Phân loại theo quan hệ logic-ngữ nghĩa các tên gọi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 29 - 31)

1. Nguyên tắc lựa chọn:

2.1.Phân loại theo quan hệ logic-ngữ nghĩa các tên gọi.

2.1.1. Quan hệ cấp loại.

Quan hệ logic giữa các đối tượng được gọi tên trong thực tế khách quan và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên ý nghĩa biểu niệm của từ. Trong các quan hệ ngữ nghĩa [13; 125-239] thì quan hệ cấp loại có tác dụng nhiều nhất trong việc phân lập các từ thành những trường từ vựng - ngữ nghĩa. Đối với nhóm từ chỉ BPCTN tiếng Hán, chúng tôi áp dụng lí thuyết về cả hai quan hệ ngữ nghĩa là quan hệ cấp loại phân loại-loại và quan hệ cấp loại phân loại toàn bộ-bộ phận để phân định, tập hợp các từ. Song cũng cần phải nói thêm là, ngay ở sự phân chia bộ phận này, mới thoạt nhìn thì tương đối rõ, đường ranh giới có thể dứt khoát, rành mạch. Thực ra có không ít những hiện tượng trung gian, khi phân loại chúng tôi còn phân vân, không biết đưa vào đâu. Ví dụ: "người" chia thành "đầu", "mình", "tay", "chân" nhưng "cổ" nên đưa về "đầu" hay đưa về "mình" (thân). Chúng tôi giải quyết đưa "cổ" về "thân" thực ra chỉ là một giải pháp xử lí có tính chất ít nhiều võ đoán chứ không thật có lý do chắc chắn. Hoặc một trường hợp khác nữa, như "đầu" con người có thể chia thành hai bộ phận trung tâm khá rõ là "mặt" và "gáy", bởi lẽ đường ranh giới giữa chúng khá rành mạch. Nhưng còn "mang tai", bộ phận ở hai bên mặt và "thái dương" cũng ở hai bên mặt xếp vào đâu,

nên đưa "tai" về

"mặt" hay về sau gáy. Mặt khác, tên gọi của phần cơ thể thuộc "đầu" có tóc mọc vẫn thường trùng với từ trên cấp là "đầu" (Cả tiếng Hán và tiếng Việt đều giống nhau ở hiện tượng này). Chẳng hạn, ở tiếng Việt có thể nói "chải đầu", "gội đầu"... thì tiếng

Hán cũng dùng tương đương: " " shu tóu; "

" Xi tóu. Như vậy, liệu có thể cho rằng "đầu" được tách ra thành ba bộ phận đồng cấp là "đầu", "mặt", "gáy" hay nên chia "đầu" (phần có tóc mọc) thành hai mảng, một mảng thuộc về phần trước mặt (gồm cả "thái dương" và "mang tai") và một mảng thuộc về sau gáy? Do có những hiện tượng trung gian vừa nêu trên nên nếu sau này trong luận văn chúng tôi có đưa ra một số bộ phận chưa rõ ràng nào đấy vào một cấp loại nào đấy thì đó cũng chỉ là một cách giải quyết chủ quan mà thôi. Còn nếu muốn đi sâu nghiên cứu đối chiếu chúng giữa các ngôn ngữ chắc chắn sẽ khá thú vị và đáng được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Một vấn đề mà chúng tôi cần nói thêm là cách trình bày bảng phân loại. Bảng phân loại của chúng tôi được trình bày theo cách phân loại toàn thể-bộ phận, thể hiện toàn cảnh giữa cái toàn thể với cái bộ phận theo trật tự cấp loại từ bậc một đến bậc sáu tức là đi từ tên gọi chỉ toàn bộ đến các tên gọi chỉ các bộ phận tận cùng, nhỏ nhất của sự phân chia: các cấp loại được đánh số theo bậc 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Từ bậc một sau khi được phân thành những từ bậc hai đồng cấp chúng tôi lần lượt trình bày sự phân chia bộ phận của mỗi từ sao cho hết các từ dưới cấp của từ này theo tuyến trục dọc của nó. Làm như vậy sẽ giúp cho nhận thức được quan hệ và những đặc thù ngữ nghĩa nhất định của tên gọi các BPCTN tiếng Hán. Trong bảng phân loại này, mỗi từ ở bậc hai trở đi cho đến các từ tiếp giáp với bậc phân chia cuối cùng theo tuyến trục dọc của từ ấy có thể cùng với các từ dưới cấp lập thành một miền của trường tên gọi BPCTN.

Biểu đồ sau đây sẽ tóm lược cách trình bày trong bảng phân của chúng tôi (trang 31).

Sơ đồ 1. Các đơn vị chỉ bộ phận cơ thể ngƣời tiếng Hán

(Phân loại theo quan hệ logic - ngữ nghĩa).

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 29 - 31)