Trong điều kiện thiếu về số liệu tác giả chỉ so sánh về một số chỉ số về giáo dục của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia để thấy được sự khác nhau về trình độ phát triển giáo dục của 3 n
Trang 1SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ SỐ GIÁO DỤC CỦA
VIỆT NAM, LÀO VÀ CAMPUCHIA
Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước nằm trên bán đảo Đông Dương Một khu vực có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, án ngữ trên con đường hàng hải và đường hàng không quốc tế Những năm gần đây, với sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật và đặc biệt xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, ba nước đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển giáo dục Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ của ba nước đang rất quan tâm và dành ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, nhằm cung cấp và đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của ba nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trong điều kiện thiếu về số liệu tác giả chỉ so sánh về một số chỉ số về giáo dục của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia để thấy được sự khác nhau về trình độ phát triển giáo dục của 3 nước thông qua số liệu mà Báo cáo phát triển con người của UNDP công bố năm 2011 Trong tiểu luận này tác giả tập trung so sánh về chỉ số HDI, tỉ lệ người biết chữ, Tỉ lệ học sinh đi học, tỉ lệ học sinh/ giáo viên tiểu học được đào tạo, số năm đi học, trình độ HS sau trung học và chi phí công cho phát triển giáo dục của ba nước thông qua các bảng số liệu và biểu đồ trực quan cùng những bình luận cần thiết
Để so sánh về tình hình phát triển giáo dục của ba nước, trước hết ta tiến hành
so sánh một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục của ba nước này
Bảng 1: Diện tích, dân số, mật độ dân số, GDP và thu nhập BQĐN của Việt Nam,
Lào và Campuchia
Trang 2Các yếu tố Việt Nam Lào Campuchia
Hình 1: Biểu đồ thể hiện diện tích, dân số, mật độ dân số, GDP và thu nhập BQĐN
của Việt Nam, Lào và Campuchia
Qua bảng 1 và biểu đồ ta nhận thấy giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia
có sự khác biệt nhau và được thể hiện ở chỗ:
Trang 3- Về diện tích: Việt Nam là nước có diện tích lớn nhất trong ba nước ( 331212 km2), tiếp đến là Lào ( 236800 km2), Campuchia là nước có diện tích nhỏ nhất ( 181.040
km2) Như vậy về diện tích Việt Nam lớn gấp 1,4 lần diện tích của Lào và lớn gấp 1,8 lần diện tích của Campuchia
- Về dân số: Việt Nam là nước có số dân đông nhất, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á
và thứ 13 trên thế giới với số dân khoảng 88,8 triệu người, tiếp đến là Campuchia ( 14.3 triệu người), Lào là nước có số dân thấp nhất( 6.3 triệu người) Với số dân đông nên mật độ dân số của Việt Nam cũng cao nhất( 268.1 người/km2) cao gấp 3,4 lần so Campuchia và gấp 10,1 lần so với Lào
- Về kinh tế: Việt Nam là nước có GDP cao nhất ( 106.43 tỉ USD), tiếp đến là Campuchia( 11.24 tỉ USD) và Lào( 7.3 tỉ USD) Vì vậy, mặc dù có số dân đông nhất nhưng Việt Nam vẫn có mức thu nhập BQĐN cao nhất( 1199USD), Lào mặc dù có GDP thấp hơn Campuchia nhưng do có số dân thấp nên thu nhập BQĐN vẫn cao hơn Campuchia
Qua phân tích bảng số liệu và biểu đồ trên ta nhận thấy, trong ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia thì Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế cho việc nâng cao chất lượng giáo dục hơn Lào và Campuchia Điều đó được thể hiện qua GDP và thu nhập bình quân đầu người cao hơn hai nước còn lại
1 So sánh về chỉ số phát triển con người( HDI)
Bảng 2: Chỉ số HDI và xếp hạng của Việt Nam, Lào và Campuchia
Hình 2: Biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển con người của Việt Nam, Lào và
Campuchia
Trang 4HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một
số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát
về sự phát triển của một quốc gia
Như vậy ta có thể nhận thấy, HDI của Việt Nam, Lào và Campuchia còn rất thấp, thấp hơn nhiều so nước đứng đầu thế giới là NaUy( 0.943) Tuy nhiên, trong ba nước thì Việt Nam có chỉ số HDI cao nhất và xếp hạng cao hơn Lào và Campuchia Từ đó
có thể khẳng định Việt Nam có sự phát triển toàn diện và nhanh hơn Lào và Campuchia
2 So sánh về tỉ lệ người biết chữ
Bảng 3: Tỉ lệ người biết chữ của Việt Nam, Lào và Campuchia
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người biết chữ của Việt Nam, Lào và Campuchia
Trang 5Qua bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy; Việt Nam là nước có tỉ lệ người biết chữ cao nhất( 92.8%), tiếp đến là Campuchia( 77.6%), Lào là nước có tỉ lệ người biết chữ thấp nhất( 72.7%) Trong đó, Tỉ lệ người biết chữ của Việt Nam cao hơn của Campuchia 15.6% và cao hơn tỉ lệ người biết chữ của Lào là 20.1% Các số liệu phân tích cho thấy, Việt Nam có tỉ lệ người biết chữ ngang bằng nhiều nước phát triển trên thế giới Điều này chứng tỏ những năm gần đây nước ta đã và đang đạt được những thành tích quan trọng trong việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục
3 So sánh tỉ lệ học sinh đi học các cấp học
Bảng 4: Tỉ lệ học sinh đi học tiểu học, trung học và đại học của Việt Nam, Lào và
Campuchia
Trang 6Tỉ lệ(%) Việt Nam Lào Campuchia
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ học sinh đi học tiểu học, trung học và đại học của
Việt Nam, Lào và Campuchia
- Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, tỉ lệ học sinh đi học của ba nước đều thay đổi theo xu hướng chung là tỉ lệ học sinh đi học giảm dần từ bậc tiểu học đến bậc trung học và đại học
- Về so sánh tỉ lệ học sinh đi học từng cấp ta nhận thấy có sự khác biệt nhau rất rõ rệt giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, cụ thể:
+ Ở cấp tiểu học: Campuchia là nước có tỉ lệ học sinh tiểu học cao nhất( 116.5%), tiếp đến là Lào ( 111.8%), Việt Nam là nước có tỉ lệ học sinh tiểu học thấp nhất ( 104.1%)
Tỉ lệ học sinh tiểu học cao(>100%) phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội
Trang 7cũng như sự phát triển giáo dục của các nước, có thể do cơ cấu dân số trẻ nên tỉ lệ học sinh tiểu học cao, có thể do còn nhiều học sinh quá tuổi vẫn đang tiếp tục theo học tiểu học – điều này chứng tỏ trình độ học vấn còn thấp Căn cứ thực tế giáo dục ở nước ta có thể nhận thấy, tỉ lệ học sinh tiểu học phản ảnh đúng tình hình phổ cập giáo dục hiện nay Tuy nhiên con số này cũng chứng tỏ nước ta đã đạt được những thành tựu tốt hơn trong việc phổ cập và xoá mù chữ ở cấp tiểu học so Lào và Campuchia + Ở cấp trung học: Kết quả cho thấy Việt Nam có tỉ lệ học sinh trung học cao nhất ( 66.9%), tiếp đến là Lào (43.9%) và Campuchia có tỉ lệ học sinh trung học thấp nhất (40.4%) Con số này một lần nữa chứng minh thành tựu vượt trội của Việt Nam trong phát triển giáo dục thông qua số học sinh tiếp tục theo học cao hơn nhiều so Lào và Campuchia Điều này được chứng minh qua tỉ lệ học sinh tiểu học dù thấp nhất nhưng
tỉ lệ học sinh trung học lại cao nhất
+ Ở cấp đại học: Tỉ lệ học sinh đi học đã có sự thay đổi, Lào là quốc gia có tỉ lệ học đại học cao nhất(13.4%), tiếp đến là Việt Nam( 9.7%) và thấp nhất là Campuchia( 7.0%) Có thể nhận thấy rằng giáo dục Lào đang có những thay đổi quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục, với việc đầu tư phát triển nhanh hệ thống giáo dục đại học nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong khi đó các nước Việt Nam và Campuchia cần có những chính sách hiệu quả hơn trong việc nâng cao tỉ lệ học sinh đại học đáp ứng yêu cầu phát triển của các nước trong xu thế nền kinh tế thế giới đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế tri thức như hiện nay
4 So sánh tỉ lệ HS/GV tiểu học và tỉ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo
Bảng 5: Tỉ lệ HS/GV tiểu học và tỉ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo của
Việt Nam, Lào và Campuchia
Trang 8Tỉ lệ HS/GV Tiểu học 19.5 30.5 49.1
Hình 5: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ HS/GV tiểu học và tỉ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo
của Việt Nam, Lào và Campuchia
Tỉ lệ học sinh đi học phản ánh số người đi học ở từng cấp học so tổng số dân trong độ tuổi đi học ở một thời điểm nhất định Tỉ lệ học sinh đi học các cấp là một trong những yếu tố phản ánh trình độ dân trí của một quốc gia
- Về tỉ lệ HS/GV tiểu học có thể nhận thấy Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học, điều này thể hiện ở số HS/GV tiểu học thấp nhất( 19.5 HS), trong khi con số này ở Lào và Campuchia lần lượt là 30.5 HS/GV và 49.1 HS/GV Ở Campuchia với bình quân 49.1 HS/GV như vậy sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc quan tâm, chỉ bảo từng học sinh trong mỗi giờ học
Trang 9dẫn đến kết quả và chất lượng dạy học thấp Điều này cũng cho thấy sự hạn chế về điều kiện trường, lớp và giáo viên trong dạy học ở bậc tiểu học của Lào và Campuchia
- Về tỉ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo: Có thể nhận thấy cả Việt Nam, Lào và Campuchia đang có những bước tiến trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng cao của các nước khi con số giáo viên được qua đào tạo đều rất cao
5 So sánh số năm đi học trung bình và mong đợi
Bảng 6: Số năm đi học trung bình và mong đợi của Việt Nam, Lào và Campuchia
Hình 6: Biểu đồ thể hiện số năm đi học trung bình và mong đợi của Việt Nam, Lào và
Campuchia
Trang 10Có thể nhận thấy số năm đi học trung bình và mong đợi của ba nước nhìn chung còn rất thấp trong số ba nước thì số năm đi học trung bình hiện nay của Campuchia là cao nhất, tiếp đến là Việt Nam(5.5) và thấp nhất là Lào(4.6) Tuy nhiên, căn cứ vào tiềm lực phát triển kinh tế nói chung và xu hướng phát triển giáo dục mà
số năm đi học mong đợi của Việt Nam là cao nhất(10.4), tiếp đến là Campuchia(9.8)
và Lào(9.2)
6 So sánh trình độ học vấn của học sinh
Bảng 7: Trình độ ≥ trung học của Việt Nam, Lào và Campuchia(%)
Hình 7: Biểu đồ thể hiện trình độ ≥ trung học của Việt Nam, Lào và Campuchia
Trang 11- Có sự chênh lệch nhau rất lớn về trình độ ≥ trung học giữa nam và nữ của Việt Nam, Lào và Campuchia Ở Việt Nam tỉ lệ nam có trình độ ≥ trung học cao hơn 3.3% so với nữ; Ở Lào con số này là 13.9% và Campuchia là 9% Như vậy, Lào là nước có sự chênh lệch cao nhất về cơ cấu trình độ ≥ trung học giữa nam và nữ Điều này có thể lí giải là do sự chênh lệch giới tính, do xu hướng phấn đấu của nam, nữ hoặc cũng có thể do sự bất bình đẳng trong giáo dục của các nước
- Về tỉ lệ trình độ ≥ trung học của ba nước cũng có sự chênh lệch lớn giữa ba nước trong đó Việt Nam là nước có tỉ lệ trình độ ≥ trung học cao nhất, tiếp đến là Lào, Campuchia có tỉ lệ thấp nhất
7 So sánh về phần trăm chi phí và số tiền chi phí công cho giáo dục
Bảng 8 : Phần trăm chi phí và số tiền chi phí công cho giáo dục của
Việt Nam, Lào và Campuchia
Số tiền chi phí công cho GD( Tỉ USD) 7.66 0.29 0.66
Trang 12Hình 8: Biểu đồ thể hiện phần trăm chi phí và số tiền chi phí công cho giáo dục của
Việt Nam, Lào và Campuchia
Bảng số liệu và biểu đồ về phần trăm chi phí và số tiền chi phí công chi giáo dục của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia cho ta thấy:
- Về phần trăm chi phí công cho giáo dục: Việt Nam là nước có tỉ lệ đầu tư cho giáo dục cao nhất( 7.2%), tiếp đến là Campuchia( 5.9%) và Lào là nước có tỉ lệ đầu tư cho giáo dục thấp nhất trong ba nước( 4.1%)
- Về số tiền chi phí công cho giáo dục: Do có ttổng GDP cao hơn và phần trăm chi phí cho giáo dục cao hơn nên Việt Nam vẫn là nước dẫn đầu với 7.66 tỉ USD Tiếp đến là Campuchia( 0.66 tỉ USD) và thấp nhất vẫn là Lào( 0.29 tỉ USD) Trong đó, số tiền chi phí công cho giáo dục của Việt Nam cao gấp 11,6 lần Campuchia và gấp 26,4 lần của Lào Phần trăm chi phí và số tiền chi phí công cho giáo dục khác nhau sẽ có ảnh
Trang 13hưởng khác nhau đến chất lượng dạy học và giáo dục của ba nước Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều chỉ số giáo dục của Lào và Campuchia thấp hơn so với Việt Nam
Tóm lại: Qua phân tích so sánh một số chỉ số phát triển giáo dục của ba nước
Việt Nam, Lào và Campuchia ta có thể nhận thấy một số điểm khác biệt trong phát triển giáo dục, những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn thách thức của
ba nước trong quá trình phát triển giáo dục
- Những thành tựu đạt được: Mặc dù cả ba nước đều là những nước nghèo, kinh tế
khó khăn, song Nhà nước, Chính phủ và nhân dân các nước vẫn luôn quan tâm và dành nhiều ưu tiên phát triển cho giáo dục, coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực đầu tiên và quan trọng nhất phải quan tâm đầu tư phát triển Nên những năm gần đây tỉ lệ người biết chữ của ba nước tăng nhanh và đạt mức cao, đặc biệt là Việt Nam Bên cạnh đó tỉ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo cũng ở mức rất cao và tỉ lệ học sinh học các cấp có xu hướng ngày càng tăng Số năm đi học mong đợi và trình độ từ trung học trở lên cũng tăng dần
- Những khó khăn tồn tại: Do GDP thấp nên mặc dù đã dành nhiều ưu tiên cho đầu
tư giáo dục song phần trăm và số tiền chi phí công cho giáo dục còn thấp, đặc biệt là Lào; Tỉ lệ học sinh đi học các cấp còn thấp so nhiều nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt ở bậc đại học; Tỉ lệ HS/GV tiểu học còn cao gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học, đặc biệt là Campuchia.Bên cạnh đó dù
đã có sự tăng trưởng, song số năm đi học trung bình và trình độ trên trung học của các nước còn thấp, sự chênh lệch về trình độ giữa nam và nữ còn cao Những vấn đề trên
đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong giáo dục ba nước
Từ những phân tích và nhận định trên tác giả xin đưa ra một số kiến nghị trong phát triển giáo dục của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia:
- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây
dựng xã hội học tập
Trang 14- Nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục
- Thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân
tộc, vùng khó khăn và giáo dục cho trẻ em bị thiệt thòi
- Đẩy mạnh khả năng chủ động hợp tác quốc tế trong giáo dục
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục Phân cấp mạnh trong giáo dục Cải tiến công tác quản lý, điều hành, lấy quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm Rà soát, sửa đổi các quy định về đầu tư, quản lý Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra giáo dục, tập trung thanh tra chuyên môn, khắc phục những thiếu sót, sơ hở và bệnh thành tích trong khâu đánh giá, thi cử Rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục,
gồm: những tiêu cực trong dạy thêm học thêm; tiêu cực trong việc cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ và đánh giá kết quả học tập không đúng thực chất
Trong điều kiện còn thiếu về thông tin, tài liệu và trình độ hạn chế nên trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin dừng lại ở việc phân tích, so sánh một số chỉ số giáo dục của Việt Nam, Lào và Campuchia để thấy được những thành tựu đã đạt được
và sự khác biệt, tồn tại trong phát triển giáo dục của ba nước cũng như đề xuất một số kiến nghị của bản thân trong nâng cao chất lượng giáo dục mà chưa thể lý giải được nguyên nhân đầy đủ và giải pháp khắc phục tồn tại giáo dục.Hi vọng trong thời gian tới Đảng, Chính phủ và nhân ba nước sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc xã hội hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá các nước
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2012
Học viên
Nguyễn Tiến Dũng
Trang 15DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 1: Diện tích, dân số, mật độ dân sô, GDP và thu
nhập BQĐN của Việt Nam, Lào và Campuchia 2
2 Bảng 2: Chỉ số HDI và xếp hạng của Việt Nam, Lào và
3 Bảng 3: Tỉ lệ người biết chữ của Việt Nam Lào và
4 Bảng 4: Tỉ lệ học sinh đi học tiểu học, trung học và đại
5 Bảng 5; Tỉ lệ HS/GV tiểu học và tỉ lệ giáo viên tiểu học
được đào tạo của Việt Nam, Lào và Campuchia 8
6 Bảng 6: Số năm đi học trung bình và mong đợi của Việt
7 Bảng 7: Trình độ ≥ trung học của Việt Nam, Lào và
8 Bảng 8 : Phần trăm chi phí và số tiền chi phí công chogiáo dục của Việt Nam, Lào và Campuchia. 11
DANH MỤC HÌNH