Những vấn đề khác

Một phần của tài liệu VSA dự thảo vs hiện hành (Trang 51 - 55)

3. So sánh chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và dự thảo

2.5.8Những vấn đề khác

Dự thảo chuẩn mực VSA 230 đề cập một số vấn đề khác trong tài liệu hồ sơ kiểm toán mà không

được xem xét trong chuẩn mực VSA 230 hiện hành:

- Các vấn đề phát sinh sau ngày khóa sổ

- Ghi chép về việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán khác (hướng dẫn đoạn 08(a))

- Ghi chép các vấn đề quan trọng và các xét đoán chuyên môn quan trọng có liên quan (hướng dẫn đoạn 08 (c))

- Hướng dẫn cụ thể về Xác định các khoản mục cụ thể hoặc các vấn đề được kiểm tra và người thực hiện, người soát xét

- Ghi chép lại các cuộc thảo luận về các vấn đề quan trọng với Ban Giám đốc, Ban quản trị và những người khác (hướng dẫn đoạn 10)

- Ghi chép lại cách giải quyết các vấn đề không nhất quán (hướng dẫn đoạn 11)

Các vấn đề này được đề cập một cách chi tiết và có hướng dẫn rõ ràng để kiểm toán viên được dễ dàng hơn khi xử lý công việc thu thập và hoàn thành tài liệu kiểm toán.

2.6Nhận xét chung

Dự thảo chuẩn mực kiểm toán 230 – Tài liệu hồ sơ kiếm toán có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng theo dõi. Bên cạnh đó dự thảo chuẩn mực 230 cũng được cập nhật khá nhiều thông tin mới theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới nhưng có điều chỉnh để phù hợp hơn với môi trường kiểm toán ở Việt Nam.

Phạm vi của dự thảo chuẩn mực là rộng hơn nên một số yếu tố, yêu cầu, nội dung, hình thức hai bên có sự khác biệt rõ ràng. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có một số điểm tương đồng.

Nội dung và hình thức của tài liệu hồ sơ kiểm toán được cập nhật, thay đổi đảm bảo phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới ban hành gần đây nhất và môi trường cũng như cơ sở pháp lý ở Việt Nam. Dự thảo chuẩn mực có phạm vi khác so với chuẩn mực hiện hành nên nội dung và hình thức cũng phải được sửa đổi đề phù hợp hơn với phạm vi này.

Các vấn đề đã có trong chuẩn mực hiện hành được dự thảo chuẩn mực khai thác sâu hơn, chi tiết hơn. Dự thảo chuẩn mực cũng giải quyết những trường hợp mà chuẩn mực hiện hành không có đề cập và có hướng dẫn rõ ràng để kiểm toán viên dễ dàng xử lý, không bị phân như trước đây như: các trường hợp đặc biệt không áp dụng một chuẩn mực, các vấn đề phát sinh sau ngày khóa sổ…

TỔNG KẾT

Qua bài phân tích trên, chúng ta đã phần nào nhận ra quá trình sửa đổi phát triển Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là một quá trình dài và đòi hỏi sự nỗ lực góp sức của nhiều phía. Hơn thế nữa, các công trình nghiên cứu phần nào nói lên tâm huyết xây dựng một chuẩn mực hoàn chỉnh, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu. Việc ban hành hệ thống dự thảo chuẩn mực kiểm toán của Bộ tài chính đã chứng minh được sự hội nhập kinh tế, chứng tỏ được tiểm năng phát triển của lĩnh vực Kiểm toán Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Chuẩn mực kiểm toán 210, 220, 230 sau dự thảo sẽ phát huy được thế mạnh của nó, góp phần làm sáng tỏ những gian lận tài chính, xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đẩy mạnh quá trình đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của nước nhà.

Một phần của tài liệu VSA dự thảo vs hiện hành (Trang 51 - 55)