Trong giai đoạn hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Trang 1MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò đặc biệtquan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triểnthì vốn đầu tư nước ngoài chính là chìa khoá để thực hiện thành công sự nghiệpcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Nhận thức được tầm quan trọng củanguồn vốn này nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm có các chính sách thu hút nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước
Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trungsang cơ chế thị trường ở Việt Nam ,có xuất phát điểm thấp , tốc độ tăng trưởngchưa cao , chất lượng tăng trưởng chưa cao Vì vậy, để có thể đưa đất nước pháttriển nhanh,hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước , Đảng
và nhà nước chủ trương mở cửa nền kinh tế ,phát huy nội lực sẵn có , mặt kháctranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài.Tháng 12/1987 Luật đầu nước ngoài đã đượcQuốc hội chính thức thông qua.Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
đã khẳng định lại vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự pháttriển kinh tế đất nước sau gần 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việtnam , chúng ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan , tuy nhiên nếu so sánh với cácnước trong khu vực thì kết quả này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đấtnước , đặc biệt là trong lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp.Nhận thức được tầmquan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và của ngành nông lâm ngư nghiệp đốivới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,em đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quảcác dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam trong giai đoạn 2001-2006” để nghiên cứu
Trang 2Trong quá trình thực tập,tôi đã được cô Phan Thị Nhiệm hướng dẫn tận tình
đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.Em xin chân thành cảm ơn cô PhanThị Nhiệm đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành chuyên đề thực tập
Ngoài ra trong quá trình thực tập tại Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư em đã đượctoàn thể phòng Nông-lâm-ngư nghiệp - Cục Đầu tư nước ngoài đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,em xin chân thành cảm ơn anh Đoàn VănNghị và cô Trần Thị Thu cùng toàn thể phòng đã hướng dẫn giúp đỡ em trong thờigian thực tập nghiên cứu tại cơ quan
Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu
tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp để nâng cao chất lượng hàngnông sản và tăng sức cạnh tranh về sản phẩm hàng nông nghiệp của Việt Nam
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận cơ bản dựa trên nền tảng của phương pháp duy vật biệnchứng kết hợp với phương pháp thống kê ,so sánh ,phân tích tổng hợp các số liệuthu thập được
5.Cấu trúc của chuyên đề
Tên đề tài “Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vàongành Nông-lâm-ngư nghiệp”
Trang 3Cấu trúc của chuyên đề:ngoài phần mở đầu và phần kết luận , chuyên đềgồm 3 chương :
Chương I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-ngư
nghiệp
Chương II : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư
nghiệp ở ViệtNam
Chương III : Một số giải pháp tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010
Trang 4
CHƯƠNG I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
I.Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành ngư nghiệp.
Nông-lâm-1.Một số khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.Khái niệm về vốn đầu tư.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư luôn được coi là một trongnhững nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự thành công phá
vỡ vòng luẩn quẩn tạo đà cho sự phát triển Điều này được thể hiện rõ trong các lýthuyết kinh tế
Theo nghĩa rộng thì : “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiếnhành các hoạt đông nào đó nhằm mục đích thu về cho người đầu tư các kết quảtrong tương lai , lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”-Giáotrình kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-TS Từ Huy Phương
Các nguồn lực bỏ ra có thể là tiền , là tài nguyên thiên nhiên , là sức laođộng và trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm về quy mô của tàisản tài chính , tài sản vật chất như tiền vốn , nhà xưởng , máy móc , thiết bị ,của cảivật chất khác…Nguồn lực đó có thể làm cho năng suất cao hơn trong nền sản xuất
xã hội.Những kết quả này không chỉ mang lại lợi ích cho người đầu tư mà còn cho
cả nền kinh tế
Theo nghĩa hẹp thì : đầu tư được hiểu là bao gồm những hoạt động sử dụngcác nguồn lực hiện tại , nhằm đem lại cho nền kinh tế-xã hội những kết quả trongtương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng đã sử dụng để đạt được các kết quả đó
Để có thể tạo ra những tài sản vật chất cụ thể , nhất thiết phải sử dụng vốnđầu tư thông qua hoạt động đầu tư.Vốn đầu tư được chia làm hai loại: vốn đầu tưsản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất
Trang 5Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăngmức vốn sản xuất
Vốn đầu tư phi sản xuất : là vốn phục vụ những hoạt động y tế,giáo dục,quốcphòng , xoá đói giảm nghèo …
Hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi nănglực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới , nói cách khác đó là quá trìnhthực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất
Vốn đầu tư là hết sức cần thiết cho hoạt động sản xuất vì:
- Việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất nêngiá trị của nó bị giảm dần và được chuyển dần vào trong giá trị của sản phẩm.Còntài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất.Vì vậy phải tiến hànhđầu tư để bù đắp giá trị bị hao mònvà duy trì hoạt động sản xuất
- Nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng vì vậy phải tiến hànhđầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động
- Trong thời đại khoa học công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ máy móc thiết bịnhanh chóng rơi vào tình trạng lạc hậu do đó phải tiến hành đầu tư mới thay thếcác tài sản đã bị lạc hậu
Như vậy , khi xem xét hoạt động đầu tư trong phạm vi quốc gia thì chỉ cónhững hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sảnvật chất hay duy trì hoạt đông của các nguồn lực có sẵn đều thuộc phạm trù đầu tư
1.2.Khái niệm về đầu tư nước ngoài.
Tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách quan trọng đó
là tiến hành mở cửa nền kinh tế , tăng cường và đẩy mạnh các mối quan hệ với cácnước trong khu vực và trên thế giới.Tháng 12/1987 Luật đầu tư nước ngoài ra đời ,đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của các quan hệ kinh tế đốingoại.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế Luật đầu tư nướcngoài ngày càng được hoàn thiện hơn nữa
Trang 6Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì : “Đầu tư nướcngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sảnkhác để tiến hành hoạt động đầu tư ”
Đầu tư nước ngoài là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại
Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên có các quốc tịch khác nhau cùng gópvốn xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mụcđích sinh lợi Ngoài
ra đầu tư nước ngoài còn giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các côngtrình có quy mô lớn vượt phạm vi biên giớI quốc gia , đòi hỏi phải có sự phốI hợpcủa nhiều quốc gia
1.3.Phân loại đầu tư nước ngoài
Trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia quản lý vào quá trình thực hiện hoạtđộng đầu tư , phát huy tác dụng của kết quả đầu tư mà người ta chia đầu tư nướcngoài thành hai loại chính : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Trước hết đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trựctiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư , họ biết được mục tiêu đầu tư cũngnhư phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra Hoạt động đầu tư này cóthể được thực hiện dưới dạng : các hợp đồng , liên doanh , công ty cổ phần , công
Trang 7trú tại một nền kinh tế (gọi là nhà đầu tư trực tiếp ) thông qua một chủ thể ở mộtnền kinh tế khác (gọi là doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư trực tiếp).
Theo Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế OECD thì Đầu tư trực tiếp đượcthực hiện nhằm mục đích thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanhnghiệp , đặc biệt là những khoản đầu tư đem lạI khả năng tạo ảnh hưởng với việcquản lý doanh nghiệp bằng cách :
-Thành lập mới , hoặc mở rộng doanh nghiệp , hoặc một chi nhánh thuộctoàn quyền quản lý của chủ đầu tư
-Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có
-Tham gia vào một doanh nghiệp mới
-Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm )
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung là sự di chuyển vốn tài sản ,công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước ngoài dầu tư vào để thành lập hoặc kiểmsoát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thu được lợi nhuận
Đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lạihiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội , nhưng người có vốnkhông trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếp thường đượcthực hiện dưới dạng : cổ phiếu , tín phiếu …Hình thức này thường giặp ít rủi rohơn so với đầu tư trực tiếp Đây là hình thức tách rời quyền sở hữu và quyền sửdụng vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khá đa dạng về chủ thể và về hìnhthức Nhà đầu tư gián tiếp có thể là chính phủ , các tổ chức quốc tế , các tổ chứcphi chính phủ …và dưới hình thức chủ yếu như : viện trợ không hoàn lại , viện trợ
có hoàn lại (cho vay ) , mua cổ phiếu hoặc chứng khoán theo quy định của từngnước , cho vay ưu đãi hoặc không ưu đãi Một bộ phận đặc biệt quan trọng trong
Trang 8các nguồn vốn đầu tư gián tiếp đó là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA)của một số nước có nền kinh tế phát triển
2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội 2.1 Đặc điểm đàu tư trực tiếp nước ngoài
Các nguồn đàu tư nước ngoài bao gồm :
+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài :
- Viện trợ phát triển chính thức và phi chính thức
- Vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại
- Trái phiếu , tín phiếu và cổ phiếu + Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các yếu tố chính cấu thành nên đầu tư trực tiếp nước ngoài là :
- Vốn cổ phần
- Thu nhập được tái đầu tư dưới hình thức vốn chủ sở hữu
- Các khoản vay trong nội bộ công ty Những đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài :
- Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn phápđịnh tuỳ theo quy định , luật lệ của một số nước
- Quyền quản lý điều hành đối tượng đầu tư tuỳ thuộc vào mức độ góp vốn Nếu nhà đầu tư đóng góp 100% vào vốn pháp định thì đối tượng đầu tư hoàn toàn
do chủ thể đầu tư nước ngoài điều hành quản lý
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh ,
và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của mỗi bên
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện thông qua việc xây dựngdoanh nghiệp mới , hoặc mua lại toàn bộ hoặc từng phần của doanh nghiệp đanghoạt động , mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường gắn liền với các hoạt động chuyển giaocông nghệ
Trang 9- FDI thường gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế : Chính sách về đầu tưtrực tiếp nước ngoài ở mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa vàquan điểm hội nhập quốc tế và đầu tư
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chịu sự chi phối của chính phủ nhưng ít
bị lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên
2.2 Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hình đầu tư này đó là sự khác nhau về
cơ chế quản lý và sử dụng vốn Nhà đầu tư trực tiếp có quyền khống chế vốn vàhoạt động của doanh nghiệp đầu tư, còn nhà đầu tư gián tiếp thì không có quyềnkhống chế hoạt động của doanh nghiệp , mà chỉ có thể thu được lợi tức từ tráiphiếu , cổ phiếu và tiền lãi
Bên cạnh quan hệ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hệ mang tínhchất kinh doanh là chủ yếu Thường tuân theo các quy luật kinh tế thị trường , ítphải chịu sự tác động của các mối quan hệ chính trị , và không đi kèm các điềukiện ràng buộc , vì thế việc tiếp nhận nguồn vốn FDI không gây phát sinh cáckhoản nợ cho các nước tiếp nhận đầu tư Đây chính là ưu thế của nguồn vốn FDI
so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác Còn đối với đầu tư gián tiếp vớimục đích chính của các nhà đầu tư không phải là kinh doanh , quan hệ trong đầu tưgián tiếp lại chịu nhiều ảnh hưởng của các quan hệ chính trị giữa các nước , nênviệc tiếp nhận đầu tư gián tiếp có nguy cơ biến nước tiếp nhận đầu tư thành “con
nợ ” và chịu nhiều ràng buộc về kinh tế , chính trị
Mặt khác giữa hai loại hình này còn có sự khác biệt nhau về mục đích đầu
tư Bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận hoặc tìm kiếm lợinhuận ở các nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền , tài sản ,công nghệ , hoặc trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài ) từ nước đầu tư đếnnước tiếp nhận đầu tư Còn đầu tư gián tiếp thì mục đích chính không phải là lợinhuận mà các nguồn vốn đầu tư gián tiếp chủ yếu nhằm vào mục đích y tế , dân số
Trang 10và kế hoạch hóa gia đình , giáo dục và đào tạo , các vấn đề xã hội , nghiên cứuchương trình , dự án bảo vệ môi trường sinh thái , hỗ trợ ngân sách và nghiên cứukhoa học – công nghệ
Một điểm khác biệt nữa có thể nhận thấy đó là chủ thể đầu tư Trong đầu tưtrực tiếp nước ngoài thì các chủ thể đầu tư là các cá thể kinh doanh , cá nhân , làcác công ty xuyên quốc gia …tiến hành thực hiện kinh doanh Còn trong đầu tưgián tiếp nước ngoài thì chủ thể kinh doanh là chính phủ các nước , các tổ chứcquốc tế , các tổ chức phi chính phủ … cho vay với hình thức ưu đãi
2.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Một nước ở trình độ phát triển còn thấp, khả năng tiết kiệm hạn chế khôngđáp ứng đủ nhu cầu đầu tư Nếu hạn chế nhu cầu đầu tư ở mức tiết kiệm cho phépthì kinh tế tăng trưởng chậm Để nhanh chóng cất cánh, phải bảo đảm một tỉ lệ đầu
tư thích hợp Khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư (saving/investment gap)nầy được bù đắp bằng nguồn vốn nước ngoài Ở đây phát sinh vấn đề nội lực vàngoại lực: Vốn nước ngoài nên được dùng như thế nào và đâu là mức độ có thểchấp nhận được? Vốn nước ngoài thường được du nhập qua các kênh sau:
(1) Vay theo hình thức vốn ưu đãi của chính phủ nước ngoài (ODA)
(2) Vay thương mại
(3) Đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp nước ngoài (FDI)
(4) Các kênh khác
Các kênh (1) và (2) phát sinh nợ phải trả trong tương lai nên phải dùngngoại lực này một cách có hiệu quả và phải vay trong một giới hạn có thể trả được
nợ trong tương lai FDI là kênh du nhập tư bản không phát sinh nợ
Công nghệ là nguồn lực phải được xây dựng lâu dài nên nếu chỉ dựa vào nộilực thì quá trình phát triển quá chậm Trong lịch sử kinh tế, trừ Anh là nước côngnghiệp hiện đại đầu tiên, hầu như nước nào cũng tìm cách du nhập công nghệ từ
Trang 11nước tiên tiến hơn mình để phát triển nhanh Du nhập công nghệ nước ngoài có cáckênh sau:
(1) Hợp đồng mua bán công nghệ (licensing agreement)
(2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
(3) Các hình thái chuyển giao công nghệ như BOT Transfer), OEM (Original Equipment Manufacturing), uỷ thác sản xuất(contractual production) Trong các kênh này, (1) và (2) phổ biến nhất
(Build-Operation-Đầu tư nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức , song những hình thức chủyếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh , doanh nghiệp liên doanh , doanh nghiệp có100% vốn nước ngoài
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên
quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗI bên để tiến hànhđầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một phápnhân
- Doanh nghiệp liên doanh : là loại hình doanh nghiệp do hai hoặc các bên
nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn , cùng kinh doanh ,cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn Doanh nghiệp lêndoanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn , có tư cách phápnhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài gồm tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài do các nhà đầu tưnước ngoài thành lập tài nước tiếp nhận đầu tư,tự quản lý và tự chịu trách nhiệm vềkết quả sản xuất kinh doanh
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) : là hình thức được
ký kết giữa các cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư Với hình thức đầu tư này ,các nhà đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng công trình kinh doanh và cólợi nhuận trong một thời gian nhất định Sau khi kết thúc dự án nhà đầu tư sẽ
Trang 12chuyển giao cho nước chủ nhà toàn bộ công trình mà không thu một khoản tiềnnào Hình thức đầu tư này chủ yếu là được áp dụng đối với các công trình xâydựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Vốn để thực hiện các hợp đồng này thương là 100%vốn nước ngoài , cộng với một phần rất nhỏ vốn của hính phủ , hoặc cá nhân tổchức nước tiếp nhận đầu tư Vì thế cũng có thể coi đây là trường hợp đặc biệt củahình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài
2.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy rằng nguồn vốn FDI có vaitrò hết sức quan trọng , là yếu tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế của hầu hết các quốc gia , đặc biệt là những nước đang phát triển Nó mang lạicho nước tiếp nhận đầu tư cũng như cho các nhà đầu tư nhiều lợi ích khác nhau
Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài : Đối với các nước đi đầu tư :
- Thông qua đầu tư FDI , các nước đi đầu tư tận dụng được nguồn tàinguyên, những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước tiếp nhận đầu tư (mhưchi phí nhân công rẻ , chi phí khai thác tài nguyên , vật liệu tại chỗ thấp ).Để hạ giáthành sản phẩm , giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhậpkhẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư Nhờ đó , mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳsống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước Thôngqua FDI , các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩmcông nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư
để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này tạo thêm lợinhuận cho các nhà đầu tư
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyênliệu , vật liệu dồi dào , ổn định với giá rẻ
Trang 13- Cho phép chủ đầu tư bành chướng sức mạnh về kinh tế , tăng cường khảnăng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế , nhờ mở rộng được thị trườngtiêu thụ sản phẩm , lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước tiếp nhậnđầu tư , giảm giá thành sản phẩm , tăng sức cạnh tranh với các hang hóa nhập từcác nước khác
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư ( mà chủ yếu là các nước đang phát triển )
thì nguồn vốn FDI có vai trò sau :
- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũynội bộ thấp , cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học – kỹ thuậtthế giới lại đang phát triển mạnh mẽ VD như : các nước công nghiệp mới NICstrong gần 30 năm qua nhờ nhận được hơn 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài mỗi nămcùng với các chính sách kinh tế năng động hiệu quả đã trở thành những con rồngchâu Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
- Cùng với việc cung cấp vốn , thông qua FDI các công ty nước ngoài đãchuyển giao công nghệ từ nước mình ( hoặc nước khác ) sang cho nước tiếp nhậnđầu tư , do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ , kỹthuật tiên tiến hiện đại ( trong thực tế , có những công nghệ không thể mua đượcbằng quan hệ thương mại đơn thuần ), những kinh nghiệm quản lý , năng lựcmarketing , đội ngũ lao động được đào tạo , rèn luyện về trình độ kỹ thuật , phươngpháp làm việc , kỷ luật lao động …
- Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển , thúc đẩytính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước , tạo điều kiện khai thác có hiệuquả các tiềm năng của đất nước Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng tích cực
- Việc tiếp nhận đầu tư FDI , không đẩy các nước vào cảnh nợ nần , khôngchịu sự ràng buộc về chính trị xã hội như đầu tư gián tiếp nước ngoài FDI gópphần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các
Trang 14công ty nước ngoài Thông qua hợp tác với nước ngoài , nước tiếp nhận đầu tư cóđiều kiện thâm nhập thị trường thế giới nhờ việc chuyển giao công nghệ thúc đẩynhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Như vậy các nước có khả năng tốt hơntrong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển
2.5 Một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư , bên cạnh những ưu điểmthì FDI cũng có những hạn chế nhất định
Đối với nhà đầu tư thi nếu đầu tư vào nơi có môi trường không ổn định vềkinh tế và chính trị , thì nhà đầu tư nước ngoài rất dễ bị mất vốn đầu tư
Còn đối với các nước sở tại thì :
- Việc phân bổ FDI không đồng đều giữa các ngành và vùng lãnh thổ sẽ dẫnđến sự phát triển không cân đối giữa các ngành và làm tăng sự phân hóa giàunghèo giữa các vùng , các miền , và giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội
- Mục đích chính của các nhà đầu tư nước ngoài là kinh doanh và thu đượclợi nhuận , do đó họ chỉ chú trong đầu tư vào ngành nào đem lại cho họ những lợiích cao nhất nên sẽ dẫn tới hiện tượng đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành , cáclĩnh vực phục vụ cho tiêu dùng trong nước mang lại lợi nhuận cao Ngược lại ,nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành đòi hỏi công nghệ cao và đặc biệtquan trọng đối với nền kinh tế quốc dân còn tương đối hạn chế
- Việc tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm tăng tính lệ thuộcvào những yêu cầu từ phía nhà đầu tư Bên cạnh đó , việc tiếp nhận ồ ạt đầu tưnước ngoài , không được thẩm định kỹ sẽ dẫn đến hiện tượng một số nhà đầu tư sẽlợi dụng tình hình để chuyển giao những công nghệ đã lạc hậu gây ô nhiễm môitrường , không còn giá trị sử dụng với giá cao ,gây nhiều thiệt hại cho nước tiếpnhận đầu tư
Trang 15- Một số nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng để hoạt động tình báo gây rốiloạn mất an ninh trật tự nhằm can thiệp vào chế độ chính trị trong nước , gây rốiloạn an ninh đất nước Đây là điều đáng lo ngại đối với các nước trong việc thuhút đầu tư nước ngoài
- Việc định hướng quy hoạch không rõ ràng trong việc thu hút đầu tư nướcngoài, đã gây không ít khó khăn cho nền sản xuất trong nước trong việc bố trí cơcấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ Nếu nước tiếp nhận đầu tư không cómột quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học , sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư lan tràn ,kém hệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức sẽ gây ô nhiễm môitrường trầm trọng
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế , nhưng đầu tưtrực tiếp nước ngoài vẫn là một trong những nguồn vốn quan trọng và hết sức cầnthiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia , đặc biệt là ở những nướcđang phát triển đang phải đối mặt với sự thiếu thốn các nguồn lực cần thiết cho sựphát triển (như vốn , công nghệ , lao độngcó trình độ)
II.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.Vai trò , đặc điểm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp
1.1.Vai trò ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
Đối với hầu hết các nước đang phát triển thì nông nghiệp giữ vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nôngnghiệp chính là yếu tố cơ bản để thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và ổn định xãhội Vì vậy ngành nông-lâm-ngư nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong pháttriển kinh tế quốc dân Vai trò đó được thể hiện là :
- Nông nghiệp là ngành thoả mãn nhu cầu to lớn về lương thực thực phẩmcho nhân dân , cung cấp những nông sản , thực phẩm thiết yếu cho con người Nếunông nghiệp kém phát triển sẽ gây ra những ảnh hưởng không chỉ đến phát triển
Trang 16kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả sự ổn định chính trị và xã hội Hiện nay nạnthiếu lương thực thực phẩm vẫn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới Vì thế nôngnghiệp vẫn luôn là một ngành sản xuất vật chất có vị trí đặc biệt quan trọng Do đótrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội , nông nghiệp cần phải được chú ý pháttriển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người
Ở Việt Nam , ngay sau khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế , ngành nôngnghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng , từ chỗ thiếu lương thực , hàngnăm phải nhập khẩu lương thực đến nay nước ta đã sản xuất được lượng lươngthực thực phẩm đủ cho tiêu dùng trong nước , đảm bảo an ninh lương thực Quốcgia và còn xuất khẩu ra nước ngoài , thu về được một lượng ngoại tệ đáng kể Năm 2000 , sản lượng lương thực - thực phẩm nước ta đạt 36 triệu tấn , tăng 1,7lần so với năm 1990 Nhờ vậy , bình quân lượng lương thực đầu người cũng tănglên tương ứng từ 325 kg/đầu người năm 1990 lên 455 kg/đầu người năm 2000 Tỷ
lệ đói nghèo ở nông thôn cũng nhanh chóng giảm xuống từ 30% năm 1993 xuốngcòn 13% năm 2000
Việc giải quyết được nạn thiếu lương thực thực phẩm và giảm tỷ lệ hộ nghèokhông chỉ có ý nghĩa cựu kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh lương thựctrong nước , mà còn góp phần phát triển kinh tế một cách vững chắc và ổn định bêm cạnh đó , còn tạo điều kiện cho các ngành nghề khác cùng phát triển như :công nghiệp chế biến , chăn nuôi ,các làng nghề thủ công truyền thống ở nôngthôn…
- Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốcdân Hiện nay dân số nước ta khoảng 83 triệu người , trong đó có gần 63 triệungười (gần 76% )sống ở nông thôn và chủ yếu là làm nghề nông Trong nhữngnăm qua , nông nghiệp luôn là ngành đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩmtrong nước Tuy tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội có
Trang 17xu hướng giảm , nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng liên tục Đây là mộtdấu hiệu chuyển biến tích cựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đối mới
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp quan trọng các yếu tố đầu vào cho côngnghiệp Trong quá trình phát triển , nông nghiệp nước ta có vai trò đặc biệt quantrọng trong việc sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu cho hàng loạt các ngànhcông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , công nghiệp chế biến , công nghiệp dệt , may ,giấy , da giày , đồ gỗ …phát triển
- Nông nghiệp là thị trường cho các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ , lànơi cung xấp lao động cho khu vực phi nông nghiệp Ở hầu hết các nước đangphát triển như Việt Nam thì nông nghiệp và nông thôn chính là thị trường rộng lớn
để tiêu thụ sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ ,tạo điều kiện cho nềnkinh tế tăng trưởng và phát triển nông nghiệp ngày càng được phát triển theohướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá , thu nhập của lao động trong khu vực nôngnghiệp sẽ ngày càng tăng Khi đó mức sống của người nông dân sẽ được cải thiện
và nâng cao , nông nghiệp nông thôn trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổnđịnh cho các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân Do đó , cóthể thấy sự phát triển của ngành nông nghiệp chónh là một trong những nhân tố cơbản và quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác , và sự phát triển củanền kinh tế quốc dân
- Bên cạnh đó khu vực nông nghiệp còn là khu vực cung cấp nguồn nhân lựccho các ngành khác Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt độngkinh tế thường xuyên ở khu vực này mới chỉ đạt gần 80% , do đó có thể cung cấplao động trong thời gian nông nhàn cho các khu vực khác Quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động ở nông thôn cũng góp phần thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu vàtiết kiệm ngoại tệ thông qua thay thế nhập khẩu Từ năm 1995 đến nay , nông
Trang 18nghiệp đã góp phần rất lớn vào việc tăng thu nhập , tích luỹ cho nền kinh tế quốcdân , thông qua việc cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành khác , đống thuế , vàđặc biệt là qua hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
- Phát triển nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trườngsinh thái Việc phát triển tốt nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá sẽ có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái đang cónguy cơ ngày càng bị ô nhiễm nặng nề , và nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt Đồng thời việc bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên mộtcách hợp lý sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp bền vững một cách cóhiệu quả
1.2.Đặc điểm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp
So với các ngành sản xuất cấp một thì ngành nông-lâm-ngư nghiệp có nhữngđặc điểm khác biệt sau :
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng trong sảnxuấtnông nghiệp Trong nông nghiệp, thì đất đai vừa là đối tượng lao động , vừa là
tư liệu lao động không thể thay thế được Đây là đặc điểm hoàn toàn khác so vớingành công nghiệp và dịch vụ Ruộng đất thường bị giới hạn về diện tích và độmàu mỡ phì nhiêu thì hay bị giảm dần trong quá trình sử dụng nên phải có sự bố tríhợp lý trong quá trình sản xuất để tạo ra năng suất cao Đồng thời hạn chế việc sửdụng đất đai trong nông nghiệp vào những mục đích phi nông nghiệp Điều nàycũng gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào lĩnhvực nông - lâm - ngư nghiệp
- Đối tượng của ngành sản xuất nông nghiệp là gắn liền với quá trình sinhtrưởng của các loài sinh vật ( như cây trồng , vật nuôi , và các sinh vật khác …)
Mà các loài này lại chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên : thời tiết , khí hậu ,đất đai , thuỷ lợi …và tuân theo các quy luật sinh học Do đó việc phát triển nôngnghiệp đòi hỏi phải có thời gian nhất định và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự
Trang 19nhiên Việc bố trí sản xuất như thế nào để có thể đạt được năng suất cao , chấtlượng tốt cần phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào :giống , phân bón , nước … Đây là đặc điểm làm cho đầu tư vào ngành gặp nhiềurủi ro làm cho giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư
- Sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ Do ngành gắn liền với quátrình sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật và luôn phải phụ thuộcvào các yếu tố thời tiết khí hậu bên cạnh đó , sản phẩm của ngành chủ yếu dướidạng tươi sống , phải trải qua khâu chế biến nhất định mới có thể đưa vào tiêudung
Ngoài những đặc điểm chung của nông nghiệp thì nền sản xuất nông nghiệpViệt Nam còn có đặc điểm riêng như :
+ Nền sản xuất nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp tương đối lạchậu mang tính chất tự cung tự cấp là chủ yếu , sản xuất hàng hoá ít phát triển Giátrị sản xuất của ngành khá thấp Phần lớn các vùng sản xuất nông nghiệp cònmang tính độc canh độc cư Kim ngạch xuất khẩu của ngành chưa thực sự tươngxứng với tiềm năng của nước ta
+ Năng suất trong nông nghiệp còn thấp mà dân số trong nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn nên dẫn đến thu nhập bình quân đầu người của lao động nông nghiệp
so với các khu vực khác tương đối thấp Dẫn tới đời sống của lao động trongngành còn gặp nhiều khó khăn
+ Do sử dụng đất nông nghiệp vào những mục đích khác , dân số ngày càngtăng nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và có xu hương ngày cànggiảm nhanh
+ Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nên ngành nôngnghiệp nghiệp nước ta cũng có nhiều thuận lợi Do nằm trong khu vực nhiệt đớigió mùa nên lượng mưa tương đối lớn , cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đờisống Nguồn năng lượng mặt trời và lượng ánh sang nhiều tạo điều kiện cho hệ
Trang 20động thực vật phát triển mạnh và khá phong phú Chính điều này đã tạo cho hệđộng thực vật của Việt Nam có một nguồn nguyên liệu dồi dào , phong phú , tạonên sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên ,trong quá trình phát triển nông nghiệp nước ta vẫn gặp phải nhiềukhó khăn như : thiên tai , lũ lụt thường xuyên xảy ra , khí hậu ẩm ướt là điều kiệnhết sức thuận lợi cho sâu bệnh phát triển , gây ra nhiều thiệt hại lớn cho sản xuấtnếu không có các biện pháp tích cực và kịp thời
2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá , vì thế trong quá trình phát triển, nông nghiệp luôn là một ngành đượcĐảng và nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng nông thônyếu kém , nên tỷ trọng vốn thu hút đầu tư vào ngành còn khá nhiều khiêm tốn sovới các ngành công nghiệp - dịch vụ Để có thể khắc phục được tình hình trên , thìbên cạnh việc mục tiêu huy động vốn đầu tư , còn cần phải tìm kiếm công nghệtiên tiến áp dụng vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và phải có một đôi ngũ laođong lành nghề để cho ra sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng một trongnhững giải pháp để giải quyết vấn đề trên là mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế ,trong đó có thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với Việt Nam thì FDI cóvai trò thực sự quan trọng đối với sự phát triển của đất nước , đặc biệt là trongngành nông - lâm - ngư nghiệp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp góp phần tích cực vào quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá , đặcbiệt là ở các vùng kinh tế xã hội khó khăn như các vùng sâu - vùng xa miền núi
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo thêm được nhiều việclàm mới cho người lao động ở nông thôn góp phần tăng thu nhập cải thiện đờisống kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn
Trang 21- Sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượctrao đổi , mua bán trên thị trường quốc tế khá thuận lợi Qua đó có thể giới thiệuđược hàng nông sản Việt Nam trên thị trường các nước thế giới , tạo điều kiện chohang hoá trong nước thâm nhập vào thị trường thế giới , góp phần nâng cao kimngạch xuất khẩu chung của Việt Nam
- Các dự án đầu tư nước ngoài sẽ đưa vào cho ngành nông nghiệp Việt Namnhiều thiết bị công nghệ hiện đại , nhiều giống cây có năng suất cao phẩm chất tốt ,đạt tiêu chuẩn
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitrong lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự cao nhưng cũng đã mang lại hiệu quảkinh tế-xã hội rất đáng kể như : hệ thống giao thông được cải thiện , một số côngtrình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng từng bước nâng cao đời sống vănhoá tinh thần cho nông dân , nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong vùngthông qua sản xuất nguyên liệu đã đem lại cho nông dân thu nhập cao hơn
Có thể thấy FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội vì thế việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Nông-lâm-ngưnghiệplà tất yếu khách quan , và là điều kiện cơ bản để phát triển nông nghiệptheohướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phù hợp với xu hướng chung hiên nay
Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu kinh tế trongđiều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông Không có một quốc gia nào dù lớnhay nhỏ , dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lạikhông cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồnlực quan trọng cần khai thác và sử dụng để từng bước hoà nhập vào cộng đồngquốc tế Vì vậy chỉ có con đường hợp tác kinh tế , trong đó đầu tư trực tiếp nướcngoài là loại hình đầu tư hợp tác có hiệu quả nhất
Trang 22CHƯƠNG II.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam I.Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước
1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua
1.1.Tình hình chung
Sau 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài , Việt Nam đã trở thành mộttrong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á Theo thống kê củaCục đầu tư nước ngoài , tính đến hết năm 2006 cả nước có 6.813 dự án còn hiệulực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 60,4 tỷ USD , vốn thực hiện của các dự áncòn hoạt động đạt trên 28,7 tỷ USD Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực đangchờ cấp tiếp đăng ký kinh doanh thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD
Bảng 1 : Tổng vốn FDI theo đăng ký từ năm 1988-2006
Đơn vị : Triệu USD
Nguồn : Kinh tế Việt Nam-Thế giới 2006-2007_Thời báo kinh tế Việt Nam
và báo cáo /BKH-ĐTNN tháng 1/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong năm 2006 , tính chung cả các dự án cấp mới và tăng vốn , thì vốn đầu
tư nước ngoàiđăng ký đạt 10,2 tỷ USD tăng 49,1% so với năm 2005 vượt 56,9%mức dự kiến đề ra cho cả năm (6,5 tỷ USD)
Trang 23Về vốn đăng ký bổ xung năm 2006 có 486 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở
rộng sản xuất với tổng vốn tăng thêm là 2.362,3 triệu USD , tăng 10,6% về vốn đầu
tư tăng thêm so với cùng kỳ năm trước Tuy số dự án thấp hơn so với năm 2005 ,nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn , chứng tỏ quy mô dự án tăng vốn lớn hơn sovới năm 2005
Biểu 1 :Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
giai đoạn 1988-2006
0 2000 4000 6000 8000 10000
nổ ” của đầu tư trực tiếp nước ngoài Số dự án lên đến gần 1400 dự án được cấp
Trang 24phép với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 19 tỷ USD Thời kỳ 1996-2000 mặc dùchịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á song tổng số vốn đầu
tư nước ngoài được đưa vào thực hiện gấp 1,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước vớitổng số dự án đầu tư được cấp phép hoạt động là 1696 dự án Từ năm 2001 đếnnay nuồn vốn FDI vào Việt Nam đang từng bước được phục hồi , và có xu hướngngày càng gia tăng Chỉ trong năm 2006 chúng ta đã thu hút được 833 dự án đượccấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký mới là 7,8 tỷ USD tăng 66,6% vềvốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2005 Trong hai tháng đầu năm 2007 ướctính vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,91 tỷ USD bao gồm cả vốn cấp mới và vốn tăngthêm , tăng 45% so với cùng kỳ năm trước
Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong năm 2006 đạt 9,4 triệuUSD/1dự án , cao gấp hai lần quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/1dựán) Điều này cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng đáng kể so với năm 2005
Theo số liệu thống kê cho thấy chỉ trong tháng 2 đầu năm 2007 vốn đầu tưthực hiện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 350 triệu USD tăng 34% sovới cùng kỳ năm trước Cũng trong tháng này đã có 96 dự án được cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,2 tỷ USD , tăng 11% về số
dự án và 27% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái Số dự án bổ sung đạt 38lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký thêm là 360 triệu USD tăng 18% về số lượt
dự án bổ sung và gấp 3 lần tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng cao hơn khu vực kinh tếnhà nước và khu vực tư nhân , nên tỷ trọng của khu vực này trong nền kinh tế đãtăng lên liên tục qua các năm : năm 2002 khu vực này chiếm 13,76% , năm 2003 là14,47% ; năm 2004 là 15,13% ; năm 2005 chiếm là 15,89% ; năm 2006 chiếm16,9% Khả năng trong năm 2007 tỷ trọng này sẽ còn tăng cao hơn nữa nhờ tácđộng của các yếu tố mới Đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhờ có thếmạnh về vốn , trình độ quản lý , kỹ truật công nghệ , tiêu thụ nay lại được tăng
Trang 25cường mạnh do đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu được gia tăng khi ViệtNam tham gia tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Như vậy , mặc dù khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao trên 1/3 tổngcác thành phần kinh tế nhưng khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài với tốc độ tăngtrưởng cao hơn và ngày một lớn hơn tỷ trọng của các khu vực khác đã trở thànhđộng lực của tăng trưởng kinh tế chung góp phần quan trộng vào sự lớn lên củanền kinh tế đất nước
1.2.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1.Cơ cấu đầu tư theo ngành
Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư , nâng cao năng lực quản lý vàcạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài , nguồn vốn FDI vào Việt Nam có xu hướngngày càng gia tăng Tỷ trọng vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội ngày càng lớn Tuynhiên , việc phân phối nguồn vốn FDI vào các ngành trong nền kinh tế còn chưahợp lý
Năm 2006 cả nước có 833 dự án với vốn đăng ký là 7,8 tỷ USD trong đó các
dự án tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 66,7% về số dự
án đầu tư và 67,19% tổng vốn đăng ký ; ngành dịch vụ chiếm 26,65% về số dự án
và 31,19% tổng vốn đăng ký ; số còn lại thuộc lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp
Trang 26Biểu 2 : Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế
Về vốn đăng ký bổ xung năm 2006, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực côngnghiệp và xây dựng với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 1.893,96 triệu USD chiếm80,17% tổng vốn đăng ký bổ xung Trong lĩnh vực dịch vụ có tổng vốn đầu tưtăng thêm là 296,67 triệu USD chiếm 12,56% và lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp cótổng vốn đầu tư tăng thêm là 171,71 triệu USDchiếm 7,27%
Biểu 3 : Cơ cấu vốn đăng ký FDI trong toàn bộ nền kinh tế %
(Từ năm 1988-2006)
Error! Not a valid link.
Trong thời kỳ 1988-2006 (tính lũy kế đến năm 2006) cả nước có 6.813 dự áncòn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 60,4 tỷ USD vốn thực hiện của các
dự án còn hoạt động đạt trên 28,7 tỷ USD trong đó lĩnh vực công nghiệp và xâydựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 62,8% tổng vốn đầu tưđăng ký Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,2% về số dự án và 30,7% về sốvốn đầu tư đăng ký Số còn lại thuộc lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp
Trang 271.2.2 Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ
Riêng trong năm 2006, có 45 trong số 64 tỉnh thành thu hút dự án đầu tưnước ngoài mới trong đó tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với 19 dự án có tổng số vốn đăng
ký là 1,69 tỷ USD đã vượt qua Thành phố Hồ Chí Minh để đứng đầu cả nước vềthu hút đầu tư nước ngoài , chiếm 21,62% tổng vốn đăng ký của cả nước ,trong đó
có dự án thép POSCO có vốn đăng ký 1,12 tỷ USD
Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai trong cả nước với 195 dự án có vốnđăng ký 1,2 tỷ USD chiếm 15,34% tổng vốn đăng ký của cả nước
Tỉnh Hà Tây đã vượt lên trên tỉnh Bình Dương đứng thứ ba với 117 dự án cóvốn đăng ký 805,11 triệu USD chiếm 10,27% tổng vốn dăng ký của cả nước ( từ vịtrí 34 của năm 2005 ) do mấy tháng cuối năm 2006 đã cấp phép cho một số dự ánđầu tư nước ngoàicó quy mô lớn với tổng số vốn lên dén 800 triệu USD Đây làmức cao nhất của tỉnh kể từ khi thực thi Luật đầu tư nước ngoài tới nay
Tỉnh Bình Dương đứng thứ tư với 169 dự án có tổng số vốn đăng ký là 768,7triệu USD chiếm 9,81% tổng số vốn đăng ký của cả nước
Quảng Ngãi đứng thứ năm với 1 dự án sản xuất thép của công ty TycoonWorldwide Steel (Việt Nam) với vốn đăng ký 556 triệu USD , chiếm 7,09% tổngvốn đăng ký của cả nước
Biểu 4 : Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ (năm 2006)
Trang 28Đơn vị %
21.62
15.34 10.27 9.81
Về cơ cấu vốn đăng ký bổ xung thì : thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ nhấttrong 32 địa phương có dự án bổ xung tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 603,04triệu USD chiếm 25,53% tổng vốn tăng thêm do có dự án đầu tư của tập đoànINTEL tăng vốn đầu tư Thành phố Hà Nội đứng thứ hai với tổng vốn tăng thêm là490,97 triệu USD , chiếm 30,78% tổng vốn tăng thêm do có một số dự án của NhậtBản như : Panasonic; Stanley tăng vốn đầu tư
Qua số liệu trên ta thấy : FDI phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnhthổ Các thành phố lớn có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tếtrọng điểm là những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài
1.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư
Về hình thức đầu tư trong các năm trước đây từ năm 2005 trở về trước thìdoanh nghiệp liên doanh có tỷ trọng lớn nhất ,tuy chi chiếm 22,24% số dự án ,nhưng chiếm tới 41,32% vốn thực hiện Trong những năm gần đây thì hình thức100% vốn nước ngoài có xu hướng gia tăng Từ năm 1988 -cuối năm 2006 cảnước có khoảng 6813 dự án đầu tư nước ngoài thì có 5185 dự án đầu tư 100% vốnnước ngoài chiếm 76,1% về tổng số dự án và 58,1% về tổng vốn đăng ký Vốnliên doanh chiếm 20,6% về số dự án và 33,3% về tổng vốn đăng ký Số còn lại làđầu tư theo hình thức Hợp doanh ,BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn
Trang 29Hai tháng đầu năm 2007 tuy chưa có dự án nào thật sự lớn nhưng tình hìnhthu hút đầu tư nước ngoài cũng đạt kết quả khả quan với 1,91 tỷ USD vốn đăng kýbao gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm , tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái theo Cục Đầu tư nước ngoài nét mới trong tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của
2 tháng đầu năm nay là không khí hồ hởi , phấn khởi của năm 2006 vẫn tiếp tụcđược phát triển Giữa các địa phương đã có sự thi đua đẩy mạnh xúc tiến đầu tư
Mặc dù tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều khả quannhưng theo đánh giá chung thì xu hướng này vẫn chưa thực sự vững chắc Kết quảthu hút FDI chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho pháttriển kinh tế-xã hội của Việt Nam
1.2.4.Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư
Trong năm 2006 có 42 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam Trong
đó , Hàn Quốc đẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với
207 dự án có vốn đăng ký hơn 2,42 tỷ USD , chiếm 30,91% tổng vốn cấp mới Tiếp đến là Hồng Kông có 21 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 1,14 tỷ USD ,chiếm 14,57% tổng vốn cấp mới
Nhật Bản có 137 dự án với tổng vốn đăng ký gần 1 tỷ USD , đứng thứ 3chiếm 12,71 % tổng vốn cấp mới
Hoa Kỳ đứng thứ tư với 51 dự án có tổng vốn đăng ký là 769,76 triệu USD ,chiếm 9,82% tổng vốn cấp mới Nhưng nếu tính cả một số dự án của Hoa Kỳ đầu
tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng hàng thứ hai
Từ năm 1988-2006 đã có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tạiViệt Nam , trong đó các nước châu Á chiếm 67% tổng vốn đăng ký ; các nướcChâu Âu chiếm 29% tổng vốn đầu tư đăng ký ; các nước Châu Mỹ chiếm 4% tổngvốn đăng ký Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là ĐàiLoan , Singapore , Nhật Bản , Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 60,6% tông vốnđăng ký
Trang 30Về cơ cấu vốn đăng ký bổ xung theo đối tác đầu tư tập trung chủ yếu từHông Kông đứng đầu với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 454,94 triệu USD , chiếm19,26% tổng vốn đăng ký bổ xung theo ngành do có dự án Intel tăng vốn đầu tưthêm gần 400 triệu USD Tuy nhiên , đây là dự án do tập đoàn Intel – Hoa Kỳđăng ký qua chi nhánh Hồng tại Kông Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đăng
ký bổ sung tăng thêm là 342,67 triệu USD , chiếm 14,51% tổng vốn đăng ký bổsung do có một số dự án tăng vốn lớn như Parasonic, Yamaha…Đài Loan đứng thứ
3 với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 327,42 triệu USD chiếm 13,86% tổng vốnđăng ký bổ sung do có một số dự án tăng vốn lớn của tập đoàn Formosa
2.Tác động của đầu tư nước trực tiếp ngoài tới sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
- Đầu tư nước ngoài là kênh thu hút vốn góp phần bổ xung quan trọng chonguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn là khuvực kinh tế phát triển năng động nhất trong cả nước , tỷ lệ đóng góp vào GDP củakhu vực này ngày càng tăng góp phần tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh
tế trong nước Trong năm 2006 doanh thu của khu vực này đạt 28,51 tỷ USD ,
Trang 31tăng 35,76% so với năm 2005 , nộp ngân sách nhà nước đạt 1,47 tỷ USD tăng36,3% so với cùng kỳ năm trước và tạo việc làm cho trên 1,13 triệu lao động trựctiếp chưa kể hàng triệu lao động gián tiếp
- Việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào xuất khẩugóp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tạo điều kiện khai thác tối
đa cơ chế hợp tác kinh tế đa phương
Bên cạnh đó , khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần không nhỏtrong việc mở rộng thị trường trong nước , thúc đẩy hoạt động dịch vụ phát triển,đặc biệt trong lĩnh vực du lịch - khách sạn , các dịch vụ trao đổi ngoại tệ , dịch vụ
tư vấn pháp lý , công nghệ ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thamgia vào xuất khẩu và tiếp cận thị trường thế giới
Tác động tiêu cực
- Vốn đầu tư tuy tăng nhưng vẫn còn ở mức tiềm năng Tỷ trọng vốn đầu tưnước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần do vốn thựchiện tăng chậm hơn so với vốn đăng ký
- Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệpcòn nhiều hạn chế , mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi
- Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và pháp luật còn nhiều bất cập gây tácđộng tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài Nhiều chính sách chưa thực sự hình thành
“sân chơi bình đẳng” giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực sản xuất còn áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư nướcngoài như ngành sản xuất: xi măng , sắt, thép , điện , nước
- Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở những ngành , những địa phương cóđiều kiện thuận lợi , có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển Trong khi đó lại rất hạnchế ở các khu vực miền núi phía Bắc , một số tỉnh miền Trung , Tây Nguyên vàđồng bằng song Cửu Long
Trang 32- Cụng tỏc quy hoạch kế hoạch cũn nhiều hạn chế Cỏc Bộ , Ngành và địaphương chưa cú sự liờn kết trong cụng tỏc quản lý và thu hỳt vốn đầu tư nướcngoài
II.Thực trạng đầu tư trưc tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nụng-lõm-ngư nghiệp
1.Tỡnh hỡnh phỏt triển ngành Nụng-lõm-ngư nghiệp.
Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã đợc thực hiện từ khi Việt Namtiến hành cải cách kinh tế và đợc thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu t nớcngoài tại Việt Nam tháng 12 năm 1987 Luật này đã sửa đổi và hoàn thiện 4 lần vàocác năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000 trớc khi nó đợc thay thế bằng Luật Đầu tnăm 2005 áp dụng chung cho đầu t trong nớc và đầu t nớc ngoài Xu hớng chungcủa thay đổi chính sách đầu t nớc ngoài của Việt Nam là ngày càng nới rộngquyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu t nớc ngoài và thu hẹp sự khácbiệt về chính sách đầu t nớc ngoài và đầu t trong nớc Những thay đổi đó nhằm h-ớng tới việc tạo lập môi trờng đầu t thuận lợi, hấp dẫn, một sân chơi bình đẳng,minh bạch hơn, đảm bảo cạnh tranh công bằng hơn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu củahội nhập quốc tế
Trong giai đoạn 2001-2006 , ngành nụng - lõm - ngư nghiệp Việt Nam phỏttriển tương đối toàn diện , đạt được nhiều thành tựu quan trọng mở ra nhiều triểnvọng phỏt triển ngành trong năm 2007
Bảng 2 : Kết quả sản xuất nụng - lõm - ngư nghiệp giai đoạn 2001-2006.
Trang 33Sản lượng gỗ khai
thác
Nghìnm3
Trang 34Nguồn : Kinh tế Việt Nam -Thế giới 2006-2007-Thời báo Kinh tế Việt Nam.Trong những năm qua khu vực sản xuất Nông-lâm-ngư nghiệp vẫn tiếp tụcphát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định , góp phần quan trọngvào ổn định kinh tế chính trị , xã hội Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngànhnăm 2006 đạt khoảng 4,2% : Trong đó trồng trọt tăng 1,9% , chăn nuôi tăng 7,7% ,lâm nghiệp tăng 1,1% , dịch vụ nông nghiệp tăng 2,7% Tổng sản phẩm trong nướccủa ngành nông nghiệp đạt 180 nghìn tỷ đồng tăng 40 nghìn tỷ đồng so với năm
2005 Sản lượng lúa đạt 36,2 triệu tấn tăng 440 nghìn tấn so với năm 2005 ( trong
đó miền Bắc tăng 687,2 nghìn tấn , miền Nam giảm 283 nghìn tấn ) Diện tíchtròng lúa là 7,347 triệu ha tăng 17,7 nghìn ha ; năng suất 49,3 tạ/ha tăng 0,9% sovới năm 2005 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang tiếp tục chuyển dịch theo hướngcông nghiệp hoá-hiện đại hoá , phù hợp với xu thế chung hiện nay
Ngành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh , quy mô và chất lượng ngàycàng tăng Tuy gặp nhiều khó khăn như dịch cúm gia cầm , dịch lở mồm longmóng … nhưng ngành chăn nuôi cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Đàn lợntăng bình quân 5%/năm ( năm 2006 tổng đàn lợn cả nước đạt 26,8 triệu con giảm2,1% so với năm 2005 trong đó có 22,5 triệu lợn thịt giảm 2% ) còn quy mô đàngia cầm năm 2006 giảm nghiêm trọng do bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1 Đàn bò
là 6,5 triệu con tăng 17,5% nhất là vùng Đông Nam Bộ tăng 60% , vùng ĐBSHtăng trên 52% Đàn trâu 2,9 triệu côn bằng so với năm 2005 Ngựa có 87 nghìncôn đê là 1,5 triệu con , ong có 679 nghìn tổ …
Trang 35Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào vấn đề bảo vệ ừng tự nhiên vàtrồng rừng mới Hoạt động lâm nghiệp ngày càng được xã hội quan tâm Diện tíchtrồng rừng mới qua các năm tăng lên rõ rệt , tăng bình quân gần 1%/năm Độ chephủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên khoảng 38,5% năm 2006
Ngành thuỷ sản tăng nhanh nhất , đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng Quátrình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành diễn ra khá mạnh , chuyển từkhai thác tự nhiên sang hình thức nuôi trồng Nghề nuôi trồng thuỷ sản cơ bản đãchuyển sang sản xuất hàng hoá , nuôi các loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao , giảiquyết việc làm tăng thu nhập cho người sản xuất Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sảntrong toàn ngành Nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 15,6% năm 2000 lên đến khoảng22,6% năm 2006 Sản lượng thuỷ sản năm 2006 tăng gần 1,5 lần so với năm 2000
Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp năm 2006 đạt 7
tỷ USD tăng 17.3% so với năm 2005 Trong ngành Nông-lâm-ngư nghiệp đã có 5lĩnh vực xuất khẩu tham gia vào Câu lạc bộ 1 tỷ USD đó là : cà phê 1,101 tỷ USD ,cao su 1,723 tỷ USD , Gạo 1,306 tỷ USD,sản phẩm gỗ 1,904 tỷ USD , thuỷ sản3,364 tỷ USD
Kinh tế nông thôn trong các năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng côngnghiệp hoá-hiện đại hoá nông thôn , đa dạng hóa các ngành nghề Trong 5 nămqua tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng bình quân 6% năm , tỷ trọngdịch vụ tăng hơn 4%/ năm trong khi tỷ trọng Nông-lâm-ngư nghiệp giảm khoảng10% Quan hệ sản xuất cũng có sự chuyển biến theo hướng tích cực Kinh tế trangtrại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng phù hợp với đặc điểm củatừng vùng Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển cùng với sự ra dời củacác khu công nghiệp đã góp phần thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội gópphần vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn Năng lực sản xuất , cơ sở
hạ tầng vật chất từng bước được tăng cường mở rộng
Trang 36Bờn cạnh đú quỏ trỡnh phỏt triển nụng nghiệp nụng thụn ở nước ta vẫn cũnhạn chế : như phương thức sản xuất chậm phỏt triển , năng suất phụ thuộc nhiềuvào điều kiện tự nhiờn ; cụng tỏc quy hoạch tiến hành chậm , cụng nghiệp chế biếnphỏt triển theo hướng tự phỏt chưa cú quy hoạch cụ thể …
2.Chớnh sỏch thu hỳt đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.Chớnh sỏch thu hỳt đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
+ Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp :
Pháp luật hiện hành quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp u đãi(20% trong 10 năm, miễn trong 2 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo) đối vớicác dự án:
- Các dự án trồng rừng , khoanh nuôi tái sinh rừng ; trồng rừng lâu năm trên
đất hoang hóa , đồi , núi trọc ; khai hoang ; làm muối : trồng , chăm sóc rừng ;trồng cây công nghiệp dài ngày , cây ăn quả trên đất hoang hóa , đồi , núi trọc ;khai hoang phục vụ sản xuắt nông , lâm nghiệp ; sản xuất , khai thác , tinh chếmuối ; nuôi trồng thủy sản ở vùng nớc cha đợc khai thác
- Các dự án chế biến nông sản , lâm sản ; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụsản xuất nông , lâm nghiệp , gồm : chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong n-
ớc , chế biến gia súc gia cầm ; chế biến và bảo quản rau quả ; sản xuất dầu , tinhdầu , chất béo từ thực vật ; sản xuất sữa lỏng và các sản phẩm chiết xuất từ sữa ; sảnxuất bột thô ; sản xuất thức ăn gia súc , gia cầm , thủy sản ; sản xuất nớc uống đóngchai , đóng hộp từ hoa quả ; sản xuất bột giấy , giấy bìa , ván nhân tạo trực tiếp từnguồn nguyên liệu nông , lâm sản trong nớc ; chế biến , bảo quản thủy sản từnguồn nguyên liệu trong nớc
- Các dự án cung cấp dịch vụ hỗ trợ trồng cây nông nghiệp , cây công nghiệp
và cây lâm nghiệp ; hoạt động hỗ trợ chăn nuôi ; hoạt động hỗ trợ lâm nghiệp ; dịch
vụ thủy sản ; dịch vụ bảo vệ vật nuôi ; nhân và lai tạo giống ; dịch vụ bảo quảnnông sản , lâm sản , thủy sản ; xây dựng kho bảo quản nông , lâm , thủy sản
- Các dự án ứng dụng công nghệ mới về sinh học trong sản xuất cây giống ,phân bón sinh học , thuốc trừ sâu sinh học , vắc xin thú y
Trang 37- Những ngành nghề khác : trồng mía , trồng bông , trồng chè phục vụ côngnghiệp chế biến ; trồng cây dợc liệu ; sản xuất giống cây trồng , vật nuôi ; sản xuấttơ sợi các loại ; thuộc , sơ chế da ; chăn nuôi gia súc gia cầm , nuôi trồng thủy sảntheo chơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại trởlên ; đầu t sản xuất thuốc bảo vệ thực vật , thuốc phòng , chữa bệnh cho động vật vàthủy sản ; đầu t sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông , lâm nghiệp ; máy chếbiến thực phẩm ; sản xuất vật liệu tổng hợp thay gỗ , than hoạt tính , sản xuất phânbón ; các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp u đãi hơn trong lĩnh vực ngư nghiệp (15% trong 12 năm , miễn 2 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo)còn đợc áp dụng với những dự án nói trên nếu thực hiện tại địa bàn có điều kiệnkinh tế xã hội khó khăn ; trờng hợp đầu t tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặcbiệt khó khăn , đợc hởng u đãi cao nhất (10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm50% trong 8 năm tiếp theo)
Nụng-lõm-+ Ưu đãi về thuế nhập khẩu :
Ưu đãi thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu t trong lĩnh vực nêu trên đợcquy định nh sau :
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật t nhập khẩu để thực hiện dự
án sản xuất giống cây trồng , vật nuôi , nông dợc đặc chủng đợc phép nhập khẩu đểthực hiện dự án nông , lâm nghiệp
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khibắt đầu sản xuất đối với một số dự án nông, lâm nghiệp thuộc danh mục dự án đặcbiệt khuyến khích đầu t hoặc đầu t vào những địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khókhăn
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tnhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
+ Ưu đãi về tiền thuê đất theo pháp luật về đất đai :
- UBND địa phơng tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh khi dự án đợcduyệt
Trang 38- Nhà đầu t trực tiếp nớc ngoài đợc thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trịquyền sử dụng đất
2.2.Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực lõm-ngư nghiệp.
Nụng-Hợp tỏc tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài là một trong nhữngnội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế núi chung và WTO núi riờng Cỏccam kết và nghĩa vụ về tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và cỏc cam kết mở cửathị trường hàng hoỏ, dịch vụ của Việt Nam trong khuụn khổ song phương, khuvực và đa phương tỏc động đến nền kinh tế của Việt Nam Việc phải thực hiệnnhững cam kết đú sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,làm cho mụi trường đầu tư của Việt Nam trở nờn hấp dẫn hơn trong mắt cỏc nhàđầu tư nước ngoài Qua đú gúp phần thỳc đẩy tiến trỡnh đổi mới và phỏt triển kinh
tế đất nước.Vỡ vậy khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết rằng :
- Việt Nam sẽ tiếp tục duy trỡ và giữ vững sự ổn định chớnh trị, xó hội : Mộttrong những việc làm quan trọng nhất là tạo mụi trường thể chế ổn định, nhất quỏn
để cỏc nhà đầu tư trong và ngoài nước yờn tõm làm ăn lõu dài Khi mụi trường vĩ
mụ ổn định sẽ kộo theo cỏc mụi trường vi mụ ổn định theo Một số tỉnh thành củavựng trong thời gian vừa qua cú hiện tượng nụng dõn làm khú dễ cỏc nhà đầu tưtrong việc giải phúng mặt bằng như Hà Tõy, hay vựng nguyờn liệu rừng của cỏcnhà đầu tư nước ngoài bị xõm phậm như Quảng Ninh, quyền lợi chớnh đỏng củachủ đầu tư khụng được đảm bảo gõy nờn tõm lý e ngại khi đầu tư vào cỏc vựng, vàthiệt nhất chớnh là người dõn vựng đú
- Trung ương và cỏc tỉnh nờn cú chớnh sỏch thu hỳt đầu tư FDI cụ thể, rừràng, minh bạch và cụng khai Trỏnh tỡnh trạng, luật nay thế này mai thế khỏc gõy
Trang 39sự nản lòng các nhà đầu tư Có một sự thật là thủ tục hành chính của Việt Nam sovới nhiều nước trong khu vực vẫn còn tương đối rườm rà, phức tạp dễ gây tâm lýchán nản cho nhà đầu tư Một vấn đề khác là một số chính sách còn có biểu hiệnthiếu nhất quán, minh bạch; khi nhận được sự phản hồi từ phía nhà đầu tư thì việc
sửa đổi thường rất chậm
- Các tỉnh nên ngồi lại thống nhất bàn bạc để đưa ra các sản phẩm chuyênmôn hoá nông nghiệp của vùng mình có lợi thế so sánh để kêu gọi các nhà đầu tưnước ngoài Ví dụ Hưng Yên kêu gọi đầu tư vào chế biến các sản phẩm từ câynhãn Quảng Ninh thì kêu gọi các dự án đầu tư vào lâm nghiệp và thuỷ sản HảiPhòng quy hoạch các khu chế biến hàng nông sản xuất khẩu
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người nông dân hiểu vềtầm quan trọng, vai trò của vốn FDI đầu tư vào nông nghiệpMặt khác, phải tăngcường hệ thống thông tin, công khai, minh bạch các định hướng phát triển, quyhoạch và kế hoạch ngành để nhiều chủ thể được tham gia, thực hiện và giám sátthực hiện Các thông tin chính xác sẽ giúp các chủ đầu tư tự tin để đầu tư vào mộtvùng nào đó, tạo tâm lý thoải mái cho các nhà đầu tư lựa chọn loại hình và đối tácđầu tư
Chống tham nhũng quyết liệt và hiệu quả.Tham nhũng đang “đánh” trực tiếpvào nguồn vốn FDI khi nhiều nhà đầu tư kêu quá trời về khả năng moi tiền cácdoanh nghiệp của các cấp chính quyền Tích cực trong việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷcương hành chính, đẩy mạnh cải cáchhành chính , giảm phiền hà, nhũng nhiễu chongười dân nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng theo nguyên tắc “ nhanh,thuận tiện, chắc chắn” Khẩn trương truyên truyền, tập huấn kịp thời cho các cơquan, đơn vị và doanh nghiệp về nội dung của các văn bản hướng dẫn thực hiệnLuật Đầu tư nước ngoài , Luật Doanh nghiệp Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn
về các vấn đề chưa được quy định cụ thể trong Nghị định 108 thi hành Luật Đầutư
Trang 40Rất nhiều nhà kinh tế học dự bỏo, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo đàthuận lợi hơn cho thương mại và dũng chảy đầu tư nước ngoài, thậm chớ thỳc đẩytăng trưởng kinh tế Việt Nam hơn cả Trung Quốc trong năm nay Trước khi trởthành thành viờn của WTO, Việt Nam đó cú lợi thế hơn nhiều trong cuộc cạnhtranh thu hỳt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) so với những quốc gia lỏng giềngnhư Thỏi Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫnđang trong giai đoạn quỏ độ chuyển từ tập trung sang hệ thống thị trường tự do.Nhiều doanh nghiệp địa phương trong khi hào hứng với viễn cảnh thành viờn củaWTO, vẫn đang phải vật lộn với những kiến thức kinh doanh quốc tế thực tế Cựnglỳc ấy, cạnh tranh gia tăng, nhập khẩu nước ngoài nhiều hơn sẽ tạo ra sự thay đổilớn, cú tớnh bước ngoặt ở nhiều ngành cụng nghiệp, tạo ra ỏp lực tiềm năng về mặt
xó hội với chớnh phủ
Trong lĩnh vực nụng nghiệp, chiếm gần 20% GDP và nơi tập trung hơn nửadõn số lao động, theo quy định của WTO, Việt Nam sẽ phải giảm mức trợ cấp vớinhiều sản phẩm nụng nghiệp, dẫn tới thực tế là giảm sức cạnh tranh của rất nhiềumặt hàng xuất khẩu
3.Tỡnh hỡnh đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vực Nụng-lõm-ngư nghiệp
3.1.Tỡnh hỡnh chung
Trong những năm vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt đợc nhữngthành tựu đáng khích lệ, một trong những yếu tố đóng góp vào sự tăng trởng đóphải kể đến nguồn vốn ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ĐTNN trongnông nghiệp đã bổ sung thêm nguồn vốn cho đầu t phát triển ngành nông nghiệp,tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nớc Tác động tích cực đến thực hiện chủ tr-
ơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh sản xuất theohớng thâm canh, đa dạng hoá và nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản, đồngthời tiếp thu đợc một số công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý mới Việc triểnkhai các dự án ĐTNN đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập chodân c, cải thiện đời sống cho nhiều vùng nông thôn