1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh

64 366 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 570,5 KB

Nội dung

Trong hoạt động Ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng không chỉ mang lại thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng mà còn mang lại ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, cả yếu tố chủ quan và khách quan mà hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn luôn là mối quan tâm của các Ngân hàng thương mại, với phương châm “Đầu tư chiều sâu cho Doanh nghiệp cũng chính là đầu tư tương lai cho ngành Ngân hàng”. Là một Ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng trực thuộc khối nhà nước dẫn đầu trong hoạt động tín dụng. Trong đó Chi nhánh Bắc Ninh là một trong những đơn vị cung ứng vốn cho nhiều dự án đầu tư của tỉnh Bắc Ninh – Một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước. Ngân hàng cũng chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế song song với hoạt động tín dụng ngắn hạn truyền thống.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG TẠI NHTM 3

1.1.1 Khái niệm tín dụng 3

1.1.2 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường 6

1.2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM 8

1.2.1 Khái niệm chất lương tín dụng 8

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 13

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 14

1.3.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng 14

1.3.2 Các nhân tố từ phía khách hàng 16

1.3.3 Các nhân tố khách quan 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH 20

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh 20

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NH ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh 21

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh 21

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH 22

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 22

2.2.2 Hoạt động tín dụng 24

2.2.3 Các hoạt động khác 26

2.3 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT TỈNH BẮC NINH 28

2.3.1 Dư nợ tín dụng của NH ĐT&PT Bắc Ninh từ 2008 đến 2010 28

2.3.2 Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn 31

2.3.3 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tín dụng trung và dài hạn 33

2.3.4 Tình hình nợ quá hạn tín dụng T&DH 34

2.3.5 Tình hình nợ xấu tín dụng T&DH 35

Trang 2

2.3.6 Hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn 36

2.3.7 Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn 37

2.3.8 Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn 38

2.4 ĐÁNH GIÁ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH 38

2.4.1 Những kết quả đạt được 38

2.4.2 Hạn chế 40

2.4.3 Nguyên nhân 42

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH 44

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH TRONG NĂM 2011 44

3.1.1 Phương hướng kinh doanh trong năm 2011 44

3.1.2 Định hướng cho công tác nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới .46

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT BẮC NINH 48

3.2.1 Tổ chức thực hiện tốt quy trình tín dụng 48

3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 49

3.2.3 Nâng cao hiệu quả huy động vốn 50

3.2.4 Hoạt động Marketing Ngân hàng có hiệu quả 52

3.2.5 Tăng cường hiệu quả thông tin tín dụng 53

3.2.6 Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 54

3.2.7 Giám sát và giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu 56

3.2.8 Tăng cường chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ 57

3.2.9 Đa dạng hóa lĩnh vực cho vay 57

3.3 KIẾN NGHỊ 57

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 57

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 58

3.3.3 Kiến nghị với Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và phát triển 59

KẾT LUẬN 61

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG

Bảng 1.1 Chỉ tiêu định tính về chất lượng tín dụng của NH ĐT&PT Việt Nam 12

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động 23

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu về giới hạn tín dụng 25

Bảng 2.3 Thu nhập từ các loại hình dịch vụ 26

Bảng 2.4 Cơ cấu tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh 28

Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn và trung và dài hạn 29

Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng 30

Bảng 2.7 Cơ cấu tín dụng T&DH theo loại hình DN 31

Bảng 2.8 Cơ cấu tín dụng T&DH phân theo loại tiền tệ 32

Bảng 2.9 Doanh số cho vay và Doanh số thu nợ 33

Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn tín dụng T&DH 35

Bảng 2.11 Tình hình nợ xấu tín dụng T&DH 36

Bảng 2.12 Hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn 37

Bảng 2.13 Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn 37

BIỂU Biểu 2.1: Tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ 23

Biểu 2.2: Tăng trưởng tín dụng 25

Biểu 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng 28

Biểu 2.4: Doanh số cho vay và thu nợ tín dụng TDH 33

SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh 21

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đang gặp rấtnhiều cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau Đặc biệt là trong lĩnh vực Tàichính- Ngân hàng, lĩnh vực dễ chịu ảnh hưởng của tình hình Thế giới và có sựtham gia của các Ngân hàng thương mại nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạng,phong cách phục vụ chuyên nghiệp Để có được chỗ đứng trong môi trường mới,các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đa dạng hóa các lĩnh vựchoạt động, cung cấp nhiều hơn các dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn củakhách hàng Trên nền tảng đó, Ngân hàng thương mại với tư cách là trung tâmtiền tệ của nền kinh tế luôn đặt mục tiêu “Cung cấp vốn cho việc xây dựng cơ sở

hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế” lên hàng đầu Đặcbiệt là nguồn vốn trung và dài hạn

Trong hoạt động Ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng không chỉ manglại thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng mà còn mang lại ích cho nền kinh tế.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, cả yếu tố chủ quan và khách quan mà hoạtđộng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tíndụng trung và dài hạn luôn là mối quan tâm của các Ngân hàng thương mại, vớiphương châm “Đầu tư chiều sâu cho Doanh nghiệp cũng chính là đầu tư tươnglai cho ngành Ngân hàng”

Là một Ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam là ngân hàng trực thuộc khối nhà nước dẫn đầu trong hoạtđộng tín dụng Trong đó Chi nhánh Bắc Ninh là một trong những đơn vị cungứng vốn cho nhiều dự án đầu tư của tỉnh Bắc Ninh – Một trong những tỉnh có tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước Ngân hàng cũng chủ trương đẩy mạnhhoạt động tín dụng đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế song song vớihoạt động tín dụng ngắn hạn truyền thống

Trang 5

Nhận thức được những rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như sự cầnthiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng, với những kiến thức đã được trang

bị trong nhà trường cũng như nhũng kinh nghiệm thực tế đã tích lũy được trong

quá trình thực tập, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh” để làm chuyên đề tốt

Trang 6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG TẠI NHTM

1.1.1 Khái niệm tín dụng

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá

trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn rathường quyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Một cách khái quát, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị

từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi đếnhạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Từ những nhận định trên, có thể rút ra khái niệm tín dụng ngân hàng: “Tín

dụng Ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.

1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng

a Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản suất xã hội

Tín dụng có vai trò quan trọng nhất là cung ứng vốn một cách kịp thời chocác nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội Nhờ đó

mà các chủ thể này có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tiêu thụ sảnphẩm

Một hệ thống các hình thức tín dụng đa dạng không những thỏa mãn nhucầu về vốn của nền kinh tế mà còn là sự tiếp cận các nguồn tín dụng trở nên dễdàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ

Trang 7

thể kinh doanh.

Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ độngcho các DN trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó khôngphải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân Điều này giúp chocác nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sảnxuất của xã hội

b Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô

Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm các mục tiêu về ổn định giá cả,tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm Để đạt được mục tiêu vĩ mô đề ra,phụ thuộc một phần vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạncũng như đối với tín dụng Vấn đề này phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng nhưlãi suất, điều kiện vay, yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tíndụng được quy định trong chính sách tín dụng từng thời kỳ Thông qua chínhsách tín dụng mà Nhà nước có thể tác động đến tổng cầu của nền kinh tế cả vềquy mô cũng như kết cấu

c Tín dụng là công cụ để thực hiện các chính sách xã hội

Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợkhông hoàn lại từ ngân sách nhà nước Song phương thức tài trợ không hoàn lại

từ Ngân sách nhà nước Song phương thức này thường bị hạn chế về quy mô vàthiếu hiệu quả Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ có hoàn lại của tíndụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy môchính sách tín dụng Thông qua phương thức tài trợ có hoàn lại này được đápứng một cách chủ động và hiệu quả hơn

1.1.1.3 Đặc điểm của tín dụng

Thứ nhất: tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin Ngân hàng chỉ cấp tín

dụng cho khách hàng khi ngân hàng có lòng tin vào việc khách hàng sử dụngvốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi

Trang 8

đúng hạn.

Thứ hai: tín dụng là sư chuyển nhượng tạm thời một tài sản có thời hạn.

Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụngcủa ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huyđộng

Thứ ba: tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc là lãi Giá trị hoàn trả

phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, ngoài khoản nợ gốc thì khách hàng phải trả chongân hàng thêm một khoản lãi, đây chính là quyền sử dụng vốn vay

Thứ tư: tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng

Thứ năm: tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.

1.1.1.4 Phân loại tín dụng

a Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến một năm và được sửdụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các DN, phục vụ tiêu dùng

cá nhân và hộ gia đình

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 – 5 năm và sử dụngchủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mởrộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm nhằm đáp ứngnhu cầu về đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến

và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

b Căn cứ vào bảo đảm tín dụng

- Tín dụng có bảo đảm: Là hình thức tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấphoặc có bảo lãnh của người thứ ba

- Tín dụng không có bảo đảm: Là hình thức tín dụng không có tài sản cầm

cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của người thứ ba

c Căn cứ vào mục đích tín dụng

- Tín dụng bất động sản

Trang 9

- Tín dụng công thương nghiệp

e Căn cứ vào xuất xứ tín dụng

- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trựctiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả khoản

nợ vay trực tiếp cho ngân hàng

- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như:tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức kinh tế

g Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay

- Tín dụng trả góp: Là loại hình tín dụng mà khách hàng phải chi hoản trả

cả gốc và lãi định kỳ thành những khoản bằng nhau

- Tín dụng hoàn trả một lần: Là loại hình tín dụng mà khách hàng chỉ hoàntrả cả gốc và lãi một lần khi đến hạn

- Tín dụng hoản trả theo yêu cầu: Là loại hình tín dụng mà khách hàng cóthể hoàn trẩ hoàn trẩ bất cứ khi nào

h Các loại hình tín dụng khác

1.1.2 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Thứ nhất: vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn

từ những người có vốn thặng dư đến những người thiếu hụt Nhu cầu vay vốnkhông chỉ để đầu tư kinh doanh mà còn dùng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùngtrước mắt Vì vậy, nếu không có ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa cácchủ thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc Chính vì vậy, kênh luân chuyển vốn qua

Trang 10

ngân hàng có ỹ nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ hai: tín dụng ngân hàng không giới hạn chỉ trong chức năng truyền

thống là luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn giúp phân bổ hiệuquả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế Thông qua tín dụng ngân hàng màvốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới nhữngngười có các dự án đầu tư hiệu quả nhưng thiếu vốn Kết quả là, kinh tế tăngtrưởng, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động tăng lên

Thứ ba: tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự phát triển của các ngành, nghề đó,

hình thành nên cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả/

Thứ tư: tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ hàng hóa, điều tiết

thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưukinh tế giữa các nước

Thứ năm: tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà

nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của Chính phủ

Thứ sáu: tín dụng ngân hàng là kênh truyển tải vốn tài trợ của Nhà nước đến

nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo , ổn định chính trị, xã hội

1.1.2.2 Đối với khách hàng

Thứ nhất: tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời các nhu cầu về số lượng và

chất lượng vốn cho khách hàng Với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanhchóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngânhàng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng

Thứ hai: tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội

kinh doanh, DN có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tàichính để trang trải cho các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống…

Thứ ba: tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn

trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận Do đó, buộc kháchhàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả,đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, đem lại lợi nhuận cho DN và đảm bảo nghĩa vụ

Trang 11

trả nợ cho ngân hàng.

1.1.2.3 Đối với ngân hàng

Thứ nhất: tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Mặc dù tỷtrọng của hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm, nhưng tín dụng ngân hàngvẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng

Thứ hai: thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hóa được

danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro

Thứ ba: thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại

hình dịch vụ khác như: thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tưvấn…

1.2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM

1.2.1 Khái niệm chất lương tín dụng

“Chất lượng tín dụng là được hiểu là chất lượng của từng khoản vay Một

khoản vay có chất lượng là một khoản vay khi ngân hàng đã cho vay thì phải thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn, theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã ký kết Khi các khoản vay này sẽ cấu thành nên chất lượng tín dụng của NHTM”.

Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro và sinh lờitrong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng Để phản ánh về chấtlượng tín tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thường quantâm đến những chỉ tiêu định lượng và định tính sau

Trang 12

ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Khi doanh số cho vay lớn cho thấy ngân hàng có uy tín và cung cấp dịch vụ

đa dạng, phong phú cho khách hàng Chất lượng cho vay tốt là cơ sở để tăngdoanh số cho vay Vì vậy chỉ tiêu doanh số cho vay trung và dài hạn cho biếtmột phần về chất lượng tín dụng trung và dài hạn

a Doanh số thu nợ

Phản ánh lượng vốn đã được hoàn trả trong một thời kỳ Doanh số này cóthể phản ánh tình trạng trái ngược nhau: DN do tình hình kinh doanh ổn định màtrả nợ ngân hàng đúng hạn, hoặc ngân hàng nhận thấy những dấu hiệu khônglành mạnh trong việc kinh doanh của khách hàng mà tăng cường việc thu hồivốn Cả hai trường hợp trên, doanh số thu nợ đều tăng lên, điều đó có lợi chongân hàng

b Chỉ tiêu dư nợ tín dụng

Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn trung và dài hạn của Ngân hàng đã đượcgiải ngân tại một thời điểm cụ thể Dư nợ tín dụng trung và dài hạn lớn cho thấyNgân hàng có quy mô tín dụng lớn, có uy tín lớn với khách hàng, cung cấp nhiều

Trang 13

d Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu trung và dài hạn

Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ tín dụng

Bên cạnh chỉ tiêu nợ quá hạn thì chỉ tiêu nợ xấu cũng là chỉ tiêu quan trọng

để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN Theo Quyết định 493/2005/NHNN, nợxấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại điều 6 và điều 7 của quyếtđịnh này Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy rủi ro từ hoạt động này càng lớn,hiệu quả hoạt động không cao Để nâng cao hiệu quả hoạt động TD cần đưa racác biện pháp để giảm thiểu tỷ lệ này

e Hệ số sử dụng vốn

Tổng dư nợ tín dụng

Hệ số sử dụng vốn =

Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn huy động được để chovay T&DH là cao hay thấp

g Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng =

Trang 14

Tổng dư nợ TD bình quân

Chỉ tiêu này cho ta biết ngân hàng thu nợ theo kế hoạch thỏa thuân tronghợp đồng tín dụng được bao nhiêu để sau đó lại tiến hành cho vay dự án mới.Hay phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong vòng 1 năm Thôngthường, vòng quay của vốn lớn thể hiện NH thu được nhiều nợ và nguồn vốn của

NH đã được đầu tư có hiệu quả, và ngược lại Do đó, cần xem xét trong mốiquan hệ với các chỉ tiêu khác

h Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận do tín dụng mang lại

Tỷ lệ lợi nhuận =

Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn Nócho biết một đồng dư nợ tín dụng mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu trongđiều kiện thị trường và rủi ro như nhau thì chỉ tiêu này càng cao càng có lợi chongân hàng, chứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng càng tốt, mang lại lợinhuận cao ngân hàng

Ngoài ra ta còn có thể đánh giá tỷ lệ lợi nhuận bằng chỉ tiêu sau

Lợi nhuận do tín dụng mang lại

Tỷ lệ lợi nhuận =

Tổng lợi nhuận

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của tín dụng và vai trò của chúng trong toàn

bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên vì mục tiêu kinh tế - xã hội haychiến lược phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, những ngành côngnghiệp non trẻ hay thực hiện được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướcthì đôi khi mục tiêu lợi nhuận không phải là hàng đầu Vì vậy, khi dùng các chỉtiêu này để phân tích chúng ta cần phải xem xét tổng hợp các mục tiêu của dự ánvay vốn

1.2.1.2 Các chỉ tiêu định tính

Trang 15

Chất lượng tín dụng có thể được thể hiện thông qua số lượng khách hàng tiếptục giữ quan hệ tín dụng với Ngân hàng sau khoản vay đầu tiên, hay việc đáp ứngmột số tiêu chuẩn chất lượng trong quy trình cho vay trung và dài hạn

Các chỉ tiêu định tính được quy định mang tính tương đối, ở những kháchhàng khác nhau sẽ có sự thỏa mãn và đánh giá khác nhau Sau đây là một số chỉ tiêuđánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam

Bảng 1.1 Chỉ tiêu định tính về chất lượng tín dụng của NH ĐT&PT Việt Nam

I Khách hàng mong đợi

1 Phục vụ nhanh nhất, thủ tục đơn

giản, rõ ràng, tiện lợi

Cam kết thực hiện đúng thời hạn đã công

bố cho từng sản phẩm kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết từ khách hàng theo quy định đến khi Quyết địnhcấp tín dụng được cấp có thẩm quyền của Ngân hàng ký duyệt

2 Có thái độ đón tiếp, hướng dẫn và

phục vụ khách hàng chu đáo

Thái độ phục vụ văn minh, lịch sự

3 Đảm bảo cung ứng đúng, đủ lượng

tiền và thời gian thoe hợp đồng tín

dụng đã ký kết

Giải ngân theo đúng hợp đồng đã ký kết với khách hàng

4 Lãi suất, phí thấp Lãi suất, phí, phù hợp với thị trường, đảm

bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

có hiệu quả

II Pháp luật yêu cầu

Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu

cầu của pháp luật

Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luậtđảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng

(Nguồn: Chỉ tiêu chất lượng tín dụng của NH ĐT&PT Việt Nam)

Về thời gian xét duyệt tín dụng, Ngân hàng có quy định thời gian tối đa đểcác bộ phận thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong trình tự cấp tín dụng

Trang 16

cho khách hàng Từng bộ phận sẽ căn cứ vào đặc điểm tính chất của mỗi hìnhthức, mỗi đối tượng để quy định cụ thể hơn về thời gian xử lý công việc nhưngkhông vượt quá thời gian tối đa được định.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

1.2.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết để có thể phát triển kinh tế.

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa nhằm cung cấpcác phương tiện giao dịch để đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của xãhội, thì chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm

Tín dụng là công cụ thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về pháttriển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực Thông qua sự đánh giá, phântích hiệu quả của các dự án đầu tư đã góp phần khai thác mọi tiềm năng về tàinguyên, lao động và tiền vốn để tăng năng lực sản xuất, cung cấp ngày càngnhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngườilao động Do đó chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quảsản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cảnước, ổn định và phát triển kinh tế

1.2.2.2 Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại

Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trungtâm thanh toán Chất lượng được nâng cao làm tăng vòng quay vốn cho vay, tạothêm nguồn vốn, với một lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớnhơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.Đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng cũng làm tăng khả năng cung cấp dịch

vụ của Ngân hàng, có điều kiện thu hút được nhiều khách hàng, tạo ra một hìnhảnh đẹp về uy tín của Ngân hàng và sự gắn bó trung thành của khách hàng vớiNgân hàng

Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụngân hàng thông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ, quản lý và các chi phí thiệt hại

Trang 17

khác, đồng thời bảo đảm khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân hàng, tạothế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

1.3.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

a Chính sách tín dụng

Với chính sách tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và các NHTMdựa vào để đề ra các chính sách cho phù hợp với ngân hàng của mình Chínhsách tín dụng được xây dựng phải tạo ra sự công bằng, không những đảm bảo antoàn và khả năng sinh lời cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đủ sức hấpdẫn đối với khách hàng Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ,hợp lý sẽ là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đi đúngquỹ đạo, xác định phương hướng đúng đắn cho các cán bộ tín dụng của ngânhàng

b Chất lượng đội ngũ nhân sự

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ tín dụng phức tạp nhất trong hoạtđộng của ngân hàng Do đó, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải nắm bắt đượcđặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh, am hiểu về pháp luật có liên quan,nắm bắt được thông tin thị trường và điều quan trọng là năng lực thẩm định dự

án phải tốt Nhưng nếu trình độ hạn chế do không được đào tạo bài bản, chuyênsâu hoặc thiếu kinh nghiệm nên không đánh giá được tính khả thi của dự án,không phân tích chính xác báo cáo tài chính, khả năng rủi ro tín dụng cho ngânhàng Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng đặc biệt cần phải có lương tâm và đạo đứcnghề nghiệp, tránh gây ra những rủi ro đạo đức, làm tổn thất nghiêm trọng đến

uy tín và hoạt động kinh doanh của ngân hàng

c Công tác thẩm định dự án

Thẩm định dự án đầu tư giúp ngân hàng xem xét một cách khách quan, toàndiện các khía cạnh tác động đến tính khả thi của dự án trước khi quyết định chovay Cũng từ việc thẩm định dự án, ngân hàng có thể tư vấn, góp ý cho chủ đầu

Trang 18

tư để sửa đổi những điểm không hợp lý trong dự án để có thể thực hiện dự ánhiệu quả hơn và ngân hàng có thể cho vay được.

Thẩm định dự án là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tínhtoán riêng Nếu việc thẩm định không được tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy

ra rủi ro đối với ngân hàng sẽ rất lớn và khoản cho vay chắc chắn sẽ có hiệu quảkhông cao

d Công tác tổ chức của Ngân hàng

Tổ chức cho vay của Ngân hàng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy môngân hàng, quy mô các khoản tín dụng hay loại hình cho vay Tổ chức của Ngânhàng cần cụ thể hóa và sắp xếp một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ

sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã quy định cả về huy động vốn lẫn chovay, quản lý tài sản nợ , tài sản có của ngân hàng Nếu việc tổ chức thiếu khoahọc thì sẽ tạo sự chồng chéo trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phậntrong ngân hàng, ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với một món vay Tổchức phải đảm bảo đúng người đúng việc, phát huy được khả năng của từng cán

bộ, tạo ra sự nhịp nhành giữa các khâu, công việc tiến hành nhanh chóng, chínhxác nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn,

từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng

e Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, những thông tinchính xác về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong những côngviệc liên quan đến quyết định cho vay, theo dõi, giám sát và quản lý khoản vay.Thông tin tín dụng càng chính xác, kịp thời, đầy đủ và toàn diện thì công tác tíndụng của ngân hàng sẽ càng được thực hiện tốt, giúp ngân hàng hạn chế được rủi

ro ở mức thấp nhất Hiện nay, pháp luật chưa bắt buộc tất cả các DN phải thựchiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính, do đó số liệu chưaphản ánh chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp khi xét duyệt cho vay.Những món vay thiếu thông tin sẽ có thể gặp rủi ro

Trang 19

Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâmthông tin tín dụng của NHNN, từ phòng thông tin tín dụng của các NHTM, quabáo chí, Internet, các tổ chức nghề nghiệp…Với sự phát triển của công nghệthông tin, với sự lớn mạnh trong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các NHthì việc khai thác và xử lý thông tin sẽ đem lại kết quả tích cực đối với các hoạtđộng tín dụng của ngân hàng.

1.3.2 Các nhân tố từ phía khách hàng

Để đảm bảo các khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích chongân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì kháchhàng có vai trò hết sức quan trọng Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, cótình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ nhữngkhoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng caochất lượng tín dụng cho ngân hàng Các nhân tố này bao gồm:

a Năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp

Xem xét triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp cần xuất phát từ yếu tốcon người Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năngđưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp DN đững vững và pháttriển Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh vàtrả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chấtlượng TD Đây là điều kiện quan trọng và được ngân hàng xem xét kỹ lưỡngtrước khi cấp tín dụng

b Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác triển vọng kinh doanhcủa DN, đánh giá khả năng phát triển, sản xuất, phù hợp với nhu cầu của người tiêudùng, cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, DN sẽ quyết định

kế hoạch chiến lược kinh doanh về sản xuất hay tiêu thụ cho đúng đắn

c Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau biểu hiện tình hình tài chính của nghiệp

Trang 20

như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉtiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời…Ngoài ra, ngân hàng cònquan tâm đến luồng tiền vào, luồn tiền ra, dự trữ ngân quỹ…của doanh nghiệp.Tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện để DN có thể tạo uy tín tốt với ngân hàngcũng như mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sảnxuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận lớn,

là điều kiện để DN trả nợ cho ngân hàng

d Tư cách, đạo đức của người vay

Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay, trongnhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vaymặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho Ngânhàng

Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì rủi ro xảy

ra đối với ngân hàng sẽ ít đi vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàngthẩm định một cách kỹ lưỡng trước khi cho vay Những việc sử dụng vốn saimục đích của các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào tình hình hoạt độngyếu kém của các tổ chức tín dụng

1.3.3 Các nhân tố khách quan

Mặc dù ngân hàng đã thực hiện tốt các yêu cầu khi cấp tín dụng và dự án cótính khả thi, song khoản cho vay cũng vẫn có thể có hiệu quả thấp, đó là do ảnhhưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài

1.3.3.1 Môi trường kinh tế

Các điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ có ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng trong đó có tín dụng trung và dài hạn Chẳng hạn, trong thời lỳ suy thoáikinh tế, sản xuất bị đình trệ, do đó hoạt động tín dụng sẽ gặp khó khăn về mọimặt Ví dụ khi lạm phát cao, lãi suất thực sẽ giảm xuống và nếu như ngân hàngkhông có cân đối giữa các loại nguồn và sử dụng nguồn nhạy cảm với lãi suất thì

có thể cân đối giữa các khoản cho vay không đem lại hiệu quả như mong đợi

Trang 21

Cũng có thể có những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trường làm chochủ đầu tư bị bất ngờ, dẫn đến thu không đủ, làm giảm khả năng trả nợ cho ngânhàng Ngược lại, một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môitrường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng là cơ hội rất tốtcho các DN đầu tư mở rộng sản xuất do đó như cầu tín dụng ngân hàng tronggiai đoạn này được mở rộng.

Một DN hoạt động trong môi trường kinh tế thì phải chịu tác động của cácbiến đổi trong môi trường này Không chỉ tình hình kinh tế trong nước mà tìnhhình kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng tới chất lượng công tác tín dụng củangân hàng, đặc biệt là ở các thị trường nhập khẩu, làm ảnh hưởng tới hoạt độngkinh doanh của các DN xuất nhập khẩu, do đó tác động tới khả năng trả nợ ngânhàng Vấn đề là công tác dự báo tình hình và khả năng ứng phó với các tìnhhuống xảy ra của DN cũng như của ngân hàng để đảm bảo hiệu quả của cáckhoản tín dụng

1.3.3.2 Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị xã hội ổn định là một điều kiện quan trọng trong việctạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh, do đó sẽ là cơ sở rất tốt cho hoạt động tín dụng trung và dài hạncủa ngân hàng Hơn nữa sự bất ổn về chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏtới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và rõ ràng việc thu hồi nợ củangân hàn sẽ găp nhiều khó khăn Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngânhàng cũng bị ảnh hưởng

1.3.3.3 Môi trường pháp lý

Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thốngpháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắnliền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí

Thiếu những quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với sự phát triểncủa nền kinh tế thì mọi hoạt động diễn ra không thể trôi chảy, thuận lợi và đạt

Trang 22

hiệu quả cao Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nóiriêng và cho hoạt động của DN trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố quantrọng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN, do đó tác động tới hoạt độngtín dụng Hệ thống pháp luật quốc gia và các quy định luật pháp của các bộ,ngành chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ làm cho môi trường cạnh tranhkhông lành mạnh ảnh hưởng tới nền kinh tế và dẫn đến rủi ro trong hoạt độngkinh doanh của DN.

Môi trường pháp lý tạo hành lang cho kinh doanh tín dụng ngân hàng, Ngânhàng hoạt động trong hành lang hẹp được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước vìđây là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó.Việc quản lý của Nhà nước, quản lý kinh doanh của NHNN đối với ngânhàng cấp dưới, các ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ, đầy đủ đúng với chứcnăng là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN chủ yếu mới chỉ quản lý điều hànhbằng mệnh lệnh, văn bản vừa cứng nhắc vừa không cụ thể và không nắm đượctình hình và hỗ trợ cho ngân hàng cấp dưới

Bên cạnh các yếu tố trên còn có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới chấtlượng tín dụng của ngân hàng chẳng hạn như môi trường tự nhiên : thiên tai làmcho hoạt động kinh doanh của DN bị đình trệ, thậm chí phá sản dẫn tới không trả

nợ được cho ngân hàng Tuy nhiên đây là một yếu tố bất khả kháng, trongtrường hợp này các ngân hàng vẫn có thể cho khách hàng vay để tài trợ chokhách hàng tiếp tục kinh doanh từ đó có thể khôi phục được cả nợ cũ lẫn nợ mới

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Trang 23

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư

và phát triển tỉnh Bắc Ninh

NH ĐT&PT Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment anhDevelopment of Viet Nam ( gọi tắt là BIDV) NH ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh là mộtchi nhánh của Nh ĐT&PT Việt Nam, mà tiền thân là chi nhánh NH ĐT&PT thị

xã Bắc Ninh trực thuộc tỉnh Hà Bắc cũ được chính thức ra đời và hoạt động ngày1/1/1997 khi tỉnh Bắc Ninh được tái thiết lập Giờ đây trụ sở Ngân hàng đượcđặt tại số 01 Đường Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.Tính đến thời điểm hiện nay, chi nhánh đã trải qua gần 15 năm xây dựng vàphát triển, từ cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh còn nhỏ bé, nguồn vốn kinhdoanh còn hạn hẹp và phụ thuộc, thị phần tín dụng chỉ dừng lại ở khách hàngtruyền thống trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ chưa phát triển,đội ngũ cán bộ còn thiếu nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo của NH ĐT&PTViệt Nam, tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân, NHNN tỉnh Bắc Ninh cùng với sự nỗ lựcquyết tâm của chi nhánh, cho đến nay Chi nhánh không ngừng lớn mạnh cả vềquy mô cơ cấu và cơ sở vật chất kỹ thuật, có trụ sở làm việc và khang trang rấtthuận tiện cho khách hàng mới khi đến giao dịch Các phòng ban được đầu tưtrang thiết bị công nghệ hiện đại, với lực lượng cán bộ công nhân viên chứcđược bố trí làm việc ở các nơi như: Hội sở chính Thành phố Bắc Ninh và các Chinhánh giao dịch trực thuộc như : Phòng giao dịch Thuận Thành, PDG Tiên Du,Quế Võ…

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NH ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh

Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Ninh có chức năng thực hiện các nghiệp vụ

Trang 24

Ngân hàng tron phạm vi chức năng được NH ĐT&PT Việt Nam ủy quyền hoạtđộng kinh doanh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Áp dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệnhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư để cho vay ngắn hạn và dài hạn với các DN đổimới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh tế trên địa bàn Ngoài ra giám đốc làngười quản lý mọi hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của Tổng giám đốc

NH ĐT&PT Việt Nam Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc và trưởngcác phòng ban nghiệp vụ : thực hiện mọi hoạt động kinh doanh theo ủy quyềncủa Tổng giám đốc hoặc giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc,Giám đốc về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh

Khối trực thuộc

Trang 25

- Khối quản lý nội bộ:

Khối quản lý nội bộ gồm: Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức hành

chính, Phòng kế hoạch tổng hợp

- Khối quản lý rủi ro:

Khối quản lý rủi ro gồm: Phòng quản lý rủi ro

- Khối tác nghiệp:

Khối tác nghiệp gồm: phòng dịch vụ khách hàng các nhân, phòng dịch vụkhách hàng doanh nghiệp, phòng quản trị tín dụng, phòng quản lý quỹ dịch vụkho quỹ

- Khối trực thuộc

Khối trực thuộc bao gồm: 5 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại, quyết định sự thành công của Ngân hàng Trong những năm gầnđây, thị trường tài chính phát triển sôi động, hàng loạt các Ngân hàng thươngmại mới ra đời Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và pháttriển cũng phải cạnh tranh với hàng loạt các Ngân hàng thương mại khác kể cảcác ngân hàng quốc doanh, ngoài quốc doanh và các ngân hàng nước ngoài.Việc huy động vốn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinhdoanh của chi nhánh, vì chỉ khi tăng trưởng được nguồn vốn thì mới tăng trưởngcác hoạt động khác được đặc biệt là hoạt động cho vay Với mục tiêu đó Chinhánh đã thực hiện việc huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau vớinhững lãi suất ưu đãi, khuyến mại… để có thể thu hút vốn từ dân cư cũng nhưcác tổ chức tài chính trên địa bàn Bắc Ninh

Nhờ có các chính sách trên mà trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, Chi nhánh

đã đạt được những kết quả hết sức khả quan mặc dù nền kinh tế vẫn đang chịuảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế Kết quả đó được thể hiện ở bảng sau:

Trang 26

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Nguồn : Báo cáo tổng kết – Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Ninh

Biểu 2.1: Tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ

816 1,023

1,320

0 500 1000

1500

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu 2.1 Tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ

HĐV cuối kỳ

Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăngtrưởng qua 3 năm, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng đặc biệt làtrong năm 2008, nguồn vốn huy động được cũng tăng hơn so với năm 2007

Năm 2009, nguồn vốn huy động được là 1.023 tỷ đồng, tăng 25,4% so vớinăm 2008 Tốc độ tăng này là do trong năm 2009 tiền gửi từ các tổ chức kinh tếtăng 25,6% so với năm 2008, tiền gửi từ các TCKT tăng là do trong năm 2009,nền kinh kế chưa hồi phục hoàn toàn, cơ chế chính sách của NHNN về lãi suất

Trang 27

nên các tổ chức vẫn còn dè dặt trong hoạt động đầu tư, nên đã gửi tiền vào Ngânhàng để chờ cơ hội đến mới đầu tư.

Năm 2010, nguồn vốn huy động được là 1.320 tỷ đồng tăng 29% so vớinăm 2009, tốc độ tăng này cũng chủ yếu từ các tổ chức kinh tế

Qua 3 năm trên ta thấy tốc độ tăng của nguồn vốn huy động từ cá nhânkhông nhiều, kéo theo đó là tốc độ tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng tăng cũngkhông đáng kể Điều này có thể thấy là do trong những năm gần đây tình hìnhkinh tế biến động mạnh, giá cả tăng cao, lãi suất tiền gửi chưa hấp dẫn, đặc biệt

là giá vàng và ngoai tệ đều tăng mạnh, nên người dân chuyển sang mua vàng vàngoại tệ làm phương tiện tích trữ và gửi vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn

Tuy có sự thay đổi về mặt cơ cấu tiền gửi, song nhìn chung tổng nguồn vốnhuy động của Chi nhánh đã tăng lên Điều này quyết định đến quy mô hoạt độngtín dụng của Chi nhánh cũng tăng theo, đáp ứng nhu cầu về vốn nói chung vànhu cầu về vốn trung và dài hạn nói riêng

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Nếu nghiệp vụ tạo lập vốn đóng vai trò là bàn đạp thì nghiệp vụ sử dụngvốn lại là hoạt động quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã góp phần tạo ra nền tảng vữngchắc đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh Bắc Ninh Với nguồn vốn huyđộng tăng trưởng khá mạnh và những nỗ lực không ngừng trong việc tiếp thịkhách hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh cũng liên tục tăng

(%)

+/-Doanh số

Trang 28

thu nợ

Dư nợ tín

Nguồn: Báo cáo tổng kết – Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh

Biểu 2.2: Tăng trưởng tín dụng

Biểu 2.2 Tăng trưởng tín dụng

1.768

2.390 2.035

1.890

2.015 1.354

Doanh số thu nợ

Dư nợ tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ có thế mạnh nhất của chi nhánh Bắc Ninh Chi nhánh luôn cố gắng nỗ lực hoàn thành tốt việc cấp tín dụngtheo chỉ thị của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đồng thời triển khai có hiệu quả việc cấp tín dụng thương mại đối với các DN Điều đó được thể hiện ở dư nợ tín dụng của Chi nhánh, liên tục tăng trưởng qua 3 năm 2008, 2009 và 2010

Trong năm 2008, dư nợ tín dụng là 1.328 tỷ đồng Năm 2009 là 1.560 tỷđồng tăng 15,3% so với năm 2008 Năm 2010, dư nợ tín dụng là 1.768 tỷ đồngtăng 17,4% so với năm 2009

Việc tăng trưởng liên tục cũng là một điều tốt cho Chi nhánh, tuy nhiên Chinhánh bên cạnh việc mở rộng tín dụng cũng cần phải tăng cường kiểm soát vàthu hồi nợ để tránh rủi ro cho ngân hàng Ngân hàng cũng cần có các biện pháptích cực hơn nữa để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đặc

biệt là tín dụng Trung và dài hạn – một loại hình tín dụng có rủi ro rất cao.

2.2.3 Các hoạt động khác

Trang 29

Hoạt động dịch vụ có những bước phát triển mạnh mẽ theo hướng ngânhàng hiện đại Trong điều kiện kinh tế khó khăn, hoạt động dịch vụ vẫn giữ tốc

độ tăng trưởng tốt, tăng so với 2009 là 21%, cơ cấu thu dịch vụ trong tổng thuchuyển dịch theo hướng tăng dần, tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuếnăm 2010 đạt 36% Các loại hình dịch vụ mà chi nhánh đang khai thác có hiệuquả kinh tế cao, chất lượng dịch vụ đang được cải thiện rõ rệt Các loại hình dịch

vụ đem lại thu nhập khác cho ngân hàng như: thu từ bảo lãnh, thu từ kinh doanhngoại tê, thu từ dịch vụ thẻ…

Nguồn : Báo cáo tổng kết – Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Ninh

Năm 2010 doanh thu từ các loại hình dịch vụ khác là 28.8 tỷ đồng, tăng 7,3

tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 34% Thu từ dịch vụ ròng

có mức thay đổi đáng kể, đặc biệt là thu từ dịch vụ bảo lãnh Thu từ dịch vụ bảolãnh năm 2010 là 18.4 tỷ đồng, tăng 5.9 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 47%

so với năm 2008 Thu từ dịch vụ bảo lãnh còn chiếm 63,9% trong tổng thu nhập

từ dịch vụ ròng, nó đóng vai trò quan trọng và đem lại cho ngân hàng mức thulớn nhất từ dịch vụ khác của ngân hàng – đây cũng là mảng dịch vụ gắn liền vớihoạt động tín dụng, chủ yếu tập trung vào các khách hàng truyền thống lớn, có

uy tín với ngân hàng

Trang 30

Tuy thu nhập từ các loại hình dịch vụ khác tăng nhưng chủ yếu tăng vẫn là

ở những mảng dịch vụ truyền thống Còn những mảng sản phẩm dịch vụ bán lẻcạnh tranh với các NHTM khác như dịch vụ thẻ, thanh toán lương qua tài khoảndoanh thu phí còn thấp; các sản phẩm mới ngân hàng mới đưa vào khai tháctrong thời gian gần đây như bán bảo hiểm qua ngân hàng, chuyển tiền WesternUnion, BIDV-smart@count, Homebanking, Internet banking, POS,phonebanking…chi nhánh đã giới thiệu tới khách hàng nhưng số lượng kháchhàng sử dụng chưa cao nên hiệu quả còn thấp

Đặc biệt do nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng từcuộc khủng hoảng kinh tế nên thiij trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, dẫn đếnmức thu hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng giảm Năm 2010 thu

từ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng chỉ đạt 0.9 tỷ đồng giảm 1.4 tỷ đồng so vớinăm 2009 Mặt khác thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm cũng có thể

là do các DN chưa quảng bá, marketing tốt cho sản phẩm của mình ra nướcngoài nên mức độ xuất khẩu chưa cao

Trang 31

2.3 THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT TỈNH BẮC NINH

2.3.1 Dư nợ tín dụng của NH ĐT&PT Bắc Ninh từ 2008 đến 2010

2.3.1.1 Cơ cấu tín dụng

Dư nợ tín dụng những năm gần đây có chiều hướng tăng nhưng tốc độtăng không mạnh Đây là điều dễ hiểu bởi những năm gần đây, nền kinh tế có xuhướng biến động khiến cho hoạt động tín dụng trở nên rủi ro, các DN rơi vàotình trạng khó khăn, ít có các dự án hiệu quả Tuy nhiên dư nợ tín dụng trung vàdài hạn của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Ninh lại luôn có xu thếtăng, đây là một dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động tín dụng của ngân hàngđặc biệt là trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn Từ đó làm tăng chất lượngtín dụng trung và dài hạn Nhưng không vì điều đó mà ngân hàng cho vay đốivới các DN chưa thẩm định rõ ràng, kỹ lưỡng Để tránh những rủ ro có thể xảyđến Dưới đây là bảng cơ cấu tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ của chinhánh NH ĐT&PT Bắc Ninh:

Bảng 2.4 Cơ cấu tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Ninh

Biểu 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Trang 32

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Ninh

Qua bảng 2.4 trên ta thấy tín dụng T&DH luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn sovới tín dụng ngắn hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên dư nợtín dụng T&DH luôn tăng qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối Năm

2010 dư nợ tín dụng T&DH là 754 tỷ đồng, tăng 184 tỷ đồng so với 2009 vàcũng chiếm tỷ trọng 42,7% trong tổng dư nợ tín dụng Việc tăng này là do trongnăm 2010, lãi suất cho vay đã giảm xuống so với năm trước nên các DN đã đầu

tư trở lại Điều này cũng cho thấy là ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụngT&DH khi thấy nền kinh tế có dấu hiện ổn định trở lại, các doanh nghiệp bắt đầu

có những dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả cao hơn

2.3.1.2 Xét về chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng được đặc biệt quan tâm và chỉ đạo xuyên suốt quá

Ngày đăng: 15/03/2015, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w