1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt

246 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Vì vậy, xây dựng hệ thuật ngữ KTM tiếng Việt đối với những người hoạt động trong ngành vừa nhằm tạo ra những thuận lợi và phát huy tốt công tác nghiên cứu kỹ thuật mỏ, vừa là một công vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGÔN NGỮ HỌC

CAO XUÂN HIỂN

ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG ANH VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH SANG

TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Hà nội – 2009

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGÔN NGỮ HỌC

CAO XUÂN HIỂN

ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG ANH VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH SANG

TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Phúc

Hà nội – 2009

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iii

MỤC LỤC iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nguồn tư liệu nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 5

6 Cấu trúc của luận văn 5

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Khái niệm thuật ngữ 6

2 Việc nghiên cứu lý luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học 11

2.1 Bàn về yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam 12

2.2 Bàn về phương cách xây dựng thuật ngữ 14

2.3 Bàn về chính tên gọi thuật ngữ 15

3 Tính chất của thuật ngữ 16

3.1 Tính chính xác 16

3.2 Tính hệ thống 17

3.3 Tính quốc tế 18

3.4 Tính đơn nghĩa 19

3.5 Tính ngắn gọn 20

iv

Trang 5

3.6 Tính không biểu thị sắc thái tình cảm 20

4 Thuật ngữ gốc Ấn - Âu và thuật ngữ Việt 21

4.1 Đặc điểm của thuật ngữ nguồn gốc Ấn – Âu 21

4.2 Đặc điểm của thuật ngữ Việt 24

5 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam 25

Chương II ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG ANH 1 Khái niệm thuật ngữ KTM 29

2 Đặc điểm cấu tạo từ của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh 31

2.1 Những đặc điểm chung 31

2.2 Các mô hình cấu tạo cơ bản của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh 33

3 Đặc điểm về nguồn gốc của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh 53

3.1 Nhận xét chung 53

3.2 Đặc điểm về nguồn gốc của thuật ngữ đơn gốc từ 55

3.3 Đặc điểm về nguồn gốc của thuật ngữ đơn phái sinh 59

Chương III ĐẶC ĐIỂM HỆ THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG VIỆT QUA CHUYỂN DỊCH TỪ ANH SANG VIỆT 1 Đặc điểm chung 69

2 Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ KTM tiếng Việt 72

2.1 Thuật ngữ đơn 73

2.2 Thuật ngữ phức 75

3 Đặc điểm về nguồn gốc 79

3.1 Thuật ngữ thuần Việt 79

v

Trang 6

3.2 Thuật ngữ là từ Hán - Việt 81

3.3 Thuật ngữ gốc Ấn - Âu 83

4 Đặc điểm trong chuyển dịch Anh - Việt 85

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 1

vi

Trang 7

Trên thực tế, mỗi ngành khoa học kỹ thuật đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thuật ngữ riêng làm phương tiện nghiên cứu, giao tiếp và trao đổi thông tin Ngành nào ra đời sớm, hệ thuật ngữ càng sớm được hoàn chỉnh và có số lượng phong phú Những ngành ra đời sau hoặc mới ra đời, cũng đều có chiến lược từng bước xây dựng cho mình một hệ thống thuật ngữ hoàn thiện, chuẩn hoá và thực sự

tiện ích Kỹ thuật mỏ (KTM) là một ngành khoa học có lịch sử lâu đời trên thế giới

nên bản thân nó có một hệ thống thuật ngữ tương đối phong phú, đầy đủ; đã có từ điển dành riêng cho ngành, thậm chí cho cả chuyên ngành hẹp

Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than Các vật liệu được khai thác từ mỏ là các loại kim loại cơ bản, kim loại quí, sắt, urani, than, kim cương,

đá vôi, đá phiến, muối và kali cacbonnat v.v… Có thể nói, bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt, chăn nuôi hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hay nhà máy, nói chung là đều được khai thác từ mỏ Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn còn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo, như dầu mỏ, khí thiên nhiên, thậm chí cả nguồn nước v.v… Khoảng 40.000 năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng mọi thứ xung quanh mình, kể cả đá cũng được dùng làm công

cụ khai thác các khoáng sản Sau một thời gian sử dụng hết những đá tốt trên bề mặt

Trang 8

2

trỏi đất, con người bắt đầu đào bới để tỡm những thứ họ cần Những cỏi mỏ đầu tiờn chỉ là những cỏi hố nụng nhưng rồi dần dần, những người khai mỏ sau buộc phải đào sõu thờm để tỡm kiếm… Do đú, hệ thống thuật ngữ kỹ thuật mỏ khỏ phong phỳ

và đó sớm được hoàn chỉnh trong nhiều ngụn ngữ ở chõu Âu

Ở Việt Nam, khai thỏc khoỏng sản với qui mụ cụng nghiệp là một lĩnh vực cũn khỏ non trẻ, nhưng vị thế của nú ngày càng được khẳng định Trong cơ cấu nền kinh tế n-ớc ta kể từ sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, ngành công nghiệp khai khoáng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng Các khu mỏ đ-ợc thăm dò và khai thác từ thời thuộc Pháp vẫn tiếp tục đ-ợc duy trì sản xuất và khụng ngừng phỏt triển

… Tiếp đó, với sự giúp đỡ về công nghệ, máy móc thiết bị của Liên Xô và các n-ớc Xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng có ngành công nghiệp khai khoáng khỏ phát triển nh- Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức…, Việt Nam đã tiến hành thăm dò địa chất để

mở rộng các khu mỏ cũ, tìm kiếm các khu mỏ mới nhằm khai thác khoáng sản phục

vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng phát triển kinh tế đất n-ớc Đặc biệt từ sau khi có chính sách đổi mới của Đảng và nhà n-ớc, nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa

đất n-ớc đ-ợc đặt lên hàng đầu, càng khẳng định vai trò của ngành công nghiệp khai thỏc khoáng sản ở Việt Nam, với đủ các loại khoáng sản rắn, như than đá, sắt, thiếc, đồng, chỡ…, khoáng sản lỏng nh- dầu mỏ, rồi hiện nay là khí thiên nhiên v.v… Tuy nhiên, có một thực tế là công nghệ khai thỏc khoáng sản của Việt Nam hiện đang ở trong một tỡnh trạng rất thấp so với các n-ớc Âu - Mỹ Chính vì vậy mà Việt Nam luôn cần đến sự trợ giúp về công nghệ, kĩ thuật của cỏc n-ớc phỏt triển Chẳng hạn, nh- thời kì sau 1954 đến cuối những năm 80 của thế kỉ tr-ớc thì chủ yếu là công nghệ, kĩ thuật của các n-ớc thuộc khối Xó hội chủ nghĩa nh- đã nêu ở trên Còn từ thập niên 90 đến nay chúng ta ngày càng sử dụng nhiều các ph-ơng tiện

kỹ thuật , máy móc và công nghệ của các n-ớc ph-ơng Tây Song hành với quá trình này là sự thâm nhập ngày một sâu rộng vào Việt Nam các tài liệu chuyển giao công nghệ, h-ớng dẫn sử dụng thiết bị máy móc bằng tiếng Anh, và sự khụng ngừng gia tăng các cuộc tiếp xúc th-ơng thảo hợp đồng, mua bán vật t- thiết bị mà trong đó ngôn ngữ đ-ợc sử dụng chủ yếu đều là tiếng Anh

Trang 9

3

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu đồng thời ứng dụng kỹ thuật khai thác mỏ ở trình độ ngày càng cao Điều này đòi hỏi phải lưu tâm tới hệ thuật ngữ KTM bằng tiếng Anh của ngành

để không những nghiên cứu, trao đổi thông tin mà còn để tiếp thu những tinh hoa của các nước phát triển trên thế giới phục vụ cho sự phát triển của ngành KTM nước nhà Vì vậy, xây dựng hệ thuật ngữ KTM tiếng Việt đối với những người hoạt động trong ngành vừa nhằm tạo ra những thuận lợi và phát huy tốt công tác nghiên cứu kỹ thuật mỏ, vừa là một công việc xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết của thực tế khách quan

Luận văn này, chúng tôi đi vào nghiên cứu khảo sát hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh, có sơ bộ so sánh với tiếng Việt, để lấy đó làm cơ sở đề xuất một số ý kiến để xây dựng giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho các sinh viên đang theo học ngành này tại các trường đại học ở nước ta hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích ngiên cứu của luận văn là:

- Nghiên cứu hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh để từ đó rút ra được những đặc điểm của các thuật ngữ này về mặt cấu trúc, nguồn gốc xuất xứ; đồng thời cũng sơ

bộ xem xét cả cấu trúc và nguồn gốc hệ thuật ngữ KTM đã được chuyển dịch qua tiếng Việt, từ đó từng bước nhằm cố gắng xác lập lại một danh sách các thuật ngữ KTM Anh – Việt chuyên ngành (thuần mỏ) hơn Đồng thời, qua việc nghiên cứu này, chúng tôi cũng sơ bộ so sánh đối chiếu hai hệ thuật ngữ để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt

- Nghiên cứu hai hệ thuật ngữ này, đặc biệt là những kết quả của nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc biên soạn những giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTM cho các sinh viên theo học ngành này hiện nay ở nước ta

Trang 10

4

3 Nguồn tƣ liệu nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thuật ngữ chuyên ngành KTM trong tiếng Anh được thu thập từ các nguồn tư liệu sau đây:

3.2 Các tài liệu khác: bao gồm các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTM

đang được sử dụng tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội:

6 Special English for underground mining students – Tiếng Anh chuyên

ngành ngành “khai thác hầm lò”

7 Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành ngành “khai thác lộ thiên”

8 English for mineral processing students - Tập bài giảng tiếng Anh

dùng cho sinh viên ngành “tuyển khoáng”

9 English for mining equipment and machines – Tiếng Anh chuyên

ngành ngành “máy và thiết bị mỏ”

10 Tiếng Anh chuyên ngành ngành “trắc địa mỏ”

11 Lecture – Note: English my speciality – Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dùng cho sinh viên ngành địa chất

12 Một số tài liệu chuyên ngành liên quan, như xây dựng, điện và tự

động hóa mỏ v.v , trong kỹ thuật mỏ

Trang 11

5

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích thống kê số lượng đối với các thuật ngữ KTM tiếng Anh và Việt đã thu thập để xác định đặc điểm của chúng Mặt khác, chúng tôi cũng phân tích so sánh để tìm ra các nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ KTM tiếng Anh và tiếng Việt

5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Luận văn này cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích về hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó có thể đề xuất một số ý kiến góp phần phục

vụ công việc dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên và cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực KTM

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn bao gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Đặc điểm của hệ thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng Anh

Chương 3: Đặc điểm của hệ thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng Việt qua chuyển

dịch từ Anh sang Việt

Trang 12

6

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm thuật ngữ

Thuật ngữ là một đề tài có sức cuốn hút đối với nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam Hiện nay, trong ngôn ngữ học có một số lượng vô cùng lớn các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ, thậm chí "về điều này có thể viết cả một cuốn sách"

Có những định nghĩa chỉ ra sự phân định giữa một bên là thuật ngữ, còn bên

kia là từ thông thường Chẳng hạn H.П Кузькин chỉ ra rằng: "Cả về hình thức lẫn

nội dung không thể tìm thấy ranh giới thực nào giữa từ thông thường, từ phi chuyên môn với từ của vốn thuật ngữ Đường ranh giới hiện thực, khách quan giữa hai loại

từ này về thực chất là một đường ranh giới ngoài ngôn ngữ Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng với đối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến" [75, 145] Г.О Винокур lại cho rằng: "Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt ( ) đó là chức năng gọi tên" [72, 5 - 6 ] А.И Моисеев viết: "Chính biên giới giữa thuật ngữ và phi thuật ngữ không nằm giữa các loại từ và cụm từ khác nhau mà nằm trong nội

bộ mỗi từ và cụm từ định danh" [76, 31] B.B Bиноґадов đã nêu rõ hơn: "Trước hết từ hiện thực chức năng định danh, nghĩa là hoặc nó là phương tiện biểu thị, lúc

đó nó chỉ là một ký hiệu giản đơn, hoặc nó là phương tiện của định nghĩa logic, lúc

đó nó là thuật ngữ khoa học"[71, 12] Có thể thấy mối liên hệ giữa từ thông thường

và thuật ngữ qua các thí dụ minh họa sau: trong tiếng Anh có từ “crane” là tên gọi

“loài sếu, loài chim có cổ dài”, đồng thời trong từ vựng kỹ thuật có đơn vị từ

“crane” nghĩa là “cần cẩu, cần trục” để chỉ một loại thiết bị xe máy có cần dài dùng

để nâng và di chuyển các vật nặng (liên tưởng từ cổ của loài sếu); từ “branch” có nghĩa là “cành cây”, còn với tư cách thuật ngữ địa chất thì “branch” mang ý nghĩa

là “nhánh sông suối” hay “vỉa mạch quặng”; từ “wall” trong vốn từ toàn dân có

Trang 13

7

nghĩa là “bức tường”, nhưng trong lĩnh vực Mỏ - Địa chất thì thuật ngữ “wall” lại

có nghĩa là đá vây xung quanh một mỏ khoáng sản nào đó hay “bờ mỏ”; trong thuật

ngữ tiếng Việt của ngành công nghiệp dệt có từ “máy lờ”, do xuất phát từ sự liên

tưởng của những người công nhân gốc nông dân Việt nam giữa hình ảnh những chú

cá bị mắc trong cái “lờ”- “một dụng cụ đan bằng tre dùng để bắt cá theo dòng nước chảy” với hình ảnh hàng vài trăm ống sợi trên khung treo của máy “ourdissoir”

(tiếng Pháp), là chiếc máy đồ sộ nhất trên dây chuyền dệt vải công nghiệp; hay,

trong tiếng Việt có từ “cũi lợn” chỉ nơi người ta dùng gỗ súc xếp quây lại thành

chuồng để nuôi lợn rất quen thuộc ở các làng quê Việt Nam từ bao đời nay, nhưng

cũng chính danh từ “cũi lợn” này lại cũng được sử dụng trong ngành khai thác hầm

sự vật trong kỹ thuật

Một số nhà ngôn ngữ học khác lại xác định thuật ngữ trong mối quan hệ giữa

nó với khái niệm Chẳng hạn, các soạn giả của "Đại Bách khoa toàn thư Xô viết" đã

định nghĩa: "Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái

niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hoá, hạn định hoá về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó" [69, 473 - 474] Trong cuốn "Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học",

O.C.Aхманова giải thích: "Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn

(ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kỹ thuật,…) được sáng tạo ra (được tiếp nhận hoặc được vay mượn, ) để biểu thị chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn" [68, 474]

Trang 14

8

Một số nhà khoa học khác lại nhấn mạnh vấn đề khái niệm và định nghĩa

thuật ngữ Chẳng hạn, B.П Даниленĸо chỉ ra rằng "Thuật ngữ dù là từ (ghép hoặc

đơn) hay cụm từ đều là một ký hiệu tương ứng với một khái niệm", và "Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân" Còn A.C Γерд đã nêu rõ: "Thuật ngữ là từ mà một định nghĩa nào đó kèm theo nó một cách nhân tạo, có ý thức định nghĩa này có liên quan với một khái niệm khoa học nào đó" [73, 35 - 36]

Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng hết sức quan tâm đến lĩnh vực thuật ngữ và những định nghĩa về thuật ngữ ngày một đầy đủ hơn, chính xác hơn

Theo Hoàng Xuân Hãn, "Thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ

biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm của một ngành khoa học nhất định" [19]

Nguyễn Văn Tu trong cuốn "Khái luận ngôn ngữ học" [37, 176] đã đưa ra

định nghĩa về thuật ngữ như sau: "Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các

ngành khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên" Năm

1968 ông đưa ra định nghĩa chỉ nhấn mạnh khái niệm mà các thuật ngữ biểu thị:

"Thuật ngữ là những từ và những từ tố cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó " [38, 114]

Theo ông, thuật ngữ là lớp từ vị trong ngôn ngữ Thuật ngữ giống từ thường ở chỗ đều tuân theo quy luật ngữ âm và ngữ pháp của ngôn ngữ đó Nhưng thuật ngữ khác

từ thường là chỉ có một nghĩa và ít gợi cảm Một từ có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa nhưng khi trở thành thuật ngữ nó không có đồng nghĩa và trái nghĩa

Năm 1962, trong "Giáo trình Việt ngữ, tập II", Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa thuật ngữ trong đó đồng thời có sự nhấn mạnh rằng thuật ngữ không phải chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà còn chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học

nhất định Theo ông, "Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm

vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hoá học, toán học, thương mại, ngoại giao, Đặc

Trang 15

9

tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định" [5, 167]

Năm 1983, Hoàng Văn Hành đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ, trong đó chỉ

rõ thêm tính xác định của khái niệm mà thuật ngữ biểu thị trong hệ thống những

khái niệm của một ngành khoa học nhất định, như sau: "Thuật ngữ là những từ ngữ

dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ" [20, 26]

Cũng nói về thuật ngữ, Vũ Quang Hào lại đề cập về phương diện ngữ nghĩa của thuật ngữ Theo ông, trong tiếng Việt, bản thân hai chữ "Thuật ngữ" phải được hiểu theo bốn nghĩa:

"Thuật ngữ" được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm khái niệm) Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi khoa học chuyên ngành

"Thuật ngữ" được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên gọi của một khái niệm khoa học Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là đơn vị cơ bản trong vốn

từ của ngôn ngữ khoa học

"Thuật ngữ" được hiểu là toàn bộ khái niệm trong một khoa học, một lĩnh vực Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành hệ thuật ngữ - khái niệm của một khoa học

"Thuật ngữ" được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ - tên gọi của một khoa học Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản ánh tình trạng ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào việc giải quyết những vấn đề của hình thức ngôn ngữ trong một khoa học [21, 124 – 125]

Trong giáo trình “Từ vựng tiếng Việt” xuất bản năm 1978 và tiếp đến là giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” xuất bản năm 1985, tái bản năm 1998, Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra quan niệm khá ngắn gọn nhưng nêu được đầy đủ những đặc

trưng cần và đủ của thuật ngữ Theo ông, "Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt

của ngôn ngữ Nó bao gồm những từ và những cụm từ cố định là tên gọi chính xác

Trang 16

từ cố định thuộc một chuyên môn nhất định, chính xác và xác định về nghĩa

Qua những định nghĩa được nêu ra ở trên, chúng ta có thể thấy thuật ngữ là

từ và cụm từ nhưng không giống với từ và cụm từ thông thường Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình cảm, sắc thái phụ như thái độ đánh giá con người, khen, chê , có thể mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm, trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm

hay một khách thể Đỗ Hữu Châu đã xác định khá rõ ràng là: “Khác với từ thông

thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng có trong thực tế, đối tượng của ngành kỹ thuật và ngành khoa học tương ứng Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của thuật ngữ Mỗi thuật ngữ là một

“cái nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó” [6, 221 - 222]

Nguyễn Văn Tu cũng chỉ rõ: “Đặc điểm của thuật ngữ là một từ chỉ có một

nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc

tế (tùy từng ngành)” [39, 114] Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng

của một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa học kỹ thuật nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt của nó

Từ đó, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cần chú ý xung quanh khái niệm thuật ngữ là:

- Về mặt cấu trúc: thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ

Trang 17

Từ các đặc điểm nêu trên, thuật ngữ được hiểu một cách ngắn gọn là: “Thuật

ngữ là một từ hoặc một cụm từ biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng được sử dụng trong một ngành khoa học cụ thể”

2 Việc nghiên cứu lý luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học

Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của ngôn ngữ Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ Thuật ngữ phát triển theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật Hiện nay, khoa học kỹ thuật trên thế giới đang ngày càng phát triển như vũ bão nên nhu cầu sử dụng thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, số lượng các loại thuật ngữ, và nhu cầu nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới cũng ra đời hết sức nhanh nhạy để đáp ứng những đòi hỏi thiết thực đó Tiếng Anh, với vốn từ vựng phong phú và số lượng thuật ngữ chiếm tỉ lệ rất lớn đang dần trở thành ngôn ngữ toàn cầu, ngôn ngữ của giao tiếp và khoa học kĩ thuật Việc nghiên cứu thuật ngữ tiếng Anh, hoặc những nghiên cứu thuật ngữ có so sánh đối chiếu với tiếng Anh, do đó cũng đang được đẩy mạnh và phát triển mạnh

mẽ

Sự phát triển không ngừng của các ngành sản xuất công nghiệp, khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay cũng là một động lực góp phần thúc đẩy số lượng các thuật ngữ ở Việt Nam ngày một nhiều hơn và từng bước hoàn thiện dần Tuy nhiên, bên cạnh đó lại tồn tại một số bất cập Chẳng hạn, những khái niệm được biểu thị bằng hơn một thuật ngữ so với các thuật ngữ gốc, có khi chưa được hệ thống hoá và cách hiểu của các nhà khoa học cũng thiếu thống nhất Ngay cả cách phiên âm thuật ngữ Ấn - Âu ở nước ta hiện nay cũng chưa đảm bảo tính nhất quán Những bất cập vừa nêu trên thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho người sử dụng

Trang 18

12

Ở Việt Nam hiện nay, đội ngũ các nhà nghiên cứu thuật ngữ chưa đủ mạnh

và còn thiếu nhiều chuyên gia nghiên cứu thuật ngữ học Vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt là phải chú trọng nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn hoá các

hệ thống thuật ngữ thuộc các ngành khoa học ở nước ta nhằm tạo dựng những hệ thống thuật ngữ chính xác, dần khắc phục để tiến tới hoàn chỉnh những tồn tại không đáng có như đã nêu

Các nghiên cứu về thuật ngữ ở nước ta từ trước đến nay chủ yếu tập trung ở một số nét chính như sau:

2.1 Bàn về yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam

Khi đặt một thuật ngữ mới hoặc để thống nhất và chuẩn hoá các thuật ngữ đã

có, các nhà khoa học ở trong nước cũng như ở nước ngoài đã bàn rất nhiều đến những tiêu chuẩn (hay là các yêu cầu) của thuật ngữ

Ở Việt nam, người đầu tiên nêu ra một cách khá đầy đủ và có hệ thống các yêu cầu của một thuật ngữ là học giả Hoàng Xuân Hãn Trong tác phẩm "Danh từ khoa học" [19], ông đã đưa ra các điểm sau:

- Mỗi ý phải có một danh từ để gọi

- Danh từ ấy phải dùng riêng về ý ấy

- Mỗi ý đừng có nhiều danh từ

- Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý

- Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc

- Danh từ phải gọn

- Danh từ phải có âm hưởng Việt Nam

- Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính chất quốc gia

Tuy nhiên, ý kiến của các nhà khoa học khác về vấn đề này cũng hết sức khác nhau Chính vì tình trạng này mà cuối tháng 12/ 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà

nước đã triệu tập Hội nghị bàn về vấn đề Xây dựng thuật ngữ khoa học nhằm đẩy

mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học, dần dần tiêu chuẩn hoá

và thống nhất thuật ngữ trong các ngành chuyên môn Tại hội nghị, nhiều đại biểu

Trang 19

13

đã tán thành quan niệm về các tiêu chuẩn của thuật ngữ mà bản báo cáo chính đã

đưa ra: 1) Tính khoa học, cụ thể phải chính xác, có hệ thống, ngắn gọn; 2) Tính dân

tộc, nghĩa là có màu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm tiếng Việt; 3) Tính đại chúng, nghĩa là dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ viết, dễ đọc, tuy rằng mức độ nhất trí

ở điểm này, điểm khác còn có chỗ khác nhau Chẳng hạn, Lê Khả Kế cũng cho thuật ngữ vừa phải khoa học, nghĩa là chính xác và có hệ thống, vừa phải có tính dân tộc và đại chúng, phải đặt sao cho ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ [24, 110 - 114]

Học giả Lê Văn Thới cho rằng:

- "Về nội dung: 1) Danh từ phải chỉ riêng một ý mà thôi; 2) Một ý không nên

có nhiều danh từ; 3) Danh từ trong một bộ môn phải nằm trong một hệ thống chung; 4) Danh từ phải gợi đến ý chính

- Về hình thức: 5) Danh từ phải đặt ngắn gọn chừng nào tốt chừng ấy;

6)Danh từ phải nằm trong hệ thống chung của một ngôn ngữ" [36, 5]

Hồng Dân lại có phát biểu: "Những đặc điểm trên (ổn định về cấu tạo, ngắn

gọn, có sức sản sinh ) tạo ra cho thuật ngữ tính đơn vị định danh, tính chất này đảm bảo cho thuật ngữ có khả năng tách biệt với mọi ngữ cảnh, không bị ngữ cảnh làm sai lạc nội dung mà nó biểu thị" Rồi dẫn lời Như Ý trình bày quan điểm tương tự

và đi đến kết luận, " Có thể khẳng định những yêu cầu cơ bản của thuật ngữ là:

Trang 20

Hai là, thuật ngữ phải có tính hệ thống

Ba là, (tùy từng ngành) phải có tính quôc tế

2.2 Bàn về phương cách xây dựng thuật ngữ

Về chất liệu

Để đặt thuật ngữ khoa học, các nhà khoa học đều đi đến thống nhất: trước hết phải tận dụng kho tàng từ vựng của tiếng Việt, đó là những từ mà mọi người dân thường dùng Điều này đảm bảo được tính dễ hiểu và bảo vệ, phát triển được ngôn ngữ dân tộc Có thể dùng yếu tố Hán - Việt để đảm bảo tính chính xác và hệ thống khi các từ vựng trong tiếng Việt không đảm bảo hay đáp ứng yêu cầu trên Ngoài ra,

để đảm bảo mức chính xác khoa học cần thiết, chúng ta có thể mượn cả yếu tố

Ấn-Âu để tạo từ, có thể mượn những thuật ngữ nước ngoài phiên âm Như vậy, có ba nguồn xây dựng thuật ngữ là:

- Lớp thuật ngữ thuần Việt

- Lớp thuật ngữ Hán - Việt

- Lớp thuật ngữ Ấn - Âu

Về mô hình thuật ngữ

Nguyễn Văn Tu cho rằng: "Tạo những từ ghép Phương thức này được dùng

nhiều trong tiếng Việt như: đòn bẩy, đoạn thẳng, mặt phẳng, tam giác cách này thường dựa vào vốn từ vị của ngôn ngữ toàn dân" [39]

Về nguyên tắc vay mượn

Các nhà khoa học đều thống nhất mượn thuật ngữ nước ngoài để làm giàu vốn thuật ngữ của dân tộc Nhưng vay mượn thuật ngữ nước ngoài một cách có sáng tạo, biến nó thành thuật ngữ khoa học của dân tộc ta, vừa chính xác, vừa có hệ

Trang 21

15

thống chứ không phải là bắt chước người nước ngoài, cố giữ nguyên cách nói, cách đọc hay cách viết để đưa vào tiếng Việt, làm cho tiếng Việt bị lai căng và mất đi tính trong sáng Khi mượn yếu tố Hán - Việt để đặt thuật ngữ cần chú ý đến yếu tố

có nghĩa, độc lập thường dùng và phải kết hợp theo ngữ pháp tiếng Việt Còn khi

mượn thuật ngữ Ấn - Âu thì không nên "cố giữ nguyên dạng chữ quốc tế mà nên

dựa theo âm là chủ yếu (âm của nguyên ngữ hoặc của nhiều nước dùng gần giống nhau) mà phiên âm một cách sáng tạo, sao cho nó phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc ta" (Lưu Vân Lăng) [30, 153]

2.3 Bàn về chính tên gọi thuật ngữ

Tên gọi thuật ngữ cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm và thảo luận rất nhiều Hàng loạt tên gọi khác nhau được áp dụng cho thuật ngữ như: Thuật ngữ, danh từ khoa học, thuật ngữ khoa học và chuyên danh Tháng 7/1980, tại Hội nghị ngôn ngữ học "Về vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ", Hồng Dân (Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) đã trình bày một tham luận về chính tên gọi “thuật ngữ” Theo ông, nên dùng cụm từ "chuyên danh" để thay cho các cụm từ "thuật ngữ", "thuật ngữ khoa học", "danh từ khoa học" Thực chất, đề xuất nói trên không thỏa đáng vì thiếu sức thuyết phục bởi vì các cách gọi tên trên

có sự khác nhau chứ không phải hoàn toàn trùng nhau “Thuật ngữ”, hay “thuật ngữ khoa học” luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành khoa học và

lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó, còn “chuyên danh” về bản chất chỉ

là danh mục tên gọi cụ thể của các đối tượng được dùng trong từng ngành khoa học nhất định, chính vì vậy mà nó đã không thoát ra khỏi chính khái niệm “danh pháp” vốn được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” xuất bản năm 1985 đã đưa ra những thí dụ minh họa cho sự khác biệt giữa “thuật ngữ” và “chuyên danh” hay “danh pháp” Chẳng hạn

trong địa lý học, các từ như sông, hồ, núi, biển, sa mạc…v.v, là những thuật ngữ, còn các tên gọi cụ thể như sông Hồng, hồ Ba bể, núi Tam đảo, biển Đông…v.v, là các danh pháp Tương tự có thể dẫn thêm thí dụ như các từ “mỏ, khai trường” –

“nơi diễn ra hoạt động khai khoáng”; hay “lò” là các thuật ngữ KTM, còn các tên

Trang 22

16

gọi như mỏ Đèo nai – “tên một mỏ than ở Cẩm phả, Quảng ninh”), và “lò chợ” –

“vị trí khai thác ngầm dưới lòng đất, nơi nhiều công nhân có thể tập trung lại để làm

việc, đông như cái chợ”…v.v, là các danh pháp Để kết luận vấn đề này có thể sử dụng định nghĩa của Г.О Винокур “Còn về danh pháp thì khác hệ thuật ngữ, nó

chỉ là một hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, mà mục đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta có phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để gọi tên các đồ vật, các đối tượng không quan hệ trực tiếp với những đòi hỏi của tư duy lý luận hoạt động với những sự vật này” [72]

* Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ gần đây

Vấn đề nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ đã và đang ngày càng được quan tâm nhiều Ở Việt Nam, gần đây đã có một số đáng kể luận văn thạc sĩ, luận án tiến

sĩ nghiên cứu về thuật ngữ, ví dụ: “Thuật ngữ kinh tế thương mại Nhật - Việt” của Nguyễn Thị Bích Hà (Luận án Tiến sĩ, 2000); “Thuật ngữ điện tử Anh - Việt” của Nguyễn Thị Kim Thanh (Luận văn Thạc sĩ, 2000); “Thuật ngữ thương mại Anh -

Việt” của Vũ Thị Bích Hà (Luận văn Thạc sĩ, 2003); “Đặc điểm thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức và cách chuyển dịch thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức sang tiếng Việt”

của Lê Hoài Ân (Luận văn Thạc sĩ, 2003); “Khảo sát hệ thuật ngữ khí tượng thủy

văn tiếng Anh” của Đoàn Thúy Quỳnh (Luận văn Thạc sĩ, 2007) v.v

3 Tính chất của thuật ngữ

Thuật ngữ là những từ hoặc những cụm từ cố định dùng để biểu thị chính xác các khái niệm và đối tượng thuộc lĩnh vực của mỗi ngành khoa học Vì thế thuật ngữ mang những tính chất, đặc điểm sau:

3.1 Tính chính xác

Nói thuật ngữ khoa học trước hết phải nói đến tính chính xác Điều đó có nghĩa là thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái niệm khoa học mà không gây nhầm lẫn Một thuật ngữ lí tưởng là thuật ngữ phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm, tuy nhiên không thể đòi hỏi thuật ngữ phản ánh đầy đủ mọi phương diện, mọi khía cạnh của khái niệm Thậm chí cá biệt có trường hợp thuật

Trang 23

là yêu cầu đối với các thuật ngữ cùng thuộc một ngành khoa học, còn giữa các ngành khoa học khác nhau mà đòi hỏi các thuật ngữ phải như vậy thì e là không

hoàn toàn thực tế Thí dụ, thuật ngữ tiếng Anh “deposit”, trong ngành địa chất có

nghĩa là “vật liệu chưa hoặc đã được gắn kết tích tụ ở các bồn trũng”, còn trong ngành khai khoáng thì có nghĩa là “mỏ hay khoáng sàn, tức nơi tích tụ tự nhiên của quặng hoặc vật liệu quí, kể cả dầu khí có giá trị thương mại” Trong khi đó, ở lĩnh vực thương mại cũng thuật ngữ này lại có ý nghĩa là “khoản tiền đặt cọc, tiền ký

quĩ” Thực tế này một lần nữa cho thấy đúng là "Thuật ngữ - đó không phải là một

từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt ( ) đó là chức năng gọi tên" như

Ґ.O Bинокур đã nhận xét.[72, 5 – 6]

Mặt khác, khi giữa các ngành khoa học khác nhau mà có những khái niệm về

cơ bản giống nhau thì nên thống nhất dùng chung một thuật ngữ

3.2 Tính hệ thống

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống riêng Thuật ngữ của mỗi nước cũng có hệ thống riêng Vì vậy, nói đến thuật ngữ là phải nói đến tính hệ thống

Từ trước đến nay, các nhà ngôn ngữ học có nhiều cách hiểu khác nhau về

tính hệ thống của thuật ngữ khoa học Chẳng hạn, P.A Бударов cho rằng “thuật

ngữ có tính hệ thống hai mặt: một mặt, nó là yếu tố của hệ thống thuật ngữ, mặt khác nó lại là yếu tố của hệ thống ngôn ngữ” [70, 3 - 36] Trong khi đó,

Trang 24

18

E.H.Tолиĸина lại cho rằng các hệ thống thuật ngữ "không thể hoà lẫn vào hệ thống

từ vựng của ngôn ngữ toàn dân" [78] B.П Даниленĸо thấy rằng “trong tính hệ thống có bản chất phân loại” [74, 58] A.A Pеформатсĸий lại khẳng định “đặc trưng của thuật ngữ là tính hệ thống về mặt cấu tạo” [77, 51]

Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cho rằng tính hệ thống là một đặc trưng

về nội dung, một số khác lại coi đây là tiêu chuẩn về hình thức Quan điểm đúng hơn cả, theo chúng tôi là: khi nói đến tính hệ thống của thuật ngữ cần phải chú ý đến cả hai mặt: hệ thống khái niệm (tức là xét về nội dung) và hệ thống các biểu thị (xét về hình thức)

Theo Lưu Vân Lăng, “khi xây dựng hệ thống thuật ngữ, trước khi đặt hệ

thống ký hiệu (về hình thức) cần phải xác định cho được hệ thống khái niệm (về nội dung) của nó, đảm bảo đúng mối quan hệ lô gích nội dung-hình thức Không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt thuật ngữ, mà phải hình dung, xác định vị trí của

nó trong toàn bộ hệ thống khái niệm” [29, 427]

Tính hệ thống của các biểu thị thuật ngữ thường được thể hiện rõ ràng qua mối liên hệ liên tưởng và mối quan hệ ngữ đoạn của các tín hiệu trong ngôn ngữ

Tính quốc tế của thuật ngữ không phải chỉ thể hiện ở mặt hình thức cấu tạo ngữ âm, mà còn thể hiện ở mặt hình thái bên trong của nó (nghĩa là cách chọn đặc trưng của sự vật, khái niệm, ) tạo cơ sở định danh và đưa vào tên gọi làm thành hình thái bên trong của tên gọi

Trang 25

19

Tuy nhiên, tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện ở hình thức cấu tạo cũng chỉ tương đối vì dường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ Tính thống nhất của thuật ngữ thể hiện ở phạm vi khu vực Ở các ngôn ngữ châu Âu thuật ngữ thường bắt nguồn từ tiếng Latinh và Hy Lạp Hai thí dụ sau đây

sẽ minh họa cho nhận định này Thứ nhất là khái niệm “điện thoại” với tư cách là

một phương tiện liên lạc giữa hai người ở cách xa nhau, không nhìn thấy nhau

Trong tiếng Anh – “telephone”

Trong tiếng Pháp – “téléphone”

Trong tiếng Đức – “telephone”

Trong tiếng Nga – “телефóн”

Và ngay cả trong tiếng Việt - “tê-lê-phôn”, hay “phôn”

Thuật ngữ này vốn bắt nguồn từ tiếng Hy lạp với hai thành tố là “tele” nghĩa

là “xa” và “phone” – “âm thanh”

Thứ hai là khái niệm “đài phát thanh, máy thu thanh”

Trong tiếng Anh – “radio”

Trong tiếng Pháp – “radio”

Trong tiếng Đức – “radio”

Trong tiếng Nga – “радио”

Và trong tiếng Việt – “ra-đi-ô”

Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng La tinh “radiare” nghĩa là “phát ra, sản

ra tia”

Các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Hàn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Hán, đặc biệt là về khía cạnh từ vựng, do vậy mà vốn từ văn hóa hầu hết đều có nguồn gốc từ tiếng Hán nên có thể nói gần như toàn bộ hệ thống thuật ngữ đều dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán

3.4 Tính đơn nghĩa

Thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói hay viết ra thì làm cho người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học tương ứng với nó Vì thuật ngữ nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định nên thuật ngữ chỉ có một nghĩa,

Trang 26

20

khác với từ thông thường có tính đa nghĩa Tính đơn nghĩa ở đây được hiểu là đơn nghĩa trong một ngành, một lĩnh vực chuyên môn nhất định, nghĩa là đảm bảo tính chính xác của thuật ngữ

3.5 Tính ngắn gọn

Nhiều nhà nghiên cứu còn đề nghị thêm rằng thuật ngữ cần phải có tính ngắn gọn Thuật ngữ cũng như danh từ nói chung mang tính chất định danh Một thuật ngữ dài thì thường có tính chất miêu tả hay định nghĩa Tính chất này không những làm cho hệ thống ký hiệu của thuật ngữ bị xộc xệch méo mó, mà có khi còn làm lu

mờ, thậm chí có thể phá vỡ tính chất của bản thân nó Do đó, muốn cho kết cấu của thuật ngữ được chặt chẽ, đảm bảo tính chất định danh của thuật ngữ thì về mặt hình thức đòi hỏi thuật ngữ phải ngắn gọn (về số lượng các thành tố), cô đọng

3.6 Tính không biểu thị sắc thái tình cảm

Thuật ngữ có đặc điểm là không biểu thị sắc thái tình cảm (của người sử dụng) Chúng ta không thể tìm thấy trong hệ thống thuật ngữ những từ ngữ mang giá trị biểu cảm như các từ ngữ trong phong cách văn học nghệ thuật hay đời thường, bởi vì chúng được đặt ra là chỉ để biểu thị những khái niệm của một ngành khoa học xác định và phụ thuộc vào sự phát triển của ngành khoa học đó Do đó, thuật ngữ không hề mang sắc thái biểu cảm hay gây cho người đọc cảm xúc riêng

Chính các đặc điểm trên đây của thuật ngữ đã làm cho nó phân biệt rõ với từ trong từ vựng thông thường, từ nghề nghiệp, tiếng lóng và biệt ngữ mặc dù chúng cũng đều được sử dụng trong những phạm vi hẹp của xã hội

- Từ nghề nghiệp là từ biểu thị các công cụ sản phẩm và quá trình sản xuất

Chẳng hạn với nghề thợ mỏ là các từ như: “búa, thìu, choòng, đi lò”…; với nghề thợ mộc là các từ: “cất nóc, cầu phong, bức bàn (cửa), bào phá, bào xoa”v.v…

Điểm khác biệt giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp là: từ nghề nghiệp là những biệt ngữ của nghề, thuật ngữ là từ thuộc các ngành khoa học, công nghệ Số lượng từ nghề nghiệp tương đối ít; còn thuật ngữ là hệ thống lớn với số lượng từ phong phú

Trang 27

21

- Tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ được những nhóm, những lớp người nhất định trong xã hội sử dụng để che giấu hành động, giữ bí mật trong nội bộ cộng đồng

của mình Lấy thí dụ ngay giới sinh viên cũng có tiếng lóng như “phao” – “tài liệu

sử dụng gian lận trong khi thi”; “chết” – “thi trượt”; “phim” –“ghi sẵn bài vào giấy

để xem trộm”; “ngánh” – “nhìn trộm bài”; “alo” – “ra hiệu cầu cứu” hoặc “báo cho bạn”; “tăng ca, tụt ca” – “lưu ban” v.v…

- Biệt ngữ có một cách gọi khác là tiếng xã hội, bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng trong một phạm vi xã hội nhất định nhưng không nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm xã hội như tiếng lóng Lấy thí dụ cho bộ phận từ ngữ này,

người ta hay dẫn ra nhóm từ xưng hô trong các triều đình phong kiến, như “trẫm, bệ

hạ, phu quân, phu nhân, nô tài, thảo dân” v.v…

4 Thuật ngữ gốc Ấn - Âu và thuật ngữ Việt

Thuật ngữ có nguồn gốc Ấn – Âu và thuật ngữ có nguồn gốc Việt trong một lĩnh vực cụ thể nào đó lẽ đương nhiên là phải tương đương nhau về mặt nội dung biểu đạt khái niệm hay định danh sự vật, còn về mặt hình thức thì phải tuân thủ những qui tắc ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ Thuật ngữ Ấn – Âu là thuật ngữ biến hình còn thuật ngữ Việt là thuật ngữ không biến hình

4.1 Đặc điểm của thuật ngữ nguồn gốc Ấn - Âu

Các ngôn ngữ Ấn - Âu là các ngôn ngữ biến hình nên về mặt hình thức từ của chúng có sự biến đổi về hình thái cho phù hợp với các quan hệ ngữ pháp về ngôi, thời, thể, giống, số, cách Chúng cũng có khả năng sinh sản hay tạo ra từ mới nhờ các phương thức kết hợp, lắp ghép khác nhau Về mặt cấu tạo, trừ một số

không nhiều đơn vị thuật ngữ là từ gốc hay căn tố, thí dụ như “adit” – “lò bằng”;

“alluvia” – “đất đá phủ” hay “đất bồi”; “bogey” – “xe tích”; “boss” – “ổ” hay

“bướu”; “clay” – “đất sét”; “curve” – “vòm” hay “uốn cong”; “deck” – “sàn” hay

“nền, tầng”; dirt” – “đất đá thải”; “face” – “gương lò”; “fold” – “uốn nếp” hay “nếp gấp”; “gravel” – “cuội” hay “sỏi”; “hole” – “lỗ khoan”; “jack” – “cái kích” v.v…

Trang 28

22

thì hầu hết các thuật ngữ có nguồn gốc Ấn-Âu thường được cấu tạo bằng hai

phương thức chính là phương thức phụ gia và phương thức ghép

- Phương thức phụ gia: là phương thức dùng chính tố kết hợp với phụ tố

cấu tạo từ (tiền tố và hậu tố) để tạo nên từ Phương thức này cho ta thuật ngữ phái sinh Có thể thấy các loại kết hợp sau:

* Kết hợp tiền tố với căn tố

de + water = dewater (khử nước, tháo nước)

non + metal = non - metal (phi kim loại)

non + ore = non-ore (không quặng)

under + clay = underclay (sét dưới, sét lót dưới)

under + ground = underground (dưới đất, ngầm)

under + pass = underpass (đường ngầm)

* Kết hợp căn tố với hậu tố

deepen + ing = deepening (sự đào sâu)

deep + ly = deeply (thuộc dưới sâu)

deposit + ion = deposition (sự tích tụ, quá trình tích tụ)

lead + ed = leaded (được mạ chì, được bọc chì)

magma + tic = magmatic (thành tạo từ magma)

magma + tion = magmation (sự magma hoá)

metal + lic = metallic (thuộc kim loại, quặng)

nugget + ing = nuggeting (sự kiếm tìm vàng tự nhiên)

* Kết hợp tiền tố, căn tố và hậu tố

non + bed +ded = nonbedded (thuộc không phân lớp)

non + flow + ing = nonflowing (không tự chảy, không trào ra)

un + break + able = unbreakable (không thể phá vỡ)

un + colour + ed = uncoloured (không màu)

* Kết hợp tiền tố, căn tố và hai hậu tố

non + direct + ion + al

= nondirectional (không định hướng, vô hướng) v.v…

Trang 29

23

- Phương thức ghép: là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố Có các

kiểu loại ghép sau đây:

* Ghép căn tố với căn tố

bad + land = badland (đất xấu)

bed + rock = bedrock (đá gốc)

bore + hole = bore-hole (lỗ khoan xuyên)

broad + web = broad-web (khấu rộng (máy liên hợp)

cater + pillar = caterpillar (sâu (hay ngài) bướm, xe bánh xích)

free + face = free face (mặt tự do)

lime + stone = limestone (đá vôi)

native + gold = native gold (vàng tự sinh)

noble + gas = noble gas (khí hiếm)

pile + work = pilework (việc đóng cọc, bệ hay đài cọc)

* Ghép một từ phái sinh với căn tố

boring + machine = boring machine (máy khoan)

claying + bar = claying bar (mạch sét)

cleaned + coal = cleaned coal (than sạch)

converted + clay = converted clay (sét bị biến chất)

fragmental + rock = fragmental rock (đá vụn)

* Ghép căn tố với một từ phái sinh

coal + formation = coal formation (hệ tầng than, trầm tích chứa than) cover + thickness = cover thickness (độ dày tầng phủ, độ sâu vỉa)

crack + spacing = crack spacing (độ hở khe nứt)

deep+ mining = deep mining (sự khai thác mỏ ở độ sâu lớn)

falling + stone = falling stone (thiên thạch)

folded + rock = floded rock (đá uốn nếp)

* Ghép từ phái sinh với từ phái sinh

deposition+environment = deposition environment (môi trường trầm tích)

Trang 30

24

geological + formation = geological formation (thành hệ địa chất)

geological + mapping = geological mapping (vẽ bản đồ địa chất)

geophysical+exploration = geophysical exploration (thăm dò địa vật lý) graded + bedding = graded bedding (phân lớp theo độ hạt)

Nhìn từ đặc điểm cấu tạo thuật ngữ, ta có hai loại thuật ngữ là thuật ngữ đơn (gồm một từ) và thuật ngữ phức (gồm hai từ trở lên)

4.2 Đặc điểm của thuật ngữ Việt

Thuật ngữ Việt có đặc điểm là không biến đổi hình thái Quan hệ giữa các từ (thuật ngữ) với nhau về mặt hình thái là rất yếu, không chỉ ra mối quan hệ giữa các

từ trong câu Một thuật ngữ tiếng Việt có thể là một từ đơn hoặc là một thuật ngữ phức, được cấu tạo bằng các tổ hợp các từ, yếu tố cấu tạo từ lại với nhau Ví dụ:

than + cám = than cám → than cám + 5 = than cám 5

lộ + thiên = lộ thiên → mỏ + lộ thiên = mỏ lộ thiên

hầm + lò = hầm lò → mỏ + hầm lò = mỏ hầm lò

trầm + tích = trầm tích

khai thác + (ở) + tầng sâu = khai thác (ở) tầng sâu

đá + (bị) + phong hoá = đá (bị) phong hoá

mạch + quặng + ẩn = mạch quặng ẩn

Trang 31

25

5 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam

Thuật ngữ khoa học tiếng Việt ở Việt Nam xuất hiện khá muộn Sự chậm trễ này là hậu quả của chế độ phong kiến và chính sách nô dịch văn hoá của thực dân Pháp Cho đến đầu thế kỷ XX mới xuất hiện lẻ tẻ một số thuật ngữ tiếng Việt Một

số học giả Việt Nam lúc bấy giờ đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thuật ngữ Họ phát biểu quan điểm của mình trên các tờ báo xuất bản lúc đó

Mở đầu là học giả Dương Quảng Hàm, trong bài "Bàn về tiếng An Nam" đăng ở báo Nam Phong số 22 năm 1919, đã đề cập đến vấn đề mượn thuật ngữ nước ngoài Theo ông thì ta không mượn tiếng Pháp được vì tiếng Pháp là tiếng có nhiều vần, có nhiều chỗ ta khó đọc, mà "nên mượn chữ nho" vì "về triết học, khoa học, kỹ nghệ Tàu dịch đúng và gần đủ, tiếng Tàu đồng chủng với tiếng ta" Vũ Công Nghi cũng phát biểu quan điểm tương tự trong bài viết của mình "Tiếng An Nam có nghèo không?" đăng trên báo Nam Phong, số 59 năm 1922 Năm 1924 trên báo Hữu thanh số 15, trong bài "Về sự dịch tiếng hoá học", Nguyễn Ứng cũng dựa vào tiếng Hán để đặt thuật ngữ hoá học

Trái lại, Nguyễn Văn Thịnh lại không tán thành quan niệm dùng chữ Hán để đặt thuật ngữ hoá học Ông nói rằng: "Nếu ta cứ mượn chữ Hán thì ngày kia thông dụng đã quen rồi, muốn sửa ắt là bất tiện" Học giả này chủ trương "mượn tiếng Latinh hay Hy Lạp như các tiếng trong thế giới mà phiên âm ra" chứ không mượn tiếng Pháp, “ vì tiếng Pháp cũng mượn tiếng Latinh hay Hy Lạp, ta nên đi tới cội nguồn phải tốt hơn" (dẫn theo Lưu Vân Lăng [29,266]

Cho đến những năm 30, khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lúc này phong trào cách mạng nêu cao chủ trương đúng đắn "đấu tranh vì tiếng nói, chữ viết" thì thuật ngữ khoa học mới dần dần đi vào tiếng nước ta Những thuật ngữ này lúc đầu chủ yếu là về khoa học xã hội, đặc biệt là về chính trị và triết học, về sau mới phát triển sang các ngành khoa học khác Đối với mảng thuật ngữ khoa học

kỹ thuật thì lúc đó "Khoa học tạp chí" (1931 - 1933) đã có những đóng góp nhất định Lúc này, khuynh hướng chủ yếu là tiếp nhận dưới dạng phiên âm một số ít thuật ngữ của tiếng Hán và tiếng Pháp

Trang 32

26

Khoảng hơn mười năm sau kể từ khi tờ "Khoa học tạp chí" ra đời, việc đặt thuật ngữ mới được các nhà khoa học chú ý và phát biểu trong báo "Khoa học" (1942 - 1943)

Đặng Phúc Thông trên báo "Khoa học" năm 1942 cho rằng "dịch âm tiếng Pháp ra tiếng ta có nhiều điều không tiện" vì "tiếng Pháp thuộc về loại đa âm mà tiếng mình thuộc về loại độc âm " Ông chủ trương học tập lối Trung Quốc đã làm, vì các loại sách thì dịch ra chữ Nho, một số dịch âm, còn về hoá học thì theo cách đặt chữ Nôm

Học giả Nguyễn Duy Thành, trong bài "bàn về cách đặt tiếng hoá học" in trên báo Khoa học số 3 năm 1942, lại cho rằng cách đặt thuật ngữ hoá học của Trung Quốc là không khoa học Ông đề nghị lấy các ký hiệu mà gọi

Đặng Văn Dư trong bài "Một cách đặt tên ra tiếng Nam về khoa học" đăng trên báo Khoa học số 5 năm 1942 lại chủ trương dùng lối nói lái để đặt thuật ngữ

Trong số các học giả thời kỳ này, đáng chú ý nhất là quan điểm của Hoàng Xuân Hãn Trong tác phẩm "Danh từ khoa học" [19], lần đầu tiên vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học được xem xét một cách tương đối có hệ thống Ông đề ra cho thuật ngữ 8 "tính cách" và nêu lên 3 phương sách đặt thuật ngữ khoa học, đó là:

- Phương sách dùng tiếng thông thường

- Phương sách phiên âm

- Phương sách lấy gốc chữ nho

Vận dụng 3 phương sách đó, Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng được cuốn thuật ngữ đối chiếu Pháp - Việt đầu tiên về các môn toán, lý, cơ, thiên văn dùng cho bậc trung học

Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt được trả lại vị trí xứng đáng của nó - từ chỗ là ngôn ngữ của một dân tộc mất nước, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của một nhà nước độc lập có chủ quyền, được dùng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, nghệ thuật, và được

sử dụng làm phương tiện giảng dạy duy nhất ở tất cả các cấp học Nhờ vậy, thuật ngữ khoa học cũng được phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, khi xây dựng thuật ngữ,

Trang 33

27

các nhà khoa học vẫn chưa có được một đường hướng chung thống nhất và quan điểm của họ cũng hết sức khác nhau Trước tình hình đó năm 1964 Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã cho ra "Quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên" [32] và một bản nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học xã hội Hai bản quy định này đã phát huy được tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy các ngành chuyên môn xây dựng thuật ngữ theo một phương hướng thống nhất hơn Kết quả là rất nhiều tập thuật ngữ đối chiếu được xuất bản Thuật ngữ khoa học tiếng Việt đã có đủ để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy kể cả bậc trên đại học

Sau khi đất nước được thống nhất (4/ 1975), công tác xây dựng thuật ngữ tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển trong phạm vi cả nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu lớn lao đã đạt được, công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở nước ta còn có những điểm phải hoàn thiện và thống nhất hơn nữa Đó là tình trạng không thống nhất trong thuật ngữ khoa học tiếng Việt hiện nay

Những năm 60, nổi trội lên xu hướng phiên âm chuyển theo chữ viết Văn bản về việc chuẩn hoá Chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được chính thức ban hành vào ngày 1/ 7/ 1983 Trên cơ sở đó, Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục cũng đã ra những văn bản pháp quy khác nhằm hướng dẫn thực hiện

Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Hội đồng Chuẩn hoá Thuật ngữ năm 1983

đã chọn biện pháp phiên chuyển theo chữ là chính

Gần đây, do tình trạng dùng tràn lan các từ ngữ nước ngoài trên báo chí, sách

vở tiếng Việt, trong xã hội lại nổi lên cuộc vận động quay trở lại chủ trương phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt theo âm là chính

Như vậy, có thể thấy rằng các vấn đề thuật ngữ học được nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là từ góc độ thực tiễn: nhu cầu xây dựng các thuật ngữ khoa học kỹ thuật Kết quả là nhiều cuốn thuật ngữ khoa học đối chiếu tiếng Việt và các ngôn ngữ nước ngoài đã được xuất bản, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập của nhiều chuyên ngành khác nhau

Trang 34

28

Tiểu kết

Tóm lại, trên đây luận văn đã trình bày một cách ngắn gọn một số vấn đề lý luận về thuật ngữ và tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Trên cơ sở phân tích quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trong nước và nước ngoài, luận văn này

đã chọn một định nghĩa về thuật ngữ nói chung với tư cách là định nghĩa để làm

việc Khái niệm "thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ, biểu thị chính xác khái niệm,

đối tượng và được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học cụ thể" sẽ được làm cơ sở

cho công việc khảo sát, miêu tả của chúng tôi Bên cạnh đó, các đặc điểm nhận diện thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với các lớp từ khác trong từ vựng cũng đã được hệ thống hoá lại để theo đó có thể thu thập, phân tích và đánh giá tư liệu, thực hiện các khảo sát hữu quan

Trong khi phân tích và so sánh hệ thuật ngữ KTM Anh - Việt, những đặc điểm khác biệt giữa thuật ngữ KTM tiếng Anh với thuật ngữ KTM tiếng Việt cũng

sẽ đặc biệt được lưu ý Đó là những khác biệt do đặc điểm loại hình ngôn ngữ quy định và có ảnh hưởng rất lớn mà người nghiên cứu không thể bỏ qua Toàn bộ cơ sở

lý luận được trình bày trong chương này chưa hoàn toàn đầy đủ và có những điểm cần thảo luận thêm Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ những vấn đề

lý luận này có thể giúp chúng tôi thực hiện công việc nghiên cứu của mình

Trang 35

29

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THUẬT NGỮ

KỸ THUẬT MỎ TIẾNG ANH

1 Khái niệm thuật ngữ KTM

1.1 Khai thác mỏ là một quá trình hoạt động gồm nhiều giai đoạn Quá trình này

được bắt đầu từ giai đoạn phát hiện thân quặng đến khâu chiết tách khoáng sản và cuối cùng là hầu như phải trả lại toàn bộ hiện trạng mặt đất gần với tình trạng tự nhiên ban đầu của nó Do đó, khai thác mỏ là một tập hợp gồm nhiều lĩnh vực khác

nhau trong ngành công nghiệp khai khoáng, bao gồm tìm kiếm thăm dò

(exploration), xây dựng (mining construction), khai thác (exploitation) - trong đó có

khai thác lộ thiên (surface mining) và khai thác hầm lò (underground mining), vận

chuyển (transportation), sàng tuyển hay tuyển khoáng (mineral processing) v.v

Đến lượt mình, trong từng lĩnh vực lại có những tiểu hệ thống về kỹ thuật và công

1.2 Tuy nhiên, vào buổi đầu của thời kỳ sơ khai, qui mô cũng như kỹ thuật khai

thác còn rất nhỏ bé, thô sơ với phương pháp chủ yếu là “drift mining” (nhặt than trôi) và “bell pits” (khai thác bằng gầu treo) và ở chừng mực nào đó là “shaft

mining” (đào giếng khai thác) chủ yếu sử dụng kỹ thuật “room and pillar” (khai

thác theo buồng và cột) Chỉ sau khi có sự xuất hiện của máy (động cơ) hơi nước, cả thế giới mới thực sự bước vào một cuộc Cách mạng đại Công nghiệp Nước Anh lại có may mắn là quê hương của cả hai sự kiện quan trọng này Với một ngành khai

Trang 36

30

khoáng thủ công tồn tại hàng chục thế kỷ nay, bổng chốc lại được hưởng lợi trực tiếp phương tiện kỹ thuật từ những thành quả của cuộc Cách mạng đại Công nghiệp

Các phương tiện, thiết bị cơ khí chuyên dụng được thiết kế chế tạo phục vụ hoạt

động khai khoáng trên qui mô ngày một lớn mạnh Sự phát triển của ngành khai khoáng, đặc biệt là khai thác than đã đáp ứng nhu cầu về nguyên nhiên liệu cho các

xí nghiệp công nghiệp ngày một gia tăng Trên toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Anh những kỹ thuật chủ yếu trong lĩnh vực khai thác than hầm lò (hình thức khai thác khoáng sản đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt) đã được phát triển từ cuối thế kỷ XVIII, và liên tục được cải tiến, hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật

và công nghệ nói chung Điều này cắt nghĩa tại sao tiếng Anh lại có hệ thuật ngữ kỹ thuật mỏ phong phú, khá hoàn chỉnh Với lợi thế khách quan là một ngôn ngữ quốc

tế, hệ thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng Anh được phổ biến rộng khắp trên thế giới, trong

đó có Việt Nam

Như vậy, khái niệm thuật ngữ kỹ thuật mỏ bao hàm một phạm vi tương đối rộng, gồm nhiều ngành kỹ thuật gần gũi, có liên quan và liên ngành như kỹ thuật Địa chất, khoa học Địa lý, Địa vật lý, kỹ thuật Trắc địa, khoa học Môi trường v.v

Đã có một thời gian dài những ngành khoa học này dùng chung một hệ thuật ngữ khoa học Có thể dẫn ra đây hàng loạt dẫn chứng minh họa Ví dụ thuật ngữ

“groundwater” (nước ngầm) không những được sử dụng trong lĩnh vực khai thác

mỏ, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, như địa chất thủy văn, địa lý, môi trường

Tương tự, các thuật ngữ “pollution” (sự ô nhiễm), “landform” (địa hình), “area”

(khu vực, khu khai thác) không chỉ là những thuật ngữ trong lĩnh vực môi trường

mà còn được sử dụng cả trong các lĩnh vực mỏ, địa chất; cũng như thuật ngữ

“sonic” (siêu âm) và “laser” (la-ze) không chỉ là những thuật ngữ trong vật lý học,

mà còn được sử dụng trong các lĩnh vực mỏ, địa chất để giúp nghiên cứu cấu trúc đất đá, định vị, định hướng trong khai thác mỏ hầm lò Và hàng loạt thuật ngữ khác

nữa, cụ thể như: “abrasion” (sự mài mòn, bào mòn) hay “erode” (xói mòn, ăn mòn), “exploration” (thăm dò, khảo sát, tìm kiếm), “exploitation” (sự khai thác),

“mineral” (khoáng vật), “mineral deposit” (mỏ khoáng sản), mine surveying (trắc

Trang 37

31

địa mỏ), mountain (núi), ore (quặng), “ore deposit” hay “ore mine” (mỏ quặng),

“hot spring” (suối nước nóng), “seismic” (địa chấn), v.v , đều là những thuật ngữ

liên ngành

Các thuật ngữ trong các ngành liên quan, liên ngành luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau và nhiều khi khó phân biệt được ranh giới rạch ròi thuật ngữ nào là của ngành kỹ thuật mỏ, thuật ngữ nào là của những ngành liên quan Tuy nhiên, để tìm hiểu đặc điểm của hệ thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng Anh, luận văn chỉ tập trung vào những thuật ngữ điển hình có liên quan trực tiếp tới kỹ thuật khai thác mỏ (thuần mỏ) rồi tập hợp thành một danh sách để có cơ sở nghiên cứu, đối chiếu Từ những đặc điểm trên, chúng tôi đưa ra một cách hiểu đơn giản về khái niệm thuật

ngữ kỹ thuật mỏ như sau: “Thuật ngữ kỹ thuật mỏ là những từ và những cụm từ cố

định, là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn về hoạt động và kỹ thuật khai thác mỏ”

2 Đặc điểm cấu tạo từ của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh

2.1 Những đặc điểm chung

Ngôn ngữ nào cũng vậy, chúng vừa được hình thành và phát triển theo những qui luật chung (phổ quát) của thế giới ngôn ngữ, vừa luôn mang những đặc trưng của nhóm và họ ngôn ngữ mà chúng là thành viên Tiếng Anh hiện đại, theo đánh giá thuộc loại ngôn ngữ khuất chiết (hay hòa kết) nhóm ngôn ngữ phân tích tính

Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ này là “quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay ở

trong bản thân từ nhờ từ có biến hình ở trong câu nói Trong từ - một trong những đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ loại hình này – có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố; căn tố, phụ tố (và nói chung là tất cả mọi hình vị trong từ) kết hợp chặt chẽ với nhau, hòa làm một khối; giữa phụ tố và các ý nghĩa mà chúng diễn đạt không có

sự tương ứng đơn giản kiểu một đối một: một phụ tố - một ý nghĩa” [41, 39 - 40]

Thuật ngữ kỹ thuật mỏ là một tiểu hệ thống trong tiếng Anh nên cũng không vượt ra ngoài những đặc trưng cố hữu tạo nên bản chất của loại hình Về cơ bản, trong cấu tạo từ, những qui tắc đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ khuất chiết vẫn được khai thác triệt để trong quá trình xây dựng hệ thống thuật ngữ kỹ thuật mỏ Những qui

Trang 38

32

tắc đó là: biến hình từ, cấu tạo từ bằng cách kết hợp căn tố với các phụ tố Chính nhờ phương thức này mà người ta có thể dễ dàng tạo ra những đơn vị từ vựng – thuật ngữ mới thỏa mãn những yêu cầu khách quan để biểu thị các khái niệm, định danh sự vật, công cụ hay miêu tả các qui trình, thao tác trong hoạt động khai khoáng

ngày một phát triển Ví dụ thuật ngữ (từ) “mine” trong tiếng Anh Với tư cách là danh từ, đơn vị từ độc lập, nó vừa có nghĩa là “mỏ, hầm mỏ, xí nghiệp mỏ” tức là

nơi diễn ra các hoạt động khai khoáng một cách có tổ chức, với qui mô công nghiệp

đồng thời lại vừa có nghĩa là “tầng quặng, vỉa quặng”; còn với tư cách là động từ thì “mine” có nghĩa là “khai thác mỏ” nhưng có tần số sử dụng thấp hơn Còn với tư cách là một căn tố, “mine” có thể kết hợp với những phụ tố khác (gồm tiền tố và

hậu tố), thậm chí cả hai để tạo ra vô số từ phái sinh sơ cấp và thứ cấp Ví dụ:

min(e)+ing = mining (sự khai mỏ)

min(e)+er = miner (thợ mỏ, máy khai thác mỏ)

miner +al = mineral (khoáng vật)

miner +y = minery (hầm mỏ, xí nghiệp mỏ)

mineral+ize = mineralize (khoáng hóa) (động từ)

mineral+ogy = mineralogy (khoáng vật học)

mineral+ogist = mineralogist (nhà khoáng vật học)

re+mine = remine (khai thác tận thu)

Không chỉ tham gia cấu tạo từ phái sinh, bản thân danh từ “mine” còn làm

thành tố cấu tạo rất nhiều cụm từ trong đó nó đóng vai trò là thành tố trung tâm được xác định về mặt tính chất nhờ các từ có vai trò tính ngữ đứng trước Ví dụ:

“clay mine” (mỏ đất sét), “coal mine (mỏ than) , “derelict mine” (mỏ bỏ hoang),

“fiery mine” (mỏ có khí nổ), “iron mine” (mỏ sắt), “open-pit mine” (mỏ lộ thiên),

“placer mine” (mỏ sa khoáng), “dusty mine” (mỏ có nhiều bụi) …v.v Ngoài ra, đến lượt mình, những từ phái sinh của từ “mine” lại có thể trở thành thành tố để cấu tạo nên những cụm từ khác Đơn cử từ phái sinh “mining” (sự khai thác mỏ), có thể có

Trang 39

33

những mô hình kết hợp, ví dụ như: “advancing mining” (sự khấu đuổi vỉa), “bench

mining” (sự khấu theo lớp), “blast-hole mining” (khấu bằng lỗ khoan sâu), “breast mining” (sự khấu liền vỉa), “downward mining” (sự khấu theo lò hạ), “upward mining” (sự khấu theo lò thượng), “room mining” (hệ thống khai thác buồng), “coal mining” (sự khai thác than), “conveyor mining” (sự khai thác theo băng chuyền),

“hydraulic mining” (sự khai thác bằng thủy lực), “open-cast mining” hay “strip

mining” (sự khai thác lộ thiên), “shortwall mining” (sự khai thác bằng gương lò

ngắn) v.v

2.2 Các mô hình cấu tạo cơ bản của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh

Từ những nguồn tư liệu được xác định và giới hạn (như trình bày trong phần

mở đầu), luận văn đã xem xét, thu thập và thống kê lại được một danh mục gồm khoảng 4650 thuật ngữ KTM tiếng Anh Trong đó có 1233 thuật ngữ đơn, chiếm 26,51% và 3417 thuật ngữ phức, chiếm 73,49%

2.2.1 Mô hình cấu trúc của thuật ngữ KTM đơn

Thuật ngữ đơn là thuật ngữ chỉ có một từ Từ ở đây được hiểu là một đơn vị ngôn ngữ viết liền thành một khối hoàn chỉnh về cả chính tả và phát âm, chuyển tải một nội dung (khái niệm) ngữ nghĩa nhất định Về cơ cấu, thuật ngữ đơn gồm hai loại, loại được cấu tạo bằng một gốc từ và loại thứ hai, gồm một gốc từ kết hợp với các loại phụ tố

Trong tổng số khoảng 1233 thuật ngữ đơn khảo sát, chúng tôi thống kê được

347 thuật ngữ có cấu tạo từ một gốc từ, chúng tôi gọi là thuật ngữ đơn gốc từ, chiếm

28,14% Ví dụ: “damp” (khí mỏ); “peat” (than bùn); “crude” (thô, nguyên khai);

“dig” (đào, khai thác) v.v… Còn lại, có khoảng 886 thuật ngữ KTM được cấu tạo

dùng phương thức phụ tố (chủ yếu là tiền tố và hậu tố) Chúng tôi gọi đây là những

thuật ngữ KTM đơn phái sinh Ví dụ: “exploitation” (khai thác) “transportation”

(vận chuyển); “miner” (thợ mỏ) ; “mineral” (khoáng vật); “underground” (hầm lò); “undermanager” (đội trưởng khai thác mỏ); “underhole” (khai thác hố phía

dưới) v.v…

Trang 40

34

2.2.1.1 Thuật ngữ KTM đơn gốc từ

Như đã trình bày, thuật ngữ đơn gốc từ là loại thuật ngữ chỉ gồm một gốc từ (hay một từ căn), chúng mang đầy đủ ý nghĩa và đặc điểm của một từ, hoạt động với tư cách là một từ hoàn chỉnh Thuật ngữ thuộc loại này không có cấu tạo bằng phương thức phụ tố Trong tổng số khoảng 4650 thuật ngữ khảo sát, chúng tôi thu thập được 347 thuật ngữ đơn gốc từ, chiếm 7,46 % Thuật ngữ đơn gốc từ thường được phân nhóm theo từ loại, như: danh từ, động từ, tính từ v.v…

a Danh từ

Hầu hết các thuật ngữ đơn gốc từ ngành kỹ thuật khai thác mỏ đều là danh

từ Trong tổng số khoảng 347 thuật ngữ gốc từ khảo sát, có khoảng 208 thuật ngữ là danh từ chiếm 59,94 % , và tương đương 16,86 % trên tổng số thuật ngữ đơn được khảo sát Ví dụ:

bind: sét cứng

clay: sét

damp: khí mỏ

delay: khoáng sản, khoáng sàng, khoáng vật, mỏ

detritus: vụn phong hoá

dirt: đá không quặng, trầm tích, phù sa

due: thuế khai thác mỏ

rig: tháp khoan, giàn khoan, chòi khoan

rod: cần khoan (cần câu!)

room: buồng, lò (khai thác)

ruby: hồng ngọc

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w