1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh 3 chỉ số tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục giữa việt nam với singapore

39 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 9,83 MB

Nội dung

So sánh 3 chỉ số tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục giữa việt nam với singapore

MỤC LỤC TRANG LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………… …6 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu………………………………… … 6 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….…7 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 8 5. Kết cấu của tiểu luận:………………………………………………………8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC SINGAPORE………………………………… 9 1.1. Khái quát hệ thống giáo dục Việt Nam………………………………… 9 1.1.1. Cơ cấu hệ thống - Mạng lưới nhà trường …………………….…9 1.1.2. Giáo dục mầm non và việc thực hiện quyền trẻ em……….… 11 1.1.3. Giáo dục tiểu học………………………………………… ….12 1.1.4. Giáo dục trung học……………………………………………. 15 1.1.5. Giáo dục nghề nghiệp - trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề 16 1.1.6. Giáo dục đại học……………………………………………….18 1.1.7. Giáo dục thường xuyên……………………………… ………19 1.2. Khái quát hệ thống giáo dục Singapore…………………………………21 1.2.1. Giáo dục tiểu học………………………………………………22 1.2.2. Giáo dục trung học…………………………………………… 22 1.2.3. Giáo dục sau trung học và giáo dục đại học……………………22 CHƯƠNG 2. SO SÁNH 3 CHỈ SỐ (TỶ LỆ BIẾT CHỮ Ở NGƯỜI LỚN, TỶ LỆ ĐI HỌC ĐẠI HỌC, TỶ LỆ NGƯỜI THOẢ MÃN VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC) NĂM 2013 GIỮA VIỆT NAM VỚI SINGAPORE 2.1. Bảng số liệu và biểu đồ so sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore…………………………………………………… 25 2.2. Nhận xét…………………………………………………………………27 CHƯƠNG 3. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẦU CỦA VIỆT NAM………………… …31 3.1. Những thành tựu đã đạt được của giáo dục Việt Nam trong những năm qua…………………………………………………………………… 31 3.2. Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được…………………34 3.3. Những bất cập và yếu kém của giáo dục Việt Nam…………… 34 3.4. Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém………………………36 3.5. Những phương hướng phấn đấu đối của giáo dục Việt Nam……37 KẾT LUẬN………………………………………………………………….39 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 40 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA CHỮ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐH-CĐ Đại học-Cao đẳng GD-ĐT Giáo dục-Đào tạo KH-CN Khoa học-Công nghệ DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Các bảng, biểu đồ Nội dung bảng Trang Sơ đồ 1.1 Hệ thống giáo dục Việt Nam 14 Sơ đồ 1.2 Hệ thống giáo dục Singapore 24 Bảng 2.1 Bảng số liệu so sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore. 25 Biểu đồ 2.1 So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore 26 Biểu đồ 2.2 Xếp hạng 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore. 27 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giáo dục so sánh (Comparative Education) là một lĩnh vực nghiên cứu tập hợp của nhiều môn học khác nhau. Nó thẩm định, đánh giá nền giáo dục của các nước đã phát triển cũng như đang phát triển, đồng thời đánh giá vai trò của nền giáo dục ấy với sự phát triển của cả cá nhân và đất nước. Nó cũng nghiên cứu các hệ thống giáo dục và thẩm định các giá trị xã hội ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục đó như thế nào. Giáo dục so sánh đề cập đến vai trò, mục tiêu của một nền giáo dục và hiệu quả của nó đối với xã hội. Đặc biệt khi nghiên cứu, chú ý nhiều tới các chính sách và hoạch định cộng đồng của một nền giáo dục. Phát triển Giáo dục so sánh là một đòi hỏi cấp bách đối với giáo dục Việt Nam. Việc nghiên cứu so sánh sẽ làm cho những nghiên cứu về giáo dục trong nước không bị bó hẹp trong cái nhìn có tính chất địa phương mà có nhãn quan rộng hơn, từ đó việc nhìn nhận và đánh giá các hiện tượng giáo dục, kể cả thành tựu và những khiếm khuyết của nó sẽ có tầm hơn và do đó mà cũng chính xác hơn. Bên cạnh đó, thế giới luôn luôn vận động, biến đổi theo quy luật khách quan vốn có của nó. Do vậy để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc, hay bất cứ một tổ chức đơn vị nào cũng phải biết vị trí của mình trong mối tương quan với các quốc gia, dân tộc hay đơn vị khác, đánh giá được thực trạng của đơn vị mình từ đó nhằm định hướng xu thế phát triển cho phù hợp với xu thế phát triển chung. Để làm được việc đó, nhất định phải có so sánh, đối chiếu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay thế giới đang bước vào xu thế toàn cầu hóa - vấn đề mở cửa và hội nhập và thách thức dường như không còn là vấn đề riêng của một quốc gia dân tộc nào, thiết nghĩ để phát triển đất nước xứng tầm với vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế rất cần đến sự phát triển giáo dục. Việt Nam sẽ đặt mình vào hệ thống chung của giáo dục toàn cầu, đánh giá theo những chuẩn mực phổ biến chứ không phải những tiêu chí có tính chất biệt lập. Mặt khác, chúng ta cần so sánh giáo dục để nghiên cứu, phân tích và so sánh các hoạt động giáo dục trên thế giới hiện nay, nêu ra các xu hướng chủ yếu trong giáo dục và xác định các con đường tiếp tục phát triển. Với đặc điểm chung là từ nền giáo dục thuộc địa tới độc lập, phát triển Việt Nam và Singapore có điểm xuất phát giống nhau. Nhưng hiện nay, Singapore là một trong những nước có trình độ phát triển KH-CN cao , có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển một nền giáo dục và đào tạo tiên tiến, hiện đại . Ở Việt Nam, chưa lúc nào chất lượng giáo dục lại được đặt ra như một nhu cầu bức thiết như hiện nay. Đổi mới là con đường duy nhất để giáo dục phát triển và phát triển bền vững. Xuất phát từ những yêu cầu trên sau khi học xong môn Giáo dục so sánh em đã chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore, từ đó rút ra những nhận xét và nêu lên phương hướng phấn đấu của Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Là một học viên cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục, mục đích nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu vị trí giáo dục Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á. Từ đó rút ra những nhận xét và nêu lên phương hướng phấn đấu của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: giáo dục Việt Nam và giáo dục Singapore - Nghiên cứu, so sánh 3 chỉ số: tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục. - Phạm vi nghiên cứu: Với xu hướng thu hẹp phạm vi của so sánh giáo dục chuyển từ quốc tế sang quốc nội, giải quyết những hạn chế vướng mắc của nền giáo dục Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng lý luận về giáo dục so sánh, quản lý giáo dục trên lĩnh vực GD-ĐT và sử dụng phương pháp thống kê chọn mẫu, phương pháp phân tích đánh giá trên biểu đồ, phương pháp so sánh tổng hợp. Tiểu luận đã sử dụng các số liệu đã được thầy giáo Nguyễn Tiến Đạt cung cấp, gồm: Bảng 2. So sánh tỷ lệ biết chữ người lớn ALR (Adult Literacy Rate) Bảng 5: So sánh tỷ lệ đi học đại học TEGER (Tertiary Education Gross Enrolment Ratio) Bảng 9: So sánh tỷ lệ người tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục SEQ (Satisfaction with Education Quality) (Nguồn: Human Development Report 2013). 5. Kết cấu của tiểu luận: Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung của tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát hệ thống giáo dục Việt Nam và hệ thống giáo dục Singapore. Chương 2. So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore. Chương 3. Những nhận xét về ưu nhược điểm và phương hướng phấn đấu của Việt Nam. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC SINGAPORE 1.1. Khái quát hệ thống giáo dục Việt Nam Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông. 1.1.1. Cơ cấu hệ thống - Mạng lưới nhà trường Đối với cơ cấu hệ thống giáo dục, có nhiều cách xác định khác nhau. Ở đây, khái niệm cơ cấu hệ thống chỉ giới hạn trong phạm vi phân chia cấp lớp/ trình độ đào tạo kèm theo đó là một số chú ý về phương thức giáo dục, loại hình trường và việc phân bố trường/ lớp trên các địa bàn (thường được gọi là mạng lưới trường/ lớp). * Về cơ cấu hệ thống giáo dục. Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại Điều 4: - “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”. [1] Như vậy, giáo dục thường xuyên vừa có thể hiểu như một phương thức giáo dục, vừa có thể xem là một tiểu hệ thống/phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân. - Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Giáo dục mầm non, có nhà trẻ và mẫu giáo; b) Giáo dục phổ thông, có 3 cấp học: tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9), trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12); c) Giáo dục nghề nghiệp, gồm 3 trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề), cao đẳng; d) Giáo dục đại học, gồm 4 trình độ đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. * Về mạng lưới trường/ lớp, theo nguyên tắc phân bố trường gần dân, đến nay trên các địa bàn dân cư đều có các cơ sở giáo dục. Cụ thể là: - Mỗi xã, phường hoặc thị trấn đều có ít nhất một cơ sở giáo dục mầm non, một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở hoặc một trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở (hình thức này chỉ có ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); phần lớn các xã có trung tâm học tập cộng đồng. - Mỗi quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh đã có một hoặc một số trường trung học phổ thông, có một trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Các thị xã, các quận và nhiều huyện đã có trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp. Các huyện miền núi, hải đảo đều có một trường trung học cơ sở nội trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số và trường phổ thông có nhiều cấp học. - Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có một trường trung học phổ thông chuyên dành cho học sinh xuất sắc trong việc học tập một trong các các môn học, có trường trung cấp hoặc/và một trường cao đẳng (junior college), một trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh. Các tỉnh miền núi và các tỉnh có nhiều huyện miền núi đều có trường trung học phổ thông nội trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Một số tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương còn có trường năng khiếu nghệ thuật, trường năng khiếu thể dục-thể thao và trường dành cho người khuyết tật, tàn tật. - Các trường đại học tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố như Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ Ngoài ra, hầu như mỗi tỉnh đều có trường cao đẳng hoặc trường đại học. 1.1.2. Giáo dục mầm non và việc thực hiện quyền trẻ em: Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ mười hai tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1. Cơ sở giáo dục mầm non gồm nhà trẻ (tiếp nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến ba tuổi) và trường mẫu giáo (tiếp nhận trẻ từ ba tuổi đến năm tuổi). Chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước là bảo đảm các quyền của trẻ em được quy định trong Luật Giáo dục và Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Cụ thể là: - Trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. - Trẻ em được chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. - Trẻ em được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí. Việc thành lập các nhà trẻ nhằm mục đích giúp các bà mẹ có nơi gửi con để đi làm và tham gia hoạt động xã hội, góp phần tạo điều kiện thực hiện sự bình đẳng về giới. Về mặt quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục mầm non hoặc do Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập (cơ sở công lập), hoặc do cộng đồng xã, phường thành lập (cơ sở dân lập), hoặc do tư nhân thành lập (cơ sở tư thục). - Các cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ được thành lập tại các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cư trú của các dân tộc thiểu số. - Các cơ sở giáo dục mầm non dân lập chủ yếu được thành lập tại nông thôn. Dân cư trong cộng đồng đóng góp xây dựng trường sở, mua sắm thiết bị và bảo đảm kinh phí hoạt động, chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ về nguồn lực. [...]... Hạng Tỷ lệ (%) 15/145 80.4 2/145 91.8 (Nguồn: Human Development Report 20 13) Bảng 2.1 Bảng số liệu so sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 20 13 giữa Việt Nam với Singapore Biểu đồ 2.1 So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 20 13 giữa Việt Nam với Singapore. .. thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Sau khi có được bằng hoặc Chứng chỉ tại các trường này sinh viên mới có thể học lên các bậc sau đại học Sơ đồ 1.2 Hệ thống giáo dục Singapore CHƯƠNG 2 SO SÁNH 3 CHỈ SỐ (TỶ LỆ BIẾT CHỮ Ở NGƯỜI LỚN, TỶ LỆ ĐI HỌC ĐẠI HỌC, TỶ LỆ NGƯỜI THOẢ MÃN VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC) NĂM 20 13 GIỮA VIỆT NAM VỚI SINGAPORE 2.1 Bảng số liệu và biểu đồ so sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn,. .. chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 20 13 giữa Việt Nam với Singapore Nước Tỷ lệ biết chữ ở người lớn ALR (Adult Literacy Rate) Hạng Việt Nam 59/154 Tỷ lệ (%) 93. 2 Singapo 44/154 96.1 Tỷ lệ đi học đại học TEGER (Tertiary Education Gross Enrolment Ratio) Hạng 91/171 Tỷ lệ (%) 22 .3 18/171 71.0 Tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục SEQ (Satisfaction... Biểu đồ 2.2 Xếp hạng 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 20 13 giữa Việt Nam với Singapore 2.2 Nhận xét - Về tỷ lệ biết chữ ở người lớn: Là số phần trăm người từ 15 tuổi trở lên có thể hiểu (bao gồm cả đọc và viết) những đi u ngắn gọn và đơn giản về cuộc sống hàng ngày của họ Tỷ lệ này có thể tính chung cho cả nam lẫn nữ, nhưng cũng... người dân tộc thiểu số nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 86% Trong độ tuổi 15 - 35 : Xóa mù chữ cho 650.000 người, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 98% Trong đó, tỷ lệ người biết chữ ở 14 tỉnh có đi u kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 92%; xóa mù chữ cho 150.000 người dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 88% b) Có 80% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với. .. chống mù chữ giai đoạn 20 13 - 2020 - Về tỷ lệ đi học đại học: Từ biểu đồ 2.1 và 2.2 ta thấy tỷ lệ đi học đại học của Việt Nam và Singapore có sự khác biệt rất lớn Singapore có tỷ lệ % đi học đại học khá lớn (đạt 71%), xếp hạng thứ 18/171 nước thống kê Trong khi đó, tỷ lệ này của Việt Nam là rất thấp, chỉ có 22 ,3 % xếp hạng thứ 91/171 nước thống kê thấp hơn Singapore 48,7 % thua Singapore 73 bậc trong... Trong độ tuổi 15 - 35 : Xóa mù chữ cho 35 0.000 người, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 99% Trong đó, tỷ lệ người biết chữ ở 14 tỉnh có đi u kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 96%; xóa mù chữ cho 200.000 người dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 92% b) Có 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ c) Có 100%... thỏa mãn với chất lượng giáo dục của Singapore chiếm tới 91,8 %, xếp hạng thứ 2/145 nước thống kê Tỷ lệ này ở Việt Nam chiếm 80,4 %, xếp hạng thứ 15/145 nước, thấp hơn 11,4 % và kém 13 bậc so với Singapore CHƯƠNG 3 NHỮNG NHẬN XÉT VỀ ƯU NHƯỢC ĐI M VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẦU CỦA VIỆT NAM 3. 1 Những thành tựu đã đạt được của giáo dục Việt Nam trong những năm qua a) Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục. .. hoặc học lên đại học, cao đẳng, hoặc học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động Năm học 2007-2008, cả nước có 10.491 trường trung học cơ sở với 5.791.229 học sinh; trong đó, số trường công lập là 10.458 với 5.791.229 học sinh và số trường ngoài công lập là 33 với 68.297 học sinh Cũng trong năm học này, số trường trung học phổ thông là 2.476 với 3. 070.0 23 học sinh; trong đó, số trường công lập là 1.826 với. .. của học sinh tốt nghiệp kỳ thi A-Level (tương đương Trung học phổ thông - THPT) hay O-Level (học hết lớp 10 - tạm hiểu là tương đương tốt nghiệp Phổ thông Cơ sở để tiện hình dung) để xét chọn “nhân tài” vào ĐHCĐ - Về tỷ lệ người dân thỏa mãn với chất lượng giáo dục: Từ biểu đồ 2.1 và 2.2 ta thấy tỷ lệ người thỏa mãn với chất lượng giáo dục của Việt Nam và Singapore đều rất cao Trong đó, tỷ lệ % người . 2.1 So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người l n, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả m n với chất lượng giáo dục) n m 20 13 giữa Việt Nam với Singapore 26 Biểu đồ 2.2 Xếp hạng 3 chỉ số (tỷ lệ. sánh em đã ch n đề tài nghi n cứu: So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người l n, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả m n với chất lượng giáo dục) n m 20 13 giữa Việt Nam với Singapore, từ. học …………………22 CHƯƠNG 2. SO SÁNH 3 CHỈ SỐ (TỶ LỆ BIẾT CHỮ Ở NGƯỜI L N, TỶ LỆ ĐI HỌC ĐẠI HỌC, TỶ LỆ NGƯỜI THOẢ M N VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC) N M 20 13 GIỮA VIỆT NAM VỚI SINGAPORE 2.1. Bảng số liệu và biểu đồ so

Ngày đăng: 31/10/2014, 21:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT - So sánh 3 chỉ số tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục giữa việt nam với singapore
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT (Trang 3)
Sơ đồ 1.1 Hệ thống giáo dục Việt Nam 14 - So sánh 3 chỉ số tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục giữa việt nam với singapore
Sơ đồ 1.1 Hệ thống giáo dục Việt Nam 14 (Trang 4)
Sơ đồ 1.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam - So sánh 3 chỉ số tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục giữa việt nam với singapore
Sơ đồ 1.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam (Trang 13)
Sơ đồ 1.2. Hệ thống giáo dục Singapore - So sánh 3 chỉ số tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục giữa việt nam với singapore
Sơ đồ 1.2. Hệ thống giáo dục Singapore (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w