GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 51)

- Ban giám đốc:

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT BẮC NINH 3.2.1. Tổ chức thực hiện tốt quy trình tín dụng

Toàn bộ các vấn đề tín dụng nói chung và vấn đề tín dụng trung và dài hạn nói riêng đều được xem xét và đưa ra trong chinh sách tín dụng như : lãi suất, quy mô, kỳ hạn, tài sản bảo đảm, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác...

Chính sách phát triển phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước, đồng thời bảo đảm kết hợp hài hòa của người gửi tiền, người vay và Ngân hàng. Muốn vậy, phải xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo khả năng sinh lời của các hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính công bằng. Chính sách tín dụng cần tiếp tục được hoàn thiện, vừa đảm bảo huy động tiền gửi vào Ngân hàng (đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn), vừa đảm bảo Ngân hàng kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn, khuyến khích các DN kể cả các DN vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng, kích thích mở rộng tín dụng trung và dài hạn.

Lãi suất tín dụng do Ban giám đốc Ngân hàng thông qua và cần được phổ biến đến mọi cán bộ tín dụng, bao gồm lãi suất cơ bản và lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn, các ngành, các lĩnh vực chủ yếu. Chính sách này cần khuyến khích tính linh hoạt, đa dạng trong việc đặt giá trên cở đảm bảo khả năng sinh lời cũng như tính cạnh tranh của Ngân hàng. Ngân hàng cần đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định cho phù hợp với tình hình thực tế, hoặc cho phép khách hàng được chọn hình thức lãi suất… Chính sách lãi suất cần chỉ rõ các bộ phận cơ bản cấu thành nên lãi suất tín dụng như lãi suất nguồn, chi phí khác, rủi ro, thuế, và tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu…và các nhân tố chính tác động đến bộ phận đó.

Quy trình tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Trong khi thực hiện công tác phân tích trước khi cấp

tín dụng cho khách hàng cần thực hiện một cách nghiêm túc, sát sao hơn công tác khảo sát tình hình thực tế của khách hàng để nắm bắt được hiện trạng hoạt động của khách hàng. Chi nhánh cũng phải không ngừng hoàn thiện, bổ sung, và cải thiện hệ thống chấm điểm tín dụng sao cho phù hợp với thực trạng của khách hàng về mọi mặt như tài sản thế chấp, hệ thống kế toán, sở hữu vốn…

Quy trình tín dụng cần được Ngân hàng xem xét và xâu dựng sửa đổi sao cho đơn giản hóa, giảm bớt sự phức tạp, cồng kềnh, nhưng vẫn đảm bảo đủ các bước. Hướng dẫn chỉ đạo đến các bộ phận trong toàn bộ Ngân hàng để đảm bảo quy trình tín dụng diễn ra đồng nhất, đồng bộ trong toàn Ngân hàng, giảm bớt khó khăn cho khách hàng. Từ đó xây dựng hình ảnh mới, nâng cao vị thế của Ngân hàng trong hệ thông Ngân hàng ĐT&PT nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 51)