Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Nông-lâm-ngư nghiệp

MỤC LỤC

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội

- Thông qua đầu tư FDI , các nước đi đầu tư tận dụng được nguồn tài nguyên, những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước tiếp nhận đầu tư (mhư chi phí nhân công rẻ , chi phí khai thác tài nguyên , vật liệu tại chỗ thấp ).Để hạ giá thành sản phẩm , giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. - Cùng với việc cung cấp vốn , thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình ( hoặc nước khác ) sang cho nước tiếp nhận đầu tư , do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ , kỹ thuật tiên tiến hiện đại ( trong thực tế , có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần ), những kinh nghiệm quản lý , năng lực marketing , đội ngũ lao động được đào tạo , rèn luyện về trình độ kỹ thuật , phương pháp làm việc , kỷ luật lao động ….

Một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Việc định hướng quy hoạch khụng rừ ràng trong việc thu hỳt đầu tư nước ngoài, đã gây không ít khó khăn cho nền sản xuất trong nước trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ .Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học , sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư lan tràn , kém hệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế , nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một trong những nguồn vốn quan trọng và hết sức cần thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia , đặc biệt là ở những nước đang phát triển đang phải đối mặt với sự thiếu thốn các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển (như vốn , công nghệ , lao độngcó trình độ).

Nông-lâm-ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010

Quan điểm mục tiêu của ngành

    Cùng với sự phát triển tích cực quan hệ ngoại giao với các nước , trong năm 2006 vị thế của nước ta trên thế giới tiếp tục được nâng cao ; nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO , tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC lần thứ 14 tại Hà Nội và được Qốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế bình thường hoá thương mại vĩnh viễn PNTR , tiếp tục làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với địa bàn đầu tư nước ta. Ngoài việc triển khai Luật đầu tư , Luật doanh nghiệp cùng các nghị định hướng dẫn được ban hành tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư , nhiều biện pháp đã được tiến hành nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực …Theo kết quả thăm dò của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) , các doanh nghiệp Nhật Bản xếp Việt Nam vào vị trí thứ 3 trong số các nước cần thu hút đầu tư sau Trung Quốc và Ấn Độ , vượt trên cả Thái Lan là nước đứng thứ 3 năm 2005. Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 đã được Đảng và Nhà nước ta xác định : ‘‘Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững , tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phát triển , vượt ra khỏi tình trạng nước kém phát triển , thu nhập thấp ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ; nâng cao chất lượng , hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế ; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại ’’.

    - Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: Bao gồm 1 nhóm các tổ hợp như giảm thuế, hỗ trợ nguồn nguyên liệu, rút ngắn thời gian cấp giấy phép..Hiện nay,vẫn còn những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, nhất là thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, một số chính sách chưa thật hợp lý (như hạn chế tỷ lệ lao động nguời nước ngoài dưới 3% đối với tác cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ), Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài không còn phù hợp với yêu cầu của giai đọan phát triển mới. Đẩy nhanh việc xây dựng đề án phân cấp, ủy quyền quản lý đầu tư nước ngoài ; Nghiên cứu đa dạng hóa hình thức đầu tư, trong đó có việc thí điểm mô hình Công ty Mẹ-Con áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Xây dựng Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài đến năm 2010, trong đó có Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2010 làm cơ sở cho việc vận động Xúc tiến đầu tư nước ngoài. Cần tiếp tục duy trì và mở rộng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hiện hành đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này theo hướng: áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các loại giống mới, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, dịch vụ nông thôn; áp dụng chính sách bảo trợ cho nông dân và các doanh nghiệp, như bảo trợ do thiên tai và rủi ro về giá do biến động của thị trường.

    - Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư : cần xem xét lại chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo hướng xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận nguồn tín dụng này; tạo kênh hỗ trợ vốn cho các dự án liên doanh trong lĩnh vực này bằng cách cấp vốn từ ngân hàng, Quỹ Hỗ trợ phát triển để đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia góp vốn liên doanh thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; áp dụng cơ chế bảo lãnh, thế chấp thuận lợi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn, nhất là đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư. Vì vậy , để có thể tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực nông nghiệpthì trong thời gian tới cần chú trọng tới các vấn đề như : Hoàn chỉnh các hệ thống văn bản liên quan đến ngành ; Phối hợp chặt chẽ các cơ quan trong việc quản lý các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ; Khẩn trương kiện toàn bộ máy Nhà nước từ trung ương tới địa phương đáp ứng yêu cầu phân cấp để thực hiện theo cơ chế một cửa , một đầu mối ; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra giám sát iệc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các hàh vi trái pháp luật ; Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng thực hành tiêt kiệm chống lãng phí …. Nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước, tập trung vào các các ngành /dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút đầu tư nước ngoài; Đóng góp một cách có hệ thống cho Danh mục dự án gọi vốn đầu tư quốc gia, dựa trên chiến lược và quy hoạch kết hợp với đề xuất của địa phương ( không chỉ dựa vào đề xuất của địa phương vì thiếu tính mục tiêu tổng thể )…Nếu như Chính phủ coi các doanh nghiệp FDI như khách hàng , thì theo cách tiếp cận hiện đại về marketing, việc am hiểu hành vi và mong ước của khách hàng là hết sức cần thiết.

    Sử dụng nguồn ODA để hỗ trợ khuyến khích dòng chảy FDI vào nông nghiệp và nông thôn (VD: thiết kế chiến lược và quy hoạch FDI cho ngành và hệ. thống đánh giá tổng thể hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển; các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, các trường dạy nghề nông thôn; các chương trình hỗ trợ vận động xúc tiến đầu tư; các chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam ; các chương trình tạo dựng thị trường nông sản hiện đại, v.v…).

    Bảng 9 : Các chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp  thời kỳ 2006-2010 .
    Bảng 9 : Các chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp thời kỳ 2006-2010 .

    CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP