Qua một số năm làm công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi, chúng tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và kết quả như sau:
Sở dĩ trường tiểu học Khương Thượng có được những thành tích đáng kể trên là do trong nội dung công tác chỉ đạo có một hệ thống biện pháp khá hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện chặt chẽ.
Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp.
Ban giám hiệu phải là những người vừa có đức, vừa có tài. Ngoài năng lực quản lý nhà trường, mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới đẩy mạnh công tác trí dục – Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường. Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà trường vì “ Không thầy đố mày làm nên”. Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thưởng, động viên kịp thời để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các bộ môn.
Lấy việc sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn và tăng cường việc thăm lớp, dự giờ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của các thầy cô giáo. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi.
Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( học sinh, nhà trường, gia đình ), tạo ra môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải có kế hoạch cụ thể từng năm học, từng giai đoạn và muốn có được học sinh đạt giải ở các kỳ thi học sinh giỏi thì sự bồi dưỡng của giáo viên trực tiếp dạy là quan trọng nhất. Ngoài ra nhà trường còn mời thêm các thầy cô giáo có kinh nghiệm ở trường bạn đến , vừa trực tiếp giảng dạy cho học sinh, vừa trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với giáo viên, vừa tạo được không khí mới mẻ, gây hứng thú học tập cho các em. Vì người xưa vẫn có câu: “ Bụt chùa nhà không thiêng”.
Trong công tác giảng dạy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quyết định thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố cùng hướng vào mục tiêu chung; kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan học sinh để đạt hiệu quả, chất lượng học tập tốt.
Với vai trò như vậy, về phía nhà trường, cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng: “ Dạy học tích cực, lấy người học làm trungtâm” như lời giáo sư Trần Hồng Quân đã phát biểu. Kết hợp với việc chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về: “ Những giá trị cao đẹp của nghề dạy học như lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, cùng ý chí, hoài bão vươn lên cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người” của đất nước ta hôm nay và mai sau, xứng đáng với truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta, với sứ mạng cao cả của Đảng và Nhà nước giao phó”.
( Lời phát biểu của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại lễ trao huân chương Độc lập hạng nhất cho trường Đại học sư phạm Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường 11 – 10 – 1951 11 – 10 - 1996 ).
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ:
Người cán bộ quản lý ngoài việc luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ bản thân thì rất cần được đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên.
Đảm bảo kinh phí đầy đủ cho công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi. Đây là vấn đề tưởng là dễ, nhưng thực ra khá phức tạp.
Tăng cường mua sắm các trang thiết bị hiện đại cho dạy học và xây dựng thêm các phòng chức năng như phòng thư viện, phòng TDTT, phòng nghệ thuật để giúp học sinh phát triển toàn diện “ Học mà chơi, chơi mà học”.
Sở Giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội, Phòng giáo dục đào tạo quận Đống Đa cần tăng cường tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn để Ban giám hiệu cũng như các đồng chí giáo viên có điều kiện tham dự, học hỏi và rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy.
HÀ NỘI NGÀY 26 – 3 – 2007 Người viết:
Nguyễn Thị Xuân Lan
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ VII, VIII – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Giáo dục.
4. Quản lý nhà nước đối với Giáo dục - Đào tạo – Chu Mạnh Nguyên trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý Hà Nội.
5. Giáo dục và đào tạo trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước – Vũ Ngọc Hải.
6. Các học thuyết về quản lý – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 1996.
7. Những vấn đề chung về quản lý giáo dục – Nguyễn Tấn.
8. Chuyên đề quản lý trường học tập 1, 2 – Giáo sư Nguyễn Văn Lê - Nhà giáo ưu tú Đỗ Hữu Tài.
9. Quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học – Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Hà Nội.