Hoạt động Marketing Ngân hàng có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 55)

- Ban giám đốc:

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

3.2.4. Hoạt động Marketing Ngân hàng có hiệu quả

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng được khẳng định và thừa nhận rộng rãi. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng, một lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt, khi mà sự khác nhau giữa các Ngân hàng là rất mong manh thì

hoạt động Marketing Ngân hàng càng không thể thiếu. Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng T&DH, chi nhánh cần phải có chiến lược lôi kéo khách hàng thông qua đẩy mạnh hoạt động Marketing, tìm hiểu nhu cầu vốn, hướng tới những dự án có tính khả thi cao.

Trước hết, Chi nhánh cần phải là bên chủ động tìm kiếm khách hàng, lựa chọn những khách hàng tốt để cấp tín dụng. Bởi trong môi trường hiện nay, Ngân hàng không chỉ phải cạng tranh gay gắt với những NHTM trong nước mà còn phải cạnh tranh với những Ngân hàng nước ngoài, các Ngân hàng đều có những cách thức riêng để thu hút khách hàng về phía mình, về số lượng Ngân hàng cũng ngày càng tăng lên. Như vậy, DN có nhu cầu về vốn hoàn toàn có cơ hội tự do lựa chọn một Ngân hàng phù hợp với mình. Nếu chinh nhánh không chủ động tìm kiếm khách hàng thì khó có thể tồn tại và phát triển. Muốn vậy Ngân hàng cần phải tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, tâm huyết, nhiệt tình, sẵn sàng đi sâu tìm kiếm cơ hội để đầu tư, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng có tình hình kinh doanh tốt. Đặc biệt, chi nhánh có thể chủ động khai thác những khách hàng mới từ chính khách hàng truyền thống của mình. Bởi trên thương trường, một DN có quan hệ hợp tác với nhiều DN khác. Làm được điều này, Chi nhánh đã có thể tạo thêm cho mình rất nhiều khách hàng mới tiềm năng.

Ngân hàng cần nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu thị trường trong thời gian tới và thay đổi phương hướng hoạt động của Ngân hàng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường. Đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn, khách hàng mà Ngân hàng cần hướng tới là các DN ngoài quốc doanh bên cạnh khách hàng truyền thống là các DN quốc doanh làm ăn hiệu quả. Vì vậy, Ngân hàng cần lựa chọn chính sách Marketing chú trọng vào đối tượng khách hàng này.

Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động như : quảng cáo, khuyến mại, hoạt động tuyên truyền… đưa hình ảnh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh đến gần

với khách hàng hơn. Chi nhánh có thể tích cực tiếp cận khách hàng mới thông qua tổ chức thường xuyên hơn nữa các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp này, Chi nhánh có thể tìm hiểu được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng, tạo bầu không khí gần gũi, cởi mở, thoải mái giữa Ngân hàng và DN để có thể cùng nhau trau dồi, tháo gỡ những vướng mắc. Mặt khác, Chi nhánh có thể tư vấn cho nhiều DN trong lĩnh vực đầu tư và việc lập phương án, kế hoạch kinh doanh khả thi, hiệu quả. Việc này có thể khắc phục được một điểm yếu của các DN hiện nay là thiếu phương án kinh doanh để thuyết phục Ngân hàng cho vay.

Cách Marketing có hiệu quả không kém phần quan trọng là xây dựng hình ảnh một Ngân hàng với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, nhiệt tình và chu đáo với khách hàng. Một chi nhánh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng và kéo khách hàng về gần Ngân hàng hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 55)