BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ VUI ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ CHỈ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRONG TIẾNG HÁN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ VUI
ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ CHỈ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ
TRONG TIẾNG HÁN (Có so sánh với tiếng Việt)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 50408
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học PGS-TS TRẦN TRÍ DÕI
HÀ NỘI NĂM 2002
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ VUI
ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG NGỮ NGHĨANHÓM TỪ CHỈ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRONG TIẾNG HÁN
(Có so sánh với tiếng Việt)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Giới thiệu đôi nét về tiếng Hán
1.1 Lịch sử phát triển của tiếng Hán
1.2 Đặc điểm cấu trúc tiếng Hán
1.3 Đặc điểm loại hình của tiếng Hán
2 Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ-văn hoá Hán-Việt và sự hình thành lớp
từ ngữ Hán - Việt
2.1 Tiếp xúc ngôn ngữ là qui luật khách quan của mọi ngôn ngữ
2.2 Các điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán
2.3 Cách đọc Hán-Việt, yếu tố gốc Hán và yếu tố Hán - Việt
3 Lớp từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể
CHƯƠNG II : TRƯỜNG TÊN GỌI CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRONG
TIẾNG HÁN: THỐNG KÊ - PHÂN LOẠI - MÔ TẢ
Trang 42.2 Phân loại theo cấu trúc thành tố các tên gọi
2.2.1 Cơ sở phân loại
2.2.2 Kết quả phân loại
2.3 Nhận xét về kết quả phân loại các bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán
CHƯƠNG III: SO SÁNH CÁC TỪ CHỈ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRONG TIẾNG HÁN VỚI CÁC TỪ HÁN - VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG.
1 Khảo sát và miêu tả
1.1 Các đơn vị tương ứng nghĩa 1: 1
1.2 Các đơn vị không tương ứng nghĩa 1: 1
Trang 5NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trong luận văn chúng tôi thực hiện những chữ viết tắt như sau:
BPCTN : bộ phận cơ thể người
kng : khẩu ngữ tgthg : tên gọi thông thường thgt : thông tục
slý : thuật ngữ sinh vật học, giải phẫu học
TH : từ điển tiếng Hán
TV2000 : từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nxb
Đà Nẵng, 2000
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề:
Vay mượn là một hiện tượng tất yếu xảy ra ở tất cả các ngôn ngữ Tiếng Việt trong quá trình hình thành và phát triển, có một thời gian tiếp xúc ngôn ngữ - văn hoá lâu dài với tiếng Hán và tạo thành một bộ phận ngôn ngữ - văn hoá Hán - Việt
Nó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tiếng Việt Kết quả dẫn tới là trong tiếng Việt đã xuất hiện lớp từ gốc Hán (trong đó có lớp từ Hán - Việt) Đến nay, trong tiếng Việt, trải qua hàng ngàn năm, lớp từ này chịu sự tác động rất lớn của tiếng Việt trên mọi phương diện: ngữ âm, ngữ nghĩa và cấu tạo Sự tác động này làm thay đổi cả diện mạo lẫn chất "ngoại lai" của từ Hán Việt nói riêng và từ gốc Hán nói chung Hiện nay, sức sống của lớp từ gốc Hán không những không bị giảm đi mà ngày càng mạnh, chiếm tỉ lệ khá lớn và không thể thiếu được trong đời sống của tiếng Việt Chính vì bộ phận từ vựng này có tầm quan trọng như vậy, cho nên từ trước đến nay nhiều nhà Việt ngữ học đã để tâm nghiên cứu chúng trên nhiều bình diện khác nhau, từ những hướng tiếp cận khác nhau Có thể kể ra một số xu hướng chính như sau:
1) Đa số các công trình nghiên cứu nhằm vào bình diện từ vựng ngữ nghĩa của lớp từ gốc Hán nói chung hoặc chỉ riêng lớp từ Hán - Việt Các công trình này gồm một số ít là các giáo trình từ vựng - ngữ nghĩa học, còn lại là các bài tạp chí hoặc kỉ yếu khoa học chuyên ngành Ở xu hướng này có các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Văn Tu (1976), (1981); Đỗ Hữu Châu (1981); Phan Ngọc (1985); Nguyễn Thiện Giáp (1985); Nguyễn Văn Khang (1988), (1992), (1994); N.V Stankevich (1991);
Trang 7Nguyễn Đức Tồn (2001), v.v
2) Một vài công trình của các nhà nghiên cứu trong nước nhằm vào bình diện ngữ âm lịch sử của từ ngữ Hán-Việt mà điển hình là các cuốn sách chuyên khảo và bài báo của tác giả Nguyễn Tài Cẩn (1979); Vương Lộc (1978), (1985); Hoàng Dũng (1991), v.v
Các công trình nói trên chủ yếu khảo sát lớp từ gốc Hán nói chung hoặc từ ngữ Hán - Việt hoặc Hán Việt cổ hoặc Hán - Việt Việt hoá nói riêng theo hai bình diện
đã trình bày trên trong đời sống tiếng Việt (tức là ở chính bản thân tiếng Hán - Việt chẳng hạn) mà chưa có sự so sánh đối chiếu với tiếng Hán hiện nay ở Trung Quốc
Sự thiếu vắng những nghiên cứu đối chiếu từ gốc Hán làm cho những người dạy và học tiếng Hán hiện nay cũng như những người Trung Quốc học tiếng Việt gặp nhiều khó khăn trong công việc của mình Do vậy việc nghiên cứu có so sánh với tiếng Hán rất quan trọng đối với chúng tôi, những người giảng dạy tiếng Trung Quốc Đó cũng chính là lí do quan trọng nhất để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này
2 Mục đích nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích của luận văn này là miêu tả trường tự vựng-ngữ nghĩa tên gọi các
bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán để thấy được ý nghĩa, đặc trưng cấu tạo từ phức của tiếng Hán Trên cơ sở đối chiếu với những đơn vị Hán - Việt tương đương trong tiếng Việt từ đó chỉ ra các đặc thù riêng của từng ngôn ngữ
2.2 Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải lập được một danh sách các đơn vị từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán, sau đó miêu tả, đối chiếu với những đơn vị Hán - Việt tương đương để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng 2.3 Đối tượng nghiên cứu ở đây là bình diện từ vựng - ngữ nghĩa của các đơn
vị từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán hiện đại và trên cơ sở đối chiếu với tiếng Hán - Việt
Đây là một đề tài khá lớn, với phạm vi khá rộng cần phải đầu tư nhiều công sức Trong khi đó nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là tầm của một luận văn thạc sĩ nên khả năng của chúng tôi là rất hạn chế Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi chỉ tập
Trang 8hợp, phân loại, miêu tả các đơn vị tự vựng chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán hiện đại rồi so sánh chúng với những từ Hán - Việt tương đương (nếu có) Ở đây, chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở việc miêu tả theo bình diện từ vựng ngữ nghĩa, chứ không có điều kiện đi sâu phân tích qui luật phát triển nghĩa cũng như việc sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày Mỗi đơn vị từ vựng Hán sẽ được miêu tả về đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa và đối chiếu với từ Hán - Việt tương đương để thực hiện nhiệm vụ và mục đích của luận văn đã nêu trên
3 Ý nghĩa của đề tài luận văn
Thực hiện các mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn hy vọng được góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu lớp từ gốc Hán nói chung (lớp từ Hán - Việt nói riêng) đang có mặt và hành chức trong vốn từ tiếng Việt Thông qua việc miêu
tả, đối chiếu các từ chỉ các bộ phận cơ thể giữa tiếng Hán và tiếng Việt giúp cho người Việt học tiếng Hán cũng như người Trung Quốc học tiếng Việt hiểu và vận dụng các đơn vị từ vựng này nhanh hơn, chuẩn xác hơn, giúp ích cho việc nâng cao vốn từ vựng, vốn kiến thức cho người học từ đó nâng cao chất lượng dạy học
4 Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành trên tư liệu gồm các mục từ được xác định là từ chỉ các bộ phận cơ thể trong các từ điển tiếng Hán hiện đại là: Từ điển tiếng Hán hiện đại (1991); từ điển tiếng Hán ứng dụng (2000); từ điển Việt - Hán (1997); từ điển đồ giải ( ), và chính các mục từ đó trong từ điển tiếng Việt 2000 (nếu có) Các mục
từ trong từ điển gốc được thu thập trước và chúng quyết định số lượng mục từ trong danh sách mục từ Vì dung lượng của luận văn, danh sách này chỉ ghi các mục từ,
âm đọc Hán - Việt, số lượng các nghĩa chứ không ghi phần định nghĩa các từ Các miêu tả, phân tích, lý giải cụ thể mà chúng tôi thực hiện đều phải dựa vào nguyên văn các lời định nghĩa trọn vẹn trong các cuốn từ điển nói trên Sau đó chúng tôi tìm những đơn vị Hán - Việt tương ứng với nó tiến hành phân tích so sánh để rút ra nhận xét
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là miêu tả, phân tích và đối chiếu về mặt
Trang 9định tính và định lượng của tư liệu để đi đến những nhận xét và kết luận cụ thể
5 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm các phần và các chương chính như sau:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Những đơn vị Hán - Việt này sẽ được lập danh sách ở những chương sau
Trang 10Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Giới thiệu đôi nét về tiếng Hán
1.1 Lịch sử phát triển của tiếng Hán
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nhiều dân tộc trong đó dân tộc Hán chiếm đại đa số (khoảng 92%) Ngôn ngữ mà người Hán ở các vùng khác nhau sử dụng cũng khác nhau Nhìn vào hình thức chúng ta hoàn toàn có thể lý giải rằng tiếng Hán là của dân tộc Hán, song thực tế không chỉ đơn giản như vậy Nói đến tiếng Hán, người ta có thể nghĩ tới hình thức văn giáp cốt thời cổ đại, đó là thứ ngôn ngữ sách vở của các nhà hiền triết cổ, còn có thể nói đến ngôn ngữ trong Đường thi, Tống từ, ngôn ngữ bạch thoại giai đoạn đầu trong các tiểu thuyết cổ điển và cả tiếng phổ thông cùng các phương ngữ hiện đại.v.v
Chữ Hán được xuất hiện rất sớm và có quá trình biến đổi lâu dài Văn tự Hán là loại chữ viết tượng hình duy nhất trên thế giới còn được sử dụng và phát triển cho đến ngày nay Một số nước láng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam đã từng mượn chữ Hán để làm văn tự cho ngôn ngữ nước mình Chữ Hán là thứ chữ viết rất phức tạp cho nên đã gây không ít khó khăn cho việc nắm bắt chữ Hán và học tiếng Hán Vì vậy nhà nước Trung Quốc đã tiến hành cải cách giản thể chữ Hán Từ đời Đường đến nay, văn tự Hán dùng trong lĩnh vực hành chính thay đổi không nhiều Vào thời Minh Thanh mặc dù có nhiều người phản đối, trào lưu giản hoá vẫn bắt đầu xảy ra Đến đầu thế kỷ XX, do nhu cầu giản hoá chữ Hán, cuộc vận động cải cách toàn diện chữ Hán đã chính thức công nhận chữ Hán giản thể là văn tự chính dùng trong văn bản hành chính của nhà nước Từ sau năm 1949 nhà nước Trung Quốc mới luôn duy trì chữ Hán cải cách, đồng thời vào năm 1955, ở Trung Hoa lục địa còn bắt đầu thay đổi cách đọc và viết chữ Hán theo hàng dọc từ phải sang trái
Trang 11thành cách viết hàng ngang từ trái sang phải như thông lệ của các nước trên thế giới
Có hai hình thức của ngôn ngữ viết đã tồn tại trong suốt chiều dài phát triển lịch sử của Trung Quốc Đó là:
1 Văn ngôn từ đời Đông Chu đến đời Hán
2 Văn bạch thoại xuất hiện từ đời Đường
Mặc dù có sự khác nhau giữa các vùng phương ngữ của Trung Quốc nhưng do cùng nằm trong một chỉnh thể, cùng sử dụng chung một loại văn tự và có nền văn hoá thống nhất nên khi Trung Quốc phế bỏ hình thức văn ngôn bằng hình thức bút ngữ mới, tức lối văn bạch thoại, thì sự thống nhất ấy vẫn không hề mất đi Văn bạch thoại do tính giản dị và phản ánh được đời sống con người hiện đại Trung Hoa đã phát triển trên một nền thống nhất mới
Như vậy trong lịch sử, toàn Trung Quốc đã có một thứ ngôn ngữ chung Nhưng thời Minh Thanh, ngôn ngữ viết vẫn là hình thức văn ngôn, ngôn ngữ nói là tiếng Quan thoại (tiếng Bắc Kinh mang nhiều khẩu âm khác nhau) Cho đến đầu thế kỷ
XX, trước xu thế hoà nhập vào thế giới văn minh, nhiều người Trung Quốc thấy được tầm quan trọng của việc dùng một ngôn ngữ thống nhất, đã coi tiếng quan thoại là ngôn ngữ chuẩn để đưa vào dạy trong nhà trường và sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực hành chính quốc gia
Việc xác lập một ngôn ngữ thống nhất của toàn dân tộc bao gồm hai phương diện: xác lập một hình thức ngôn ngữ viết mới trên cơ sở hình thức văn ngôn truyền thống, sáng tạo thêm những yếu tố hiện đại; thay thế hình thức khẩu ngữ chưa có tính qui tắc là tiếng Quan thoại bằng một hình thức khẩu ngữ mới toàn dân cùng sử dụng Qua quá trình cải cách, đổi mới dẫn tới kết quả là văn bạch thoại đã được công nhận là hình thức ngôn ngữ viết chính thức của Trung Quốc Đến năm 1924
Uỷ ban trù bị thống nhất ngôn ngữ toàn Trung Quốc mới đưa ra quyết định coi ngữ
âm Bắc Kinh là ngữ âm chuẩn để thống nhất cách phát âm
Tiếng Hán phổ thông hiện đại với tư cách là thứ ngôn ngữ chung của dân tộc Hán được hình thành trong điều kiện lịch sử như vậy
Trang 12Tiếng Hán phổ thông hiện đại mà chúng ta nghiên cứu hiện nay chính là tiếng phổ thông lấy ngữ âm Bắc Kinh làm ngữ âm chuẩn, lấy tiếng miền Bắc làm phương ngữ gốc và lấy ngữ pháp của các tác phẩm kinh điển bằng văn bạch thoại làm ngữ pháp chuẩn
Về chữ viết, chữ Hán là loại chữ tượng hình, tức là dùng đường nét, hình vẽ để
mô tả sự vật, sự việc, hiện tượng mà các từ ngữ thể hiện Về mặt cấu tạo một chữ Hán bao giờ cũng có ba mặt là âm, hình và nghĩa Âm đọc là yếu tố có trước Hình
là hình thể, hình dáng cấu tạo của chữ Hán được tạo thành bởi những đường nét nhất định nằm trong một ô vuông, nên chữ Hán cũng gọi là chữ vuông Nghĩa của chữ Hán là nội dung mà âm và hình thể hiện Nghĩa có thể được thể hiện thông qua hình dáng cấu tạo của chữ Hán hoặc qua âm đọc Do vậy, nhìn vào mặt chữ người ta có thể biết được hoặc đoán được phần nào ý nghĩa mà từ đó thể hiện Song chúng ta rất khó có thể thấy một mối liên lạc giữa nó với cấu trúc âm tiết có thực trong lời nói Đây là khó khăn cho những người học tiếng Hán vốn đã quen với các hệ thống văn
tự ghi âm Chính vì vậy mà người Trung Quốc phải sử dụng các con chữ latin để ghi
âm các âm tiết Hán theo nguyên tắc thông thường của một văn tự ghi âm
1.2 Đặc điểm cấu trúc tiếng Hán
Tiếng Hán cũng giống như nhiều ngôn ngữ Viễn Đông khác thuộc loại đơn tiết tính Có nghĩa là trong tiếng Hán đơn vị có thể mang nghĩa đa số có hình thức là đơn
âm tiết Đặc trưng đơn tiết của tiếng Hán có những đặc điểm sau:
a Đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Hán là hình vị trùng với âm tiết
Hầu hết các âm tiết tiếng Hán đều có nghĩa nên chúng có những đặc điểm và tính chất của một hình vị Hầu hết các hình vị trong tiếng Hán đều có thể độc lập tạo thành từ Từ trong tiếng Hán đại đa số là từ đơn tiết
Tiếng Hán cũng có bộ phận từ đa tiết nhưng những từ đa tiết đó lại do một loạt các đơn vị biểu nghĩa đơn âm tiết tạo nên, các âm tiết đó đều có nghĩa riêng của nó
Ví dụ: từ " " xiong dì trong đó hai âm tiết "xiong" và "dì" đều có nghĩa
riêng nhất định Còn những từ đa tiết mà các âm tiết không có nghĩa khi tách ra như:
Trang 13húdié (con bướm), bo li (thuỷ tinh) là rất ít Cương vị của âm
tiết tiếng Hán tương tự như hình vị trong các ngôn ngữ tổng hợp Người ta gọi âm
tiết tiếng Hán là các hình tiết
b Về mặt hình thái học, tiếng Hán không có hình thức của từ
Từ trong tiếng Hán là đơn vị đơn thuần mang nghĩa từ vựng Người ta không
thể nhìn vào hình thức của từ để phân biệt từ loại hoặc nhận ra các ý nghĩa ngữ
pháp Do vậy, chúng ta không thể phân chia từ loại tiếng Hán dựa vào các hình thức
của từ riêng lẻ Ranh giới giữa các từ loại tiếng Hán khá mờ nhạt và luôn xảy ra tình
trạng chuyển loại
Ví dụ:
1 (Bây giờ chúng ta làm bài tập)
2 (Bây giờ chúng ta luyện tập viết
chữ Hán)
Từ " " trong câu 1 là danh từ, còn trong câu 2 là một động từ
Việc phân định ranh giới giữa từ đơn với từ ghép và đặc biệt là từ ghép với từ
tổ rất khó khăn vì mỗi âm tiết đều có nghĩa Có những tổ hợp vừa có đặc điểm của
từ ghép vừa có đặc điểm của từ tổ nên không biết qui chúng thành đơn vị từ ghép
hay từ tổ Chẳng hạn như: tổ hợp " " dà yi (áo khoác ngoài) có thể coi là một
danh từ chỉ một loại áo khá dài mặc ở bên ngoài nhưng cũng có thể coi nó là từ tổ vì
tách riêng thì và đều là hai từ có nghĩa mà từ + từ = từ tổ
c Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng các phương tiện ngoài từ Do đặc
điểm của tiếng Hán không có ý nghĩa ngữ pháp trong hình thức từ Do vậy, muốn
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp phải dùng các phương tiện ngoài từ như: trật tự từ, hư từ
+ Phương thức dùng trật tự từ: Trật tự từ trong tiếng Hán rất chặt chẽ nó biểu
thị ý nghĩa ngữ pháp của từ, vì vậy, nói chung không được phép tuỳ tiện đảo lộn trật
tự từ
Ví dụ: (Tôi là học sinh) Câu này gồm 3 từ
Nếu sắp xếp theo thứ tự trên thì là chủ ngữ, là động từ vị ngữ và
Trang 14là tân ngữ (trong tiếng Việt gọi là bổ ngữ) Nếu ta đảo trật tự các từ trong câu trên
thành: thì hoặc không có nghĩa,
hoặc nghĩa sẽ thay đổi vì lúc đó ý nghĩa ngữ pháp của các từ thay đổi
+ Phương thức dùng hư từ: Bên cạnh phương pháp dùng trật tự từ, tiếng Hán
còn dùng hư từ để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp như các liên từ, trợ từ, phó từ.v.v
Các hư từ khác nhau nối các từ tạo nên các cấu trúc cú pháp khác nhau Ví dụ: trong
hai tổ hợp học sinh của tôi) và (tôi và
học sinh) hai thực từ và nếu nối bằng trợ từ
" " thì nó là một kết cấu chính phụ, còn nếu nối bằng liên từ thì nó lại trở
thành một kết cấu liên hợp Trong tiếng Hán, hầu hết các hư từ đều có nguồn gốc là
thực từ hư hoá mà thành, vì vậy giữa thực từ và hư từ thường có hiện tượng đồng
(động tác tiến hành trong quá khứ)
(động tác hoàn thành trong quá khứ)
Trong các câu ví dụ trên đều có động từ (xem), khi thêm vào trước hoặc
sau nó các trợ từ hoặc phó từ khác nhau thì sẽ thể hiện các ý nghĩa thời thể khác
nhau
d Tiếng Hán là ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu
Tiếng Hán có 4 thanh điệu cơ bản và một khinh thanh (thanh nhẹ) Thanh điệu
tiếng Hán có những đặc điểm phân biệt về cao độ, trường độ và đường nét Một đặc
điểm quan trọng của thanh điệu tiếng Hán là thanh điệu không cố định ở các âm tiết
khi nó đứng liền với âm tiết khác trong ngữ lưu Giữa các thanh có sự chuyển đổi
Trang 15nhau trong ngữ lưu (hiện tượng biến thanh ngữ lưu) Sự biến đổi này có qui luật
Khinh thanh là thanh được tạo thành do sự biến đổi của 4 thanh cơ bản Khinh thanh đôi khi có giá trị khu biệt ngữ nghĩa, nó đã tham gia vào quá trình cấu tạo từ Cùng một từ song âm tiết nếu âm tiết thứ hai đọc nhẹ thì từ lại có ý nghĩa khác Ví dụ:
dong xì : đông tây
dong xi : đồ, đồ đạc, đồ vật
Hoặc dà rén : từ kính trọng dùng để xưng hô với người bề
trên
dà ren : người lớn
Ngoài ra, một số khinh thanh trong một số tổ hợp còn có chức năng phân biệt
từ loại hay tính chất của tổ hợp Ví dụ:
gàn shì : Làm việc, giải quyết công việc (đoản ngữ)
gàn shi : cán sự (danh từ)
Như vậy, tiếng Hán cũng như nhiều ngôn ngữ phân tiết tính khác đã sử dụng thanh điệu như một yếu tố âm vị học Các thanh điệu xuất hiện trong từng âm tiết và mang lại tính phân biệt rõ rệt cho các vỏ từ
e Các yếu tố chắp dính
Trong tiếng Hán, ở các trường hợp âm tiết khinh thanh xuất hiện ở cuối các từ,
có một số lượng không nhiều các âm tiết thường không có ý nghĩa từ vựng cụ thể
mà chỉ có giá trị cấu tạo từ như những phụ tố trong các ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính gọi là từ vĩ ( ) Nghĩa của từ chủ yếu nằm ở âm tiết đầu (gọi là từ căn), nơi xuất hiện một trong 4 thanh cơ bản
VD: " " zi trong " " zhuozi : cái bàn
" " tou trong " " shétou : cái lưỡi
" " ba trong " " zui ba : cái mồm
Tiếng Hán cũng có một số yếu tố xuất hiện ở đầu cấu trúc từ gọi là từ đầu ( ) Các yếu tố này gần giống với các tiền tố trong ngôn ngữ biến tố Chúng
Trang 16không có ý nghĩa từ vựng và chỉ xuất hiện trước danh từ hoặc số từ Ví dụ:
" " trong " " lao wáng " " lao shì
" " trong " " a ma " " a yí
" " trong " " di yi " " di er " " di san
" " trong " " xiao jie " " xiao li
Các âm tiết " ", " " , " " trong các trường hợp trên, bản thân chúng khi đứng độc lập đều có nghĩa nhưng khi tham gia vào tổ hợp tạo từ mới chúng đều không còn mang ý nghĩa từ vựng vốn có mà chỉ có chức năng cấu tạo từ gọi là những bán phụ tố Chính những bán phụ tố này làm cho tiếng Hán gần với ngôn ngữ chắp dính hơn
1.3 Đặc điểm loại hình của tiếng Hán
Về mặt loại hình, tiếng Hán cũng như nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á khác thuộc loại đơn tiết Hầu hết các đơn vị mang nghĩa đều có hình thức một âm tiết (hình tiết) Mỗi âm tiết tiếng Hán đều có một thanh điệu nhất định Thanh điệu có giá trị khu biệt ngữ nghĩa như các âm vị nguyên âm, phụ âm Về cấu trúc âm tiết, tiếng Hán là ngôn ngữ đơn lập phân tiết tính Đa số các từ ghép tiếng Hán tạo thành là do
sự liên kết các hình tiết Các quan hệ ngữ pháp được thể hiện bằng trật tự từ chứ không phải bằng cách biến hình từ hoặc dùng các phụ tố Đặc điểm này rất giống với các ngôn ngữ Đông Nam Á như tiếng Thái, tiếng Việt Mường, tiếng Mèo Dao Một đặc điểm nữa giống với các ngôn ngữ Đông Nam Á là cách kết hợp, sử dụng số
từ, lượng từ và từ chỉ thị theo một nguyên tắc chung
Về trật tự từ, trật tự giữa động từ và bổ ngữ tiếng Hán cũng ưa đưa động từ lên trước bổ ngữ (như các ngôn ngữ Mèo Dao và Môn Khơ Me) nhưng trật tự giữa định ngữ và danh từ thì tiếng Hán lại giống với các ngôn ngữ An Tai chứ không giống các ngôn ngữ Đông Nam Á Đó là định ngữ đặt trước danh từ còn các ngôn ngữ khác thường đặt sau danh từ
Về địa lý, tiếng Hán nằm giữa khu vực các ngôn ngữ đa tiết tính không thanh điệu họ An Tai ở miền Bắc và khu vực các ngôn ngữ đơn âm tiết tính có thanh điệu
Trang 17họ Đông Nam Á Cho nên tiếng Hán vừa mang các đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ An Tai vừa mang đặc điểm của các ngôn ngữ Đông Nam Á Nó là loại trung gian giữa hai loại hình ngôn ngữ này
2 Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa Hán - Việt và sự hình thành lớp từ ngữ Hán - Việt
2.1 Tiếp xúc ngôn ngữ là qui luật khách quan của mọi ngôn ngữ
Vay mượn là hiện tượng tất yếu xảy ra ở tất cả các ngôn ngữ khi có sự tiếp xúc giao lưu văn hóa Tiếp xúc và vay mượn từ vựng để làm giàu thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ mình Sự tiếp xúc và vay mượn giữa tiếng Việt và tiếng Hán cũng không ngoại lệ Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, nhiều chiều, đòi hỏi những nghiên cứu công phu Tiếng Hán, thứ ngôn ngữ của một quốc gia đông dân trên thế giới, đã
từ lâu được thừa nhận là một ngôn ngữ có ảnh hưởng sâu rộng ở Châu Á nói chung
và nhất là ở Đông Nam Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Mông Cổ, Singapore, Malaixia Sự tiếp xúc này luôn xảy ra theo cả hai chiều trong
sự tương hỗ lẫn nhau
2.2 Các điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán
Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ, thì có thể kể đến rất nhiều nhân tố ngoài ngôn ngữ Đối với tiếp xúc Hán - Việt, có thể thấy một số nhân tố chính như sau:
a Về địa lý
Việt Nam - Trung Quốc là hai quốc gia "núi liền núi, sông liền sông" Từ xưa nhân dân hai nước (nhân dân vùng biên) đã thường xuyên qua lại, buôn bán, trao đổi làm ăn Đó là nhân tố đầu tiên cho quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt
Trang 18cũng là nhân tố quan trọng cho quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt Kể cả sau này, khi nước nhà giành được độc lập thì cơ cấu bộ máy hành chính của nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn theo mô hình của nhà nước phong kiến Hán ở Trung Quốc
d Về mặt xã hội
Trong thời kỳ nước ta bị bọn phong kiến Trung Quốc đô hộ, do sự thiết lập chính quyền ngày càng chặt chẽ, người Hán đã dần xâm nhập vào hầu hết các hoạt động quan trọng của đời sống và xã hội Việt Nam Trong xã hội, ngoài tầng lớp quan lại còn có một lực lượng đông đảo "Hoa kiều" (những người Hoa sống ở Việt Nam) Họ sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau và thuộc đủ mọi thành phần Những người "Hoa kiều" này đã tập hợp thành một lực lượng đông đảo và có
Trang 19thế lực xã hội thời bấy giờ Họ ở lẫn với người Việt và tham gia mọi hoạt động cùng người Việt Khi nước nhà giành được độc lập, các cuộc xâm lược của phong kiến Trung Quốc vẫn tiếp diễn Triều đình Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của mô hình phong kiến Trung Quốc Tất cả những điều kiện xã hội trên đã tạo thành một nhân
tố quan trọng cho sự tiếp xúc chặt chẽ, sâu sắc và lâu dài giữa hai ngôn ngữ Việt - Hán
2.3 Sự hình thành lớp từ Hán - Việt
Do những điều kiện thuận lợi kể trên đã dẫn đến sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt Song sự tiếp xúc đó không chỉ xảy ra trong thời kỳ Bắc thuộc mà nó vẫn còn tiếp tục kéo dài đến tận bây giờ Khi nói đến sự tiếp xúc tiếng Hán, các nhà ngôn ngữ học phân thành hai giai đoạn Giai đoạn đầu là giai đoạn tiếp xúc một cách tự nhiên giữa tiếng Việt với tiếng Hán của đạo quân xâm lược, với tư cách là công cụ đồng hóa nhân dân ta Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, chữ Hán được dùng trong hành chính của nhà nước quan liêu, trong nhà chùa, trong việc thờ cúng, sáng tác văn chương, ghi chép hàng ngày Giai đoạn hai là giai đoạn tiếp xúc có ý thức của người Việt đối với tiếng Hán, một ngôn ngữ của những tri thức về các kiểu mẫu tổ chức nhà nước và chính quyền, những tri thức về kinh tế văn hóa và tư tưởng phong kiến điển hình Sự tiếp xúc ngôn ngữ lúc này không bị ràng buộc bởi yêu cầu chính trị theo quan hệ chinh phục mà nó đi sâu vào ngôn ngữ Vay mượn lúc này đã đóng vai trò của chính ngôn ngữ đi vay chứ không phải là sự cưỡng ép Đó chính là lí do tiếng Hán ở Việt Nam thời kỳ này đã tách ra khỏi tiếng Hán ở Trung Quốc và phát triển theo con đường riêng của mình, theo qui luật riêng của tiếng Việt và cách sử dụng riêng của người Việt Thời kỳ này, Việt Nam tuy đã giành được độc lập nhưng
ưu thế và chức năng của tiếng Hán vẫn còn khá quan trọng Chữ Hán vẫn được dùng làm ngôn ngữ chính thức của nhà nước phong kiến, trong giáo dục, hành chính, khoa cử, sáng tác văn học, văn hóa, tế lễ Nó vẫn là thứ ngôn ngữ bác học bên cạnh tiếng Việt, tiếng Nôm; là ngôn ngữ bình dân được dùng trong giao tiếp đời thường
2.4 Về cách đọc Hán - Việt, yếu tố gốc Hán và yếu tố Hán - Việt
Trang 20Nói đến từ Hán - Việt không thể không nói đến cách đọc Hán - Việt, yếu tố gốc Hán và yếu tố Hán - Việt
Cách đọc Hán - Việt là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán,
mà cụ thể là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ cách đọc chữ Hán của người Hán theo hệ thống Đường âm dạy ở Giao Châu (khoảng thế kỷ VIII - IX) Theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1979) - "nói đến cách đọc Hán - Việt là nói đến cái
vỏ ngữ âm mà người Việt Nam gán cho hệ thống văn tự Hán, bất luận những chữ đó
là gì" theo nguyên tắc nói trên Ví dụ: Những chữ vốn ghi những tiếng Hán đã du
nhập và được dùng trong tiếng Việt như: tuyết, học, cao, v.v hoặc những chữ không liên quan gì đến tiếng Việt như: chẩm, giá, ma, v.v
Yếu tố gốc Hán là những yếu tố vốn của tiếng Hán nhưng nay đã được du nhập
vào tiếng Việt, bất luận đó là yếu tố như thế nào Ví dụ: quốc, gia, sơn, thủy v.v hay những yếu tố như: mùa, gần, mì chính v.v vốn cùng một gốc với vụ, cận, vị
tinh mà ra Yếu tố Hán - Việt là một bộ phận nằm trong yếu tố gốc Hán nhưng trực
tiếp liên quan đến cách đọc Hán - Việt, hay nói cụ thể, đó là những yếu tố gốc Hán được đọc theo âm Hán - Việt và ghi bằng chữ quốc ngữ hiện hành Có thể hình dung
rõ hơn những điều vừa trình bày trong sơ đồ mà Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã đưa ra trong công trình của ông như sau:
a Khu vực I là những chữ có thể đọc theo âm Hán - Việt nhưng chỉ liên quan
đến tiếng Hán, không có trong tiếng Việt Ví dụ: chẩm, giá, ma v.v
b Khu vực II là những chữ người Việt mượn từ tiếng Hán nhưng không trực
tiếp liên quan đến cách đọc Hán - Việt Có thể kể ra ba loại khác nhau:
- Những chữ vào tiếng Việt trước khi có cách đọc Hán - Việt như: mùa, mùi,
Cách đọc Hán -Việt
(Âm Hán - Việt)
Các yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt
III
Trang 21buồng, buồm v.v
- Những chữ vào từ đời Đường cùng với cách đọc Hán - Việt nhưng sau có
cách đọc khác Hán - Việt mà người ta thường gọi là Hán - Việt Việt hóa như; gan,
gần, vốn, ván v.v
- Những chữ vào tiếng Việt thông qua một phương ngữ Hán như: mì chính, ca
la thầu, vằn thắn, xá xíu v.v
c Khu vực III là những chữ mượn từ tiếng Hán thông qua cách đọc Hán - Việt
được gọi là các yếu tố Hán - Việt Các yếu tố Hán - Việt này có thể chia làm hai
loại: loại là từ, có thể dùng độc lập như: tuyết, học, dân, số, đoàn v.v… và loại không phải là từ, không thể dùng độc lập, chỉ là các yếu tố cấu tạo từ như: quốc, gia,
sơn, thủy, giang v.v
Sơ đồ trên có thể cho ta hình dung toàn cảnh những gì có liên quan đến từ ngữ Hán - Việt trong vốn từ tiếng Việt hiện nay nói chung và vấn đề mà luận đang quan tâm nghiên cứu nói riêng
3 Lớp từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể
3.1 Sự phân tích cơ cấu của toàn bộ hệ thống thường phải bắt đầu từ những bộ
phận không lớn lắm (có tư cách là các tiểu hệ thống) Việc giải thích vốn từ của một ngôn ngữ cũng vậy, chúng phải được bắt đầu từ sự phân tích các nhóm từ hay lớp từ hoặc các trường từ vựng - ngữ nghĩa với tư cách là các phạm vi từ vựng cơ sở Và chính việc phân lập vốn từ của một ngôn ngữ thành các trường từ vựng - ngữ nghĩa
đã tạo điều kiện dễ dàng phát hiện ra tính hệ thống cũng như các cơ chế thuộc về kết cấu và ngữ nghĩa của bản thân ngôn ngữ ấy
3.2 Trong mỗi ngôn ngữ đều có khoảng trên dưới 300 tên gọi các bộ phận cơ
thể con người, chúng lập thành một trường từ vựng - ngữ nghĩa riêng gọi là trường
bộ phận cơ thể người (BPCTN) Tính chất quan trọng của trường từ vựng - ngữ nghĩa loại này là thể hiện ở chỗ đa số các tên gọi trong trường đều thuộc vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ, chúng là lớp từ thuần bản ngữ nhất, ít bị pha tạp bởi
Trang 22các quá trình ngôn ngữ, đóng vai trò là hạt nhân của hệ thống từ vựng, "là cái
nguyên sinh cả về mặt phái sinh ngôn ngữ lẫn phái sinh bản thể" [5; 126] Do đó,
chúng đã từng là đối tượng nghiên cứu, khảo sát của nhiều nhà ngôn ngữ học thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau "bởi nó cho phép vạch ra hướng giải quyết một số vấn đề
cấp thiết về quá trình hình thành và phát triển vốn từ của một ngôn ngữ cũng như
các vấn đề về ngữ nghĩa học hoặc dân tộc-tâm lý ngôn ngữ [5; 126]
3.3 Quá trình hình thành tên gọi là sự phạm trù hoá hiện thực khách quan bằng
ngôn ngữ Đối với các từ là BPCTN, sự phạm trù hoá hiện thực khách quan chính là
cách thức chia tách các bộ phận ra thành các phạm trù Nhìn chung, các từ chỉ
BPCTN trong các ngôn ngữ không hoàn toàn trùng hợp với nhau Tuy nhiên giữa
các ngôn ngữ cũng có những nguyên tắc phổ quát chung chi phối cách gọi tên trong
lĩnh vực này Cuốn "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" của Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã
nêu lên những nguyên tắc chung đó như sau:
a Tất cả các ngôn ngữ đều có từ chỉ cả cơ thể như một toàn bộ, tổng thể Tiếng
Anh là "body" , tiếng Pháp là "corps", tiếng Việt là "người", tiếng Hán là "
" Tương đương với các từ có phạm vi biểu vật cụ thể hơn trong tiếng Việt như "cơ
thể", "thân thể", tiếng Hán cũng có các từ như " ", "
", " ", " "
b Tất cả các ngôn ngữ đều có các từ chỉ "đầu", "mình", "tay" (chi trên) và
"chân" (chi dưới) Các từ này trực tiếp bị từ chỉ toàn bộ cơ thể khống chế, nó thuộc
bậc phân loại thứ hai theo cách phân loại của Elaine S.Adersen Trong tiếng Anh,
tương đương với từ "tay" tiếng Việt là hai từ "arm" (cánh tay) và "hand" (bàn tay)
Từ "chân" tiếng Việt tương đương với hai từ tiếng Anh là "leg" (cẳng chân) và
"food" (bàn chân)
c Tất cả các ngôn ngữ đều có từ chỉ "mắt", "mũi", "miệng"
d Tất cả các ngôn ngữ đều có tên riêng chỉ chi trên tức là không được gọi cùng
với "chân" chung một tên
Trang 23e Các phạm trù ngón [tiếng Anh là "finger" (ngón tay) và "toe" (ngón chân)] nói chung thường được gọi tên
f Tất cả các ngôn ngữ đều có tên gọi cho "móng" (tay và chân) theo một trong hai cách: hoặc là dùng một từ cơ sở chung cho cả tay và chân kết hợp với một yếu tố loại biệt chỉ rõ móng của tay hay của chân như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Anh hoặc là dùng một căn tố chung rồi tạo nên các từ phụ gia cho tay và chân
g Nếu đã có một từ để gọi "chân" (thường xảy ra trong các ngôn ngữ) thì nhất thiết phải có một từ riêng biệt cho "tay" Như vậy trong nhiều ngôn ngữ có từ riêng biệt cho tay và chân, một số khác chỉ có từ riêng biệt cho tay nhưng không một ngôn ngữ nào chỉ có từ cho chân mà không có từ chỉ tay
h Nếu đã có từ riêng biệt cho "bàn chân" [foot] thì nhất thiết phải có từ riêng biệt cho "bàn tay" [hand]
i Nếu ngón chân đã có một tên gọi riêng thì nhất thiết phải có tên riêng cho mỗi ngón tay Như vậy, có những ngôn ngữ: 1/không có tên riêng cho mỗi ngón tay
và ngón chân 2/ có tên cho một số ngón tay và ngón chân mà không có tên cho mỗi ngón chân 3/ có tên gọi cho mỗi ngón tay và mỗi ngón chân
Nhìn chung, các nguyên tắc chi phối trường các từ chỉ BPCTN hầu như là các nguyên tắc chi phối cách thức gọi tên ở các trường biểu vật khác, phản ánh qui luật tri giác và nhận thức chung của con người về thế giới khách quan từ cụ thể đến trừu tượng, từ khái quát đến chi tiết Đó là các nguyên tắc trực tiếp, dễ tri giác và sở dụng (thường xuyên phải dùng đến hơn trong nhận thức và trong giao tiếp), đồng thời những bộ phận nào quan trọng hơn cũng thường được chia cắt chi tiết hơn Những nguyên tắc nói trên sẽ chi phối cách chia cắt thực tế khách quan và sự phân bố tên gọi đối với các BPCTN ở bất kỳ một ngôn ngữ nào đó: "nhìn một cách tổng quát, có thể thấy các từ chỉ bộ phận cơ thể trong các ngôn ngữ phân bố như sau: các bộ phận
ở phía trước "đập vào mắt" người đối diện được gọi tên nhiều hơn các bộ phận ở phía sau Các bộ phận ở phía trên được gọi tên nhiều hơn các bộ phận ở phía dưới Các bộ phận có hình tròn, dài, thon được gọi tên nhiều hơn Nói một cách khác, nguyên tắc chi phối chung trong trường các từ chỉ bộ phận cơ thể là nguyên tắc "cái nổi bật" (saillent): vật nổi bật thì dễ gọi tên hơn" [13; 181-182]
Những nguyên tắc chung nói trên phản ánh qui luật tư duy ngôn ngữ và qui luật
Trang 24phạm trù hoá hiện thực khách quan bằng ngôn ngữ có tính phổ quát chung đối với mọi dân tộc ở phạm vi các bộ phận cơ thể con người Tuy nhiên, những qui luật chung đó chưa nói lên được điều gì nhiều về đặc trưng ngôn ngữ cũng như các đặc trưng văn hoá, tâm lý và tư duy dân tộc trong vấn đề hình thành cấu trúc ngữ nghĩa của từ, của một ngôn ngữ Điều ấy chỉ có thể được làm sáng tỏ khi đi vào tìm hiểu các đặc thù từ vựng - ngữ nghĩa xét về các phương diện như cách thức phạm trù hoá tên gọi riêng của từng ngôn ngữ, đặc biệt khi đặt trong mối tương quan với ngôn ngữ khác Đó cũng là những nội dung chúng tôi muốn trình bày ở các chương sau của luận văn
Chương II
TRƯỜNG TÊN GỌI CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRONG TIẾNG HÁN
THỐNG KÊ - PHÂN LOẠI - MIÊU TẢ
1 Nguyên tắc lựa chọn:
1.1 Các đơn vị thống kê xét về mặt cấu tạo
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, xét về mặt cấu tạo, từ là những cấu trúc vừa
có tính hoàn chỉnh, vừa có tính độc lập Thông thường các nhà ngôn ngữ học thường phân vốn từ của một ngôn ngữ thành từ đơn và từ ghép Bởi vậy, nguyên tắc chi phối sự thống kê đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi sẽ thực hiện ở chương 2 cũng
Trang 25chức năng Cụ thể là trong tiếng Hán, ở khu vực các đơn vị chỉ BPCTN có những từ thông thường, những từ thuộc thuật ngữ sinh vật học, giải phẫu học, lại có cả những
từ tiếng địa phương Ngay những từ thông thường lại có những từ dùng trong khẩu ngữ (văn nói), có những từ chỉ dùng trong bút ngữ (văn viết) Nếu tập hợp tất cả các đơn vị đó để nghiên cứu thì sẽ có kết quả khác nhau Bởi vậy chúng tôi phải xác định xem các đơn vị về mặt sử dụng thuộc loại phong cách chức năng nào và chỉ lựa chọn thống kê đối với những đơn vị phù hợp với mục đích của luận văn Do đó, trong luận văn chúng tôi chỉ tập hợp những đơn vị biểu thị BPCTN trong ngôn ngữ
tự nhiên và trong giao tiếp thông thường hằng ngày của nhân dân Trung Quốc và những từ thuộc thuật ngữ sinh vật học, giải phẫu học ở khu vực này Bởi vì giữa ngôn ngữ tự nhiên và thuật ngữ khoa học luôn có sự chuyển hoá lẫn nhau, đường ranh giới giữa chúng không phải lúc nào cũng dứt khoát cho nên các thuật ngữ khoa học vẫn được sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày của nhân dân Trung
Quốc (chẳng hạn như: " " jía (má), " " jìng zi (tinh dịch), " "
yin jing (dương vật), " " jing (cổ), " " yao zhui (sống lưng), v.v
1.3 Các đơn vị thống kê xét về mặt nội dung:
Nội dung của các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu liên quan tới nhiều phương diện Tuy nhiên, để việc thống kê phân loại phù hợp với mục đích nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập hợp các đơn vị chỉ BPCTN theo lý thuyết trường tự vựng - ngữ nghĩa Lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa đã được nêu lên cách đây mấy chục năm trong ngôn ngữ học đại cương và đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu trình bày một cách hệ thống trong hai tác phẩm ở Việt Nam "Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt" (1981) và "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" (1987) Sau khi đã phân lập được trường các đơn vị chỉ BPCTN đối lập với các trường khác của tiếng Hán, chúng tôi tiến hành phân loại chúng theo quan hệ ngữ nghĩa, chủ yếu là quan hệ cấp loại (hyponymie) tức là quan hệ bao gồm và nằm trong Quan hệ đó đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu trình bày trong cuốn "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" như sau: các từ có quan hệ cấp loại với nhau bao gồm các quan hệ trên cấp, dưới cấp và đồng cấp Ví
Trang 26dụ: "hoa" là từ trên cấp đối với "hoa hồng", "hoa hồng" lại là từ trên cấp đối với
"hoa hồng trắng", "hoa hồng vàng" Ngược lại nếu xét từ dưới lên thì "hoa hồng vàng", "hoa hồng trắng" là từ dưới cấp đối với "hoa hồng", "hoa hồng" lại là dưới cấp đối với "hoa" Các từ "hoa hồng", "hoa huệ", "hoa cúc", "hoa lan" có quan hệ đồng cấp với nhau Việc phân loại theo quan hệ cấp loại như trên trong thực tế là việc chia những loại lớn thành những loại nhỏ Đây là quan hệ phân loại - loại
Nhưng khi xét quan hệ giữa các từ "mặt", "mắt", "mũi", "mồm", "má" thì lại khác Đây không phải là quan hệ phân loại - loại "Mắt", "mồm", "mũi", "má" không phải là các loại "mặt" khác nhau, chúng chỉ là những bộ phận của "mặt" Bởi vậy, đây là quan hệ toàn bộ-bộ phận mà E.S Andersen đã nêu ra và được dẫn lại trong cuốn "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" Như vậy, quan hệ cấp loại được chia thành hai quan hệ nhỏ hơn: quan hệ cấp loại phân loại - loại và quan hệ cấp loại phân loại toàn
bộ - bộ phận Chúng tôi sẽ còn trở lại quan hệ ngữ nghĩa này sau khi tiến hành thống
kê phân loại cụ thể đối với các đơn vị thuộc trường chỉ BPCTN tiếng Hán
Để phục vụ cho việc tập hợp các đơn vị thuộc trường BPCTN và phân loại chúng theo quan hệ cấp loại một cách cụ thể hơn chúng tôi dựa vào các quan điểm sau đây:
Thứ nhất, quan điểm của Brent Berlin và Paul Key về từ cơ sở Quan điểm của
hai ông khi nghiên cứu các từ chỉ màu sắc cơ sở đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu tóm tắt trong tác phẩm "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng" như sau: các từ chỉ màu sắc cơ sở
là những từ sau:
1) Những từ một nghĩa vị
2) Nghĩa của các từ cơ sở không nằm trong nghĩa của một từ màu sắc khác 3) Nghĩa của chúng không được dùng cho một phạm vi hẹp các sự vật
4) Từ cơ sở phải nổi bật đối với người dùng
Ngoài 4 tiêu chí chủ yếu trên Berlin và Key còn đưa ra 4 tiêu chí bổ sung nữa là:
5) Những từ đáng ngờ về tư cách cơ sở là những từ không có cùng phân bố như