1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG THƯỢNG

27 2,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 317,34 KB

Nội dung

Là người làm công tác quản lý, tôi thấy vấn đề: Công tác quản lý với việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Khương Thượng là vấn đề quan trọng để đưa ch

Trang 1

MỤC LỤC -

A. PHẦN THỨ NHẤT: Lý do chọn đề tài

B. PHẦN THỨ HAI: Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài

CHƯƠNG I Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giáo dục.

1.Khái niệm.

2.Nguyên tắc quản lý nhà nước trong giáo dục đào tạo.

3.Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.

CHƯƠNG II Thực tiễn của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi.

1.Quan điểm của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Khương Thượng.

2.Tầm quan trọng của việc quản lý nhà trường như thế nào để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi.

CHƯƠNG III Quá trình triển khai thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Khương Thượng.

I. Đặc điểm tình hình nhà trường

II Đánh giá một vài số liệu về giáo viên và học sinh nhà trường.

III Một số biện pháp để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Khương Thượng.

CHƯƠNG IV Kết quả đạt được của trường trong năm học: 2005 - 2006 và học kỳ 1 năm học: 2006 - 2007.

C PHẦN THỨ BA:

Những kết luận và kiến nghị rút ra được qua công tác chỉ đạo bồi dưỡng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN I: MỞ ĐẦU -

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều quan tâm, bởi

vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” Để ngày mai có những người chủ xứng đáng, xã

hội có những người công dân tốt thì ngay ngày hôm nay - khi trẻ em là những mầm non

Trang 2

mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng.Đúng như lời Bác Hồ dạy:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Ngay từ khi thành lập nước đến nay, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập

và xây dựng nước nhà, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục nên nhữngthành tựu mà đất nước ta đã đạt được cũng có một phần công sức không nhỏ của ngànhgiáo dục, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, nền GD - ĐT cần phải đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực, có sức khoẻ, cókiến thức khoa học kỹ thuật cho đất nước

Nguồn nhân lực là vốn quí giá nhất, có vai trò quyết định sự thành công của côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nếu ta biết đào tạo bồi dưỡng và sử dụngnguồn nhân lực có hiệu quả Nhất là thời kỳ hiện nay, công nghệ thông tin phát triển rộngrãi thì tính năng động của công nghiệp trước hết phải dựa vào việc đề cao nguồn nhân lực

và tôn trọng nền văn hoá mang bản sắc dân tộc

Dựa vào nguồn nhân lực con người để xây dựng, phát triển đất nước là một trongnhững quan điểm hết sức cơ bản của Đảng ta Nghị quyết đại hội Đảng VI của Đảng cộng

sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt nam nói chung vàviệc giảng dạy ở tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm Khi bàn đến vai

trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy

giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa” Đồng thời

Thủ tướng còn chỉ ra rằng : “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều

Trang 3

kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ

tư cách để làm tròn xứ mạng của mình”

Từ bao đời nay, ông cha ta đều mong muốn ở người thầy phải “Biết mười dạy một”

và cũng yêu cầu người thầy phải dạy sao cho những học trò của mình phải “học một biết

mười”.

Vậy là từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị tríchiến lược lâu dài Ngày nay trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, nhữngngười làm công tác quản lý trường học chúng tôi hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầmquan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự tồn tại và pháttriển của trường mình nói riêng Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọngnhất của các cán bộ quản lý trường học

Vậy việc bồi dưỡng giáo viên như thế nào?, bằng cách nào, giữa biết bao công việcquản lý của trường Tiểu học chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và tìm kiếm cách chỉ đạo và quản

lý hoạt động này sao cho có chiều sâu, tránh hình thức

Là người làm công tác quản lý, tôi thấy vấn đề: Công tác quản lý với việc nâng cao

chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Khương Thượng là vấn đề

quan trọng để đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao và bồi dưỡng phẩmchất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa, đó là hai nhiệm vụ song song không thể

thiếu được, đúng như Bác Hồ đã nói “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

Người có tài mà không có đức là người vô dụng”.

và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trongcông cuộc xây dựng công nghiệp hoá và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực được xã hội uỷthác để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo trên phạm vi toàn xã hội

Quản lý nhà nước về giáo dục là việc người quản lý hoặc cơ quan quản lý được nhànước uỷ quyền tác động vào hệ thống được quản lý theo các văn bản pháp qui nhằm biếnđổi hệ thống đó đến trạng thái mong muốn

Trang 4

Quản nhà nước về giáo dục là việc sử dụng pháp luật để điều khiển hệ thống giáodục và đào tạo theo hướng hoàn thiện và phát triển phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội.

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo luôn phải gắn liền với điều chỉnh, tác động

và điều kiện để có thể đưa giáo dục và đào tạo phát triển đúng hướng với qui mô chấtlượng và hiệu quả ngày càng cao hơn

có tính khả thi cao

2. Nguyên tắc quản lý nhà nước trong giáo dục đào tạo:

Bất cứ một cơ quan nào đều có nguyên tắc hoạt động của mình, trong quản lý nhànước về giáo dục cũng phải có nguyên tắc thì mới có thể quản lý được

Có ba nguyên tắc chính:

Thứ nhất: Nguyên tắc chấp pháp và hành chính.

Thứ hai: Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: “Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉđạo mọi hoạt động tổ chức sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của chúng ta” Nguyên

tắc tập trung dân chủ chính là biểu hiện của quan điểm ”Quyền lực thuộc về nhân dân”.

Trong quản lý nhà nước về giáo dục, nguyên tắc này được thể hiện trong việc xã hội hoágiáo dục, toàn dân tham gia phát triển hệ thống giáo dục

Thứ ba: Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý nhà nước về giáo dục - Đào tạo theo

ngành và lãnh thổ.

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo:

+ Nhiệm vụ quản lý

+ Nhiệm vụ chuyên môn

+ Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý

+ Nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục - Đào tạo

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và nghị quyết hội nghị Ban chấp hành

Trung ương lần thứ hai (khóa 8) của Đảng đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo, khoa học và

công nghệ là nền tảng và động lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”

Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của sự nghiệp giáo dục là: “Đào tạo con người có kiến

thức văn hoá - Khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ và có kỹ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và chuẩn bị cho tương lai” Đó là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội

“vừa hồng, vừa chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ

Trang 5

CHƯƠNG II:

THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

1. Quan điểm về việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi:

Khi bàn đến vị trí, vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, Thủ Tướng

Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết

định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa”.

Vậy là từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị tríchiến lược lâu dài trong nhà trường, việc xây dựng tập thể sư phạm, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên sao cho mọi người đều có chí hướng vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụquan trọng bậc nhất của người cán bộ quản lý nhà trường

Tuy nhiên trong một nhà trường tiểu học bộn bề công việc, công tác bồi dưỡng giáoviên thường bị xem nhẹ Bản thân việc bồi dưỡng giáo viên là công việc khó, người cán bộquản lý dễ không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề nên thường chỉ đạo vàquản lý hoạt động này mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hiệu quả thấp

Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưađáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục, nên bản thân tôi là người làm công tác quản

lý giáo dục, tôi có rất nhiều suy nghĩ, trăn trở Vì tôi hiểu rằng: Đối với sự nghiệp giáo dục,xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong các nhàtrường trước đây, hiện nay và cả sau này

Từ xa xưa, có lẽ từ khi bắt đầu có sự dạy và sự học, những thầy giáo giỏi, nhữnghọc sinh giỏi đã được xã hội quan tâm, ca ngợi Những người thầy lớn như Khổng Tử, ChuVăn An, Những học sinh giỏi như Nhan Hồi, Phạm Sư Mạnh đã được người đời thườngnhắc nhở, coi đó là tấm gương sáng để rèn rũa các thế hệ sau này

Càng về sau, khi dạy học đã trở thành một khoa học, sự nghiệp giáo dục đã trởthành tất yếu của mọi xã hội, mọi nhà nước; khi các công trình nghiên cứu của các công

nghệ giáo dục liên tiếp ra đời, người ta càng thấy rằng: Dù với phương pháp dạy và học

nào, người giáo viên luôn đóng vai trò quyết định sự thành bại trong từng bài dạy, mỗi buổi lên lớp và do có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giáo dục.

Trong bất kỳ sự nghiệp giáo dục nào, ở bất kỳ trường hợp nào, đội ngũ giáo viêngiỏi, học sinh giỏi luôn là niềm tự hào của mỗi nhà trường Khi đến thăm phòng truyềnthống của mỗi nhà trường, một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy: Bên cạnh những biểubảng nêu lên thành tích về mọi mặt của trường qua các năm học là hình ảnh trang trọngcủa các thầy giáo, cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi các cấp và hình ảnh các em học sinh giỏiđạt kết quả cao trong các kỳ thi các bộ môn: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, TDTT,

Mỹ thuật cấp Quận, cấp Thành phố

Trang 6

Sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và toàn

xã hội Trong đó ngành Giáo dục - Đào tạo có vai trò trực tiếp, trọng yếu rất vinh dự, vẻvang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp

Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trách nhiệm của mỗi nhà trường là phảituỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của trường mình mà có biện pháp hữu hiệu để nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục Trong đó phải tạo ra được đội ngũ giáo viên giỏi làm hạtnhân, nòng cốt cho phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường

2 Tầm quan trong của việc quản lý nhà trường như thế nào để có đội ngũ giáo viên giỏi:

Có mũi nhọn giáo viên giỏi sẽ là điều kiện thuận lợi để có đội ngũ học sinh giỏi Đàotạo đội ngũ học sinh có chất lượng ngày càng cao, trong đó tổ chức bồi dưỡng được nhiềuhọc sinh giỏi nhằm đáp ứng nhu cầu cho xã hội trong tình hình hiện nay- chính là nhiệm

vụ chủ yếu, là mục tiêu quan trọng đối với nhà trường Đồng thời đó còn là nguyện vọngtha thiết của các gia đình, cha mẹ học sinh và là nhu cầu của xã hội

Có đội ngũ giáo viên giỏi các cấp, có truyền thống bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi đạt

giải cao trong các kỳ thi, các nhà trường đó có điều kiện tuyển lựa học sinh, chọn “đầu

vào” có chất lượng khá, đã “có bột” để “gột nên hồ” và cũng có điều kiện thuật lợi trong

việc xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ có hiệu quả của phụ huynh học sinh

Có học sinh giỏi, có tập thể lớp tốt, điều đó rất quan trọng nhưng chưa đủ- Như hạtgiống tốt, được gieo trên mảnh đất màu mỡ nhưng vẫn rất cần đến người chăm sóc nó từkhi gieo hạt cho đến lúc mang quả chín cho đời Các em rất cần sự giáo dục, dạy dỗ củanhững thầy cô giáo vừa dạy giỏi, vừa có tâm với nghề Do đó đòi hỏi người giáo viên phải

tự trau dồi phẩm chất, năng lực, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tìm ra nhữngbiện pháp tốt nhằm phát huy hết khả năng nội lực

Như vậy, đối với sự nghiệp giáo dục, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là mộtnhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong nhà trường

Là người cán bộ quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động, nhất là hoạt động chuyên môn trongnhà trường, tôi thấy mình phải có trách nhiệm cao trong việc đào tạo bồi dưỡng, nâng caochất lượng giáo dục của giáo viên, đảm bảo trình độ giảng dạy ngày càng cao, phấn đấu

trở thành những con người mới “ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi

theo’’.

Để trở thành một giáo viên dạy giỏi, trước hết người đó phải có tâm đối với nghề, có tưcách đạo đức, tác phong mẫu mực Có bằng cấp ít nhất là đủ theo tiêu chuẩn của Bộ quiđịnh Càng có bằng cấp cao càng tốt Điều đó trước hết khẳng định năng lực của ngườigiáo viên trong việc học của mình Từ đó mới có thể dạy cho người, sau đó là uy tín củamình trước đồng nghiệp, trước phụ huynh học sinh

Trang 7

Người giáo viên dạy giỏi phải không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có ý thứchọc hỏi đồng nghiệp để tiến bộ Điều quan trọng nhất của giáo viên dạy giỏi là đạt đượcnhững thành tích cao trong quá trình dạy học: Đó là số lượng học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh

đỗ tốt nghiệp tiểu học đạt loại giỏi, loại khá cao Có học sinh đạt giải trong các kỳ thi họcsinh giỏi các cấp và cao hơn nữa là thành tích đạt giáo viên dạy giỏi các cấp của chính bảnthân người giáo viên

Với một trường đã có nhiều thành tích dạy tốt và học tốt như trường Tiểu học KhươngThượng thì việc bồi dưỡng để có thêm nhiều giáo viên dạy giỏi, có đội ngũ học sinh giỏinăm sau cao hơn năm trước là vấn đề rất cần thiết

CHƯƠNG III:

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY

GIỎI CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG THƯỢNG.

vụ, phòng y tế, phòng đồ dùng dạy học và phòng nghệ thuật

Ngoài ra trường còn có một bếp ăn rộng 80m2 và một nhà ăn chứa được khoảng

500 học sinh ăn một lúc, bếp ăn hiện đại, đạt tiêu chuẩn 1 chiều để phục vụ cho 1000 họcsinh ăn và ngủ trưa tại trường

Trường có khoảng 1220 học sinh ở các khu tập thể xung quanh trường Nhìn chung

học sinh ngoan, chăm học, ý thức kỷ luật tốt “Kính thầy, yêu bạn,” nhiều phụ huynh học

sinh có trình độ cao và đặc biệt rất quan tâm đến việc học tập của con em mình

Trình độ chuyên môn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt trình độchuẩn và trên chuẩn Trong số 48 giáo viên có 01 giáo viên đạt trình độ sau đại học, 20giáo viên đạt trình độ đại học, 24 giáo viên đạt trình độ cao đẳng, 03 là trình độ trung cấp

Có nhiều đồng chí giáo viên tuổi nghề cao Các đồng chí giáo viên đó có nhiều kinhnghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như quan hệ, trao đổi với phụhuynh

Bên cạnh đó, trường còn được UBND Quận Đống Đa và Phòng Giáo dục quận điều

về các đồng chí giáo viên trẻ, đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Quận, cấp Thành phố ởcác trường khác bổ sung đến Ngoài ra trường còn nhận thêm một vài đồng chí giáo viên

Trang 8

trẻ mới ra trường có trình độ đại học tiểu học Các đồng chí giáo viên này rất nhiệt tình vớicông việc, luôn sáng tạo trong quá trình dạy và là mũi nhọn trong các đợt thi giáo viên dạygiỏi của nhà trường.

Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Sở giáo dục đào tạo Hà nội

và Phòng Giáo dục quận Đống Đa Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự động viên và hỗtrợ tích cực của Đảng uỷ và UBND phường Trung Tự và ban phụ huynh học sinh củatrường

2 Khó khăn:

Sân trường chật, không đủ chỗ cho học sinh toàn trường tập thể dục một lúc, mỗi ngàychỉ có 1 khối tập

Nhà ăn chưa đủ chỗ cho cả trường ăn trưa, chỉ đủ chỗ cho 500 học sinh, còn một nửa

số học sinh phải ăn trong lớp nên đôi khi vệ sinh chưa thật sạch sẽ

Có một số ít phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên chưa thật quan tâm đến việc họchành của con em mình mà còn giao phó cho nhà trường

II ĐÁNH GIÁ MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NHÀ TRƯỜNG:

2 Danh sách giáo viên dạy giỏi qua các năm:

Tổng số giáo viên: 46 người

2003 2004

2004 2005

-2005 - 2006 2006

-2007CẤP TRUỜNG

Trang 9

3 Chỉ tiêu và chất lượng học tập của học sinh:

Qua một số thành tích về giảng dạy và học tập có thể đánh giá như sau:

- Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo đang được trẻ hoádần Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và được trang bịnhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy được tác dụng là mũi nhọntrong công tác giảng dạy.Tuy nhiên, trường còn ít giáo viên dạy giỏi đều các môn và còn íthọc sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố hàng năm

Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: Phải tíchcực tổ chức và bồi dưỡng ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên dạy giỏi các bộ môn vàhàng năm có nhiều học sinh giỏi các cấp hơn nữa

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG THƯỢNG.

1 Vai trò của Ban giám hiệu trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi:

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức Trong xu thếhội nhập toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao màtrong đó công nghệ thông tin giữ vai trò hết sức cơ bản Một công cụ lìm việc hiệu quả vàphổ biến trong xã hội hiện đại để thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, rất cần thiết cho sựphát triển trong mọi lĩnh vực của xã hội Xu thế mới này đòi hỏi đến chất lượng mới củacon người, nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến giáo dục và đào tạo, đòi hỏi con ngườilàm giáo dục phải luôn luôn đổi mới và đặc biệt phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ

và năng lực của đội ngũ nhà giáo để có thể tiếp cận và đáp ứng với sự phát triển của xãhội

Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và

tự bồi dưỡng Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của

mình trong tập thể sư phạm Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: “ Đổi mới mạnh

Trang 10

mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…… phát triển mạnh phong trào tự học,

tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân… và trong dự thảo văn kiện

trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về giáo dục - đào tạo đã nhấn mạnh: “ Đổi mới

phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…”

Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập đượcthường xuyên và suốt đời Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức chomình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả Vì vậy trách nhiệm của người quản lý giáo dục

là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học – Tự bồi dưỡngcho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức:

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên địnhhướng việc Tự học – Tự bồi dưỡng Xác định được những nội dung cần phải tự học – Tự bồidưỡng và cách Tự học – Tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên các thông tin,tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc

Tự học – Tự bồi dưỡng

+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học Xây dựng một

cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc Tự học – Tự bồidưỡng của giáo viên……

Bản thân mỗi đồng chí trong Ban giám hiệu phải vững vàng về chuyên môn, khôngngừng tự nâng cao về chuyên môn, chịu đọc và chịu học hỏi anh chị em giáo viên

Một trong những nhiệm vụ của Ban giám hiệu là dự giờ của giáo viên và đánh giátiết dạy Bản thân tôi trước đây là giáo viên, đã được Ban giám hiệu dự giờ nhiều lần, tôihiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc đánh giá tiết dạy của Ban giám hiệu đối với giáo

viên Đó là sự “ Tâm phục, khẩu phục” nếu là những lời nhận xét xác đáng, giúp ích cho

giáo viên rất nhiều và ngược lại nếu là những lời nhận xét chung chung, thậm chí sai vềkiến thức cơ bản thì sự nhìn nhận của giáo viên đối với Ban giám hiệu sẽ giảm đi rất nhiều

Vì vậy, mỗi khi dự giờ, Ban giám hiệu chúng tôi đều xem trước nội dung bài dạy,tìm bắt kiến thức trọng tâm và khó dạy, đồng thời suy nghĩ để nâng cao kiến thức cho họcsinh trong tiết dạy đó

Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập thể sưphạm do mình phụ trách bằng các biện pháp quản lý như: Quản lý hành chính, quản lý về

kế hoạch và thi đua, khen thưởng Người cán bộ quản lý cần có quan điểm nhất quán,xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi

Trang 11

Ban giám hiệu chúng tôi coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của mình, bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi mà quan trọnghơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả các lớp trong trường

Theo quyết định số 3257/ GD - ĐT ngày 8 - 11 - 1994, điều 16 Điều lệ trường học

do Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo ban hành nói về nhiệm vụ của giáo viên tiểu học như

sau: “ Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện ý thức, đạo đức tác

phong để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo tiêu chuẩn qui định của người giáo viên tiểu học”.

Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi mặt của

học sinh do mình phụ trách “ Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giáo giỏi” Người cán bộ

quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõicủa công tác quản lý

2 Ban giám hiệu cần lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên nhà trường, vào sự

nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên Kế hoạch phải đạt được những yêu cầu sau:

100% giáo viên trong độ tuổi phải hoàn thành bồi dưỡng thường xuyên theo chukỳ

Định ra cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên mức danh hiệu cần đạt được

Ví dụ: Kế hoạch năm học 2006 - 2007, chỉ tiêu nhà trường cần đạt được là:

Các danh hiệu tập thể:

Đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố

Đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố về TDTT

Trường vở sạch chữ đẹp, trong đó vở loại A đạt 94%

Liên đội xuất sắc cấp Thành phố

Các danh hiệu cá nhân:

100% giáo viên thực hiện tốt qui chế chuyên môn

Chiến sĩ thi đua: 5 người, trong đó có 2 cán bộ quản lý, 3 giáo viên

Lao động giỏi cấp Thành phố: 1 người

Lao động giỏi cấp cơ sở: 19 người

Giáo viên dạy giỏi cấp Quận: 3 người

Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố: 1 người

Chỉ tiêu về đạo đức và học tập của học sinh:

Trang 12

Học sinh lớp 1,2,3,4: Lên lớp 100%.

Học sinh lớp 5: Hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%

Đội tuyển học sinh giỏi các môn về TDTT cấp Thành phố: 8 em

Đội tuyển học sinh giỏi các môn: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, tin học cấp Quận: 16em

Giáo viên muốn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi phải hoàn thành các chỉ

tiêu cao: Có số học sinh giỏi cao, có học sinh giỏi đạt giải cấp Quận, cấp Thành phố và cósáng kiến kinh nghiệm

Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên theohọc các lớp bồi dưỡng thường xuyên, lớp đại học, cao đẳng tại chức Để tạo điều kiện chocác đồng chí đi học, ban giám hiệu đã sắp xếp thời khoá biểu phù hợp để các đồng chí giáoviên được nghỉ trong các ngày đi học, giảm bớt một số buổi họp bằng cách ghi thông báotrên bảng giúp giáo viên nắm được và thực hiện Đồng chí nào đi học sáng thì dạy học buổichiều Tất cả các đồng chí giáo viên đi học đều được nhà trường cấp 50% kinh phí đểmua sách, tài liệu tham khảo

Từ năm 1998 đến nay, nhà trường đã có thêm 12 đồng chí giáo viên tốt nghiệp đại họctiểu học, 10 đồng chí tốt nghiệp cao đẳng tiểu học Số giáo viên đạt chuẩn và trêu chuẩnchiếm 100% Mỗi đồng chí giáo viên đều coi việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn

là quyền lợi và trách nhiệm của mình

Thực tế giảng dạy cho thấy, những đồng chí giáo viên có trình độ học vấn cao đã đónggóp vai trò chủ chốt trong các khối chuyên môn, là những mũi nhọn trong phong trào thigiáo viên dạy giỏi và được đồng nghiệp tin yêu, quý mến

3 Ban giám hiệu chỉ đạo nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy:

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, những cán bộ quản lý phải xây dựngmột nề nếp sinh hoạt cụ thể Ở trường tôi, Ban giám hiệu quy định tổ chuyên môn sinhhoạt: 1 tuần / lần đối với lớp 4, 5 và 1 tháng 2 lần: đối với khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, và cácmôn chuyên biệt vào 17 h ngày thứ 3 hàng tuần, sau giờ tan học của học sinh toàntrường Mỗi tháng Ban giám hiệu họp trước với các tổ trưởng chuyên môn để phổ biếnnhững nội dung cơ bản của buổi họp tổ

Ban giám hiệu cần chọn người tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về chuyên môn, có

uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnhđạo tổ của mình Những vấn đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghịvới Ban giám hiệu để tìm biện pháp giải quyết kịp thời

Trang 13

Các đồng chí giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc với nhauviệc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử dụng đồ dùng dạy họcsao cho hiệu quả nhất.

Chính vì thế, từ nhiều năm nay, nhất là trong 8 năm học vừa qua, chất lượng các buổisinh hoạt chuyên môn đã được nâng cao rõ rệt Khi các tổ sinh hoạt chuyên môn, Bangiám hiệu thường xuyên đi kiểm tra Có khi trực tiếp dự các buổi sinh hoạt hoặc kiểm trabuổi sinh hoạt thông qua sổ ghi chép của khối Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên mônkhông chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ chương trình, trao đổi bài dạy khó, mà các đồngchí giáo viên còn trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh giải bài toán theo cách ngắngọn, hợp lý

 Ví dụ: Toán 4 bài: Giới thiệu hình thoi.( tr 140)

 Theo sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy, giáo viên dạy theo trình tựsau:

1 Kiểm tra bài cũ: Ôn chương phân số

2 Bài mới:

- Lý thuyết: Thế nào là hình thoi

- Bài tập 1: Cho 5 hình và hỏi:

+ Hình nào là hình thoi? Hình nào là hình chữ nhật?

Nhận xét : Cách làm này vừa dài, vừa không vận dụng trực tiếp công thức, dễ nhầm

lẫn trong quá trình tính toán Cách này chỉ sử dụng khi học sinh chưa được học cácphép tính về phân số và số thập phân

* Nên hướng dẫn học sinh giải theo cách sau:

Ngày đăng: 30/03/2015, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w