1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương Việt Nam chi nhánh Quang Trung

52 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 359,5 KB

Nội dung

Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường thông quahoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp.Thứ ba: NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tài chính tiền tệ là lĩnh vực có tầm quan trọng lớn có thể ảnh hưởngđến mọi vấn đề trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị NHTM là một chủthể chính tham gia vào lĩnh vực tài chính tiền tệ với tư cách là đầu tầu,là chủđạo trong nền kinh tế Do vậy bất cứ rủi ro nào cho nào cho các NHTM dùnhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế,chính trị và toàn xãhội

Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên

là rủi ro tín dụng Qua hoạt động giám sát của ủy ban Kinh tế và ngân sáchcủa Quốc hội đối với một số ngân hàng tại một số tỉnh thì rủi ro của ngânhàng thương mại đang trở lên rất đáng quan tâm

Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 màbắt đầu là những rủi ro từ thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ đã lan ra toàncầu tác động đến thị trường tài chính Viêt Nam: sự phát triển bất bìnhthường của thị trường tài chính Việt Nam, rủi ro trong hoạt động tín dụngtăng nhanh… đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng và yêu cầuquản lý chặt chẽ nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Ngân Hàng TMCP Công thương chi nhánh Quang Trung đang từngbước phát triển rất nhanh trong mảng tín dụng, và tất yếu rủi ro tín dụngcũng là điều thường trực và khó tránh khỏi, đòi hỏi cần có biện pháp canthiệp thích hợp

Nhận thức được điều đó tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp phòng

ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quang Trung” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của

mình

Trang 2

3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Chinhánh ngân hàng Công thương Quang Trung

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu nghiệp vụ tín dụng và đềxuất các giải pháp trong phạm vi áp dụng tại chi nhánh ngân hàng Côngthương Quang Trung

4.Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

để xem xét các sự vật hiện tượng; phương pháp phân tích số liệu thực tế vàvận dụng các lý luận vào thực tiễn để giải thích nguyên nhân từ đó đưa racác giải pháp phù hợp

5.Kết cấu của khóa luận:

Chương I:Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quang Trung.

Trang 3

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quang Trung.

Trang 4

Chương I:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I Hoạt động của ngân hàng thương mại

1 NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường

a Khái niệm về NHTM.

Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế Cácngân hàng có thể định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò chúngthể hiện trong nền kinh tế

Theo luật Mỹ, NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp danh mụccác dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụthanh toán

Theo luật ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam: Ngân hàng là loạihình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh có liên quan như nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cung cấpcác dịch vụ thanh toán

b. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế

Cùng với sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước thì không thể phủnhận vai trò đóng góp to lớn của ngành ngân hàng :

Thứ nhất: NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quantrọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất

Trang 5

Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường thông quahoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp.

Thứ ba: NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hoạt động của NHTM, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ phục

vụ các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của chính phủ bằng các công cụ như:

ấn định hạn mức tín dụng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp

vụ thị trường mở để tác động đến lượng tiền cung ứng trong lưu thông

Thứ tư: Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế

2 Hoạt động của NHTM.

a Hoạt động huy động vốn.

Đây là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM và thông quanghiệp vụ này NHTM thực hiện chức năng tạo tiền NHTM đã huy độngnguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội với các hình thức như: nhận tiền gửi tiếtkiệm, tiền gửi thanh toán… Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc với NHNN, nênchi phí tiền gửi của NHTM trả cho khách hàng cao hơn thực tế Ngoài ra tiềngửi ngắn hạn hoặc không kì hạn thường rất nhạy cảm với biến động của lãisuất và các yếu tố kinh tế khác như lạm phát…

Ngoài tiền gửi của khách hàng, NHTM còn huy động vốn từ nguồn đivay của NHNN, các ngân hàng nước ngoài và các NHTM khác

b Hoạt động sử dụng vốn.

Trong nền kinh tế thị trường, NHTM thực chất cũng là một doanhnghiệp vì vậy khi kinh doanh phải coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và cuốicùng Để tạo ra lợi nhuận và thu nhập cho ngân hàng thì các NHTM phải biếtkhai thác và sử dụng triệt để nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất Việc sử

Trang 6

dụng vốn là quá trình biến tài sản nợ thành tài sản có khác nhau, trong đó chovay đầu tư là tài sản quan trọng nhất Do vậy quản lý tài sản là nghiệp vụ quantrọng của NHTM để tránh rủi ro đảm bảo an toàn vốn.

c Hoạt động trung gian.

NHTM là tổ chức trung gian tai chính làm trung gian thanh toán thựchiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp các công cụthanh toán thuận lợi như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán, thẻtín dụng… Hoạt động này góp phần làm tăng lợi nhuận thông qua thu phí dịch

vụ thanh toán và đồng thời làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thểhiện trên số dư có của tài khoản tiền gửi khách hàng Ngoài các hoạt độngtrên, NHTM còn cung cấp cho khách hàng nhiều loại nghiệp vụ như: dịch vụ

ủy thác, đại lý tài sản vốn của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng, dịch vụmua bán ngoại tệ, dịch tư vấn đầu tư cho khách hàng…

3 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, không dự tính trước đượcgây ra cho một công việc cụ thể nào đó Trong hoạt động kinh doanh Ngânhàng thường xảy ra các loại rủi ro sau:

Rủi ro tín dụng: là những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi

khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn tiền gốc và tiền lãi

Rủi ro lãi suất: là những tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thị trường

có sự biến đổi

Rủi ro hối đoái: là loại rủi ro do sự biến đổi về tỉ giá hối đoái trên thị

trường Rủi ro này xuất hiện khi ngân hàng không có sự cân bằng về trạng tháingoại hối tại thời điểm tỉ giá biến đổi

Trang 7

Rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản phát sinh khi người gửi tiền

đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức Khi gặp trườnghợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hayvay từ NHTW

Rủi ro về nguồn vốn: xảy ra khi vốn bị ứ đọng lớn không cho vay và

đầu tư được làm thu nhập của ngân hàng giảm sút

Rủi ro khác: các loại rủi ro khác là rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia

gắn liền với các hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra cướp ngân hàng,nhầm lẫn trong thanh toán, hỏa hoạn…

Trang 8

II Rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM

1 Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro: Rủi ro tín dụng là nhữngkhoản lỗ tiềm năng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng

Hiểu theo một nghĩa khác thì rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát

mà ngân hàng gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn không trảđúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng vìbất kể lý do gì

Trong hoạt động của NHTM thì rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đếnmọi hoạt động của ngân hàng Nếu khoản vay của ngân hàng bị thất thoát, dânchúng sẽ thiếu niềm tin và tìm mọi cách rút tiền của mình ra khỏi Ngân hàng

đó từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NHTM

2 Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

* Đối với bản thân ngân hàng:

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thunhập giảm Thu nhập giảm dẫn đến việc mở rộng tín dụng sẽ gặp nhiều khókhăn Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán, rủi ro tín dụng khiến choviệc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn Các khoản cho vay

có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làmmất đi những cơ hội kinh doanh tốt của ngân hàng Nếu rủi ro xảy ra mức độquá lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu,lòng tin của khách hàng giảm tất yếu sẽ dẫn đến hoạt động khó khăn

Trang 9

* Đối với nền kinh tế:

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trunggian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổchức, doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu vay lãi Do đó, thực chất quyền

sở hữu những khoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người gửi tiềnvào ngân hàng Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàngchịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng

Ngân hàng gặp phải rủi ro hay phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sảnsuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sốngcông nhân gặp khó khăn Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnhhưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế khiến nền kinh tế bị suy thoái, giá cảtăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định Ngoài ra, rủi ro tíndụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc giađều phụ thuộc và nền kinh tế khu vực và thế giới Kinh nghiệm cho ta thấycuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm rung chuyển toàn cầu

3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Trong hệ thống tín dụng, có hai đối tượng tham gia là ngân hàng chovay và người đi vay Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thờigian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhấtđịnh gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trongquan hệ tín dụng Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi làrủi ro do nguyên nhân khách quan Rủi ro tín dụng xuất phát từ người vay vàngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan

Trang 10

a Nguyên nhân khách quan

Môi trường tự nhiên:

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt độngsản suất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn phụthuộc quá nhiều vào sản suất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp

và thủ công nghiệp

Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự báo, nó thường xảy ra bất ngờ vớithiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Vì vậy khi có thiên tai,dịch họa xảy ra, khách hàng của ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, nguồnthu bị ảnh hưởng Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng cùng chịu rủi ro vớikhách hàng của mình

Môi trường pháp lý:

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh tiền tệ đặc biệt, có tácđộng to lớn tới toàn bộ nền kinh tế Bởi vậy nó đòi hỏi phải được điều chỉnhbởi pháp luật và chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý Nhànước Sự bất lợi của môi trường pháp lý, sự kém hiệu quả của cơ quan quản lýcác cấp trong việc triển khai các quy định của pháp luật sẽ đẩy ngân hàng vàođiều kiện kinh doanh tín dụng với nhiều rủi ro

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN còn chưa hiệu quả Bêncạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng vàđảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Thanhtra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đãphát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, vi phạm

Trang 11

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh tài chính củangười đi vay và thiệt hại hay thành công của người cho vay Sự hưng thịnhhay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người

đi vay tiền Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, người vay hoạt động kinhdoanh tốt hơn, các nhân tố tài chính là an toàn hơn, do đó rủi ro tín dụng giảm.Trong giai đoạn khủng hoảng, tình hình kinh doanh của người vay bị giảm sút

do chậm thu hồi các khoản phải thu, do sức mua giảm, hàng tồn kho tăng lên như vậy kéo theo đó là sự suy giảm của các chỉ tiêu tài chính – các nhân tốđảm bảo cho sự an toàn của các khoản tín dụng ngân hàng, khả năng thanhtoán các khoản nợ bị yếu đi, rủi ro tín dụng tăng lên với ngân hàng

Môi trường thông tin:

Sẽ là rất suôn sẻ và an toàn nếu trong các giao dịch tín dụng các bêntham gia đều có thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau Song một thực tế tồntại là: một bên thường không biết tất cả những gì về bên kia, hoặc nhữngthông tin có được lại không liên tục và có độ tin cậy không cao Sự không cânxứng về thông tin như vậy trong nhiều trường hợp đã đặt các ngân hàng vàotình trạng đưa ra phán quyết tín dụng trong điều kiện thông tin không hoànhảo, gây rủi ro cho ngân hàng

Tất cả các nguyên nhân khách quan trên nếu không được dự báo, cóbiện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinhdoanh của cả ngân hàng lẫn khách hàng Khi khách hàng gặp phải rủi ro donguyên nhân khách quan gây nên, họ không còn đủ khả năng thực hiện cam

Trang 12

kết trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc tốt nhất ngân hàng có thểlàm là giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng để họ khắc phục lại hoạt động kinh doanhtạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.

b Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay:

Sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, khôngđúng phương án, mục đích xin vay, hiệu qủa kinh doanh không được phát huytriệt để nên khi đến hạn không trả được nợ cho ngân hàng

Khách hàng khi vay vốn không có thiện chí trả nợ, chây ỳ không trả nợhoặc cố tình lừa đảo chiến dụng vốn của ngân hàng

Do sự yếu kém trong kinh doanh

Sản suất kinh doanh của khách hàng không thuận lợi do những thay đổibất ngờ ngoài ý muốn tác động xấu đến kinh doanh, mang rủi ro cho họ, làmxấu đi tình hình tài chính của các chủ thể vay vốn

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Ngân hàng không đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu đểphân tích và đánh giá khách hàng… dẫn đến việc xác định thời hạn cho vay vàtrả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng

- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nênkhông phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích

- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vậtđảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay

Trang 13

- Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọngchất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công củaphương án kinh doanh của khách hàng

- Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàngchưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏađáng

Nguyên nhân từ phía các bảo đảm tín dụng:

- Giá cả các tài sản đảm bảo biến động theo chiều hướng bất lợi, dẫnđến trường hợp giá trị thị trường của tài sản bảo đảm giảm, không đủ bù đắpcho các khoản tín dụng của tài sản và thị trường giao dịch các tài sản này

- Khó định giá các tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng, điều này có thể

do đặc tính tài sản, do tài sản không phổ biến trên thị trường hay do giá trị tàisản biến động nhanh trên thị trường… có thể dẫn đến tình trạng định giá tàisản cao

- Tài sản đảm bảo gặp tranh chấp pháp lý như các tranh chấp về giaodịch bảo đảm hoặc thiếu cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản bảo đảm

Trang 14

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngânhàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chiatheo thời hạn thành các nhóm sau:

- Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý

- Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn

- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ

- Nợ quá hạn từ 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạncủa các ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5đồng

 Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi: chia làm 2 loại: Nợ quá hạn cókhả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là những khoản nợ quá hạnnhưng thời gian quá hạn ngắn và ý thức của khách hàng được đánh giá là tốt

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: là mức độ cao hơn của nợ quáhạn có khả năng thu hồi, thông thường nó là nợ quá loại 5- nợ có khả năngmất vốn, gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 60 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cảchưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Trang 15

Nợ quá hạn theo mức độ bảo đảm: gồm 2 loại: nợ quá hạn có tài sảnbảo đảm và nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm.

b Tình hình nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ mang đặc trưng cơ bản sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi cáccam kết này đã hết hạn

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫnđến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi

+ Tài sản bảo đảm được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải

nợ gốc và lãi

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất 90 ngày

Trang 16

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu của tổ chức tín dụng baogồm các nhóm nợ sau:

- Nhóm nợ loại 3 – nợ dưới tiêu chuẩn

-có thể thấy mức độ rủi ro của ngân hàng, cũng như đánh giá được chất lượngtín dụng và hoạt động tín dụng của ngân hàng Các chỉ tiêu này càng cao chothấy chất lượng tín dụng càng kém và hoạt động tín dụng của ngân hàng càngrủi ro

Theo qui định hiện nay của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tíndụng không được vượt quá 3%

c Tình hình rủi ro mất vốn

Dự phòng RRTD được trích lập

Tỷ lệ dự phòng RRTD =

Dự nợ cho kỳ báo cáo

Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo

Tỷ lệ mất vốn = -

Dư nợ trung bình kỳ báo cáo

Tỷ lệ dự phòng RRTD hiện là 5%

Trang 17

Tỷ lệ mất vốn phản ánh mức tổn thất vốn tín dụng của ngân hàng trongkỳ.Tỷ lệ này càng thấp càng tốt Hiện nay theo quy định, tỷ lên này khôngđược vượt quá 2%.

5 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

a Dấu hiệu từ phía khách hàng

Dấu hiệu tài chính:

- Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên

- Tiền mặt giảm

- Giá trị tuyệt đối và tương đối của các khoản thu tăng một cách độtbiến

- Các chỉ số thanh toán cho thấy dấu hiệu giảm sút

- Những thay đổi nhanh chóng về tài sản cố định

- Các khoản dự phòng tăng mạnh

- Gia tăng sự mất cân đối của các khoản nợ ngắn hạn

- Các khoản nợ dài hạn tăng đáng kể và/ hoặc chiếm tỷ lệ lớn

- Thời gian thu hồi nợ trung bình tăng lên

Trang 18

- Xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh.

- Các vòng quay hoạt động cho thấy sự suy yếu

Dấu hiệu phi tài chính:

 Dấu hiệu liên quan đến ngân hàng:

- Giảm sút mạnh số dư tiền gửi

- Công cụ nợ tăng

- Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự tính

- Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao

- Chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng

 Dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại:

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản phẩmthay thế

- Việc thay thế những máy móc lỗi thời diễn ra chậm chạp, kém hiệuquả trong việc duy trì và bảo hành máy móc thiết bị

- Thay đổi về phạm vi kinh doanh: mở rộng kinh doanh ở các ngành

mà doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm

- Mất mát quyền phân phối hay cung cấp sản phẩm

- Khách hàng trả lại hàng hóa do chất lượng không đảm bảo

- Sản phẩm có tính thời vụ cao

 Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng:

- Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị

- Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành

- Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời

- Tuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên

Trang 19

- Tranh chấp trong quá trình quản lý.

 Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính:

- Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ

- Chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo

- Cố tình làm đẹp bảng cân đối tài sản vô hình

- Kế hoạch sử dụng vốn và trả nợ không rõ ràng

b Dấu hiệu từ phía ngân hàng

- Quy trình cho vay không được tuân thủ đúng quy định của NH

- Cán bộ tín dụng có mối quan hệ đặc biệt bất bình thường với kháchhàng

- Các cấp quản lý trong ngân hàng thiếu sự giám sát quản lý sát sao

- Không kiểm tra tài sản kinh doanh của người đi vay

- Cho vay dựa vào giá trị sổ sách của doanh nghiệp, không kiểm toán

và xác minh báo cáo tài chính của người đi vay

- Giải ngân trước khi hoàn thiện hồ sơ tín dụng

- Cho vay nhưng không có tài sản đảm bảo thích đáng

- Không phân tích/ thiếu sự phân tích chính xác khả năng trả nợ củangười vay

- Cán bộ tín dụng không kiểm tra tình trạng khoản vay thường xuyên

c Các dấu hiệu khác

- Cơ chế chính sách thay đổi ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinhdoanh của khách hàng vay vốn Đặc biệt là sự tác động của các chính sáchthuế, điều kiện thành lập và hoạt động

Trang 20

- Giá cả thị trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào, đầu

ra của sản phẩm mà khoản vay đó đầu tư

- Tỷ giá, lãi suất thị trường thay đổi, thị hiếu của khách hàng thay đổiảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn

6 Một số kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới

a Quản trị rủi ro thông qua hoàn thiện cơ cấu tổ chức

* Kinh nghiệm của Ngân hàng Rabobank (Ngân hàng lớn nhất HàLan):

Thiết lập bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách và phân loại quản lý rủi

ro Có thể phân loại quản lý rủi ro theo 02 nhóm:

- Quản lý rủi ro về chính sách liên quan đến rủi ro lãi suất, thanhkhoản, thị trường, tiền tệ và hoạt động đồng thời về rủi ro tín dụng ở mức độkhách hàng cá nhân

* Kinh nghiệm của các Ngân hàng Thái Lan:

- Thứ nhât: họ tách bạch, phân công rõ ràng chức năng các bộ phận vàtuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản cho vay: tiếp xúckhách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyếtđịnh cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem xét lại cáckhoản vay

- Thứ hai: tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tíndụng, không chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm của khách hàng mà còn quantâm đến tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, khả năng trả nợ, thựctrạng tài chính

- Thứ ba: tiến hành cho điểm khách hàng để quyết định cho vay

Trang 21

- Thứ tư: tuân thủ quyền phán quyết tín dụng Theo đó, họ quy địnhviệc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người,một nhóm người hay hội đồng quản trị.

- Thứ năm: giám sát khoản vay sau giải ngân bằng cách thu thập thôngtin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng

b Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng.

Trích lập dự phòng là biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thấttín dụng Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào khả năng trả nợ trong quákhứ khách hàng

- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòngrủi ro tương ứng

- Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng

- Columbia: dự phòng tín dụng cho tiêu dùng, thương mại, cầm cốthế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1- 18 tháng

c Quản trị rủi ro bằng cách đặt ra hạn mức cho vay.

Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có củangân hàng đối với khách hàng riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay :

- Hồng Kong: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn

Trang 22

d Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trướckhi cho vay, trong và sau khi cho vay

- Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng

e Quản trị rủi ro bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng.

Tổ chức tốt hệ thống thông tín tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho côngtác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từkhâu thẩm định hồ sơ vay:

- Singapore: Hiệp hội ngân hàng tổ chức và quản lý thông tin tíndụng từ các thành viên, hỗ trợ thông tin về các khoản tín dụng lớn

- Thái Lan: Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi công ty tưnhân, tất cả các ngân hàng báo cáo thông tin về cục, sau đó Cục thông tinkết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay của hàng tháng,không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng

- Colunbia: Ngân hàng báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sáttheo định kỳ hàng tháng Sau đó thông tin về giá trị khoản vay, lãi suấtvay, chất lượng khoản vay và tư cách khách hàng vay sẽ được tập hợp lại

Trang 23

Chương II:

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH QUANG

148/QĐ-Sau 3 năm thành lập và hoạt động, NHCT Quang Trung đã và đanghoạt động kinh doanh có hiệu quả Mặc dù các phòng ban chức năng còn

Trang 24

chưa hình thành đầy đủ như yêu cầu đối với chi nhánh cấp I, nhưng NHCTQuang Trung đã chứng tỏ là một chi nhánh hoạt động năng động, uy tínngày càng mở rộng Ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo hướngngày càng đa dạng, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng Chính vì vậy,NHCT Quang Trung ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong quátrình phát triển cả về lượng và chất, đóng góp vào sự phát triển chung củatoàn hệ thống NHCT Việt Nam, cũng như góp phần vào quá trình xây dựng

và phát triển của đất nước

2 Cơ cấu tổ chức hành chính

• Ban giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu, thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Pháp Luật và NHCT Việt Nam,chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động điều hành và kinh doanh của chinhánh Giám đốc phân công ủy quyền cho Phó giám đốc giải quyết và kímột số văn bản về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình Ban giám đốcđiều hành công việc theo chương trình, kế hoạch tháng, quý, năm theo cácquy chế của ngân hàng cấp trên

• Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giaodịc trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đếncông tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ chi nhánh; cung cấp các dịch vụngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giaodịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản

lý quỹ tiền mặt đến từng lần giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước

và NHCT Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụngcác sản phẩm của Ngân hàng

Trang 25

• Phòng khách hàng: Là phòng chức năng nghiệp vụ trực tiếpgiao dịch với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp để khai thác vốn bằngVND và ngoại tệ; thực hiện các ngoại vụ liên quan đến tín dụng, quản lý cácsản phẩm tín dụng, phù hợp với chế độ hiện hành và hướng dẫn của NHCTViệt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng cho các cá nhân và doanh nghiệp

• Phỏng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện côngtác tổ chức cán bộ, đào tạo, tiền lương… theo đúng chủ trương, chính sáchcủa nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam, thực hiện công tác quản trị

và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh

• Phòng tiền tệ kho quỹ: Phòng nghiệp vụ quản lý an toàn khoquỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng Nhà nước và NHCTViệt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong

và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặtlớn

• Tổ quản lý rủi ro: Thực hiện công tác đánh giá rủi ro đối với đốitượng đi vay, tài sản đảm bảo…; rà soát việc thực hiện chấm điểm tín dụng

và xếp hạng khách hàng của Cán bộ tín dụng đối với các khách hàng phảithẩm định rủi ro tín dụng độc lập Dự thảo báo cáo rà soát kết quả, đánh giárủi ro tín dụng, nêu rõ các nội dung chưa chính xác, không phù hợp, đề nghịsửa đổi

Trang 26

II Tình hình kinh doanh tín dụng.

1 Bối cảnh kinh doanh của ngân hàng.

Năm 2009 với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và tìnhhình kinh tế trong nước Nền kinh tế thế giới năm 2009 mặc dù đã phục hồi từnền kinh tế thế giới ảm đạm năm 2008 song không đáng kể Việt Nam vẫnnằm trong những tác động tiêu cực đó Những biến động mạnh về giá vàng,giá dầu thô; lãi suất ngoại tệ diễn biến phức tạp, tăng giảm mạnh, lạm pháttăng… Những yếu tố đó tiếp tục tác động tới hoạt động sản xuất của cácdoanh nghiệp trong nước và ngoài nước, hoạt động tín dụng và ngân hàngchắc chắn không tránh khỏi những ảnh hưởng

Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2009, Chinhánh đã chủ động triển khai kế hoạch kinh doanh ngay từ những ngày đầunăm nhằm giữ vững các mối quan hệ và nền khách hàng, giảm thiểu tác độngcủa cuộc suy thoái toàn cầu, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, duy trì số dư huyđộng vốn luôn cao hơn dư nợ tín dụng và hỗ trợ nguồn vốn cho toàn ngành;kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo các giao dịch an toàn, có lãi; hoànthiện mô hình tổ chức mới theo TA2; xây dựng, đào tạo chuyên môn cho độingũ cán bộ, nâng cao hình ảnh của ngân hàng Hoạt động quản trị điều hànhtại chi nhánh được thực hiện chặt chẽ, tính tuân thủ được coi trọng hàng đầu,trên cơ sở tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch Các chỉ đạo điều hànhđược cụ thể hoá tới từng công việc, từng đơn vị, từng người trên nguyên tắccác vấn đề quan trọng được tiến hành thực hiện công khai kết hợp việc raquyết định gắn với trách nhiệm của Ban giám đốc và đội ngũ lãnh đạo cấpphòng Chi nhánh cũng hoàn thiện việc cải tạo cơ sở vật chất và môi trường

Ngày đăng: 30/03/2015, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w