Giám sát và giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh (Trang 57 - 58)

- Ban giám đốc:

3.2.7.Giám sát và giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

3.2.7.Giám sát và giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng luôn xây dựng chính sách sống chung cùng rủi ro, hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro.

hàng. Cán bộ tín dụng thường xuyên theo sát tình hình thực tế cơ sở, đốc thúc thu nợ, lãi đúng hạn, tuyệt đối không để cho khách hàng có cảm giác Ngân hàng không quan tâm đến khoản nợ.

Qua theo dõi, giám sát tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng phải luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung và dài hạn để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất luôn đe dọa các Ngân hàng bởi mức độ rủi ro của các khoản vay T&DH lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản tín dụng T&DH không chỉ đòi hỏi đối với Ngân hàng mà còn đối với các cơ quan quản lý thị trường tiền tệ. Bởi vì quy mô của khoản vay T&DH thường rất lớn, có thể gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay, Ngân hàng tài trợ và nhiều bên liên quan. Chính vì vậy việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp càng cẩn trọng bao nhiêu thì hiệu quả tín dụng càng được bảo đảm bấy nhiêu. Việc dự báo này phải được thực hiện liên tục và thường xuyên không chỉ trước khi đưa ra phán quyết mà cả trong suốt quá trình giải ngân vốn cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay.

Trong nhiều trường hợp, người vay có khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, Ngân hàng có thể áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi…Trong trường hợp người vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả, Ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tài khoản tiền gửi.

Đồng thời, Ngân hàng phải thường xuyên đánh gái phân loại nợ, định lượng rủi ro tín dụng có thể xảy ra, thực hiện việc trích lập dự phòng cụ thể để có những biện pháp bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, Ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ sở hữu khi tổn thất xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh (Trang 57 - 58)