1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy

121 629 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Chương 2: Khảo sát lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh Trong chương 2, các thuật ngữ thể thao tác giả lựa chọn để nghiên cứu được phân loại theo những chủ đề nhất định.. Ti

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

=======================

NGUYỄN HOÀNG YẾN

NGHIÊN CỨU LỚP TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH THỂ THAO TRONG TIẾNG ANH

VÀ ỨNG DỤNG TRONG DỊCH THUẬT

VÀ GIẢNG DẠY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN HOÀNG YẾN

NGHIÊN CỨU LỚP TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH THỂ THAO TRONG TIẾNG ANH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình

của T.S TrầnThị Lan trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học –

trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền

đạt kiến thức cho tôi trong những năm học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà

Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã

giúp đỡ, động viên tinh thần và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành Luận văn này

Hà Nội ngày 25 tháng 7 năm 2014 Tác giả

Nguyễn Hoàng Yến

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 8

4 Đối tượng nghiên cứu 8

5 Phạm vi nghiên cứu 8

7 Đóng góp của luận văn 10

8 Bố cục luận văn 11

PHẦN NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1.1 Từ vựng tiếng Anh 12

1.1.1 Cấu tạo từ vựng tiếng Anh 13

1.1.1.1 Đơn vị cấu tạo 13

1.1.1.2 Phương thức cấu tạo 14

1.1.2 Phân loại từ vựng tiếng Anh 15

1.1.2.1 Từ đơn 15

1.1.2.2 Từ ghép 17

1.1.2.3 Cụm từ 18

1.2 Thuật ngữ thể thao tiếng Anh 18

1.3 Lý thuyết dịch thuật 19

1.3.1 Lý thuyết chung về dịch thuật 19

1.3.2 Dịch thuật từ vựng chuyên ngành thể thao 21

1.4 Tiểu kết chương 1 23

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT LỚP TỪ VỰNG THỂ THAO CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH 25

2.1 Kết quả phân loại 25

6

6

6

8

8

8

10

11

12

12

12

13

13

14

15

15

17

18

18

19

19

21

23

25

25

Trang 5

2.1.1 Phân loại thuật ngữ chuyên ngành thể thao tiếng Anh thành từ và cụm

từ 26

2.1.1.1 Phân loại thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành thể thao thành các loại từ 27

2.1.1.2 Phân loại thuật ngữ chuyên ngành thể thao tiếng Anh thành các loại cụm từ 29

2.1.2 Phân loại theo chuyển loại từ sang tiếng Việt 31

2.1.2.1 Phân loại thuật ngữ tiếng Việt chuyển nghĩa thành từ và cụm từ 31

2.1.2.2 Phân loại từ tiếng Việt 33

2.1.3 Tương quan tỷ lệ khi dịch nghĩa thuật ngữ sang tiếng Việt 34

2.1.3.1 Tương quan tỷ lệ từ đơn, từ ghép và cụm từ khi chuyển nghĩa 34

2.1.3.2 Tương quan từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm từ,câu 35

2.1.3.3 Tương quan cụm từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm từ, câu 38

2.1.4 Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh 39

2.2 Tiểu kết 42

CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CÁC NGHIÊN CỨU LỚP TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH THỂ THAO TRONG DỊCH THUẬT VÀ GIẢNG DẠY

3.1 Ứng dụng trong dịch thuật 44

3.1.1 Dịch thuật Anh – Việt 44

3.1.2 Chiến thuật dịch những thuật ngữ không có trong tiếng Việt bằng cách vay mượn từ 46

3.1.3 Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ thể thao 47

3.2 Ứng dụng trong giảng dạy 48

3.2.1 Những khó khăn trong việc học và dạy tiếng Anh chuyên ngành thể thao 48

3.2.2 Ứng dụng trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thể thao 51

3.2.2.1 Phân loại thuật ngữ chuyên ngành trong giảng dạy 51

3.2.2.2 Cải tiến nội dung giảng dạy 53

26

27

29

31

31

33

34

34

35

38

39

42

44

44

44

46

47

48

48

51

51

53

Trang 6

3.3 Tiểu kết chương 3 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

1 Kết luận 55

2 Kiến nghị 56

3 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 61

53

55

55

56

57

58

61

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 Giáo trình : Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Thể thao

4 ĐHSP TDTT HN : Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng

Bảng 1.1: Bảng cấu tạo từ “play”

Bảng 1.2: Thành tố trong từ ghép

Bảng 1.3 Phân biệt dịch ngữ nghĩa và dịch giao tiếp

Bảng 1.4: Phương pháp dịch Anh Việt

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp phân loại thuật ngữ TA

Bảng 2.2 Phân loại từ đơn theo cấu tạo

Bảng 2.3: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Bảng 2.4: Phân loại từ TV

Bảng 2.5: Tỷ lệ từ và cụm từ khi chuyển nghĩa

Bảng 2.6: Tương quan từ đơn và từ ghép TA chuyển sang TV

Bảng 2.7: Phân loại từ vựng thể thao thành từ gốc và từ phái sinh

2 Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Phân loại thuật ngữ TA thành từ và cụm từ

Biểu đồ 2.2: Phân loại từ TA thành từ đơn và từ ghép

Biểu đồ 2.3 Cấu tạo từ đơn tiếng Anh

Biểu đồ 2.4: Phân loại cụm từ TA theo từ loại

Biểu đồ 2.5: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Biểu đồ 2.6: Phân loại từ TV

Biểu đồ 2.7: Tương quan từ TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu Biểu đồ 2.8: Tương quan từ đơn TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu Biểu đồ 2.9: Tương quan từ ghép TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu Biểu đồ 2.10: Tương quan cụm từ TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu

Biểu đồ 2.11: Phân loại từ vựng thể thao theo từ gốc và từ phái sinh

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển và hội nhập của ngành giáo dục hiện nay, TA trở thành nội dung bắt buộc tại các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp trên toàn quốc Đối với các trường cao đẳng, đại học thể thao chuyên nghiệp, ngoài TA cơ bản, sinh viên phải học thêm TA chuyên ngành thể thao Đây là môn học phục vụ cho mục đích tìm hiểu, cập nhật cũng như trao đổi, học tập thông tin, kiến thức thể thao mới nhất một cách trực tiếp và nhanh chóng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chất lượng học tập trong thể thao

Tuy nhiên, thực tế giảng dạy hiện nay tại các trường thể thao chuyên nghiệp cho thấy, đây là một nội dung tương đối khó, lại chưa được đầu tư, quan tâm thích đáng Các tài liệu nghiên cứu và tham khảo còn hiếm, đặc biệt là về từ vựng chuyên ngành Trên thực tế, sinh viên hiểu ngữ pháp TA nhưng thiếu hoặc chưa biết cách

sử dụng các thuật ngữ thể thao Điều này gây cản trở không nhỏ cho quá trình tự học và bồi dưỡng kiến thức của sinh viên

Xuất phát từ thực tế giảng dạy TA tại trường cộng thêm đòi hỏi cấp bách về nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành thể thao, đặc biệt với tư cách là một

giáo viên TA chuyên ngành, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh và ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy.” làm

đề tài nghiên cứu cho luận văn này nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng và ứng dụng trong dịch thuật

Trang 10

Anh – Việt” (2000), được biên soạn trên cơ sở cuốn “Russian – English Dictionary

of Sports Terms and Phrases” của nhà xuất bản “Tiếng Nga” Matxcova 1980, có bổ

sung thêm các thuật ngữ mới ở một số môn đang phát triển mạnh ở Việt Nam và khu vực như bóng đá, điền kinh Dù có một số đóng góp mang tính chất định hướng nhưng cuốn sách này có một số thuật ngữ giải thích chưa chính xác, và đặc biệt còn thiếu nhiều môn thể thao chưa được đề cập đến như quần vợt, bóng bàn, cầu lông, thể dục nghệ thuật v.v Đi theo hướng thực hành còn có thể kể đến công trình “Tiếng Anh dành cho giới thể thao” (2002) của Nguyễn Trung Tánh và Nguyễn Thành Thư Cuốn sách này tập hợp một số từ vựng chuyên ngành thể thao được dùng phổ biến ở các bộ môn như bóng đá, điền kinh… và những cấu trúc thường được sử dụng khi giao tiếp, luyện tập, thi đấu Bên cạnh đó, cuốn “Tiếng Anh chuyên ngành thể thao – tập 1) (2013) của các tác giả Trần Quang Hải (chủ biên), Nguyễn Thị Mỹ Nga và Đoàn Minh Hữu cũng là một giáo trình đáng được quan tâm với nội dung bám sát và bao quát các môn thể thao cũng như các lĩnh vực thể thao liên quan

Ở bậc sau đại học, tôi tìm thấy một vài nghiên cứu về TA chuyên ngành thể thao Đó là các công trình như: “Một số khó khăn trong dạy và học môn đọc tiếng Anh chuyên ngành thể thao” của Nguyễn Thị Hoài Mỹ (2010) hay Dương Thị Hòa (2011) với đề tài về thiết kế bài thi vấn đáp TA cho sinh viên chuyên ngành thể thao Tuy nhiên, cả hai tác giả này mới chỉ xem xét một vài khía cạnh của ngôn ngữ

TA và lại đặt ngoại ngữ này hoàn toàn trong hướng tiếp cận giáo học pháp hoặc kiểm tra đánh giá mức độ lĩnh hội ngôn ngữ của người học Hay Luận văn của Trần Minh Kim Nhật “Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)” (2010).v.v…cũng đã bước đầu nghiên cứu sâu cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao nhưng công trình lại nghiên cứu thuật ngữ thể thao trong TV Có thể thấy, việc đi sâu khảo sát thuật ngữ thể thao TA hiện nay và ứng dụng các kết quả đó vào dịch thuật và giảng dạy là một vấn đề còn bỏ ngỏ

Trang 11

Trên thế giới, do hạn chế về nguồn tài liệu, tôi chủ yếu tìm hiểu về thuật ngữ thể thao bằng TA qua Internet, được người sử dụng mạng chia sẻ một cách rộng rãi

Số lượng cũng tương đối nhiều do điều kiện kết nối và chia sẻ giữa mọi người với nhau rất dễ dàng Những tập hợp các thuật ngữ này được đưa lên các trang mạng với nội dung mở, chưa được kiểm định về mặt chất lượng và độ chính xác, được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, mục đích để phục vụ công tác giảng dạy

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu về chủ đề từ vựng chuyên ngành thể thao trong TA là một vấn đề

cụ thể và khá mới mẻ Mục đích của luận văn là đi sâu nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong TA và ứng dụng vào việc dịch thuật và giảng dạy

Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Xác lập các lý thuyết liên quan đến đề tài

- Khảo sát và phân loại lớp từ vựng thể thao TA nhằm làm rõ hơn về hệ thống các thuật ngữ mảng đề tài thể thao

- Ứng dụng các kết quả thu được vào công tác dịch thuật và giảng dạy TA chuyên ngành thể thao

4 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ vựng TA chuyên ngành thể thao trong “Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Thể thao” (gọi tắt là Giáo trình) do trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao Hà Tây (hiện nay là trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội) biên soạn Cuốn Giáo trình được nhà xuất bản Thể dục Thể thao xuất bản lần đầu tiên năm 2006 và được tái bản nhiều lần để cải tiến nội dung và cập nhật thông tin

Đề tài tập trung vào từ vựng thể thao tiếng Anh sử dụng trong cuốn sách, với

số lượng cụ thể là 439 thuật ngữ, được sàng lọc bằng phương pháp chọn dữ liệu

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thuật ngữ TA chuyên ngành thể thao thể thao

và bối cảnh giảng dạy, dịch thuật của chúng tại trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội Tuy nhiên luận văn này không dự định đối chiếu đầy đủ tất cả hệ

Trang 12

thống từ vựng chuyên ngành thể thao của tất cả các môn thể thao mà chỉ tập trung vào một số nội dung thể thao phổ biến như bóng đá, thể dục, điền kinh, tennis v.v

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

a) Phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính

- Phương pháp định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch Phương pháp này

sẽ lượng hóa, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các từ vựng thể thao TA trong cùng một nhóm được phân loại

- Phương pháp định tính dựa vào thu thập dữ liệu bằng chữ và tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của các thuật ngữ được nghiên cứu

b) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Trong nghiên cứu này, tôi đã tiến hành sàng lọc được 439 thuật ngữ trong Giáo trình để tiến hành nghiên cứu Đối với quá trình sàng lọc này tôi thực hiê ̣n

theo cách sau:

- Bươ ́ c 1: Chọn liệt kê 613 từ vựng có trong Giáo trình

- Bươ ́ c 2: Ba giảng viên Tiếng Anh có ít nh ất 5 năm giảng dạy Giáo trình đươ ̣c

mời phân loa ̣i 613 từ vựng trên thành hai nhóm : nhóm từ vựng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành thể thao và nhóm khác chuyên ngành thể thao (bao gồm từ thuô ̣c chuyên ngành khác và từ thông du ̣ng); bước đầu lựa chọn ra đối tượng nghiên cứu

- Bươ ́ c 3: Sau khi các chuyên gia đã xác lâ ̣p bảng từ gồm 439 thuâ ̣t ngữ đươ ̣c

tạm coi là có nội dung liên quan đến các ch ủ đề thuộc lĩnh vực thể thao kể trên , tôi tiếp tục đối chiếu nghĩa của chúng bằng cách tra cứu cả hai loa ̣i từ điển là Từ điển Thể thao (2000) và từ điển Oxford Advanced Learner (2005), cũng như tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các thông tin thể thao trên mạng, các loại từ điển Anh-Việt, Việt-Anh, báo Vietnam News, các tạp chí thể thao Anh-Việt, các tạp chí thể thao, các giáo trình thể thao đang giảng dạy tại trường v.v để khẳng định một lần nữa tính chuyên ngành của các thuâ ̣t ngữ này

Trang 13

c) Phương pháp so sánh - đối chiếu

Mục đích của việc đối chiếu là để tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau liên quan đến vấn đề từ vựng thể thao trong TA và TV từ đó ứng dụng cho quá trình dịch thuật và giảng dạy một cách chuẩn xác và dễ hiểu nhất

d) Phương pháp thống kê phân loại

Phương pháp này nhằm phân chia và sắp xếp các từ vựng được nghiên cứu theo những thứ tự nhất định, ở những cấp độ nhất định, dựa trên những thuộc tính giống nhau và khác nhau giữa chúng để đưa chúng vào từng nhóm riêng biệt

Sau khi đã xây dựng được bảng thuâ ̣t ngữ thể thao gồm từ gốc (bằng TA) và bảng nghĩa tương đương của chúng khi chuyển sang TV; tôi dựa vào cấu trúc từ vựng và ngữ nghĩa từ vựng để phân loa ̣i thành các nhóm như sau:

+ Phân loại theo cấu tạo từ

+ Phân loại dựa trên quá trình dịch sang TV

Trong các quá trình phân loa ̣i trên , phương pháp chủ yếu được sử du ̣ng là phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học

e) Phương pháp xử lý dữ liệu bằng bằng thống kê toán học

Với phương pháp này, tôi sử dụng chương trình phần mềm excel để xử lý dữ liệu, lập các bảng thống kê trên các dữ liệu nghiên cứu để đi đến các kết luận phục

vụ cho mục đích nghiên cứu Các từ vựng trên được nhâ ̣p vào bảng Excel đều kèm

mô ̣t mã hóa ; Sau khi đã nhâ ̣p xong dữ liê ̣u ; phần mềm tính toán sẽ được cha ̣y để cho ra các kết quả cần thiết cho viê ̣c thảo luâ ̣n

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn có thể sử dụng thêm phương pháp khảo sát thực nghiệm, phương pháp giải thích v.v

7 Đóng góp của luận văn

Tác giả luận văn hy vọng những nghiên cứu trong đề tài có thể có một số đóng góp nhỏ trong quá trình dịch thuật và giảng dạy nội dung TA chuyên ngành

thể thao như sau:

Trang 14

- Giúp người học khắc phục khó khăn do chưa có một hệ thống Anh–Việt Thể thao

chuyên ngành để nâng cao hiểu biết và vận dụng chính xác các thuật ngữ được sử

dụng trong TA và TV

- Giúp người biết TA tổng quát (General English - GE) có thể tiếp cận, tìm hiểu ý

nghĩa các từ, các cụm từ TA chuyên ngành thể thao

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trong chương này tác giả Luận văn đưa ra khái quát một số lý thuyết về từ vựng tiếng Anh, cũng như lý thuyết về dịch thuật liên quan đến từ vựng nhằm phục

vụ cho mục đích nghiên cứu Những lý thuyết này làm rõ hơn cho phần kết quả nghiên cứu trong chương 2

Chương 2: Khảo sát lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh

Trong chương 2, các thuật ngữ thể thao tác giả lựa chọn để nghiên cứu được phân loại theo những chủ đề nhất định Những phân loại này đơn giản và dễ hiểu, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp thu và sử dụng

Chương 3: Ứng dụng các nghiên cứu lớp từ vựng chuyên ngành thể thao trong dịch thuật và giảng dạy

Sau khi khảo sát và phân loại những thuật ngữ chuyên ngành thể thao TA, tác giả Luận văn tiến hành ứng dụng kết quả đã có trong dịch thuật cũng như trong giảng dạy TA ở phạm vi hẹp, đó là dịch và giảng dạy Giáo trình cho sinh viên trường ĐHSP TDTTHN

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương này đề cập đến một số vấn đề cơ bản về lý thuyết từ vựng tiếng Anh cũng như lý thuyết dịch áp dụng cho từ vựng chuyên ngành

Theo Nguyễn Thiện Giáp, từ vựng của một ngôn ngữ vô cùng quan trọng, vì

đó là cơ sở, nền tảng tối cần cùng với cơ sở ngữ pháp, tức là quy luật tạo từ và đặt câu, làm thành ngôn ngữ Là một phần của từ vựng học , từ vựng thể thao hay còn gọi là thuật ngữ thể thao rõ ràng có phạm vi sử dụng hẹp hơ n, gắn liền với mô ̣t nô ̣i dung khoa ho ̣c nào đó Có thể nói chúng gắn liền với các hoạt động chuyên môn , nghiên cứu khoa ho ̣c và trao đổi thông tin khoa ho ̣c của con người Thuâ ̣t ngữ thể thao, cũng như mọi loại hình từ vựng chu yên ngành khác , trước tiên là thuâ ̣t ngữ khoa ho ̣c Như vâ ̣y , chúng còn là một tiểu hệ thống đối lập với từ ngữ sinh hoạt hàng ngày Từ vựng thể thao với tư cách là một tiểu hệ thống nằm trong từ vựng, nó đương nhiên tuân theo những quy tắc cấu tạo hay phân loại của từ vựng

Trong tiểu khảo về từ vựng thể thao trong trường học này, tác giả xin được bắt đầu bằng một số cơ sở lý luận làm nền cho nghiên cứu

1.1 Từ vựng tiếng Anh

Theo quan điểm của Yang (2000) “từ là đơn vị ngôn ngữ cơ bản Với một vốn từ ít ỏi hoặc hạn chế, người ta không thể diễn đạt và giao tiếp các ý tưởng một cách hiệu quả Vốn từ hạn chế cũng là rào cản ngăn học viên học giỏi ngoại ngữ Nếu người học không biết cách mở rộng vốn từ của mình, dần dần họ sẽ mất hứng thú học ” Cùng quan điểm đó, Nunan (1991) thừa nhận rằng, vị trí của từ vựng trong các giáo trình giảng dạy ngoại ngữ dù có trải qua ít nhiều thăng trầm nhưng chưa bao giờ bị lãng quên suốt những năm qua Ông nói “Nó (từ vựng) bị sao nhãng khá nhiều trong suốt thập kỷ 50 và 60, thời kỳ mà ngôn ngữ nghe đài –đĩa có ảnh hưởng thống trị lên giáo học pháp, nhưng gần như đã được hồi sinh trở lại trong thập kỷ 70 dưới ảnh hưởng của phong cách giảng dạy theo hướng giao tiếp ” Hiện tại, sự chú ý đang hướng đến các lớp học giao tiếp - nơi nhấn mạnh nội dung, nhiệm

Trang 16

vụ dưới dạng giải quyết vấn đề và sự tương tác lẫn nhau giữa người người giáo viên Cả người học lẫn người dạy cần dành cho từ vựng sự chú ý mà nó đáng được hưởng, bởi từ ngữ là những một yếu tố quan trọng xây dựng nên ngôn ngữ Thực tế là giao tiếp tối thiểu vẫn có nghĩa và diễn ra khá tự nhiên ngay cả khi người

học-ta chỉ đơn giản là xâu chuỗi các từ với nhau, không cần áp dụng bất cứ quy tắc ngữ pháp nào cả

Các nghiên cứu gần đây của ngành ngôn ngữ học thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến yếu tố sử dụng của ngôn ngữ so với nhiều thập kỷ trước đây Những kiến thức về ngôn ngữ được tìm hiểu sâu hơn với tư cách là một hệ thống bằng cách khám phá thông tin về sử dụng ngôn ngữ được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu điện

tử Ngôn ngữ học nói chung được lợi từ nguồn dữ liệu này và cả ngành Từ điển học cũng vậy, vì nó không thể bỏ qua các sử dụng thực tế của ngôn ngữ để từ đó xây dựng bản mô tả chuẩn mực cho các đơn vị từ vựng Những phát triển khoa học công nghệ mới đã tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các lý thuyết mới trên cơ sở kết hợp ngôn ngữ như một hệ thống với cái cách theo đó nó vận hành và biến đổi

1.1.1 Cấu tạo từ vựng tiếng Anh

1.1.1.1 Đơn vị cấu tạo

Từ được cấu tạo nhờ các hình vị Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định Ví dụ: penanlty (phạt đền), overtime (hiệp phụ), midfielder (trung vệ) v.v

Quan niệm thường thấy về hình vị được phát biểu như sau: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình Chẳng hạn, trong dạng

thức played người ta thấy ngay là: play và -ed Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái

niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong

mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện

Trang 17

Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau Trước hết là sự

phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc)

- Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những

từ độc lập Ví dụ: play (chơi), jump (nhảy), run (chạy) v.v

- Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm,

phụ thuộc vào hình vị khác Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity v.v Trong nội bộ các hình vị

hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh

+ Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị

quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu Ví dụ gymnasts (những vận động viên

thể dục), played (đã chơi), matches (các trận đấu), running (chạy, đangchạy) v.v

+ Hình vị phái sinh là những hình vị biến đổi một từ hiện có cho một từ mới

Ví dụ như football (bóng đá) – footballer (cầu thủ bóng đá) ; compete (thi đấu) – competitive (tính thi đấu)

Lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo từ chú ý trước hết đến các hình vị tự do và hình vị tái sinh

Nếu căn cứ vào vị trí của hình vị trong từ, người ta có thể phân chúng thành hai loại lớn: gốc từ (cái mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ) và phụ tố (cái mang ý nghĩa ngữ pháp, chung cho từng lớp, nhiều từ) Tuỳ theo phụ tố đứng ở trước gốc từ hay sau gốc từ, người ta gọi chúng lần lượt là tiền tố và hậu tố

1.1.1.2 Phương thức cấu tạo

Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau: a) Từ hóa hình vị: Dùng một hình vị tạo thành một từ Phương thức này thực chất là cấp cho một hình vị tư cách đầy đủ của một từ, ví dụ: hình vị “ball” – từ “ball” (bóng), hình vị “swim” – từ “swim” (bơi) v.v

b) Ghép hình vị: Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ, gồm có các phương thức sau:

- Phương thức phụ gia:

Trang 18

+ Thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn (như tiền tố anti-, im-, un v.v.) Ví

dụ: anti-sport (phi thể thao), pentathlon (5 môn phối hợp), disqualìy (tước quyền thi

đấu) v.v

+ Thêm hậu tố: (Ví dụ như hậu tố -er, -en, -warf v.v.) Ví dụ như: strengthen (tăng

cường), player (người chơi), backward (về phía sau) v.v

- Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp

thành Ví dụ: hand + ball => handball (bóng ném), basket + ball => basketball

(bóng rổ) v.v

Trên đây là một số phương thức cơ bản để cấu tạp từ trong TA Sự thật thì các phương thức ấy có những biểu hiện còn đa dạng hơn và đôi khi chúng đan xen vào nhau

1.1.2 Phân loại từ vựng tiếng Anh

Đối với phân loại từ vựng tiếng Anh, đề tài đề cập đến các vấn đề sau:

1.1.2.1 Từ đơn

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi hình vị (morpheme), là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa xác định và có giá trị ngữ pháp

Xét bảng cấu tạo từ đơn, ta có thể thấy:

AFFIX -ROOT - AFFIX

Phụ tố - căn tố - Phụ tố

(Tiền tố) (prefix) Hậu tố (suffix)

Từ đơn có thể có các cấu tạo sau:

- Root only (chỉ có căn tố) như: play (chơi), match (trận đấu), run (chạy), attack (tấn công) v.v

- Prefix + root (tiền tố + căn tố) như: anti-sports (phi thể thao), disqualify (tước

Trang 19

v.v… Hình vị trong từ đơn bao gồm chính tố (root) hoặc chính tố và phụ tố, trong

đó theo vị trí, phụ tố được chia thành tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix)

Từ đơn trong TA còn được phân chia thành:

- Từ đơn có hình vị trùng với căn tố (đây là loại từ gốc (stem) mang nghĩa xác

định và có thể kết hợp với các hình vị là phụ tố (affix) hay biến tố (inflexion) để chuyển từ loại, chuyển nghĩa hay thêm nghĩa Ví dụ “ball” (bóng), đây vừa là hình

vị, lại vừa là căn tố, nó có thể kết hợp với một số hình vị khác để trở thành từ đơn

có ý nghĩa khác như “ball + volley (rổ)” để thành “volleyball” (bóng rổ), hay “ball + foot” thành “football” (bóng đá), v.v…;

- Từ đơn phái sinh (derivative) bao gồm một căn tố kết hợp với ít nhất một

hình vị phụ thuộc để tạo ra từ mới hay chuyển loại từ Ví dụ như từ “trainer” (huấn luyện viên) được cấu tạo từ căn tố “train” (huấn luyện) và hậu tố “-er”, hay căn tố

“cook” (nấu ăn) và hậu tố “-er” => cooker (cái bếp) v.v

- Từ đơn biến hình (inflectional) bao gồm một căn tố với một hay hơn một

hình vị biến tố (inflectional morpheme) Ví dụ như foot (chân) và feet (chân – số nhiều) v.v

Ví dụ về biến đổi của 3 loại từ đơn kể trên được chỉ ra trong bảng cấu tạo từ dưới đây:

Bảng 1.1 Bảng cấu tạo từ “play”

Play-ful-ness Là từ đơn phái sinh, ba hình vị, danh từ

Play-ed Là từ đơn biến hình, hai hình vị, động từ

thời quá khứ hoặc phân từ

Trong TA, các phụ tố không độc lập và chỉ có thể nhận diện và mang nghĩa khi đứng trong từ Các biến tố thể hiện chức năng ngữ pháp nhằm biến đổi từ cho

Trang 20

không thay đổi nghĩa của từ mà thể hiện số (như biến tố -s, -es), thì (như biến tố -ed, -ing) hay trạng thái, tính chất (như biến tố -ly) v.v

Ví dụ: Biến tố “-s hoặc -es” có thể kết hợp với danh từ số ít để biểu thị số nhiều như ball (quả bóng) => balls (những quả bóng), player (người chơi) => players (những người chơi), coach (huấn luyện viên) => coaches (những huấn luyện viên) v.v Biến tố “-ed” được thêm phía sau một động từ để biểu hiện thì quá khứ, như play (chơi) => played (đã chơi), kick (đá) => kicked (đã đá) v.v

Hay biến tố “-ly” kết hợp với tính từ để tạo thành trạng từ, ví dụ như competitive – tính từ => competitively - trạng từ (có tính cạnh tranh, tính thi đấu)

Noun (danh từ) + Noun (danh từ) goal net (lưới cầu môn)

Adjective (tính từ) + Noun (danh từ) dead ball (bóng chết)

Verb (động từ) + Noun (danh từ) running ball (quả sống)

Noun (danh từ) + Verb (động từ) place kick (đặt bóng sút)

Noun (danh từ) + Preposition runner- up (Á quân)

Adjective (tính từ) + Verb (động từ) back kick (chuyền trả bóng, đá gót)

Khác với từ ghép trong TV, về mặt chính tả, các thành tố trong từ ghép TA thường được kết hợp theo ba hình thức sau nhưng không theo quy luật cụ thể:

- Các thành tố viết liền nhau; ví dụ: volleyball (bóng chuyền), football (bóng đá), basketball (bóng rổ) v.v

- Các thành tố viết có dấu nối; ví dụ: “one-hand” trong cụm từ “one-hand hold of the ball” (bắt bóng một tay) v.v

Trang 21

- Các thành tố viết tách từ; ví dụ: penalty line (vạch phạt bóng 11m), football player (cầu thủ môn bóng đá), v.v

1.1.2.3 Cụm từ

Trong TA tồn tại những thuật ngữ có hình thức là cụm từ dùng để chỉ các khái niệm có sự khác nhau trong cùng một hệ thống Sự khác biệt này được xác định bởi một trong số các thành tố tạo nên thuật ngữ Cấu tạo về hình thức của loại thuật ngữ này gồm một thành tố trung tâm và nhiều thành tố phụ hay định tố Các định tố có thể đứng trước hay đứng sau thành tố trung tâm Trật tự của các định tố là

cố định Ví dụ: trong hai thuật ngữ “four by one hundred metres relay” (chạy tiếp sức cự ly 4x400m) và “four by four hundred metres relay” (chạy tiếp sức cự ly 4x100m), thành tố trung tâm đều là “relay” (chạy tiếp sức) Nhưng trong hai thuật ngữ “out-of-bounds ball” (bóng ngoài) và “pass from out-of-bounds” (chuyền cứu bóng), thành tố trung tâm lần lượt lại là “ball” và “pass”

Tùy theo loại của thành tố trung tâm mà ta có thể phân thành cụm danh từ, cụm động từ, hay cụm tính từ, v.v ví dụ:

- Cụm danh từ: “national team” (đội tuyển quốc gia), “world record” (kỷ lục thế

giới), “close-range shot” (cú đá cận thành); 1st runner up (á quân thứ nhất) v.v

- Cụm động từ: “turn into the straight” (chuyển sang đường thẳng), “lose possession

of the ball” (mất quyền kiểm soát bóng); gain possession of the ball (giành quyền kiểm soát bóng); “clear the hurdle” (dọn rào – nghĩa là vượt qua rào); “kick with the sole” (đá bằng đế giày = đá lòng), v.v

- Cụm tính từ: “middle-back” (lùi sau), “close-to-the-basket” (cận rổ), v.v

1.2 Thuật ngữ thể thao tiếng Anh

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và văn hóa, thể thao cũng đang có những bước tiến đáng kể Nó không đơn thuần là một phương tiện giải trí mà đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, từ đó tính phân ngành của thể thao càng trở nên rõ ràng hơn

Nếu nhìn nhận thể thao như một ngành nghề thì từ vựng dùng trong thể thao

ít nhiều cũng mang yếu tố thuật ngữ Trong từ điển Oxford (2005), thuật ngữ được

Trang 22

định nghĩa là “từ hay cụm từ dùng để gọi tên sự vật, nhất là khi sự vật này liên quan đến các lĩnh vực chuyên biệt.” Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn

Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng, v.v…

có trong thực tế Nghĩa biểu niệm của thuật ngữ cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng đúng như chúng tồn tại trong tư duy, trong giao tiếp của ngành học hữu quan Chúng có thể tập hợp thành những khái niệm gần nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau thành từng nhóm Mỗi nhóm là một hệ thống “khái niệm” Một hệ thống lớn lại bao gồm nhiều hệ thống nhỏ Trong mỗi hệ thống khái niệm có thể có một khái niệm chính bao trùm hoặc làm trung tâm tập hợp những khái niệm khác thành cụm Ví dụ trong những môn thể thao, có những hệ thống thuật ngữ về kỹ thuật thi đấu, về tổ chức, điều lệ hay luật thi đấu của từng phân môn nhỏ…

Thuật ngữ TA là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn, phải phù hợp với tiêu chuẩn của từ vựng TA Trong cả hai hình thức ngôn ngữ nói và viết, thuật ngữ phải có nghĩa từ vựng và có thế tương liên với các ngôn ngữ khác Chiều đồng đại đặc biệt quan trọng đối với thuật ngữ, nhằm đối lập với chiều lịch đại của các từ không phải là thuật ngữ Theo các nhà thuật ngữ học, đối với TA, thuật ngữ phải đảm bảo các tiêu chuẩn:

1.3.1 Lý thuyết chung về dịch thuật

Theo Lê Hùng Tiến (2009), lịch sử nghiên cứu dịch thuật cho thấy, một cuộc tranh luận triền miên từ thời cổ đại (từ Cicero và Jerome, 106 B.C) tới nay về vấn

Trang 23

đề nên dịch thế nào cho đúng, cho phù hợp Vấn đề chính ở đây là sự cân bằng giữa hai thái cực: dịch bám sát văn bản gốc (literal) và dịch thoát khỏi sự ràng buộc của văn bản gốc (free); có thể nhắc đến hai đường hướng dịch thuật chính là dịch ngữ nghĩa (semantic translation) và dịch giao tiếp (communicative translation)

Có thể hiểu rằng, dịch giao tiếp là cách d ịch nhằm tạo ra cho người đọc bản dịch tiếp nhận một cách dễ dàng nhất tương tự như người ta đang đọc ngôn ngữ gốc Dịch ngữ nghĩa là cách dịch nhằm chuyển đổi càng sát càng tốt trong chừng mực ngữ nghĩa và ngữ pháp cho phép nghĩa văn cảnh của bản gốc sang bản dịch Sự khác nhau cơ bản của hai đường hướng dịch này là đối tượng hướng tới của quá trình dịch Dịch giao tiếp hư ớng tới người tiếp nhận bản dịch với các ưu tiên chính

là sự thông hiểu, sự dễ dàng tiếp nhận thông điệp cần truyền tải cùng tác động của

nó đối với người nhận Dịch ngữ nghĩa hướng tới việc xây dựng bản dịch sao cho trung thành với bản gốc về nội dung ngữ nghĩa, kể cả các nét nghĩa thuộc nền văn hóa ngôn ngữ gốc Để phân biệt hai cách tiếp cận chuyển dịch văn bản trên, Newmark (1988) chỉ ra những khác biệt như sau:

Bảng 1.3: Phân biệt dịch ngữ nghĩa và dịch giao tiếp

Bản dịch Dịch ngữ nghĩa Bản dịch Dịch giao tiếp

Được viết bằng trình độ ngôn ngữ của

Có tính cá nhân, có cá tính Mang tính xã hội chung chung

Có xu hướng được dịch chi tiết Có xu hướng được dịch đơn giản

Ưu tiên các sắc thái nghĩa Ưu tiên thông điệp

Người dịch có ít tự do hơn Người dịch có nhiều tự do hơn

Trang 24

Newmark (1988) đã đề xuất ra 8 phương pháp dịch được chia thành hai nhóm dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo như đã đề cập đến ở phần trên

Bảng 1.4: Phương pháp dịch Anh Việt (Newmark, 1988, “A textbook of

Dịch ngữ nghĩa Dịch thông báo

Theo sơ đồ hình chữ V trên, hai vế trái và phải biểu hiện mối quan hệ với ngôn ngữ dịch và ngôn ngữ gốc của các phương pháp Gần nhất với ngôn ngữ gốc

là phương pháp dịch chữ đối chữ, càng xuống dưới các phương pháp thuộc nhánh trái (dịch ngữ nghĩa) càng rời xa ngôn ngữ gốc và khoảng cách tới ngôn ngữ dịch vì thế cũng gần lại Ngược lại, nếu Phỏng dịch (adaptation) gần nhất với ngôn ngữ dịch thì càng xuống dưới các phương pháp thuộc nhóm thứ hai càng rời xa ngôn ngữ dịch nhưng lại tiệm tiến ngôn ngữ gốc

1.3.2 Dịch thuật từ vựng chuyên ngành thể thao

Việc dịch thuật ngữ khoa học tiếng nước ngoài sang TV ngày càng trở nên cần thiết trong xu hướng các nước xích lại gần nhau hơn Mặt khác, Việt Nam là nước đang phát triển, rất cần học hỏi và tận dụng sự phát triển khoa học kỹ thuật từ các nước tiến tiến, nơi TA tỏ ra chiếm ưu thế hơn so với các ngôn ngữ khác Thể thao cũng là một ngành mới với những đòi hỏi tương tự

Về bản chất ngôn ngữ, bất kỳ một ký hiệu ngôn ngữ nào cũng đều biểu đạt một nội dung nhất định, phản ánh một thực tiễn khách quan nhất định Thực tiễn này đối với người sử dụng những ngôn ngữ khác nhau chỉ là một Nhưng để tái hiện đúng nội dung nguyên bản, ta khó có thể chỉ đơn thuần tìm kiếm cái tương đương hoàn toàn về hình thức giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích Mỗi ngôn ngữ đều

có những nguyên tắc cấu tạo riêng khi tạo ra một thuật ngữ khoa học Điều này đã

Trang 25

đặt ký hiệu ngôn ngữ trong mối tương quan nhiều khi không phải trực tiếp với thế giới bên ngoài mà gián tiếp với nó thông qua lăng kính của một truyền thống văn hóa đã được hình thành Người ta thường ví bản dịch là mặt sau của bức thêu, mặt sau càng giống mặt trước có nghĩa là bản dịch càng thành công Do vậy, chất lượng của thuật ngữ được đánh giá thông qua việc nội dung dịch có phản ánh đầy đủ thông tin hay không Thuật ngữ đối dịch phải chính xác, đơn nghĩa, bất biến về nghĩa; hay nói cách khác là phải trung thành với thuật ngữ ở ngôn ngữ gốc Do đó dễ hiểu vì sao trong số 8 phương pháp dịch Anh – Việt được nêu ra ở trên, hai phương pháp chủ yếu được nhiều người sử dụng lựa chọn áp dụng cho dịch thuật ngữ nói chung

và thuật ngữ thể thao nói riêng là Trực dịch, Dịch trung thành

Phương pháp trực dịch (hay còn go ̣i là dịch từng từ) (word-for-word translation): Là cách dịch trực tiếp từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch ở đơn vị từ:

từ được dịch bằng nghĩa thông thường nhất của chúng trong từ điển và trật tự từ của ngôn ngữ gốc được giữ nguyên; tách rời văn cảnh Bản dịch rất gần gũi với bản gốc

và về hình thức mang nhiều đặc điểm của ngôn ngữ gốc, dù đôi chỗ dĩ nhiên xa lạ với ngôn ngữ dịch, thậm chí khó hiểu đối với người đọc ở ngôn ngữ dịch

Đây là phương pháp dịch đơn giản, trong đó đơn vị dịch chỉ là từ hoặc ngữ Phương pháp này giúp người dịch dễ dàng chuyển từ thuật ngữ thể thao TA sang

TV vì nghĩa của từ được hiểu đơn giản, theo nghĩa trong từ điển Người dịch có thể tra ra một cách đơn giản, hơn nữa, những thuật ngữ này không cần thiết đặt trong một ngữ cảnh cụ thể nào đó mới mang ý nghĩa như vậy

Ví dụ: ball: bóng

volleyball: bóng chuyền

basketball: bóng rổ

leading score: dẫn điểm

(leading: dẫn đầu/ dẫn; score: điểm)

gain possession of the ball: giành quyền sở hữu bóng

(gain: giành lấy; posession: sự sở hữu)

lose ball: mất bóng (lose: mất)

Trang 26

Phương pháp dịch trung thành (faithful translation): Người dịch cố gắng tái

tạo ý nghĩa theo ngữ cảnh chính xác của bản gốc mà tác giả muốn truyền tải trong các ràng buộc và hạn chế của cấu trúc ngữ pháp ở ngôn ngữ dịch Các từ văn hóa được chuyển giao nguyên xi sang bản dịch Bản dịch vẫn được tái tạo chủ yếu bằng hình thức của văn bản gốc từ cấu trúc ngữ pháp tới cấu trúc văn bản và chứa đựng nhiều cách diễn đạt bất bình thường với ngôn ngữ dịch

Về thực tế dịch thuật, một thuật ngữ khoa học khi được chuyển dịch sang

TV, yêu cầu đầu tiên là phải sát nghĩa TV và TA khác nhau về loại hình nên việc tương đương về hình thức không phải lúc nào cũng tìm được Ví dụ:

Pivot: là một thuật ngữ chỉ “động tác của cầu thủ xoay lưng với rổ đối phương” vốn chỉ là một từ, nhưng không thể được dịch ra bằng một từ tương đồng trong TV, nên phải giải thích rõ ràng

“centre forward playing deep” chỉ có thể dịch ra là “tiền đạo cắm”

“love” trong tennis được dịch là 0 điểm (được tin là bắt nguồn từ tiếng Pháp l’ouve nghĩa là trứng)

Một cái khó nữa khi chuyển dịch thuật ngữ tiếng nước ngoài sang TV là có những thuật ngữ xa lạ với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Điều này có thể do sự khác biệt về địa lý, văn hóa, thể chế chính trị xã hội, cơ cấu quản lý nhà nước và cả tốc độ phát triển kinh tế v.v Có nhiều thuật ngữ, trong quá trình dịch thuật dịch giả bắt buộc phải dịch từng từ sang TV, hay vay mượn mà chưa hề có khái niệm hoặc

sự hình dung đầy đủ về nó Do vậy, dù trực dịch và dịch trung thành là ưu tiên hàng đầu, chúng không phải là những phương pháp hữu dụng duy nhất Tùy từng hoàn cảnh, từng thuật ngữ, sau khi xem xét và phân tích cẩn thận, nếu những phương pháp khác hiệu quả hơn, chúng vẫn có thể được sử dụng

1.4 Tiểu kết chương 1

Chương này đã tóm lược những đặc điểm chính về từ vựng TA và từ vựng

TA trong thể thao; lý thuyết dịch và những phương pháp dịch thuật phổ biến khi chuyển nghĩa thuật ngữ TA sang TV, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của Trực dịch và Dịch trung thành; xác định tính thuật ngữ của từ vựng thể thao TA đồng

Trang 27

thời phân tích đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng Chương lý luận này trả lời trực tiếp lớp vấn đề thứ nhất và thứ hai của nghiên cứu: Khái niệm, phân loại và đặc điểm của từ vựng chuyên ngành thể thao, đồng thời làm tiền đề cho nghiên cứu phân loại nhóm từ cụ thể ở chương sau

Trang 28

Chương 2: KHẢO SÁT LỚP TỪ VỰNG THỂ THAO CHUYÊN NGÀNH

TIẾNG ANH

Trong chương này, tác giả tiến hành khảo sát bằng cách phân loại các thuật ngữ thể thao được lựa chọn Việc khảo sát , phân loa ̣i nà y dự đi ̣nh (i) đưa đến mô ̣t cái nhìn tổng quan về sự đa dạng từ loại thuật ngữ thể thao trong ti ếng Anh; (ii) tăng cường tính chính xác cho các bản di ̣ch từ tiếng Anh sang tiếng Viê ̣t có nô ̣i dung liên quan đến thể thao; (iii) và làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn , có sức khái quát lớn hơn về từ vựng hoă ̣c thuâ ̣t ngữ thể thao sau này

Phương pháp tiến hành phân loại là: toàn bộ 439 thuật ngữ thể thao TA được chọn, trước khi bị tách rời ra thành các từ đơn lẻ, nằm trong các đơn vị bằng nó (từ đơn) và lớn hơn nó (cụm từ, thành ngữ) Khi tìm nghĩa tương đương trong TV, một

từ có thể vẫn được chuyển thành từ; nhưng cũng có thể bị biến thành cụm từ hoặc câu Phân loại thuật ngữ diễn ra trên cả hai bình diện là từ/cụm từ TA và từ/cụm từ khi đã được dịch sang TV

2.1 Kết quả phân loại

Từ 439 thuật ngữ thể thao chuyên ngành tiếng Anh, tôi tính số lượng và tỷ lệ

từ và cụm từ được sử dụng Sau đó tiếp tục phân loại nhỏ hơn đối với từng nhóm nhằm thống kê định lượng, lấy đó làm cơ sở nền tảng để phân tích và phát triển đề tài nghiên cứu Kết quả phân loại thuật ngữ TA được tập hợp trong bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp phân loại thuật ngữ TA

Trang 29

2.1.1 Phân loại thuật ngữ chuyên ngành thể thao tiếng Anh thành từ và cụm từ

Từ là một đơn vị ngôn ngữ có tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối chuyên biểu thị thực tế khách quan, có các đặc trưng về ngữ âm, các thuộc tính ngữ nghĩa

và ngữ pháp, có thể tồn tại tách rời nhau và được tái hiện trong các lời nói khác nhau; là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ: chứa đựng trong lòng nó những đơn vị của các cấp độ dưới nó; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc (có tính chất xã hội); là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ: độc lập về ý nghĩa và hình thức, tạo nên các đơn vị cú pháp: cụm từ và câu (dẫn theo Mai Thị Kiều Phượng, 2009)

Cụm từ là một nhóm từ kết hợp với nhau tạo thành nghĩa nhưng không đầy

đủ Trong một cụm từ có thành tố chính và thành tố phụ, trong đó những thành tố phụ tập hợp chung quanh thành tố chính

Nhìn bảng số liệu tổng hợp trên, chúng ta thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa

số lượng từ và cụm từ, theo đó, số lượng từ là 290, trong khi số lượng cụm tử chỉ là

149 Số liệu này được chuyển thành biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.1: Phân loại thuật ngữ TA thành từ và cụm từ

Trong tổng số 439 thuật ngữ thể thao đã thống kê, tỷ lệ từ và cụm từ là tương đương nhau, tuy nhiên số lượng từ vẫn chiếm nhiều hơn so với số lượng cụm từ, điều này có thể chứng tỏ thuật ngữ tiếng Anh thể thao có xu hướng ngắn gọn và rõ

ràng

Trang 30

2.1.1.1 Phân loại thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành thể thao thành các loại từ

a) Phân loại từ thành từ đơn và từ ghép

Từ TA có thể được phân chia thành hai loại chính là từ đơn và từ ghép Từ đơn là từ

chỉ có một hình vị chính tố Ví dụ: ball (bóng), player (người chơi), kick (đá) Từ

ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập Ví dụ:

football (bóng đá) + player (người chơi) => football player (cầu thủ bóng đá), swimming (bơi) + pool (bể) = swimming pool (bể bơi), volley (chuyền) + ball (bóng)=> volleyball (bóng chuyền)

Sau khi xem xét hệ thống thuật ngữ thể thao tiếng Anh là từ, chúng tôi dựa vào lý thuyết đã được nêu trong phần cơ sở lý luận để nhận biết và phân chia thanh hai loại từ đơn và từ ghép

Xét bảng 2.1 Bảng tổng hợp phân loại thuật ngữ TA ta có số liệu cụ thể như sau:

- Từ đơn: 191 từ (66%)

- Từ ghép: 99 từ (34%)

Các tỉ lệ này được biểu đồ hóa như sau:

Biểu đồ 2.2: Phân loại từ TA thành từ đơn và từ ghép

Trong nhóm thuật ngữ đơn vị “từ”, từ đơn chiếm phần lớn với 66% (191 từ), còn từ ghép là 34% (99 từ) Với tư cách là đối tượng có thể hoạt động độc lập, tỷ lệ

từ đơn nhiều hơn so với từ ghép thể hiện khả năng hoạt động độc lập của ngành TA chuyên biệt này

b) Phân loại từ đơn

Trang 31

Xét về đơn vị cấu tạo và phương thức cấu tạo, có thể chia từ đơn thành các trường hợp sau:

- Từ đơn nguyên gốc (có hình vị trùng với căn tố)

- Từ đơn phái sinh

- Từ đơn biến hình

Kết quả phân loại được thống kê theo bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.2 Phân loại từ đơn theo cấu tạo

Từ đơn tiếng Anh

Từ bảng trên, ta sơ đồ hóa tập hợp từ này thành bảng sau:

Biểu đồ 2.3 Cấu tạo từ đơn tiếng Anh

Từ kết quả phân loại trên đây, ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

Số lượng từ đơn nguyên gốc chiếm phần nhiều (121 từ - tương ứng 63%), nhiều hơn hẳn từ đơn phái sinh và từ đơn biến hình, điều này cho thấy tập hợp từ đơn chuyên ngành thể thao tiếng Anh có tính đa dạng và độc lập cao, tự thân có thể thể hiện đầy đủ ý nghĩa cần thiết của diễn đạt ở cấp độ từ Các từ đơn này thường được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị

Trang 32

Tuy số lượng từ đơn phái sinh (52 từ - chiếm 27%), và từ đơn biến hình (18

từ - 10%) có số lượng ít hơn so với từ đơn nguyên gốc, nhưng do đơn vị cấu tạo và phương thức cấu tạo (gồm một căn tố kết hợp với ít nhất một hình vị phụ thuộc để tạo ra từ mới hay chuyển loại từ) mà nó cũng đóng vai trò quan trọng để bổ sung đầy đủ và mở rộng vốn từ cho lớp từ đơn chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh

Những điều này có thể chứng tỏ tính đa dạng và tính độc lập của từ đơn TA chuyên ngành thể thao nói riêng, và lớp từ TA chuyên nganh thể thao nói chung 2.1.1.2 Phân loại thuật ngữ chuyên ngành thể thao tiếng Anh thành các loại cụm từ

Nhìn từ góc độ cấu trúc, cụm từ trong TA được chia làm 5 dạng chính: cụm

từ danh từ, cụm từ động từ, cụm từ tính từ, cụm từ giới từ và cụm từ trạng từ Trong

số những thuật ngữ được tiến hành chọn lọc nghiên cứu, các cụm từ được chia làm

4 trường hợp:

- Cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ

thuộc tạo thành, các thành phần phụ đó có thể là từ hạn định sở hữu; tính từ; cụm

giới từ; mệnh đề…Ví dụ: the second runner-up (Á quân thứ hai), AC card (Accrectitation Card – thẻ thành viên) v.v.

- Cụm động từ là một tổ hợp từ bắt đầu bằng một động từ nguyên mẫu có

“to”, phần phụ đi kèm phía sau động từ nguyên mẫu đó thường là một danh từ, hoặc

một từ, tuy nhiên, thành phần phụ này có thể có hoặc không Ví dụ: perform

choreographed routines (biên đạo một chuỗi động tác – trong múa hoặc thể dục nghệ thuật), kick with the step (đá má trong) v.v

- Cụm tính từ là một tổ hợp từ bao gồm một tính từ chính được bổ nghĩa bởi

các thành phần đứng trước nó (pre-modifier) hoặc/ và các thành phần đúng sau

(post-modifier) Ví dụ: close-to-the-basket (cận rổ), one-pass (một chuyền) v.v.v

- Cụm giới từ là một tổ hợp từ bao gồm một giới từ, tân ngữ của giới từ và

một số thành phần bổ ngữ khác Ví dụ: about-body-kick (đá xoay mình) v.v

Chuyển số liệu phân loại cụm từ chuyên ngành thể thao trong TA từ bảng tổng hợp trên thành biểu đồ sau:

Trang 33

Biểu đồ 2.4: Phân loại cụm từ TA theo từ loại

Sau khi tiến hành khảo sát tỷ lệ bốn nhóm cụm từ kể trên trong số những ngữ

thuộc lĩnh vực thể thao được chọn (theo Bảng 2.1- Bảng tổng hợp phân loại thuật

ngữ TA) kết quả cho thấy tỉ lệ cụm danh từ chiếm đa số, chiếm 77% tổng số cụm từ

đã thống kê; tiếp đó là cụm động từ với 20% tổng số cụm từ đã thống kê Tỷ lệ này cho thấy cụm danh từ và cụm động từ được sử dụng thường xuyên và đóng vai trò

quan trọng trong diễn đạt hơn so với hai loại cụm từ còn lại

Cụm danh từ dùng để chỉ người, vật, địa điểm… Trong tất cả các lĩnh vực nói chung và thể thao nói riêng, sự giao tiếp luôn cần có đối tượng, chính danh từ hoặc cụm danh từ sẽ đảm nhiệm chức năng gọi tên đối tượng mình muốn nói đến,

do đó số lượng cụm danh từ chiếm nhiều nhất trong số các nhóm cụm từ được khảo sát Ngoài ra, đặc điểm cơ bản, chuyên biệt của thể thao là sự vận động tích cực của con người, nói cách khác nói đến thể thao là nói đến hoạt động, nên lĩnh vực thể thao thường xuyên cần dùng đến động từ và cụm động từ Chính vì vậy cụm động

từ cũng có tỷ lệ 20%, cao hơn hẳn so với nhóm cụm tính từ và cụm giới từ

Cụm tính từ và cụm giới từ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2% và 1%) Cụm tính từ chỉ tính chất, phạm vi, mức độ; bổ nghĩa cho chủ ngữ, tân ngữ Còn cụm giới từ được xem như một thành phần của câu, nó không thể tự đứng một mình (trừ khi làm đầu

đề và trong các tình huống đối thoại mà các thành phần khác của câu đã được hiểu ngầm) Cụm giới từ đóng vai trò như tính từ bổ nghĩa cho danh từ, như phó từ bổ nghĩa cho động từ hoặc đóng vai trò như danh từ Hai nhóm này được xem như yếu

Trang 34

tố phụ bổ sung để làm rõ nghĩa cho các thành tố trung tâm của câu, dẫn đến chiếm

tỷ lệ thấp trong nhóm cụm từ mà tôi nghiên cứu

Từ thực tế cụm trạng từ không xuất hiện trong nhóm ngữ được khảo sát, tôi cho rằng nhóm cụm từ này không được xếp vào nhóm thuật ngữ thể thao, do tính phổ biến của nó, cũng giống như trạng từ đơn, ngữ trạng từ cho chúng ta biết hành động xảy ra như thế nào, ở đâu, khi nào, tại sao… Nó không mang những đặc điểm cần thiết mà thuật ngữ thể thao cần phải có

2.1.2 Phân loại theo chuyển loại từ sang tiếng Việt

2.1.2.1 Phân loại thuật ngữ tiếng Việt chuyển nghĩa thành từ và cụm từ

Trước tiên, để có thể phân loại được các từ TV được dịch nghĩa từ tập hợp từ vựng chuyên ngành thể thao trong tiếng Anh, đề tài cần làm rõ cách hiểu về từ, cụm

từ và câu trong tiếng Việt

- Từ trong tiếng Việt là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa

Ví dụ như: bơi (swimming), nhảy cao (high jump), thể dục (gymnastics) v.v

Trong phần nghiên cứu này, tác giả chủ yếu tập trung vào từ đơn, từ ghép và cụm từ tiếng Việt

+ Từ đơn là từ được cấu tạo bởi một tiếng Ví dụ như: bóng (ball), đá (kick), chạy

(run), chơi (play) v.v

+ Từ ghép là từ được tạo bởi hai tiếng trở lên có quan hệ với nhau về mặt ngữ

nghĩa Ví dụ như: bóng đá (football), điền kinh (athletic), xà đơn (parallel bar) v.v

- Cụm từ tiếng Việt là các tổ hợp bao gồm hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở lên Ví dụ như “bẻ gãy đợt tấn công” (break up an attack) v.v

Các thuật ngữ TA khi chuyển sang TV có trường hợp giữ nguyên định dạng

từ, cụm từ hoặc câu như đã phân loại trong TA, nhưng cũng nhiều trường hợp thay

đổi Một từ đơn TA khi dịch sang TV có thể trở thành cụm từ trong TV Ví dụ: feint

– động tác giả v.v Do vậy, bảng thống kê thu được sau khi phân loại thuật ngữ

chuyển nghĩa TV cho thấy có sự thay đổi so với phân loại TA Chúng tôi sẽ đặt hai kết quả phân loại trong thế đối sánh để dễ dàng nhận định:

Trang 35

Bảng 2.3: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Biểu đồ 2.5: Phân loại thuật ngữ TV chuyển nghĩa

Các thuật ngữ khi tiến hành khảo sát được tác giả tra cứu nghĩa TV trong nhiều cuốn từ điển Anh-Việt, tìm hiểu trên các tạp chí, sách, giáo trình về thể thao, sau đó tham khảo ý kiến của các giảng viên dạy TA chuyên ngành tại trường ĐHSP TDTTHN để khẳng định nghĩa chính xác Trong những thuật ngữ được dịch sang

TV, có 48% là từ, 51 % là cụm từ và 1% là câu Thứ tự sắp xếp theo tỷ lệ đã có sự thay đổi so với thuật ngữ TA, nghĩa là số lượng từ không còn nhiều nhất, thay vào

đó là cụm từ và số câu là ít nhất Tuy có sự thay đổi như vậy, nhưng tỉ lệ chênh lệch giữa số lượng từ và cụm từ cũng không đáng kể, chỉ là 13 thuật ngữ (3%)

Tuy không có sự thay đổi đột phá về thứ tự sắp xếp định lượng, nhưng vẫn

có một số từ thay đổi hình thức từ, cụm từ và câu sau khi dịch nghĩa Sự thay đổi đáng chú ý là việc số lượng ngữ tăng lên và số lượng từ giảm đi trong TV Thuật ngữ TA có 290 từ, tương ứng với 66% nhưng khi dịch sang TV thì chỉ còn 210 từ, tương ứng với 48% Như vậy một số từ TA khi dịch đã chuyển thành cụm từ và câu

TV Số lượng cụm từ cũng tăng so với thuật ngữ ban đầu Có sự thay đổi này là do

Trang 36

nhiều thuật ngữ TA khi dịch sang TV không tìm được thuật ngữ tương đương về hình thức mà chứa đựng đầy đủ ý nghĩa cần truyền tải, do đó thuật ngữ đích cần diễn đạt nhiều hơn để lột tả được hết được ý bao hàm của thuật ngữ thuộc nguồn

Chẳng hạn, từ “ace” trong chuyên ngành thể thao được dịch sang TV là “một quả giao bóng hợp lệ mà người đỡ bóng không thể chạm tới được (giao bóng ăn điểm trực tiếp)” hoặc từ “let” đã chuyển thành câu “Điểm này phải được thực hiện lại Thường xảy ra khi một quả giao bóng trúng vào lưới nhưng vẫn rơi xuống ô giao bóng hợp lệ.”… Trong trường hợp này, thuật ngữ thuộc SL đã chuyển từ đơn

vị “từ” sang đơn vị “câu” Điều này cho thấy, sự phân chia này chỉ là tương đối Ở đây, chúng tôi thống kê dựa vào cách lý giải của cuốn Giáo trình

2.1.2.2 Phân loại từ tiếng Việt

Phân loại 210 từ thành đơn vị loại từ nhỏ hơn là từ đơn và từ ghép, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi lớn so với tỷ lệ thuật ngữ TA Bảng và biểu đồ thống kê tỷ

lệ phân loại từ TV sẽ tiếp tục được đặt trong sự đối sánh với từ TA để chúng ta có thể thuận lợi cho việc nhận biết sự thay đổi đó:

Trang 37

Hai biểu đồ về phân loại từ TA (xem biểu đồ 2.2) và TV (biểu đồ 2.5) thành

từ đơn, từ ghép đã cho thấy sự khác biệt quá rõ nét về tỷ lệ từ đơn, từ ghép của nhóm thuật ngữ Hai màu sắc của biểu đồ thể hiện hai loại từ không hề cân xứng về

tỷ lệ, nói cách khác, từ đơn nhóm thuật ngữ TA và TV đều có sự chênh lệch lớn về định lượng với từ ghép, và ngược lại Ở thuật ngữ TA, sự chênh lệch là 32% và thuật ngữ TV chênh lệch 74% Khoảng cách chênh lệch giữa từ đơn và từ ghép tăng 2,5 lần khi dịch thuật ngữ từ TA sang TV

Tuy điểm chung giữa hai nhóm thuật ngữ trên là sự chênh lệch khá lớn về loại từ, nhưng cán cân của loại từ trong hai nhóm khác nhau thì không giống nhau

Có sự đảo ngược cán cân từ đơn - từ ghép sau khi chuyển dịch Nếu như ở thuật ngữ

TA, từ đơn chiếm tỉ lệ lớn (66%), nhiều gấp 1,9 lần so tỷ lệ từ ghép (34%) thì đến thuật ngữ TV, tỷ lệ từ đơn sụt giảm rõ rệt, từ 66% xuống còn 13% Trong khi đó, tỷ

lệ từ ghép lại tăng vọt từ 34% trong TA lên 87% trong TV Sự chênh lệch theo hướng ngược lại của từ ghép và từ đơn trong thuật ngữ TV đã rất cao Điều này có nghĩa là từ trong TV khi dịch đã dài hơn trong TA Một số từ đơn trong TA không tìm được từ đơn mang sắc thái ý nghĩa tương đương, nên sử dụng từ ghép để chuyển nghĩa Trong trường hợp này, thuật ngữ TA chuyên ngành thể thao đã ngắn gọn, xúc tích hơn ngôn ngữ dịch trong TV

2.1.3 Tương quan tỷ lệ khi dịch nghĩa thuật ngữ sang tiếng Việt

2.1.3.1 Tương quan tỷ lệ từ đơn, từ ghép và cụm từ khi chuyển nghĩa

Đối với phần dịch nghĩa sang TV, tôi cũng tiến hành so sánh tương quan tỷ

lệ từ đơn, từ ghép, và cụm từ TA khi chuyển thành từ, cụm từ, câu TV Số liệu thu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ từ và cụm từ khi chuyển nghĩa

Thuật ngữ thành Từ TV thành Cụm từ TV thành Câu TV

Trang 38

Bảng số liệu trên cho thấy đa số các thuật ngữ vẫn giữ nguyên hình thức từ ngữ hoặc câu tương ứng với thuật ngữ TA khi chuyển sang TV Khi đối sánh dữ liệu trong bảng theo chiều ngang tỷ lệ này luôn ở mức tương đối cao Cụ thể là từ

TA chuyển sang từ TV là 58%, ngữ TA chuyển sang ngữ TV là 70% Điều này nghĩa là khi dịch nghĩa sang TV, người dịch đã tìm được khá nhiều thuật ngữ tương đương về hình thức như thuật ngữ TA, do đó tạo thuận lợi cho việc dịch văn bản Các phần tiếp sau chúng ta sẽ xem xét lần lượt từng nhóm thuật ngữ

2.1.3.2 Tương quan từ tiếng Anh chuyển sang tiếng Việt thành từ, cụm từ, câu

Trước tiên là nhóm từ TA, thông số trong bảng trên thể hiện trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7: Tương quan từ TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu

Theo biểu đồ trên, nhóm từ TA chuyển thành từ TV nhiều nhất (168 từ, tương ứng với 58%); trong khi đó số lượng các cụm từ là 41% Dù phần lớn các từ khi chuyển nghĩa đều ngắn gọn như hình thức từ trong TA, vẫn có 42% chuyển thành những đơn vị thuật ngữ dài hơn là cụm từ và câu Điều đó chứng tỏ một số thuật ngữ khi dịch sang TV cần giải thích cụ thể, chi tiết hơn Tuy vậy, tỷ lệ 1% là câu cho thấy tuy các thuật ngữ còn cần sự giải thích, nhưng xu hướng giải thích một cách ngắn gọn, súc tích vẫn là cần thiết Như vậy, ngôn ngữ đích đã cố gắng bám sát và sao cho sát nhất với hình thức của ngôn ngữ nguồn

a) Tương quan từ đơn và từ ghép TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu

Trang 39

Riêng đối với nghĩa chuyển TV của nhóm từ TA, tôi xét mối tương quan trong sự phân loại cụ thể hơn là tỷ lệ từ đơn, từ ghép TA chuyển thành từ, ngữ và câu TV Dữ liệu được thống kê trong bảng 2.5

Bảng 2.6: Tương quan từ đơn và từ ghép TA chuyển sang TV

Xem xét bảng trên theo chiều dọc, tôi thấy rằng cả từ đơn và từ ghép TA đều

có xu hướng chuyển thành từ TV nhiều nhất, tuy nhiên từ đơn TA chuyển thành từ

TV nhiều hơn hẳn so với tỷ lệ khi chuyển nghĩa của từ ghép, cụ thể chênh lệch 30%, trong khi sự chênh lệch giữa từ đơn TA và từ ghép TA khi chuyển nghĩa thành cụm từ là 25% Điều đó có nghĩa là sự khác biệt lớn về tỷ lệ % từ TV sẽ dẫn tới sự khác biệt lớn về tỷ lệ % trong nhóm các cụm từ Vậy nguyên nhân của sự chuyển dịch tỷ lệ đó là gì? Chúng ta sẽ đi xem xét lần lượt từng đơn vị, trước tiên là

từ đơn TA chuyển nghĩa TV

Biểu đồ 2.8: Tương quan từ đơn TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu

Trang 40

Có đến 68% từ đơn TA không thay đổi dạng thức khi dịch sang TV Việc dịch tài liệu trở nên dễ dàng hơn khi có từ xúc tích, sát nghĩa mà lại tương ứng về dạng thức khi chuyển nghĩa Tuy nhiên, một số từ đơn TA cần giải thích bằng nhiều

từ, có 31% từ đơn TA khi dịch chuyển hóa thành cụm từ TV, và 1% chuyển hóa thành câu TV Điều này cho thấy tính chất phức tạp của việc chuyển nghĩa thuật ngữ nói chung, thuật ngữ thể thao nói riêng Đồng thời cũng có thể nhận xét rằng

TV chưa đủ thuật ngữ là từ tương ứng, để dịch sát nghĩa thuật ngữ, người ta thường phải giải thích khá nhiều hoặc cần vay mượn Một từ TA, khi thực hiện chuyển nghĩa TV, có thể bị biến thành một cụm từ hay thậm chí một câu

Nhóm từ ghép TA chuyển thành từ TV được minh họa theo biểu đồ 2.9

Biểu đồ 2.9: Tương quan từ ghép TA chuyển sang TV thành từ, cụm từ, câu

Biểu đồ này cho thấy mặc dù từ ghép TA chuyển thành từ TV chiếm tỷ lệ cao nhất (61%) so với các đơn vị thuật ngữ TV còn lại Tỷ lệ từ ghép TA chuyển thành từ TV cũng tương đương với từ ghép TA chuyển thành cụm từ TV (38%), chỉ chênh nhau 6% Như trên đã nói, từ ghép trong TA là sự kết hợp của hơn một thành

tố cấu tạo từ, thành tố này có thể là hình vị tự do (free morpheme) hay một đơn vị thân từ (stem), từ ghép do đó rất gần với ngữ đơn, ngữ có số lượng 2-3 từ Đó là lý

do tạo nên sự gần cân bằng giữa hai tỷ lệ thuật ngữ chuyển nghĩa của từ đơn và từ ghép Tỷ lệ từ ghép trở thành đơn vị câu, khi chuyển nghĩa TV không quá nhiều, chỉ

là 17%

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hoài An (2006), Tương đương dịch thuật và tương đương thuật ngữ, Ngôn Ngữ số 5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương đương dịch thuật và tương đương thuật ngữ
Tác giả: Lê Hoài An
Năm: 2006
2. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1993
3. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng Ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng Ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
6. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (1997). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
7. Nguyễn Thiê ̣n Giáp (1975), Về khái niê ̣m thàn h ngữ Tiếng Viê ̣t , Tạp chí Ngôn ngữ số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niê ̣m thàn h ngữ Tiếng Viê ̣t
Tác giả: Nguyễn Thiê ̣n Giáp
Năm: 1975
8. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại Học & Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại Học & Trung Học Chuyên Nghiệp
Năm: 1985
9. Nguyễn Thiê ̣n Giáp (1999), (chủ biên), Sổ tay từ ngữ Hán Viê ̣t bậc Tiểu học , NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay từ ngữ Hán Viê ̣t bậc Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thiê ̣n Giáp
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 1999
10. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 777 khái niệm ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
11. Trần Quang Hải (2013) (chủ biên), Nguyễn Thị Mỹ Nga, Đoàn Minh Hữu, Tiếng Anh chuyên ngành thể thao - tập 1, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Anh chuyên ngành thể thao - tập 1
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
12. Dương Thị Hòa (2011), Thiết kế bài thi vấn đáp TA cho sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài thi vấn đáp TA cho sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Tác giả: Dương Thị Hòa
Năm: 2011
13. Lưu Văn Lăng (1997) , Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, NXB Khoa Học Xã Hội, Nà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
15. Bùi Xuân Mỹ, Phạm minh Thảo (2000), Từ điển thể thao, NXB Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thể thao
Tác giả: Bùi Xuân Mỹ, Phạm minh Thảo
Nhà XB: NXB Văn Hóa –Thông Tin
Năm: 2000
16. Trần Minh Kim Nhật (2010), cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
Tác giả: Trần Minh Kim Nhật
Năm: 2010
17. Nguyễn Hoàng Phương (2008), Trịnh Thắng Lợi, Những khó khăn trong sử dụng TA, NXB Văn hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn trong sử dụng TA
Tác giả: Nguyễn Hoàng Phương
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông Tin
Năm: 2008
19. Nguyễn Trung Tánh, Nguyễn Thành Thư (biên dịch 2002), Tiếng Anh dành cho giới Thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Anh dành cho giới Thể thao
Nhà XB: NXB TP. Hồ Chí Minh
20. Lê Hùng Tiến (3/2009), Vấn đề phương pháp trong dịch thuật Anh-Việt, Báo cáo Khoa học ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phương pháp trong dịch thuật Anh-Việt
21. Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân (2009), Nhập môn ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân
Năm: 2009
22. Nguyễn Như Ý (1996), (chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
23. Nhiều tác giả (1976), Bóng đá, NXB Thể Dục Thể Thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng đá
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Thể Dục Thể Thao
Năm: 1976
24. Nhiều tác giả (1978), Bóng Chuyền, NXB Thể Dục Thể Thao, Hà Nội 25. Nhiều tác giả (2000), Luật bóng rổ, NXB Thể Dục Thể Thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng Chuyền, "NXB Thể Dục Thể Thao, Hà Nội 25. Nhiều tác giả (2000), "Luật bóng rổ
Tác giả: Nhiều tác giả (1978), Bóng Chuyền, NXB Thể Dục Thể Thao, Hà Nội 25. Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Thể Dục Thể Thao
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w