Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV -CN Cầu Giấy (Trang 38)

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng:

3.2 Hạn chế và nguyên nhân.

* Những hạn chế về chất lượng tín dụng:

Như đã phân tích ở trên thì chi nhánh ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt, doanh số cho vay được liên tục mở rộng đi đôi với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì chi nhánh vẫn còn tồn tại 1 số vấn đề nảy sinh vì thế mà chi nhánh cần có biện pháp khắc phục kịp thời.

-Thứ nhất: việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vẫn chưa được thực hiện tốt do ngân hàng quá thận trọng trong việc cho vay dài hạn, dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm nhất tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay.

Ta hãy theo dõi bảng số liệu dưới đây để thấy dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn:

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tổng dư nợ 100% 1776 100% 1899 100% 2316.78 Dư nợ ngắn hạn 83% 1474 80.45% 1527.7 70.14% 1625

Dư nợ trung và dài hạn

17% 302 19.55% 371.3 29.86% 691.78

Tuy tỷ lệ cho vay ngắn hạn đã có xu hướng giảm dần qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao, dư nợ ngắn hạn năm 2008 chiếm 80.45% tổng dư nợ, và đến năm 2009 thì tỷ lệ này là 70.14% đạt đến 1625 tỷ đồng và dư nợ cho vay trung dài hạn có tăng lên đạt 691.78 tỷ đồng năm 2009, chiếm 29.86% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Việc tập trung quá nhiều vào cho vay ngắn hạn là điều không nên vì chủ trương của chi nhánh là mở rộng cho vay dài hạn nhằm hưởng mức lãi suất cho vay ra cao hơn, việc bỏ qua các cơ hội cho vay dài hạn sẽ rất lãng phí vì nguồn vốn dài hạn của chi nhánh vẫn chưa sử dụng hết.

Cho vay xây lắp vốn là đối tượng cho vay truyền thống của chi nhánh tuy nhiên hiện nay chi nhánh đã giảm tỷ trọng cho vay và giảm cả về số lượng tuyệt đối do ảnh hưởng của môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không thuận lợi làm gia tăng nợ quá hạn cho chi nhánh. Mặc dù chi nhánh đã tăng cường cho vay ngoài xây lắp để mở rộng đối tượng cho vay và lấn dần sang mảng thị trường khác, song việc gặp khó khăn trên mảng thị trường truyền thống cũng là điều bất lợi của chi nhánh. Trong năm tới thì việc mở rộng

việc cho vay lại mảng thị trường này vẫn sẽ khó khăn vì theo vneconomy thì hiện nay có đến 700 tỷ đồng nợ quá hạn do hậu quả mở rộng cho vay xây dựng cơ bản tại Hà Giang, đây là một ví dụ và một con số không thể coi thường. Do đó, trong năm tới thì chi nhánh có thể xuất hiện thêm nhiều nợ quá hạn ở lĩnh vực này đây cũng là 1 khó khăn xuất hiện đòi hỏi chi nhánh phải có chiến lược kinh doanh hợp lý.

Thứ hai: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu:

Nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tuy ở tỷ lệ thấp nhưng về số tuyệt đối thì lại tăng dần qua các năm, tuy năm 2008 có giảm so với năm 2007. Năm 2008 nợ quá hạn tại Chi nhánh là 3.5 tỷ đồng vào cuối năm 2008, đến năm 2009 con số này tăng lên là 10.24 tỷ đồng, nguyên nhân là do năm 2008 tỷ lệ lạm phát gia tăng kèm theo cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến Việt Nam, con số nợ quá hạn của chi nhánh sau đó vẫn có xu hướng tăng vào năm 2009 là và theo dự kiến thì tỷ lệ này còn tiếp tục tăng vào năm 2010.

Thứ ba: Tổng dư nợ:

Tổng dư nợ của chi nhánh không ngừng tăng lên trong khi đó thì số lượng cán bộ tín dụng lại không tăng lên là bao dẫn đến hậu quả là khả năng quản lý của cán bộ tín dụng tại chi nhánh tuy có tốt nhưng do phải quản lý và theo dõi quá nhiều khoản vay và quá nhiều khách hàng vay, khối lượng công việc họ phải thực hiện là quá nhiều nên nhiều dẫn đến những sai sót.

Việc tăng nhanh tổng dư nợ cho vay không đi kèm với tăng các nguồn nhân lực một cách tương ứng mà việc đầu tư vào công nghệ của chi nhánh lại hạn chế làm cho cán bộ tín dụng và các cán bộ có liên quan luôn phải làm thêm giờ.

Hàng quý chi nhánh lập kế hoạch cho vay quý tiếp theo rồi nộp cấp trên duyệt. Sau đó thì chi nhánh hoạt động theo chỉ tiêu do ngân hàng BIDV đưa xuống nên mỗi quý hoặc đến cuối năm thường phải tiến hành cân đối sao cho phù hợp với dư nợ kế hoạch gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của chi

nhánh, lúc đó nếu các trưởng phòng không thật khéo léo và nắm bắt khách hàng tốt thì khó mà thực hiện được.

Thứ tư: thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập 70% là điều không tốt vì đây là một trong các nguyên nhân tạo ra rủi ro cho chi nhánh, không phân tán rủi ro vào các loại tài sản khác. Chi nhánh thường chỉ chú trọng tới các doanh nghiệp nhà nước và nhóm khách hàng truyền thống nên việc mở rộng tới một số nhóm khách hàng mới làm ăn hiệu quả còn chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ năm: Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng của chi nhánh thu thập được chưa thực sự tốt, cán bộ tín dụng phải thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau với độ chính xác không cao. Các thông tin mà cán bộ tín dụng sử dụng chỉ có thông tin từ hồ sơ khách hàng trong quá khứ là có độ tin cậy cao, còn lại các thông tin khác như: thông tin do khách hàng cung cấp, các thông tin từ trung tâm CIC và các thông tin khác từ việc đi thực tế khách hàng các thông tin này có độ chính xác không cao. Việc thông tin tín dụng chưa thực sự tốt đã tạo ra không ít khó khăn cho chi nhánh và là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho chi nhánh trong những năm gần đây:

Thứ sáu: về cạnh tranh và nắm bắt thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh:

Việc thông tin về thị trường của chi nhánh vẫn chưa được tốt biểu hiện là các doanh số cho vay kế hoạch của chi nhánh nộp cho cấp trên có nhiều khi chỉ là những con số tự ước lượng không chính xác, không dựa theo nhu cầu vay kế hoạch của khách hàng, hoặc có khi lại chỉ dựa vào nhu cầu vay kế hoạch của khách hàng mà không tính đến những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vay

của họ. Kết quả là chi nhánh gặp khó khăn khi thực hiện cân đối các chỉ tiêu kế hoạch.

Thông tin về đối thủ cạnh tranh thì vẫn được chi nhánh quan tâm đúng mức.

Những nguyên nhân:

Hạn chế của chi nhánh trong hoạt động tín dụng là do xuất phát từ các nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Một phần là nguyên nhân từ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, từ bản thân ngân hàng vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, từ môi trường kinh doanh trong những năm gần đây có nhiều biến động ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của chính phủ.

Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

Xét về quy trình tín dụng: cán bộ Ngân hàng tuy đều được phổ biến một cách cụ thể về quy trình tín dụng nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Công tác thu nhập thông tin thường dựa và số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng giữa Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy cũng như với Ngân hàng Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng thương mại trong việc xét duyệt cho vay và quản lý vốn vay đối với các khách hàng vay vốn chưa tốt, thiếu các thông tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ nần, hiệu quả kinh doanh của khách hàng nên không tránh được rủi ro. Mặc dù Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy đã có phòng chuyên trách thông tin phòng ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự là công cụ tốt để ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực trong Ngân hàng.

Công tác đánh giá tài sản thế chấp: Việc đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm

chất lượng tín dụng. Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy định giá tài sản thế chấp theo quy định chung, có tham khảo thêm giá tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Các tài sản thế chấp mà doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tiền vay của Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy chủ yếu là đất đai, nhà ở, máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường không ổn định nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Đối với các tài sản thế chấp thuộc loại hình máy móc thiết bị thì theo quy định, Ngân hàng yêu cầu không phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc này thường được mua đi bán lại nhiều lần nên các doanh nghiệp thường không có giấy tờ sở hữu các tài sản đó. Điều này làm ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng.

Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đôi khi còn mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Đó cũng là nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn.

Thứ hai: Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn.

Do trình độ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế nên thường thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh găy gắt của nền kinh tế thị trường.

Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh,về tài chính không đầy đủ, nếu có thì không kịp thời và sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng.

Thứ ba: Các nguyên nhân khác.

Sự không ổn định của môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt nam. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu (nhất là giá một số mặt hàng nông sản giảm mạnh), sự khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.

Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng như môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa được hoàn thiện nên không đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động của kinh tế. Mặt khác, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của nhà nước đã khiến cho hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.

Những phân tích về thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy trong thời gian qua cho thấy những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động tín dụng. Qua đó cũng khẳng định được vai trò, những đóng góp quan trọng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy cần có những gải pháp nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng, để đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV -CN Cầu Giấy (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w