1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hoạt động chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV -CN Cầu Giấy

63 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

hàng một vấn đề mà các sinh viên muốn trở thành các cán bộ tín dụng như emluôn trăn trở.Đề tài đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng từ đó là cơ sở đưa ra các phân t

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xuhướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi,giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt Để có thểvực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt,

để có thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn Kênh dẫnvốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng Để có thểthu hút được nhiều vốn thì một trong những điều cần phải làm là làm tốt công táctạo đầu ra, tức là cấp tín dụng cho nền kinh tế

Với Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy, hoạt động tín dụngtrong những năm gần đây là khá tốt, dư nợ qua các năm tăng cao, tỷ lệ nợ quá hạngiảm Tuy nhiên, kết quả hoạt động tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn.Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó trong phần thực trạng chất lượng tín dụng của Ngânhàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy chương 2 của chuyên đề này Trước

xu thế hội nhập và cạnh tranh Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tíndụng

Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất

lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy ” nhằm

mục đích đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp phần giảiquyết những vấn đề còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại NgânHàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu để tự bản thân có cái nhìn đúng đắn và có những hiểubiết cần thiết về tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng tín dụng tại các ngân

Trang 2

hàng một vấn đề mà các sinh viên muốn trở thành các cán bộ tín dụng như emluôn trăn trở.

Đề tài đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng từ đó là cơ

sở đưa ra các phân tích để thấy được vai trò của việc nâng cao chất lượng tín dụngtrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Thông qua nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng BIDVCầu Giấy để đưa ra các phân tích giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm củng

cố, nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinhdoanh ngân hàng

3 Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập tới chất lượng tín dụng ở góc

độ thuần túy là cho vay, vì khả năng và thời gian có hạn nên em không nghiên cứuđến tất cả các phạm trù như: cho vay, bảo lãnh, cho thuê… của tín dụng

Đề tài nghiên cứu các lý luận chung, thực tiễn hoạt động và chất lượng tíndụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay và đặc biệt là phân tích kỹ tại ngânhàng BIDV Cầu Giấy để có cái nhìn cụ thể và thực tế nhất

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài khóa luận này em sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch

sử, phân tích, hệ thống, thu nhập thông tin và tổng kết thực tế

5 Kết cấu của đề tài

Kết luận

Trang 3

Chương I: Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng

1.1 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Danh từ tín dụng “credit” xuất phát từ gốc La Tinh creditum có nghĩa là một

sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau

Theo quan niệm của người Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫnnhau trên cơ sở có hoàn lại cả gốc và lãi

Quan hệ tín dụng được hình thành khi thỏa mãn cả hai yếu tố sau:

Thứ nhất: có sự chuyển giao tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng

trong một khoảng thời gian xác định

Thứ hai: người sử dụng cam kết hoàn lại cho người sở hữu cả gốc và lãi.

Theo quan điểm của C.Mac thì tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời từ người sởhữu sang người sử dụng để sau một thời gian xác định quay về với giá trị lớn hơngiá trị ban đầu

Theo quan điểm này thì thì tín dụng có 3 nội dung chủ yếu là: tính chuyểnnhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả

1.1.2 Vai trò của tín dụng

Tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng to lớn đối với cả nền kinh tế Trongnền kinh tế thường xuyên có sự không khớp về thời gian nhàn rỗi giữa chủ thểthiếu vốn và chủ thể thừa vốn

Vai trò của ngân hàng được công nhận là trung gian tín dụng, là cầu nối giữangười đi vay và cho vay, giúp họ giảm thiểu rủi ro và chi phí, tiết kiệm thời giantìm kiếm tín dụng

Trang 4

Mặt khác thông qua tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được khối lượngtiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ.Tín dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh cẩnthận để tăng cường hiệu quả và kiểm soát nguồn vốn cho vay sao cho có lợi nhâtnhằm trả nợ ngân hàng trong tương lai, khai thác tốt nguồn vốn vay và có phương

1.1.3 Phân loại tín dụng

Trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đa dạng và phongphú để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách hàng, phục vụ nhu cầu sinh lời củangân hàng cũng như phân tán rủi ro, phù hợp với tính chất nguồn vốn huy động vàđáp ứng nhu cầu quản lý…chính vì thế mà ngân hàng cần phải phân loại tín dụng.Căn cứ vào một số tiêu thức phân chia, ngân hàng cung cấp DNV&N các loạihình thức tín dụng sau:

Căn cứ vào thời hạn cho vay:

dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp

dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựngcác dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh… Bên cạnh đầu tư cho tài

Trang 5

sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thườngxuyên của doanh nghiệp mới thành lập.

 Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa cóthể lên đến 50 năm Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứngcác nhu cầu như xây dựng nhà xưởng, xí nghiệp, mua sắm các thiết bị, phươngtiện vận tải có quy mô lớn

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm:

lãnh đứng ra làm bảo đảm cho khoản nợ vay

hoặc người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng

Căn cứ vào phương thức cho vay:

các thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng

một hạn mức nhất định, dư nợ cho vay không được vượt quá hạn mức này

vượt có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định củangân hàng

Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

dười 1 năm Được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế

tư gắn liền với TSCĐ, có nghĩa là đầu tư để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới

kỹ thuật, mở rông sản xuất, xây dựng các xí nghệp và các công trình mới

Trang 6

1.1 Chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng:

1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng:

Thứ nhất, đối với ngân hàng thương mại: chất lượng tín dụng thể hiện ở

phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực bản thân ngân hàng

đó Đối với một ngân hàng nhỏ thì bị hạn chế cả về khả năng cung ứng vốn và huyđộng vốn do đó họ luôn có những khó khăn nhất định để thỏa mãn một cách tốtnhất khách hàng của mình

Thứ hai, đối với khách hàng: chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số

tiền mà ngân hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giảnthuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.Xem xét chất lượng trên quan điểm của khách hàng là xem xét chất lượng tín dụngdựa trên các tiêu thức đánh giá tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng

Thứ ba, đối với sự phát triển xã hội: chất lượng tín dụng thể hiện ở việc tín

dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việclàm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ vàtập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tín dụng giữa tăng trưởng tín dụngvới tăng trưởng kinh tế chất lượng tín dụng của các ngân hàng không thể cao đượckhi mà nền kinh tế đó kém phát triển

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

a Đảm bảo nguyên tắc cho vay

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng đối với Ngân Hàng Để đánh giá chấtlượng một khoản vay đầu tiên phải xem xét khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắccho vay không Ba nguyên tắc cơ bản của cho vay là:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

- Hoàn trả nợ gốc và tiền lãi vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng

- Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương

Trang 7

b Cho vay đảm bảo có điều kiện

Các điều kiện để một khách hàng được vay vốn tại Ngân hàng

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp

- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định cuả chính phủ,của NHNN

c Quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất quyết định tới chấtlượng khoản vay vì thông qua quá trình thẩm định Ngân hàng có thể nắm bắt đượcthông tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng từ đó đưa ra quyếtđịnh cho vay hay không Vì thế một khoản vay có chất lượng là khoản vay đãđược thẩm định theo đúng quy trình của ngân hàng

d Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt khi các doanh nghiệp quan hệ tíndụng với ngân hàng được đáp ứng tốt nhu cầu của họ Khách hàng nói luôn mongmuốn một quy trình thủ tục tín dụng đơn giản, gọn nhẹ,khoa học, thuận tiện vàthật sự khách quan trong thái độ làm việc của nhân viên Ngân hàng Tất nhiên dùgọn nhẹ tới mấy vẫn phải tuân theo nguyên tắc tín dụng, các nguyên tắc đảm bảo

an toàn khác Doanh nghiệp được cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp quátrình sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh vàgiảm được một phần chi phí vốn vay

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi củangân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức

Trang 8

mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính

vì vậy để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chấtlượng tín dụng Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng, cả chỉ tiêuđịnh tính và cả chỉ tiêu định lượng Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác chấtlượng tín dụng của một ngân hàng thì đòi hỏi người đánh giá phải có khả năngphân tích cũng như tập hợp được đầy đủ thông tin về ngân hàng đó

a Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quan về khối lượng tín dụng hiện tại mà ngânhàng cung cấp cho nền kinh tế Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém,không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộcông nhân viên thấp Mặc dù vậy không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chấtlượng tín dụng càng cao bời vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi

ro mà ngân hàng phải gánh chịu

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín củangân hàng đối với doanh nghiệp Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thịphần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ củangân hàng là cao hay thấp

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phântích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay

Trang 9

theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợ khi so vớikết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.

b Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khi khách hàng không hoàn trả đủ cả gốc và lãi khi đến hạn (thường là sau một số ngày chậm trả nhất định nếu khách hàng không trả được nợ thì sẽ bị các ngân hàng xếp vào nhóm nợ quá hạn) Tỷ lệ nợ quá hạn thường được xác định vào một thời điểm nhất định trong năm.

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện khả năng rủi ro tín dụng của ngân hàng đến đâu, tỷ

lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn hơn, mặc dù có thể làngân hàng không gặp rủi ro mất vốn vì đã có tài sản đảm bảo nhưng không mộtkhách hàng nào muốn vay vốn của ngân hàng mà ngân hàng đó cứ liên tục phátmại tài sản thế chấp của khách hàng Tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ ảnh hưởng đến khảnăng thanh khoản và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng làm chovốn của ngân hàng bị đọng tại các khoản vay và làm cho chi phí cơ hội của ngânhàng tăng lên

Nợ quá hạn xuất hiện do nhiều nguyên nhân, có thể là do ngân hàng khôngxem xét kỹ khoản vay, đánh giá không chính xác thời gian sử dụng vốn cần thiếtcủa khách hàng, có thể do khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong việc kinhdoanh vì môi trường kinh doanh không thuận lợi, khách hàng cố tình không trả nợcho ngân hàng…

Vì nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn nên ta chia nợ quá hạn ra làm 2nhóm:

+ Nhóm 1: nợ quá hạn có khả năng thu hồi

+ Nhóm 2: nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

c Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Trang 10

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm đểđánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việcđáp ứng nhu cầu của khách hàng:

Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốntín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thamgia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một số vốn nhất định,nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầuvốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào cáclĩnh vực khác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tíndụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao

d Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lạimột khoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thuchủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏcác khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ antoàn của nguồn vốn cho vay

Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng

Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duytrì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụngthì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng tín dụng được nângcao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngânhàng

Trang 11

e Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xétđánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngânhàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các ngân hàngthương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình Từ đó, có thểquyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảmbảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức:

Tổng vốn huy động

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

1.3.1.Các nhân tố từ phía Ngân hàng

Thứ nhất: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Vốn huy động: là nguồn chủ yếu để cho vay vì thế ngân hàng không chỉ cốgắng huy động một lượng vốn ngày càng lớn để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy môcho vay và đầu tư, mà còn không ngừng đa dạng hoá nguồn để tìm kiếm cơ cấunguồn có chi phí thấp nhất, ổn định nhất

Vốn tự có: Đối với mỗi NHTM thì việc mở rộng tín dụng còn phụ thuộc vàomức vốn tự có của mỗi ngân hàng Luật các tổ chức tín dụng đã quy định tổng dư

nợ cho vay của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của cácNHTM Vì vậy, Vốn tự có của ngân hàng quyết định khối lượng tín dụng tối đa

mà ngân hàng có thể đầu tư cho một doanh nghiệp

Thứ hai: Các chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng gồm có chính sách về khách hàng, quy mô và giới hạn tíndụng, lãi suất, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo và chính sách

Trang 12

với các tài sản có vấn đề Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng có uy tín, năng lực giúp ngân hàng tận dụng tối đa các thuận lợi

từ môi trường và phát huy tối đa nội lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời, giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng

Thứ ba: Chất lượng thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là việc vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng Ngânhàng phải tiến hành thẩm định về khách hàng, môi trường kinh doanh, phương án

sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng trước khi ra quyết định tín dụng

Thứ tư: Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố không thể thiếu được và là yếu tố quan trọng trongquản lý tín dụng của ngân hàng Chất lượng của thông tin tín dụng ảnh hưởng trựctiếp đến khoản vay

Thứ năm: Công tác kiểm tra, giám sát

Khi thực hiện cấp một khoản tín dụng, ngân hàng luôn phải tiến hành hoạtđộng kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo khách hàng sử dụng vốnvay đúng mục đích và có hiệu quả, đồng thời có thể hỗ trợ, giám sát nếu được thựchiện thường xuyên,liên tục, kịp thời phát hiện các sai phạm của cán bộ tín dụngtrong quá trình cho vay, thì có thể có những biện pháp khắc phục, không để phátsinh nợ quá hạn, tránh rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng

Thứ sáu: Trình độ đội ngũ cán bộ, đạo đức nghề nghiệp

Chất lượng tín dụng cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ đội ngũ cán

bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng

1.3.2 Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngânhàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh Vìvậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Trang 13

lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinhdoanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợđúng hạn.

c Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoàimong muốn và đem lại hậu quả xấu Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếunhư người ta thường nói “rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh” Rủi rophát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay kháchquan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanhnghiệp

Trang 14

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau:

do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của

sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…

d Tài sản đảm bảo

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (cóthể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản củacác pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu Tài sản cố định phầnlớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp Trongkhi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn Như vậy nếu cho vay theo đúng chế

độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vaynhưng không đáng kể

e Sự không theo kịp với quá trình đổi mới

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thường có thói quen dựa dẫm trông chờ vàonhà nước Vốn tự có của họ ít nhưng lại được giao những nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh lớn Hơn nữa, do đã quen với kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyển sang cơchế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanhnhưng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước như trước đây Điềunày ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng trung dàihạn

Trang 15

1.3.3 Các nhân tố khác

a Môi trường tự nhiên

Yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhưng là phía kháchhàng Đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phụ thuộcnhiều vào điều kiện tự nhiên như nông lâm, thuỷ sản, sản xuất tiêu thụ sản phẩmtheo mùa vụ…

b Môi trường kinh tế

Những biến động của nền kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, lãi suất, tốc độtăng trưởng… của nền kinh tế tác động mạnh mẽ tới hoạt động tín dụng ngânhàng

c Môi trường chính trị - xã hội

Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội… ảnh hưởng trực tiếp tớiquan hệ tín dụng ngân hàng.Thật vậy, nếu tình hình chính trị ổn định, bộ mặt lãnhđạo nhà nước hoạt động hiệu quả tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư từ đókhuyến khích các chủ đầu tư mở rộng quy mô hoạt động làm cho nhu cầu vốn tíndụng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng có hiệuquả

d Môi trường pháp luật

Một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, khoa học và ổn định cùngcác cơ quan luật pháp thực thi nghiêm minh, công bằng sẽ là điều kiện cho mọihoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêngđược đảm bảo, góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng tronghoạt động tín dụng Đó cũng là cơ sở pháp lý để các ngân hàng giải quyết khiếunại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra Có như vậy mới đảm bảo được tính sinh lời và

an toàn trong hoạt động tín dụng

Tóm lại, tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của NHTM và chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng thu nhập của ngân hàng nên việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề

Trang 16

được quan tâm Chất lượng tín dụng được hiểu là sự thuận tiện và kịp thời đối vớikhách hàng, là sự an toàn và hiệu quả đối với ngân hàng, và là sự đóng góp vào sựphát triển chung của nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

Trang 17

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi

nhánh BIDV Cầu Giấy

2.1 Khái quát về ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Lịch sử hình thành của BIDV chi nhánh Cầu Giấy:

Ngân hàng BIDV được thành lập theo QĐ 177/ TTG ngày 26/4/1957 củathủ tướng chính phủ và thành lập lại theo quyết định 287/ QĐ- NH5 ngày21/9/1996 của nhà nước Từ khi thành lập đến nay BIDV đã 3 lần đổi tên, mỗi têngọi thể hiện nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng trong từng thời kỳ:

Lần 1: Ngân hàng có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ 26/4/1957Lần 2: Ngân hàng có tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng từ 24/6/1981Lần 3: Ngân hàng có tên là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ14/11/1990

Như tên gọi hiện nay và ngân hàng tổ chức thành 5 khối lớn như hiện nay:+ Khối ngân hàng thương mại quốc doanh gồm 3 sở giao dịch và các chinhánh trên toàn quốc

+ Khối công ty

+ Khối các đơn vị sự nghiệp

+ Khối liên doanh

+ Khối đầu tư

Với quy mô một tập đoàn lớn với 800 ngân hàng đại lý và chi nhánh đủ tiềmlực và khả năng tài chính trong tương lai cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoàiđược chính thức ồ ạt vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam

Chi nhánh Cầu Giấy của BIDV ra đời vào ngày 27/5/1957 với tên gọi lúc đầu

là chi nhánh Kiến Thiết Hà Nội, có nhiệm vụ chủ yếu là nhận vốn và cấp phát vốncho các lĩnh vực đầu tư cơ bản

Trang 18

Ngày 31/12/1963 tiền thân của chi nhánh Cầu Giấy được thành lập thuộc chinhánh Ngân Hàng Kiến Thiết Hà Nội

Đến năm 1982 chi nhánh đổi tên là chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và XâyDựng Từ Liêm

Ngày 14/11/1990 chi nhánh được mang tên là Ngân Hàng Đầu Tư Phát triển

Chi nhánh BIDV Cầu Giấy có trụ sở tại 263 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, HàNội Tháng 2 năm 2007, chi nhánh xây dựng lại trụ sở nên tạm thời chuyển địađiểm làm việc sang toà tháp đôi Hoà Bình 106 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy,

HN dự kiến trong vòng 3 năm

Theo quyết định của hội đồng quản trị 16/09/2004

Trang 19

Sơ đồ tổ chức của chi nhánh năm 2009 như sau:

Giám đốc

Tổ thanh toán quốc tế

Phòng

tín

dụng

Tổ điện toán

Phòng thẩm định quản

lý tín dụng

Phòng kiểm tra nội bộ

Phòng

kế toán

vụ khách hàng

cá nhân

Phòng dịch

vụ khách hàng doanh nghiệp

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng

kế hoạch nguồn vốn

Trang 20

Nhiệm vụ của phòng nguồn vốn: giúp phó giám đốc nắm vững biến động tìnhhình và cơ cấu tiền gửi; hàng thán tổng hợp các loại báo cáo về nhiệm vụ nguồnvốn gửi ngân hàng cấp trên đúng thời hạn quy định; chủ động phối hợp với cácphòng liên quan để xem xét khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng.

- Phòng tiền tệ kho quỹ:

Phòng có chức năng làm tham mưu cho giám đốc chỉ đạo điều hành về chứng

từ tiền tệ sử dụng trong quản lý kho quỹ của toàn chi nhánh

Nhiệm vụ của phòng tiền tệ kho quỹ là tổng hợp số liệu báo cáo kế hoạch,chủ động đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh; kếthợp với phòng kế toán tổ chức các quy định về quản lý tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc

và các tài sản khác

- Phòng kế toán:

Phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc việc thực hiện các nghiệp vụ kếtoán thanh toán tài chính theo chế độ và pháp luật; tổ chức côn tác hạch toán kinhdoanh tiền tệ tín dụng và ngân hàng

Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi hàng quý, năm phù hợp nhu cầu kinhdoanh của chi nhánh, bám sát kế hoạch được giao tham mưu cho giám đốc trongviệc chấp hành chỉ tiêu kế hoạch được duyệt

- Phòng tổ chức hành chính:

Là phòng tiến hành thiết kế và kiểm tra cấc hoạt động hành chính trong ngânhàng góp phần làm tăng cường trật tự kỷ cương tron ngân hàng nhằm hướng hoạtđộng của đối tượng quản trị vào mục tiêu của ngân hàng theo phương pháp hànhchính

Phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các vănbản chế độ nhà nước, của ngành về tổ chức bộ máy, cán bộ, lao động, tiền lương,đào tạo, hành chính quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh của chinhánh

Trang 21

- Phòng thông tin điện toán:

Phòng thông tin điện toán làm đầu mối thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ phântích và truyền thông tin về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toáncủa ngân hàng; tham mưu cho giám đốc về phương hướng biện pháp và tổ chức kỹthuật tin học vào nghiệp vụ điều hành kinh doanh của chi nhánh

- Phòng kiểm tra nội bộ:

Phòng có chức năng nhiệm vụ là xây dựng chương trình kiểm soát kiểm tranội bộ chi nhánh Tổ chức kiểm tra phối hợp với các phòng ban để kiểm tra độtxuất theo chỉ đạo của giám đốc, tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại của tổ chức và

cá nhân có liên quan

- Tổ thanh toán quốc tế:

Tổ thanh toán quốc tế chủ yếu là làm các công việc có liên quan đến thanhtoán quốc tế như: chuyển tiền quốc tế, thanh toán và nhận thanh toán L/C, thựchiện nghiệp vụ nhờ thu, và thực hiện một số công việc khác

Tổ thanh toán quốc tế có chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc vềphương hướng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và phối hợp với cácphòng ban khác để thực hiện yêu cầu quản lý và kinh doanh của ngân hàng

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân:

Là phòng thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân, tại đây cáckhách hàng cá nhân được phục vụ để đáp ứng toàn bộ các nhu cầu về sản phẩmdịch vụ cho khách hàng là cá nhân, trực tiếp thỏa mãn các nhu cầu về sản phẩmcủa khách hàng hoặc chuyển sang cho các bộ phận khác

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:

Là phòng thực hiện các dịch vụ khách hàng doanh nghiệp thực hiện toàn bộcác dịch vụ có liên quan đến doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao khách hàngdoanh nghiệp cho bộ phận tín dụng

- Phòng tín dụng:

Trang 22

Phòng tín dụng có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp xúc phỏng vấn khách hàng, hoànthiện hồ sơ xin vay giúp khách hàng, xem xét các thông tin có liên quan đến khoảnvay, chuyển giao tài liệu cho phòng thẩm định và cùng phòng thẩm định xem xétnăng lực tài chính, năng lực sử dụng vốn của khách hàng,…để đưa ra mức lãi suất,mức cho vay, kỳ thu nợ phù hợp với tình hình kinh doanh của khách hàng và trìnhgiám đốc xem xét quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi nợ xem tình hình sửdụng vốn của khách hàng, thu nợ, phát hiện kịp thời những khoản cho vay có vấn

đề để có biện pháp xử lý kịp thời bảo đảm an toàn trong kinh doanh cho ngânhàng

Phòng tín dụng có nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc về xây dựng kếhoạch tín dụng, mức lãi suất áp dụng cho vay, và các vấn đề tín dụng khác có liênquan sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng và xu hướng hoạt động kinhdoanh của ngân hàng

- Phòng thẩm định:

Phòng thẩm định có chức năng chủ yếu là thẩm định xem xét đánh giá cácthông tin có liên quan đến khoản vay như: đánh giá giá trị tài sản đảm bảo, xemxét mức độ hiệu quả của phương án kinh doanh, xác định các thông tin khác liênquan đến khoản vay như tư cách và năng lực người xin vay…đưa ra các thông tincần thiết cho cán bộ tín dụng để phòng tín dụng xem xét đưa ra quyết định chovay

- Phòng kế hoạch nguồn vốn:

Phòng kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu xây dựng kếhoạch huy động và sử dụng vốn, và từ đó tham mưu cho giám đốc thực hiện côngtác huy động vốn và sử dụng vốn trên cơ sở thể lệ chế độ hiện hành đảm bảo kinhdoanh có hiệu quả, an toàn vốn, hạn chế rủi ro

► Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy

1.2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Trang 23

Có được những kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:

- Chi nhánh luôn chú trọng công tác tiếp thị, tuyên truyền và vận động các tổchức kinh tế xã hội và các cá nhân mở tài khoản tiền gửi và tiền gửi vào tài khoảntiền gửi, có chính sách lãi suất linh hoạt, phí dịch vụ phù hợp

- Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác triển khai và nối mạng thanh toán trựctiếp với khách hàng để khai thác thông tin và thực hiện công tác thanh toán chínhxác, an toàn và thuận tiện trong đó đăc biệt là việc Chi nhánh là một trong nhữngthành viên hàng đầu trong toàn hệ thống BIDV tham gia vào trung tâm xử lý thanhtoán điện tử

- Chi nhánh có một mạng lưới các chi nhánh , phòng giao dịch trên địa bàn

Hà Nội

Trang 24

Với tổng nguồn vốn huy động được đến 31-12-2009 là 3996.72 tỷ đồng , Chinhánh cần lỗ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay đối với các thànhphần kinh tế Trong tổng nguồn vốn huy động được, hầu hết các loại tiền gửi đều

có xu hướng tăng lên

Phân tích nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu:

Với đặc điểm cơ cấu vốn như nêu ở trên, chi nhánh đã thực hiện từng bước

cơ cấu lại tiền gửi TCKT theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn để tăng tính

ổn định, hạn chế sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, tạo sự chủ động vềnguồn vốn của chi nhánh Đồng thời tiếp tục khai thác, tìm kiếm khách hàng tiềngửi là các tập đoàn kinh tế lớn, các định chế tài chính với nguồn tiền gửi lớn đểtăng quy mô nguồn vốn huy động tại chi nhánh

Tiếp tục tập trung khai thác để tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi từ dân cư cótính ổn định cao

Bám sát chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam để thực hiện điều chỉnh lãisuất huy động một cách linh hoạt Đảm bảo thu hút nguồn tiền gửi, giữ vững vàtăng trưởng nguồn vốn, nâng cao hiệu quả cho chi nhánh

Nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 đạt 3996.72 tỷ đồng, 31/12/2008 đạt3.416 tỷ đồng đạt 108% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm 2007 Huy động vốn bìnhquân đạt 3.299 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch Cơ cấu nguồn tiền gửi được từngbước cải thiện

Tiền gửi của TCKT và các định chế tài chính năm 2007 đạt 1697.28 tỷ đồngchiếm 51% tổng nguồn vốn, năm 2008 đạt 1645 tỷ đồng chiếm 48.16%, giảm sovới năm 2007 Tỷ trọng tiền gửi trên tổng nguồn vốn năm 2009 giảm xuống còn43.91%

Tiền gửi dân cư lại có chiều hướng tăng dần trong 3 năm, năm 2009 đạt2021.72 tỷ đồng, chiếm 50.58% tổng nguồn vốn huy động Tỷ trọng tiền gửi dân

Trang 25

cư trên tổng nguồn vốn đã tăng từ 44.89% trong năm 2007 lên 46.78% trong năm

2008 tăng lên 50.58% năm 2009

Tiền gửi thanh toán và KKH năm 2009 đạt 220 tỷ đồng, chiếm 5.50% tổngvốn huy động Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn năm 2009 tăng0.44% so với năm 2008, năm 2008 tăng 0.95% so với năm 2007

Huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, chứng

tỏ chi nhánh chuyên kinh doanh đồng nội tệ

1.1.1 Tình hình sử dụng vốn ở ngân hàng như sau

(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Dư nợ năm 2009 tuy không đạt được kế hoạch nhưng đã tăng đến 22 % sovới năm 2008 (tăng 417.88 tỷ đồng) Ngoài ra các năm trước dư nợ tín dụng củangân hàng cũng liên tục tăng, năm 2008 tăng gấp hơn 2007 là 1.07 lần thể hiệnkhả năng tăng trưởng của ngân hàng

Bởi vì tuy tốc độ mở rộng tín dụng của ngân hàng là rất nhanh nhưng tỷ lệ nợxấu lại giảm dần qua các năm, năm 2008 do tình hình kinh tế có nhiều biến độngnhưng chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thậm chí còn giảm so vớinăm 2007, đây là một thành tích của chi nhánh Đến năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của chinhánh là 0.44%, có tăng so với năm 2008 là 0.26% nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn

Trang 26

rất nhiều so với mức quy định của nhà nước là 3- 5% Điều này chứng tỏ năng lựccủa ngân hàng đã được củng cố hoàn toàn.

1.2.3 Kết quả hoạt động dịch vụ:

Kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh cũng có những thể hiện tốt: Kếtquả thu dịch vụ năm 2007 khá khiêm tốn nhưng các năm sau ngân hàng luôn có sựtăng trưởng vượt bậc đó là kết quả thu dịch vụ năm 2008 tăng gấp 2 lần so với

2007 Năm 2009 đạt 47.5 tỷ đồng trong đó thu dịch vụ ròng kế hoạch đạt 45 tỷđồng đây là kết quả khá khả quan vì kết quả đạt được vượt kế hoạch tới 5.55 % kếhoạch được giao Nhưng nhận thấy con số này còn chưa xứng đáng với tiềm năngphát triển của chi nhánh, dự đoán trong những năm tới thì thu về dịch vụ của ngânhàng còn tăng trưởng nhiều hơn nữa

2007

Thực hiện2008

Kế hoạch2009

Thực hiện2009

(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Chi nhánh kịp thời nắm bắt cơ hội để tăng thu dịch vụ, nâng cao chất lượngcác sản phẩm hiện có, gắn công tác tín dụng với hoạt động dịch vụ để tăng thu phídịch vụ như sản phẩm bảo lãnh, thanh toán, tài trợ thương mại,…

Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống, gắn liền với hoạt động tíndụng, Chi nhánh đã tích cực triển khai các hoạt động dịch vụ mới như dịch vụchuyển tiền WU, home banking, internet banking, BSMS, POS, dịch vụ giữ hộ tàisản quý,…

Cùng với việc mở rộng dịch vụ Thanh toán lương tự động, hoạt động dịch

vụ thẻ tại chi nhánh trong năm đã có bước phát triển tốt Hiện tại chi nhánh đangquản lý trên 40.000 thẻ ATM, quản lý và vận hành 23 máy ATM, hỗ trợ có hiệuquả cho hoạt động dịch vụ khác tại chi nhánh và là cơ sở khai thác phí dịch vụ thẻtrong thời gian tới

Trang 27

Tận dụng lợi thế địa bàn, chi nhánh triển khai mở rộng dịch vụ chi trả kiềuhối đến các phòng, các điểm giao dịch, khai thác tiềm năng phát triển dịch vụchuyển tiền nhanh Western Union Năm 2009, thu từ dịch vụ này đạt 650 triệuđồng

Phối hợp chặt chẽ với công ty bảo hiểm BIC thực hiện bán chéo sản phẩmđối với các khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh Năm 2009, mức thu phíbảo hiểm đạt 2,04 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch được giao

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy.

2.2.1 Các yếu tố định tính.

2.2.1.1 Quy trình tín dụng

Hiện nay chi nhánh đang áp dụng và luôn tuân thủ quy trình tín dụng theoquyết định số 1627 do Ngân hàng nhà nước ban hành và đã có văn bản cụ thểhướng dẫn cán bộ tín dụng theo hướng vừa tuân theo quy định của Ngân hàng nhànước vừa hợp với xu hướng kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng BIDV cũngsoạn thảo quy trình tín dụng riêng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh củabản thân ngân hàng và đây là điều thuận lợi cho chi nhánh Theo kết quả kiểm tragiám sát thường xuyên thì chi nhánh luôn tuân thủ tốt quy trình tín dụng

2.2.1.2 Khả năng cạnh tranh:

Hiện nay các ngân hàng khác trên địa bàn đang tăng cường mở rộng vốn tự

có để tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng thế và lực của mình trong tương laităng cường khả năng đối phó với các ngân hàng trong và ngoài nước khi mà nước

ta bước vào thời kỳ hội nhập Khả năng cạnh tranh của chi nhánh cũng được tănglên nhanh chóng thể hiện trên tổng tài sản của ngân hàng năm sau tăng hơn nămtrước, ta hãy xem bảng sau:

Trang 28

Tổng tài sản 1125 3489 3825 4230

Tổng tài sản thể hiện quy mô cũng như thế và lực của một ngân hàng trên thịtrường tài chính, chính vì thế mà trong những năm gần đây chi nhánh đã khôngngừng tìm cách tăng tổng tài sản với đường lối chủ trương đúng đắn phù hợp do

đó mà tổng tài sản đã tăng thêm 3105 tỷ đồng chỉ sau 3 năm và tăng gấp 3.76 lầnnăm 2006 Điều này tạo thêm sự thuận lợi và khả năng cạnh tranh cho chi nhánh vìhiện nay chi nhánh đang hạch toán độc lập

2.2.1.3 Các yếu tố khác

Hiện nay trình độ cán bộ tín dụng tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy đều ở trình

độ cao, chi nhánh không ngừng gia tăng số lượng cán bộ cùng với sự tăng trưởngkhông ngừng của mình Tổng số cán bộ quản lý, chuyên viên, bộ phận phụ trợ củachi nhánh tính đến năm 2009 là 140 người trong đó 95% là có trình độ đại học vàtrên đại học, trình độ dưới đại học chỉ có ở các bộ phận không thuộc về chuyênmôn nghiệp vụ ngân hàng Chi nhánh hiện dự định mở rộng quy mô hoạt động nên

số cán bộ sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2008 cả về số lượng và chất lượng

Sự tiến bộ về công tác nhân sự như trên là một biểu hiện tốt thể hiện sự cốgắng vượt bậc của các cán bộ quản lý chi nhánh Từ 75 người lúc bắt đầu hoạtđộng với trình độ còn nhiều hạn chế, sau quá trình tự phấn đấu học tập và đổi mớitrình độ cán bộ ngân hàng đã được nhân lên gấp bội Minh chứng tốt nhất là kếtquả mà họ đã đạt được trong những năm qua là khá ấn tượng và trở thành chinhánh cấp I với hoạt động kinh doanh luôn ở tốp đầu trong toàn hệ thống

Trang 29

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu diễn ra từ năm 2008, làm cho tỷ

lệ lạm phát gia tăng, tình hình kinh tế bất ổn dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăngnhưng ngân hàng vẫn duy trì nợ quá hạn ở mức thấp hơn nhiều so với quy định là3-5%, và đến năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn ở tỷ lệ thấp, mặc dùtrong năm 2009 để khắc phục tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp còn gặpnhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên Chínhphủ đã thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất với tổng số vốn hỗ trợ lên đến 20.000

tỷ đồng, đồng thời cũng nhằm giải phóng số vốn mà các ngân hàng phải huy độngvới lãi suất cao trong năm 2008 do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệnhằm kiềm chế lạm phát Gói kích cầu này của chính phủ cũng hỗ trợ một phầnnhưng hoạt động của các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn do đó, tỷ lệ nợ xấu cũnggiảm đi Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại chi nhánh không ngừng đượccải thiện, chi nhánh đã tìm được những khách hàng tốt để cho vay, đồng thời cũngcũng tạo sự chắc chắn và an toàn trong hoạt động cho vay khách hàng mặc dùdanh mục sản phẩm và khối lượng tín dụng không ngừng được mở rộng

Thứ hai: về tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo:

Trang 30

Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm ưu thế, điều này thể hiệnchính sách cho vay của ngân hàng có sự thay đổi khi mà ngân hàng quyết tâmhoàn thành các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 Toàn hệ thống nỗ lực xâydựng BIDV trở thành 1 tập đoàn tài chính lành mạnh, tầm cỡ khu vực, hướng đếntoàn cầu Hoàn tất việc cổ phần hóa, chuyển đổi toàn bộ bộ máy hoạt động sang

mô hình mới Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của ngân hàng đã chiếm đến 71%năm 2009 tuy tỷ lệ này vẫn còn thấp nhưng đã thể hiện chính sách thận trọng tíndụng của ngân hàng và hơn nữa ngân hàng mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo Giá trị tài sản đảm bảo luôn được ngân hàng định giá thường xuyên là sáutháng một lần đảm bảo giá trị thực của tài sản tạo sự chính xác hơn cho công tác

dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời có cơ sở cầu khách hàng bổ sung tài sản đảmbảo thiếu cho khoản vay để đảm bảo an toàn hơn trong hoạt động kinh doanh ngânhàng Vì đây là cơ sở để thu hồi vốn khi khách hàng không trả được nợ nên giá trịtài sản càng lớn càng thể hiện sự an toàn trong hoạt động tín dụng

Thứ ba: về hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàngvào hoạt động tín dụng, một hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu chocác ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ số này càng cao càng thể hiệnngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh ngân hàng

chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Trang 31

Từ bảng trên cho thấy chi nhánh luôn có nguồn vốn huy động dồi dào đápứng nhu cầu kinh doanh của mình, và thường thì hiệu suất sử dụng vốn của ngânhàng trong những năm gần đây thường ở mức trên 50% đây là mức sử dụng vốnphổ biến tại các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay Vì trong những năm gầnđây có xu hướng tăng lên do nhu cầu vốn của thị trường tăng lên nhanh chóng,tổng mức cho vay ra của ngân hàng tăng lên liên tục trong 4 năm liền và tốc độtăng của vốn huy động luôn cao hơn tốc độ của mức cho vay nhưng do mức chovay năm 2006 ở mức thấp nên làm cho hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh làkhông cao Đây là vấn đề mà chi nhánh cần xem xét vì thu từ cho vay luôn chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập

2007

Thực hiện2008

Thực hiện2009

Thứ tư: là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu đầu tiên khi phân tích hiệuquả hoạt động của một ngân hàng Ở các nước có hoạt động kinh doanh ngân hàngphát triển thì thu từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng thunhập, còn lại là thu từ hoạt động dịch vụ khác Điều này ngược lại ở các nước đangphát triển như nước ta, tuy hiện nay Ngân hàng nhà nước đang có chính sách thắtchặt tín dụng để kìm chế lạm phát nhưng việc các ngân hàng thương mại nước ta

có chủ trương tăng cường tìm kiếm thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là mộtđường lối đúng đắn vì độ sâu tín dụng của nước ta theo các chuyên gia đánh giávẫn chưa cao chỉ khoảng 30%

Thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây khôngngừng tăng lên năm sau tăng hơn năm trước Tuy thu dịch vụ ròng của ngân hàng

đã tăng nhanh chóng và đạt mức 47.5 tỷ đồng nhưng tỷ trọng thu nhập từ hoạt

Ngày đăng: 30/03/2015, 09:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w