tổng số giáo viên của trường là 17 giáo viên, đáp ứng đủ cho việc phâncông giảng dạy

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, UBND phường Bình Ngọc, sự hỗtrợ nhiệt tình các ban ngành đoàn thể địa phương Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thờicủa Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Móng Cái

Đội ngũ cán bộ và giáo viên của trường đều qua trường lớp sư phạm chính quy từchuẩn đến trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ

Trang 12

Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Giáo dục công dân (GDCD)

đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mớiphương pháp dạy học, dạy học ý thức đạo đức thông qua bộ môn GDCD được xác định

là một nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc nâng cao chấtlượng giáo dục phổ thông

Chương trình sách giáo khoa GDCD mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc,

sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD cho học sinh.Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi pháthiện và chiếm lĩnh nội dung bài học

Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc Cha mẹ học sinh tích cực phối hợpcùng với nhà trường trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, công tác giáo dục ý thức đạo đức chohọc sinh còn gặp nhiều khó khăn Đó là:

Trường chỉ có một giáo viên kiêm dạy môn giáo dục công dân, rất khó cho việcgiảng dạy và dự giờ rút kinh nghiệm

Là địa bàn rất phức tạp tình hình thanh thiếu niên lêu lỏng bên ngoài lôi kéo họcsinh chơi Game, đánh nhau, uống rượu đã ảnh hưởng không ít đến đạo đức học sinh

Cơ sở vật chất của trường còn nghèo nàn, hạn chế, phương tiện nghe nhìn chưa

có ảnh hưởng đến việc cập nhật thông tin mới phục vụ cho công tác giáo dục

Một số em học sinh ở nhà, thường có hành vi đạo đức không tốt, nhà trườngkhông thể kết hợp với gia đình để giáo dục

2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường trong năm học 2010 - 2011

2.2.1 Những kết quả đã đạt được trong năm học

Các hoạt động ngoại khóa

Trường đã tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theoquy định của biên chế năm học 2010 - 2011 do Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ninhnhư:

Trang 13

Giáo dục an toàn giao thông từ tháng 9 đến hết năm học, đã mời được đội cảnhsát giao thông Công an phường đến tuyên truyền có trên 95% hoc sinh và 100% giáoviên tham dự.

Giáo dục phòng chống Ma túy, tệ nạn xã hội thông qua các buổi nói chuyệnchuyên đề Đa số học sinh và giáo viên của trường tham gia đầy đủ

Tổ chức được các hội thi hái hoa dân chủ về chủ đề giáo dục môi trường, giáodục giới tính, sinh sản sức khỏe vị thành niên, tìm hiểu về luật giao thông, luật cư trú…

Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liênquan đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượtkhó học giỏi…

Hàng tuần trường đều tổ chức sinh hoạt đội vào ngày thứ bảy nhằm giáo dục các

em làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, trởthành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Trong năm học 2010 -2011 các hoạt động ngoại khóa của trường phong phúnhiều hình thức, lôi cuốn học sinh có tác dụng giáo dục, hình thành những phẩm chấtđạo đức tốt cho học sinh, xây dựng lối sống tập thể, tinh thần hợp tác, tương trợ và ýthức chấp hành nội quy nhà trường và pháp luật xã hội

Các hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp

Giáo dục lao động: trường tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, thu dọn vệsinh môi trường, cải tạo cảnh quang khu vực trường và tượng đài liệt sỹ của phường.Thông qua các buổi lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu vàkính trọng người lao động

Giáo dục hướng nghiệp: trường chỉ dạy hướng nghiệp cho học sinh khối 9 theochương trình quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, các khối khác thì chủ yếu lồng ghépvào bộ môn nhằm thông qua đó giáo dục cho học yêu nghề nghiệp, biết tự chọn đượcnghề nghiệp của mình

Giáo dục thẩm mỹ: Thông qua bộ môn Mỹ thuật giáo dục cho các em biết cảmnhận được cái đẹp chân chính

Trang 14

Về việc giảng dạy chương trình môn GDCD của trường

Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn giáo dục công dân đầy đủ theo đúngquy định của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật vào bộ môn Tuy nhiênthực tế việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường còn nhiều khó khăn, bất cậpnên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp, số học sinh dưới trung bình còn cao Môngiáo dục công dân từ trước đến nay chưa được coi trọng, học sinh, cha mẹ học sinh vẫnxem đây là môn học phụ

Nguyên nhân: thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyênnhân chủ yếu sau:

Một là, tường chỉ có một giáo viên kiêm dạy GDCD, giáo viên này chưa đượcđào tạo chuyên về môn GDCD mà chỉ là đào tạp ghép: Văn - Sử - GDCD, nên có nhiềukhó khăn lúng túng về phương pháp, về soạn giảng và nghiên cứu, rút kinh nghiệm giờdạy Giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ, vị trí vai trò của môn học, còn xem nhẹ nênchưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian để dạy tốt, chủ yếu chỉ đầu tư vào môn chínhmình được đào tạo

Hai là, trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn,lạc hậu gây khó khăn cho việc đổi mới dạy học

Ba là, tâm lý chung của mọi người trong đó có Cha mẹ học sinh cho rằng đây làmôn học phụ, kết quả học tập không quan trọng lắm, vì chưa chú ý động viên con emtích cực học tập

Kết quả học tập môn GDCD năm học 2010 - 2011:

Trang 15

Tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục ýthức đạo đức trong nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tácgiáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, làngười triển khai mọi hoạt động của trường của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh.

Do đó trong đầu năm học 2009-2010 Ban giám hiệu trường đã định hướng phân côngnhững giáo viên làm công tác chủ nhiệm theo những tiêu chí sau: có lập trường tưtưởng chính trị vững vàng và trình độ giác ngộ cách mạng cao; có uy tín - đạo đức tốt;giáo viên giỏi, vững tay nghề; có tầm hiểu biết rộng; có tinh thần trách nhiệm cao, yêunghề; thương yêu và tôn trọng học sinh; có năng lực tổ chức

Những hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học:

Thực hiện các loại sổ theo quy định của ngành: sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm sổ theodõi ý thức đạo đức học sinh …

Tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng

kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua…

Kết hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộmôn, đoàn TNCS HCM, đội TNTP HCM và các ban ngành đoàn thể địa phương trongcông tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh

Nhận xét, đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm và Học lực cho học sinh, đề nghị khenthưởng và kỷ luật học sinh

Công tác chủ nhiệm của đội ngũ giáo viên đã góp phần tích cực vào công tác giáodục ý thức đạo đức cho học sinh Trong năm học giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủcác loại sổ sách, có lên kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm Kết hợp đượcnhiều hoạt động, đoàn thể trong công tác giáo dục ý thức đạo đức học sinh Không cóhọc sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng phải nhờ cơ quan chức năng xử lý

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: còn một vài giáo viên chủ nhiệmchưa có tâm huyết với công tác này, tác dụng giáo dục chưa cao, trong lớp vẫn còn họcsinh chưa tiến bộ trong rèn luyện ý thức đạo đức; có một số học sinh rất ngoan, lễ phép

Trang 16

với thầy cô, học giỏi nhưng lại vi phạm vì tham gia vận chuyển thuốc lá lậu qua biêngiới; thiếu sự quan hệ thường xuyên với Cha mẹ học sinh.

Nguyên nhân của tồn tại trên: một số học sinh có đạo đức yếu kém ở nhà nêngiáo viên chủ nhiệm không thể đến được gia đình để phối hợp giáo dục; công tác chủnhiệm là một công tác khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều cho công tác này,nhưng thực tế giáo viên chủ nhiệm còn phải lo cho công tác chuyên môn

Sự tham gia giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn

Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt trên hội đồng giáo viên làtrách nhiệm giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành viên trongnhà trường, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liêntục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụkiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ,tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học

Ưu điểm: Giáo viên bộ môn có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông quabài học, tiết học Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh tronggiờ học

Tồn tại: Một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi gán ghép liên hệ giáo dục ýthức đạo đức thông qua bài học Một số giáo viên vẫn còn vi phạm nghe điện thoại, hútthuốc trong khi giảng dạy

Hoạt động gắn liền nhà trường với thực tế đời sống địa phương:

Tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt nam anhhùng nhằm giáo dục cho các em truyền thống anh hùng của dân tộc ta, biết kính trọng

và giúp đỡ các bạn học sinh là con em những gia đình có nhiều cống hiến cho đất nước

Tổ chức cho các em viết thư thăm hỏi các chú Bộ đội ở đồn biên phòng số 03 vàtrạm kiểm soát Mũi Ngọc nhân ngày 22/12 hàng năm

Tổ chức cho học sinh đi cổ động về An toàn giao thông, phòng chống sốt xuấthuyết, hiểm họa AIDS

Ngày đăng: 02/04/2013, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w