Với vai trò, vị trí quan trọng và to lớn của GD&ĐT như vậy nên Quốc hội đã nghiên cứu, bàn bạc thống nhấtđưa việc Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông vào Luật, cụ thể hơn là việcKiểm
Trang 1Trường THCS Lê Quý Đôn thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 0918588800
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thúy Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Trình độ : Đại học Sư phạm Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 0916884867
III Nội dung sáng kiến
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đều biết, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiệnnay, giáo dục luôn được xác định là “ quốc sách hàng đầu”, giữ một vị trí quantrọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gópphần xây dựng một nền kinh tế tri thức cho đất nước
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ: “Pháttriển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đấtnước Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đạihoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổimới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáodục, đào tạo Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáodục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành Đẩy mạnh đào tạonghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Xây dựng môi trường giáo dụclành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xãhội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung,phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ
sở vật chất (CSVC) và đặc biệt là đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chấtlượng giáo dục ở các cấp học nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về chấtlượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Với vai trò, vị trí quan trọng và
to lớn của GD&ĐT như vậy nên Quốc hội đã nghiên cứu, bàn bạc thống nhấtđưa việc Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông vào Luật, cụ thể hơn là việcKiểm định chất lượng giáo dục đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục năm
2005 và sửa đổi năm 2009 tại Điều 17: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện
pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng
Trang 3cơ sở giáo dục Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục”.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục
cơ sở giáo dục phổ thông, mỗi nhà trường đều phải thực hiện tốt 04 khâu củaquy trình kiểm định, đó là: Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông; đăng kýkiểm định; đánh giá ngoài; công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩnchất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.Trong đó, tự đánh giá là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản lýchất lượng Đó là quá trình nhà trường căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục tự kiểm tra, tự xem xét, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từngtiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện đểđáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trườngtrong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đòi hỏitính khách quan, trung thực và công khai Các giải thích, nhận định, kết luận đưa
ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõràng, đảm bảo độ tin cậy Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các tiêu chítrong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường Đây là công việc rất mới nêncác cơ sở giáo dục phổ thông vẫn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trongviệc tổ chức triển khai tự đánh giá như: việc mô tả hiện trạng theo các tiêuchuẩn, tiêu chí chưa sát với nội hàm của chỉ số; chưa xác định được chính xácđiểm mạnh, điểm yếu của nhà trường theo các tiêu chí để từ đó xây dựng kếhoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp
Là những người cán bộ quản lý trực tiếp ở trường THCS, bản thân chúng tôicũng rất băn khoăn và trăn trở là làm thế nào để tìm kiếm được những biện pháp phùhợp, khả thi, khắc phục những khó khăn, hạn chế, cùng với các trường THCS phấn
đấu hoàn thành tốt công tác tự đánh giá, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một
số biện pháp chỉ đạo công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở
Trang 4trường THCS Lê Quý Đôn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” để trao đổi
cùng đồng nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu lý luận về quản lý và KĐCLGD cũng nhưthực trạng tự đánh giá ở trường, đề tài đề xuất những biện pháp chỉ đạo tốt nhất
để trường THCS Lê Quý Đôn nói riêng và các trường THCS nói chung tự xemxét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kếhoạch cải tiến chất lượng giáo dục nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chấtlượng công tác tự đánh giá
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài là công tác tự đánh giá kiểm định chất
lượng giáo dục ở trường THCS Lê Quý Đôn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bìnhtheo quy định của Bộ GD&ĐT
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp chỉ đạo công tác tựđánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THCS Lê Quý Đôn thị trấnYên Ninh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài có những nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác tự đánh giá kiểmđịnh chất lượng giáo dục ở trường THCS
- Về mặt thực tiễn: khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng công tác tự đánhgiá kiểm định chất lượng giáo dục ở trường, nghiên cứu về những thuận lợi,những khó khăn của nhà trường trong việc thực hiện công tác tự đánh giá kiểmđịnh chất lượng giáo dục, từ đó đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác tựđánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THCS Lê Quý Đôn thị trấnYên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Trang 55 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp phântích, tổng hợp, so sánh…các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng và phápluật của Nhà nước, các văn bản quy định của ngành có liên quan về quản lý chấtlượng và KĐCLGD trường THCS
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý
số liệu Phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia
- Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm các trường THCS đã hoànthành công tác tự đánh giá và đã dược đánh giá ngoài ở trên địa bàn huyện YênKhánh
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánhgiá chất lượng của trường THCS Lê Quý Đôn thị trấn Yên Ninh
- Thời gian 9 tháng: từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015
7 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận của công tác tự đánh giákiểm định chất lượng giáo dục và đúc rút kinh nghiệm về cách thức lưu trữ hồ
sơ thông tin minh chứng, hoàn thiện bộ hồ sơ quản lý của nhà trường, sắp xếp
bộ hồ sơ khoa học dễ tìm, dễ kiếm, góp phần phục vụ cho công tác tự đánh giáchất lượng giáo dục của nhà trường THCS từng năm học
Mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được nângcao nghiệp vụ xử lý văn bản, bảo quản lưu trữ hồ sơ và nghiệp vụ soạn thảo vănbản hành chính đúng quy định
Bản thân chúng tôi là những người quản lý sẽ tự nâng cao năng lực quản
lý chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời gian qua và tự đánh giá để cảitiến chất lượng quản lý các hoạt động giáo dục trong thời gian tới nhằm tạo hiệuquả chất lượng giáo dục cao nhất
Trang 68 Cấu trúc của đề tài:
Chương 3: Một số biện pháp chỉ đạo công tác tự đánh giá KĐCLGD củatrường THCS Lê Quý Đôn thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7
PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ KĐCLGD Ở TRƯỜNG THCS 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Quản lý chất lượng giáo dục về thực chất là quá trình định hướng và kiểmsoát chất lượng quá trình giáo dục, với những tác động liên tục nhằm duy trì vànâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống giáo dục quốc dân và của từngnhà trường Quản lý chất lượng giáo dục có nhiều khâu và nhiều biện pháp trong
đó có hoạt động kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục
Kiểm định, đánh giá chất lượng trong giáo dục được nhiều quốc gia trênthế giới quan tâm trên cả hai phương diện nghiên cứu lý thuyết và triển khaithực tế, ở các nước phát triển như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, đã đượctriển khai nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XX
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng sản phẩm giáo dục chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lượng của chính nhà trường như:chất lượng hoạt động quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trangthiết bị trường học và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, có thểkhái quát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục gồm:
- Hoạt động tổ chức và quản lý của nhà trường
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Hoạt động giữa nhà trường với gia đình, xã hội
- Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
Trang 8Nhiều quốc gia trong quá trình đánh giá các nhà trường đã thực hiện côngtác KĐCLGD để xác nhận và công nhận chất lượng dạy và học của các nhàtrường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Các hiệp hội KĐCLGD ở các nước này đãxây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để công nhận mức độ đạt chuẩn của các nhàtrường so với chuẩn quy định.
Ở nước ta cũng đã có nhiều học giả nghiên cứu và đề cập đến KĐCLGDgiáo dục đại học như: Nguyễn Đức Chính với “Kiểm định chất lượng trong giáodục đại học” [7]; Đặng Bá Lãm với “Kiểm tra và đánh giá trong dạy - học đạihọc” [12],
Việc xây dựng một cơ quan chịu trách nhiệm về KĐCLGD đã được BộGD&ĐT quan tâm, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã đượcthành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ Sự
ra đời của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đánh dấu một thời kỳmới của sự phát triển trong hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chấtlượng ở Việt Nam
Ngày 12/5/2009, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số BGDĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường THCS với 7 tiêu chuẩn và 47 tiêu chí bao hàm các hoạt động của trườngTHCS, đây là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hoạt động KĐCLGD trườngTHCS
12/2009/TT-Đến ngày 23/12/2012, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số:42/2012/TT-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục vàquy trình, chu kỳ KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thườngxuyên
Có thể nói, công tác KĐCLGD được triển khai trong những năm qua,được các địa phương, các nhà trường quan tâm nên đã đạt được những thành tựu
to lớn và rút ra những bài học kinh nghiệm
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Đánh giá
Trang 9Đánh giá giáo dục là hoạt động khảo sát, xác nhận chất lượng của sảnphẩm giáo dục hay chất lượng nhà trường Đánh giá giáo dục có ý nghĩa quantrọng Đối với các nhà quản lý, đánh giá là một chức năng quản lý, là một trongcác khâu của quy trình quản lý Đối với GV, đánh giá là phương pháp tác nghiệpnhằm tìm ra các con đường nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của mình.
Đánh giá giáo dục bao gồm hai hoạt động: Tự đánh giá (đánh giá trong)
và đánh giá (đánh giá ngoài)
Tự đánh giá còn gọi là đánh giá trong là hoạt động đánh giá nội bộ do tậpthể nhà trường thực hiện theo những quy trình và nội dung có tính chuẩn mực
Tự đánh giá là một khâu của quá trình đánh giá, cùng với đánh giá ngoài tạo nênquá trình đánh giá hoàn chỉnh
Theo Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng CSGD phổthông thì: “Tự đánh giá của CSGD phổ thông là hoạt động tự xem xét, tự kiểmtra, đánh giá của CSGD phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá CLGD do BộGD&ĐT ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cảitiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩnCLGD”
Đánh giá ngoài là hoạt động đánh giá của các lực lượng bên ngoài nhàtrường, có thể là của cấp trên, đồng cấp, cha mẹ học sinh, dư luận xã hội và quantrọng nhất là của đoàn đánh giá ngoài
Trang 10Nhiều quốc gia sử dụng khái niệm “CLGD là sự đáp ứng với mục tiêugiáo dục” Đối với Việt Nam, theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGDtrường THCS: “CLGD trường THCS là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáodục phổ thông và giáo dục trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục”.
1.2.4 Quản lý
Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với lịch
sử phát triển của nhân loại Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạtđộng lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao đồng thời nó là sản phẩm
có tính lịch sử, tính đặc thù Quản lý là cách thức tác động có tổ chức, có mụcđích của chủ thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổchức, nhân lực, tài lực và vật lực, bằng năng lực phẩm chất, uy tín của ngườiquảnlý (cơ quan quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơhội của tổ chức nhằm đạt được mục đích, thỏa mãn mục tiêu quản lý
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thểquản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định
Tổ hợp các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý, nội dunglao động của đội ngũ CBQL, có bốn chức năng cơ bản là:
1.2.5 Quản lý giáo dục
Quản lý trường học có chức năng định hướng mục tiêu và kiểm soát cáchoạt động giáo dục trong nhà trường, vừa mang bản chất quản lý xã hội, vừamang bản chất sư phạm Chủ thể quản lý trường học là ban giám hiệu đứng đầu
là hiệu trưởng
Trang 11Đối tượng quản lý là các tổ chức của nhà trường, là tập thể CB, GV, NV,học sinh và các nguồn lực giáo dục khác, phù hợp với quy luật khoa học (quản
lý, giáo dục, tâm lý, kinh tế, xã hội ) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
Quản lý giáo dục trong nhà trường là những tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để thựchiện quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học
1.2.6 Quản lý chất lượng giáo dục
Theo TCVN 8402-1994: “Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt độngcủa chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và tráchnhiệm, thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng,kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuônkhổ hệ thống chất lượng”
Quản lý chất lượng tuân thủ các nguyên tắc:
- Nguyên tắc đồng bộ
- Nguyên tắc toàn diện
- Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá
- Dựa trên cơ sở pháp lý
“Quản lý CLGD về thực chất là quá trình định hướng và kiểm soát chấtlượng quá trình giáo dục, với những tác động liên tục nhằm duy trì và nâng caochất lượng hoạt động của toàn hệ thống giáo dục quốc dân và từng nhà trường”
cư xã, phường, thị trấn hoặc liên xã, là trung tâm văn hoá của địa phương,chịu
Trang 12sự quản lý trực tiếp của phòng GD&ĐT, sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng,chínhquyền xã.
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lýtrường THCS, giúp việc cho hiệu trưởng có một số phó hiệu trưởng Hiệutrưởng, phó hiệu trưởng do phòng GD&ĐT đề nghị UBND huyện bổ nhiệm.Hiệu trưởng là thủ trưởng và có thẩm quyền cao nhất về chuyên môn và hànhchính trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về trên
về hoạt động của nhà trường, trước cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương vềphát triển giáo dục ở địa phương Hiệu trưởng thay mặt cho nhà trường giao tiếpvới các tổ chức, các lực lượng xã hội, phối hợp xây dựng môi trường giáo dụclành mạnh, thực hiện mục tiêu giáo dục của địa phương
Quản lý trường THCS phải đạt được mục tiêu và những yêu cầu về nộidung, phương pháp giáo dục THCS quy định trong Luật Giáo dục 2005:
“Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục tiểu học; có những học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở vànhững hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung họcphổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
“Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểuhọc, đảm bảo học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán,lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật,tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”
Quản lý trường học là quản lý đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức quá trình dạy
và học
1.3 Kiểm định chất lượng giáo dục
1.3.1 Khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục
Trang 13Kiểm định là bước cuối cùng của công tác quản lý chất lượng, đây là hoạtđộng đánh giá tổng thể sản phẩm hoặc đánh giá các nguồn lực của một tổ chứchay điều kiện của một quá trình hoạt động.
KĐCLGD là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá chất lượngđào tạo (đầu ra) và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo các chuẩnmực được quy định, là hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục sẽ đạt tiêuchuẩn, tiêu chí đề ra và tránh các sai sót trong quá trình giáo dục Hoạt động chủyếu của KĐCLGD nhằm công nhận các cơ sở giáo dục đã đạt các chuẩn mựcquy định
KĐCLGD là hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức
độ đạt mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của nhà trường, góp phần nângcao chất lượng giáo dục Đây chính là biện pháp quản lý nhà nước đối với nhàtrường làm cho nhà trường chuẩn hóa để đạt chất lượng quốc gia
1.3.2 Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS
- Theo Luật số 38/2005/QH 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 từ ngày 05/05 đến ngày 14/06/2005 đãthông qua Luật Giáo dục và Điều 17 KĐCLGD có nêu:
“KĐCLGD là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mụctiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và CSGD khác.ViệcKĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sởgiáo dục Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giámsát”
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện KĐCLGD:
- “ Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/08/2008 của Bộ GD-ĐT vềviệc tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD: Xác định năm học 2009- 2010
là “Năm học đánh giá CLGD”
- Quy định về quy trình và chu kỳ KĐCLGD CSGD phổ thông ban hànhkèm theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của BộGD&ĐT đã nêu rõ:
Trang 14“ Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giáCSGD phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giáCLGD đối với từng loại CSGD phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành.
“Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động tự xem xét, tự kiểmtra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu,xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứngcác tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”
- Thông tư số 12/2009/TT- BGDĐT ngày 12/05/2009 của Bộ trưởng BộGD-ĐT có Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường THCS:
“Chất lượng giáo dục trường THCS” là sự đáp ứng các yêu cầu về mụctiêu giáo dục phổ thông và giáo dục THCS được quy định tại Luật Giáo dục” “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS” là yêu cầu vàđiều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn CLGD.Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá CLGD”
“Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS” là yêu cầu và điềukiện mà nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.Mỗi tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá CLGD”
“Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS” là yêu cầu và điềukiện mà nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí”
Theo thông tư số: 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/12/2012 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD vàquy trình, chu kỳ KĐCLGD CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên thì trườngTHCS đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục gồm 5 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
3
Trang 15Và Thông tư số 42/2012/TT- BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT đã Quy định cụ thể như sau:
Điều 20 Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục
Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục gồm các bước sau:
1 Tự đánh giá của cơ sở giáo dục
2 Đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục
3 Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục
4 Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấpgiấy chứng nhận chất lượng giáo dục
Điều 21 Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục
1 Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục là 5 năm, tính từthời gian ký quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục
2 Cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp
độ 1 và cấp độ 2 theo Điều 31 của Quy định này, sau ít nhất 2 năm học đượcthực hiện tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài để đạt cấp độ cao hơn
Điều 22 Điều kiện thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục được thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục khi có đủcác điều kiện sau:
1 Có đủ các khối lớp học
2 Có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổthông, hoặc ít nhất một khoá học viên đã hoàn thành chương trình giáo dụcthường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân củatất cả các khối lớp học có tại cơ sở giáo dục
Điều 23 Quy trình tự đánh giá
Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau:
1 Thành lập hội đồng tự đánh giá
2 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
3 Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
4 Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí
Trang 165 Viết báo cáo tự đánh giá.
6 Công bố báo cáo tự đánh giá
Điều 24 Hội đồng tự đánh giá
1 Hiệu trưởng (giám đốc) ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá của
cơ sở giáo dục Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 5 thành viên
2 Thành phần của hội đồng tự đánh giá:
a) Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục;b) Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng (phó giám đốc) cơ
sở giáo dục;
c) Thư ký hội đồng tự đánh giá là thư ký hội đồng trường (trung tâm) hoặc
tổ trưởng tổ văn phòng hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc trưởng các bộ phậnkhác (nếu có) của cơ sở giáo dục;
d) Các thành viên khác: Đại diện hội đồng trường đối với trường công lậphoặc hội đồng quản trị đối với trường tư thục; tổ trưởng tổ chuyên môn, tổtrưởng tổ văn phòng, trưởng các bộ phận khác (nếu có); đại diện cấp ủy Đảng vàcác tổ chức đoàn thể
Điều 25 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá
1 Hội đồng tự đánh giá có chức năng triển khai tự đánh giá và tư vấn chohiệu trưởng (giám đốc) biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của cơ sởgiáo dục
2 Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá
a) Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thuthập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung,hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục yêucầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của cơ sởgiáo dục;
b) Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của hộiđồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá;thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh
Trang 17giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo
tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;c) Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phâncông, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền;
d) Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịchhội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao
3 Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng (giám đốc) thuê chuyêngia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết Chuyên gia tưvấn phải có hiểu biết sâu về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tựđánh giá
Qua việc nghiên cứu ở trên, chúng tôi có thể rút ra một số nội dung cơ bảnsau:
1 CLGD là có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà trường, trong đó cótrường THCS, là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò
2 KĐCLGD là con đường có hiệu quả trong việc tạo động lực cho cáctrường học đảm bảoCLGD của chính mình KĐCLGD không chỉ xác định chocác trường định hướng chất lượng mà còn chỉ rõ con đường để đạt chất lượng đónhư thế nào
3 Tự đánh giá là một khâu quan trọng và giữ vai trò then chốt của quátrình thực hiện KĐCLGD, nó liên quan đến toàn bộ công tác quản lý CLGD, làbiện pháp để nâng cao CLGD nhà trường
4 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS là công cụ để thực hiệnKĐCLGD thông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài Tiêu chuẩn đánh giá CLGD
là các chuẩn mực cần đạt của nhà trường, mỗi lĩnh vực thể hiện trong một hoặcnhiều tiêu chí Mỗi tiêu chí lại được xác định bằng các chỉ số là sự lượng hóacác nội dung cụ thể của các lĩnh vực đó
5 Thực hiện KĐCLGD phải triển khai các hoạt động theo quy trình đượcquy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực KĐCLGD, trong đó
có hoạt động tự đánh giá
Trang 18* *
*
Chương 2 THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ, KĐCLGD Ở
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN THỊ TRẤN YÊN NINH
2.1 Vài nét khái quát về trường THCS Lê Quý Đôn:
Trường THCS Lê Quý Đôn tiền thân là trường THCS Khánh Ninh thànhlập từ năm 1956 Từ tháng 8 năm 2009 thực hiện Nghị quyết 23 của Chính phủ
về việc mở rộng địa giới hành chính Thị trấn Yên Ninh sáp nhập xã Khánh Ninhvới Thị trấn Yên Ninh thành một đơn vị hành chính Ngày 03 tháng 9 năm 2009Trường THCS xã Khánh Ninh chính thức được đổi tên thành trường THCS LêQuý Đôn TT Yên Ninh
Trải qua 59 năm xây dựng và trưởng thành, nhiều năm liền, nhà trườngluôn tiên phong trong các phong trào của huyện, của tỉnh Từ năm 1990 đến nay,trường liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc đượcThủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GD&ĐT NinhBình, UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện Yên Khánh tặng cờ thi đua, Bằngkhen và Giấy khen
Đặc biệt trong 03 năm học vừa qua, thực hiện lời dạy của Bác: “Dù khókhăn đến đâu cũng phải thi đua Dạy tốt - Học tốt”, thầy và trò trường THCS LêQuý Đôn đã không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng dạy và học và đã đạtđược nhiều kết quả đáng khích lệ, thể hiện ở bảng vàng thành tích trong các mặt
Trang 19hoạt động Năm 2013, trường được SGD&ĐT Ninh Bình công nhận danh hiệutrường học thân thiện, học sinh tích cực loại xuất sắc Năm 2014, trường đượcUBND tỉnh Ninh Bình công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia Tỷ lệ học sinh xếploại hạnh kiểm khá, tốt hằng năm đều đạt trên 99% Tỷ lệ học sinh xếp loại họclực khá, giỏi đạt từ 60% trở lên, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi họcsinh giỏi hoặc các cuộc thi giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh và các cuộc thi khác docác cấp tổ chức
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường THCS Lê Quý Đôn, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh trong 05 năm gần đây:
2.2.1 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Bảng 01: Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường trong 05 năm
Năm học 2009-2010
Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-
Trang 21Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2010- 2011
Năm học 2011- 2012
Năm học 2012- 2013
Năm học 2013- 2014
(Nguồn thống kê trường THCS Lê Quý Đôn, tháng 1/2015)
2.3 Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD
2.3.1 Những thuận lợi
- Trong thời gian đánh giá KĐCL 5 năm gần đây, đội ngũ cán bộ quản lý,cốt cán nhà trường khá ổn định Điều đó đã tạo cho việc tổ chức triển khai kếhoạch tự đánh giá và việc thu thập các minh chứng khá thuận lợi, liên tục, có hệthống Nhà trường đã có ý thức triển khai đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm
Trang 22vụ, các phong trào thi đua hàng năm Những nội dung kế hoạch triển khai đó cơbản đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các chuẩn trong thông tư quy định Đặcbiệt, hằng năm, nhà trường đã tổ chức sơ, tổng kết các hoạt động kịp thời, lưutrữ khá đầy đủ Hồ sơ của trường đầy đủ, có hệ thống từ nhiều năm nay, đặc biệt
là 05 năm gần đây Phòng GD&ĐT đã cung cấp các văn bản hướng dẫn và tổchức tập huấn, chỉ đạo hoạt động đánh giá CLGD kịp thời
- Trước khi tổ chức KĐCLGD, trường đã hoàn thành việc xây dựngCSVC đạt chuẩn Quốc gia và đã được cấp bằng công nhận trường đạt chuẩnQuốc gia bậc THCS (04/2014), CSVC nhà trường qua đó đã được nâng cấp mộtbước, các loại hồ sơ chuẩn bị cho việc kiểm tra chuẩn Quốc gia đó cũng đều lànhững loại hồ sơ cần thiết, quan trọng đáp ứng một phần cho KĐCLGD lần này
- Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, GV, NV có sự đoàn kết nhất trí, trình độchuyên môn nghiệp vụ vững vàng và nhất là các thành viên Hội đồng tự đánhgiá có tinh thần trách nhiệm cao, biết phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quanCLGD của nhà trường
- Hội đồng tự đánh giá của trường đã có Kế hoạch tự đánh giá một cách
cụ thể như: Phân công phân nhiệm từng thành viên, chi phí cho các hoạt động tựđánh giá, CSVC phục vụ tự đánh giá, dự kiến thông tin minh chứng cần thuthập, thời gian biểu hoạt động tự đánh giá
2.3.2 Những khó khăn
- Khối lượng hồ sơ, công việc, số liệu cần tập hợp đánh giá chất lượngtrong thời gian dài đến 5 năm, trong khi vừa phải thực hiện kế hoạch tự đánhgiá, chuẩn bị cho việc KĐCL của cấp trên, trường đồng thời phải hoàn thànhcông việc quản lý, giảng dạy thường xuyên đòi hỏi toàn trường bỏ ra nhiều côngsức, tranh thủ thời gian mới có thể hoàn thành cùng một lúc Một số loại hồ sơliên quan từ nhiều năm trước đây (khi chưa có chủ trương KĐCLGD) vì nhiều
lý do mà còn nằm rải rác trong cá nhân GV, các tổ chức trong nhà trường khôngthể ngày một, ngày hai mà tập hợp được thành hệ thống, đầy đủ theo các yêucầu của các tiêu chuẩn đề ra Quy trình thực hiện việc tự đánh giá với khốilượng, số lượng hồ sơ văn bản, văn kiện báo cáo cần tập hợp rất nhiều, theo yêu
Trang 23cầu rất cao, quy định chặt chẽ, đòi hỏi nhà trường, đội ngũ CB, GV, NV phảixem xét, thực hiện, xử lý, đánh giá, trình bày tiêu tốn rất nhiều công sức, thờigian (Quy mô cả về không gian, thời gian, khối lượng công việc, lực lượng huyđộng, số lượng hồ sơ còn lớn hơn nhiều so với yêu cầu của kiểm tra đạt chuẩnquốc gia) KĐCL là một việc làm còn mới, hệ thống văn bản của các cấp cũng
có nhiều thay đổi, điều chỉnh nên không khỏi ảnh hưởng gây trở ngại cho cơ sở.Trường đã phải nghiên cứu thay đổi điều chỉnh khá nhiều lần để phù hợp với cácyêu cầu quy định mới (Đầu tiên là Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12tháng 5 năm 2009, đến Thông tư số 13/2012 TT- BGD ĐT, ngày 06 tháng 4 năm
2012 nay lại đang thực hiện theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT và nhiều quyđịnh HD khác của SGD…) Hệ thống hồ sơ sổ sách của trường, các tổ chức, cánhân trong nhà trường trong đó có một số loại, một số nội dung chưa được cáccấp quản lý quy định thống nhất về cả tên gọi cũng như nội hàm bên trong cũngnhư thời gian lưu trữ nên không khỏi gây ra những lúng túng trong khâu xử lýtập hợp ở CSGD
Một số loại hồ sơ là phương tiện liên lạc nhà trường với phụ huynh HS,với GV hàng năm còn lưu lại trong các cá nhân theo nhu cầu sử dụng nhưng lạiyêu cầu phải có trong các chuẩn kiểm định cũng gây cho trường một số khókhăn nhất định trong việc tập hợp, xử lý, và phân tích các thông tin, minh chứng.Trên địa bàn huyện cũng chưa có nhiều CSGD đã qua đánh giá, KĐCL nên chưa
có nhiều kinh nghiệm để trường trao đổi, học hỏi, kế thừa
2.4.Các biện pháp chỉ đạo cũ đã triển khai để thực hiện công tác tự đánh giá KĐCLGD tại trường THCS Lê Quý Đôn
2.4.1 Thực trạng nhận thức về công tác tự đánh giá
Ý thức được tầm quan trọng về sự thay đổi trong nhận thức của các đốitượng: CB quản lý, GV, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường làyếu tố có tính quyết định đến mức độ thành công của việc thực hiện KĐCLGDtại các CSGD phổ thông Ngay sau khi Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh giá vàKĐCL ban hành, trường THCS Lê Quý Đôn đã từng bước đẩy mạnh tuyên
Trang 24tuyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, sự cần thiết và mục tiêu thực hiệnKĐCLGD, thống nhất nhận thức trong toàn trường, chuyển nhận thức thànhquyết tâm thực hiện.
Trường đã tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phốihợp với các ban, ngành trong địa phương cùng tham gia phổ biến, tuyên truyền
về mục tiêu, ý nghĩa của việc thực hiện công tác KĐCLGD ở nhà trường phổthông
2.4.2 Đánh giá chung việc thực hiện công tác tự đánh giá ở trường THCS
Lê Quý Đôn:
Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá của nhà trường đúngtheo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hướng dẫn chi tiết,
tổ chức tập huấn cụ thể cho các tổ, nhóm công tác phù hợp với thực tiễn nhàtrường
Tuy nhiên chất lượng, hiệu quả công tác tự đánh giá của nhà trường chưađồng đều, vẫn còn một số ít các tổ nhóm có kết quả thực hiện chưa đáp ứngnhững yêu cầu đặt ra
- Nhiều nhóm công tác đã thực hiện khá tốt, hoàn thành các công việc có chất lượng, đảm bảo tiến độ
* Những mặt còn hạn chế, tồn tại:
- Việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá, tiến độ thực hiện các nội dung côngviệc trong quy trình tự đánh giá chưa được tốt do phân công nhiệm vụ cho cácthành viên chưa sát với năng lực thực hiện; phân bổ thời gian cho các nội dungcông việc chưa hợp lý
Trang 25- Về báo cáo tự đánh giá: Trong quá trình hoàn thiện báo cáo tự đánh giácòn gặp khó khăn trong việc xác định chính xác nội hàm để từ đó mô tả thựctrạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng đúng yêu cầu Tiếntrình xây dựng báo cáo tự đánh giá chưa đúng quy trình Cần thực hiện theo cácbước: Viết phiếu đánh giá tiêu chí; viết đề cương báo cáo; viết dự thảo báo cáo;thông qua dự thảo báo cáo để CB, GV, NV trong nhà trường góp ý, chỉnh sửa vàhoàn thiện báo cáo.
- Về kế hoạch cải tiến chất lượng:
+ Việc xác định kế hoạch cải tiến chất lượng chưa sát thực do chưa căn cứvào thực trạng của đơn vị theo từng tiêu chí, điểm mạnh, điểm yếu
+ Trong nội dung kế hoạch cải tiến chất lượng chưa chỉ rõ được: mức độ
ưu tiên, thời gian hoàn thành, dự kiến các nguồn lực để thực hiện
Có thể nói công tác tự đánh giá tại nhà trường trong những năm học qua
đã được triển khai nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực KĐCLGD vẫn còn làmột lĩnh vực chưa thực sự được nhiều người, thậm chí cả những người trực tiếplàm công tác QLGD dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá và quan tâmđúng mức
Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu đó là: nhận thức về vai trò, ý nghĩacủa CB, GV, NV và học sinh trong công tác KĐCLGD còn nhiều hạn chế; côngtác quản lý, chỉ đạo của ngành chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt; nhà trườngchưa thấy hết sự khó khăn, phức tạp trong việc KĐCLGD nên chưa xây dựngđược kế hoạch sát với yêu cầu thực tiễn, hoạt động tự đánh giá chưa trở thànhhoạt động thường kỳ, không đưa vào kế hoạch năm học; sự hỗ trợ, chia sẻ, sựđồng thuận của xã hội còn rất hạn chế; khối lượng công việc lớn đòi hỏi phảihuy động một đội ngũ CB, GV, NV tham gia với một thời gian dài, hơn nữa vấn
đề này không chỉ mới mà còn khá đa dạng và phức tạp cả về lý luận lẫn thựctiễn; công tác lưu trữ thiếu khoa học, thất lạc nhiều minh chứng… Công tác chỉ đạo còn có những bất cập: trường có kế hoạch nhằm định ra lộtrình để trường đạt tiêu chuẩn CLGD vào năm 2015 nhưng chưa có quyết tâmcao do bị những khó khăn chi phối
Trang 26Xuất phát từ cơ sở lý luận về công tác tự đánh giá của trường THCS vàviệc phân tích thực trạng việc thực hiện công tác tự đánh giá của trường THCS
Lê Quý Đôn như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy cần có những biện pháptương ứng nhằm xây dựng trường THCS Lê Quý Đôn thị trấn Yên Ninh đạt tiêuchuẩn CLGD vào năm 2015 Đó là:
Một là, quán triệt tư tưởng, nhận thức trong CB, GV, NV, học sinh về ýnghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt tiêu chuẩn CLGD.Thông qua đó mà gây ảnh hưởng tới địa phương và cộng đồng dân cư
Hai là, hình thành chương trình, kế hoạch xây dựng trường THCS đạttiêu chuẩn CLGD, kiểm tra đánh giá quá trình thu thập thông tin, minh chứngnhà trường theo 05 tiêu chuẩn trường THCS đạt tiêu chuẩn CLGD, nhà trườngcần có Hội đồng tự đánh giá
Ba là, cấu trúc tổ chức bộ máy của nhà trường, công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ CBQL, GV, NV đạt tiêu chuẩn theo các qui định
Bốn là, nâng cao CLGD toàn diện của trường
Năm là, tăng cường xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị, tạo ra môitrường tốt phục vụ cho việc tiến hành các hoạt động dạy học và giáo dục
Sáu là, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đảm bảo sự phối hợphoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
Trang 27Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ KĐCLGD
Ở TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN THỊ TRẤN YÊN NINH
3.1 Nguyên tắc xác định các biện pháp chỉ đạo
3.1.1 Nguyên tắc tính kế thừa
KĐCLGD là một biện pháp quan trọng để quản lý chất lượng ở nhàtrường của các ngành học, bậc học, công tác này ở Việt Nam mới bắt đầu, sẽ tồntại và phát triển theo quá trình đổi mới phát triển giáo dục của đất nước Nộidung, biện pháp và kỹ thuật kiểm định được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý,khoa học và thực tiễn giáo dục Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế
Văn bản “Quy định về quy trình và chu kỳ KĐCLGD CSGD phổ thông”
và “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường THCS” do Bộ trưởng BộGD&ĐT ban hành là cơ sở pháp lý và là công cụ để các nhà trường THCS thựchiện tự đánh giá
Trước những thay đổi do thực thi các mục tiêu của đổi mới của giáo dục, công tác KĐCLGD cũng cần có sự thay đổi Những thay đổi này là sự kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước và có sự sáng tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn Các biện pháp chỉ đạo thực hiện tiêu chuẩn đánh giá CLGD của SGD&ĐT mang tính kế thừa theo xu hướng:
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình KĐCLGD
- Đảm bảo liên tục trong tổ chức và kế hoạch KĐCLGD, không tạo ra những thay đổi ảnh hưởng đến kế hoạch chung trong hoạt động quản lý của Sở GD&ĐT trên phương diện chuyên môn
- Phát huy những ưu điểm của công tác KĐCLGD trong giai đoạn vừaqua; đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi những yếu tố chưa phù hợp với
Trang 28thực tiễn để phát huy hơn nữa vai trò của công tác KĐCLGD với yêu cầu đổimới giáo dục hiện nay tại địa phương.
3.1.2 Nguyên tắc tính toàn diện
Trong quá trình thực hiện, cải tiến và hoàn thiện hoạt động tự đánh giáphải đảm bảo tính toàn diện trong chỉ đạo của Sở GD&ĐT
Tính toàn diện trong các biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá đòihỏi sự hài hòa trong mối quan hệ phối hợp của các bên có liên quan đến công tácKĐCLGD: Chính quyền địa phương, cơ quan QLGD các cấp, các cơ sở giáodục, Chỉ đạo công tác KĐCLGD theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trườngTHCS phải đảm bảo thực hiện các tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc củacông tác này: Tổ chức, bố trí đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý với các vị trí
cụ thể phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ, đáp ứng được sự thay đổi vềnội dung, phương pháp và kỹ thuật kiểm định trong thời gian tiếp theo Khi thựchiện tự đánh giá các nhà trường vừa phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, côngkhai đồng thời phải mang tính xây dựng để CBQL, GV, NV và học sinh pháthuy tối đa năng lực, tự giác thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá;tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng thamgia, hỗ trợ Để từ đó các nhà trường có cái nhìn chân thực về đơn vị và xác địnhhướng tự hoàn thiện mình về công tác quản lý, dạy và học
3.1.3 Nguyên tắc tính hiệu quả
Chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá trường THCS đòi hỏi phải có sựđầu tư các nguồn lực xác định do vậy cần đến những chi phí về vật chất, tinhthần cho các lực lượng tham gia thực hiện Hơn nữa, các biện pháp đề xuấtnhằm mục đích làm cho công tác này tốt hơn, nếu không như vậy các biện pháp
đề xuất sẽ trở nên tốn kém, ít hiệu quả Do vậy, khi lựa chọn và đề xuất các biệnpháp cần chú trọng đến tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện các biệnpháp chỉ đạo thực hiện, thể hiện ở các phương diện:
- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp, khả thi, thuận lợi khi thực hiện
- Các biện pháp đề xuất phải thiết thực với việc nâng cao CLGD nhàtrường ở các khía cạnh: quản lý, dạy và học,
Trang 293.2 Các biện pháp đề xuất chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động tự đánh giá KĐCLGD ở trường THCS Lê Quý Đôn thị trấn Yên Ninh.
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánhgiá cho CBQL và GV, NV
Thực tế cho thấy mọi hoạt động thành công đều bắt nguồn từ nhận thức,trong công tác tự đánh giá cũng vậy, muốn đạt được kết quả, hiệu quả đòi hỏiCBQL, GV phải hiểu biết và tham gia một cách tích cực, thiết thực và cụ thể.Thực tế triển khai công tác KĐCLGD của trường nói chung và công tác tự đánhgiá nói riêng cần phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức choCBQL, GV, NV về hoạt động tự đánh giá một cách sâu rộng
* Mục tiêu của biện pháp:
- Làm cho CBQL các cấp và đội ngũ nhà giáo nhận thức đầy đủ về ýnghĩa, vai trò của công tác tự đánh giá đối với việc nâng cao CLGD trong đó cócông tác quản lý trường học
- Làm cho mọi người xác định rõ hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu từ đó
đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng phù hợp, từng bước nâng cao CLGD.Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, các lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng nhằmnâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục Làm cho CBQL, GV nhậnthức sâu sắc rằng chất lượng là yếu tố sống còn của nhà trường trong giai đoạnhiện nay
* Nội dung và cách thực hiện
Để nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về ý nghĩa, vai trò của côngtác tự đánh giá, trường đã tiến hành các biện pháp sau:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến c CBQL của trường THCS về vị trí vai trò,mục đích, nhiệm vụ của công tác KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá và tráchnhiệm, quyền hạn của các CBQL nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiệnthông qua các buổi giao ban, họp hội đồng sư phạm Cụ thể là:
Trang 30+ Mục đích của KĐCL : Mục đích KĐCL CSGD phổ thông nhằm xác
định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của CSGD phổ thôngnhằm nâng cao CLGD; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và
xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và côngnhận CSGD phổ thông đạt tiêu chuẩn CLGD
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD Đó là quá trìnhtrường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do
Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt độnggiáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, CSVC cũng như các vấn đề liên quankhác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đápứng các tiêu chuẩn chất lượng
+ KĐCLGD là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả nhằm
đáp ứng các mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng nhà trường trong 5 năm đã qua
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu so với các tiêu chuẩn đề ra đối với nhàtrường
- Trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu phát hiện được để định ra kếhoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đê nâng cao CLGD toàn diệncủa nhà trường
- Đồng thời mục tiêu tối thượng của KĐCLGD là qua việc KĐCLGDmỗi thành viên trong nhà trường đều biết công việc của mình và của nhữngngười có liên quan nhờ đó biết chủ động không ngừng nâng cao chất lượng côngviệc của mình và góp phần cùng những người có liên quan hành động theo chấtlượng
+ Ý nghĩa của KĐCLGD:
- Quyền tự chủ của nhà trường được mở rộng
- CLGD ngày một nâng lên rõ rệt
- Nhà trường được hội đồng Đánh giá ngoài tư vấn cho các hoạt độnggiáo dục và kế hoạch cải tiến CLGD
+ Kết quả KĐCLGD:
Trang 31- Dựa vào kết quả KĐCLGD, nhà trường có thể công bố với các lựclượng xã hội về vị thế của nhà trường để mọi lượng lượng quan tâm hơn đến nhàtrường và đầu tư cho nhà trường
- Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em học tại nhàtrường
- CB, GV, NV và học sinh tự hào về thành quả lao động mà thầy và trò
đã xây dựng nên hình ảnh của nhà trường
- Giao CBQL của trường thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
CB, GV, NV trong đơn vị thông qua sinh hoạt chuyên môn
- Khuyến khích, cung cấp tài liệu về KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá đểCBGD, GV, NV nghiên cứu tài liệu để bổ sung nhận thức
3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQLGD của trường
* Mục tiêu của biện pháp:
Bồi dưỡng năng lực và sử dụng tốt đội ngũ CBQL của nhà trường là giảipháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng tự đánh giá
Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL nhà trường là nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý, ban hành văn bản; nghiệp vụ kiểm trachuyên môn; năng lực quản lý tổ, nhóm chuyên môn, công tác chỉ đạo việc thựchiện kế hoạch giáo dục của các Phó Hiệu trưởng
Trong bồi dưỡng cũng như trong sử dụng, phải quán triệt vừa phát huytrách nhiệm, vừa đảm bảo và tạo điều kiện về quyền lợi, sử dụng đi liền với đãingộ, yêu cầu đi đôi với đáp ứng nhu cầu Sự nghiệp đổi mới giáo dục đòi hỏimột đội ngũ CBQL có trình độ, năng lực, sáng tạo, có tinh thần, trách nhiệm; độingũ GV có tâm huyết và năng lực Chuẩn hoá là một yêu cầu, song năng lựcthực tiễn là yêu cầu cao nhất, sử dụng hợp lý và hiệu quả có tính đến các yêu tố
xã hội là yêu cầu sử dụng hiệu quả nhất
* Nội dung và cách thực hiện:
- Nhà trường tiếp tục chỉ đạo các Phó Hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởnglàm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL
Trang 32+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ nghiệp vụ, năng lực quản lýcủa các Phó hiệu trưởng nhà trường làm cơ sở đề xuất việc bồi dưỡng và bố trí
sử dụng cán bộ hợp lý để thực hiện công việc một cách hiệu quả
+ Đề xuất với phòng GD&ĐT cử CBQL, Phó hiệu trưởng của trườngtham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tại các cơ sở bồi dưỡng quản lýgiáo dục, tổ chức các lớp bồi dưỡng CBQL ngắn hạn, tạo điều kiện cho 100%đội ngũ CBQL đều được học tập, bồi dưỡng
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để rút ra những kinh nghiệm
bổ ích, thiết thực trong công tác quản lý giúp cho đội ngũ Phó hiệu trưởng nhàtrường có được những kinh nghiệm tốt, phù hợp trong quản lý nhà trường
+ Tăng cường tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa cácnhà trường trong cụm trường, trong huyện
- Chỉ đạo xây dựng phong trào tự học tập, tự bồi dưỡng, coi đây là mũinhọn chiến lược để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụcủa đội ngũ CBQL Đồng thời cũng cần xây dựng cơ chế, chính sách động viênkịp thời, thoả đáng (về vật chất, tinh thần) cho những cá nhân, tổ nhóm thựchiện tốt Đây là một hình thức bồi dưỡng quan trọng, khai thác đúng sẽ đem lạihiệu quả tốt
3.2.3 Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá
Để nhà trường thực hiện tốt công tác tự đánh giá thì CBQL, GV ngoàinhận thức đúng đắn, đầy đủ về tự đánh giá cũng cần được cung cấp kỹ năng vềthực hiện quy trình tự đánh giá Công việc này đòi hỏi phải thực hiện thườngxuyên cùng với việc đảm bảo nguồn tài liệu, đội ngũ báo cáo viên, phương tiện
và kinh phí thực hiện
* Mục tiêu của biện pháp:
- Cung cấp cho CBQL, GV các quan điểm, chiến lược phát triển giáo dụccủa Đảng, Nhà nước, quy chế của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay
- Cung cấp nội dung về đổi mới quản lý giáo dục, quản lý chất lượng vàđảm bảo chất lượng
- Bồi dưỡng kỹ thuật thực hiện tự đánh giá
Trang 33* Nội dung và cách thực hiện:
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên về hoạt động tự đánh giá
- Lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu đủ số lượng theo kế hoạch
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá theo năm học
3.2.4 Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ratrong Báo cáo tự đánh giá
* Mục tiêu của biện pháp
- Thông qua tự đánh giá, nhà trường trên cơ sở so sánh hiện trạng đơn vịvới tiêu chuẩn đánh giá, từ đó xác định điểm mạnh để tiếp tục phát huy, nhânrộng và chỉ ra điểm yếu để có hướng khắc phục qua việc xây dựng kế hoạch cảitiến chất lượng
- Mục tiêu đặt ra ở đây là chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải tiếnchất lượng để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và CLGD củatrường THCS Lê Quý Đôn
* Nội dung và cách thực hiện:
- Chỉ đạo các Phó Hiệu trưởng, các tổ nhóm của nhà trường xây dựng kếhoạch cải tiến chất lượng cụ thể, có tính khả thi, trong đó chỉ rõ: Những vấn đềcần khắc phục, thứ tự ưu tiên, thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành, cácnguồn lực hỗ trợ để thực hiện
- Chỉ đạo các Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát quátrình thực hiện của các tổ nhóm thuộc phạm vi quản lý Kết thúc mỗi học kỳ,năm học có đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm cụ thể
3.2.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá, tổng kết và phổ biến kinhnghiệm
Kiểm tra là chức năng thiết yếu của quản lý, là đo lường việc thực hiện kếhoạch, trên cơ sở xem xét thực tế, đưa ra tư vấn cho người thực hiện, tổ chứcđiều chỉnh, thúc đẩy làm cho kế hoạch được thực hiện đúng mục tiêu
- Kiểm tra gắn bó chặt chẽ với quá trình chỉ đạo, từ khâu lập kế hoạch,thực hiện kế hoạch đến khi kết thúc Kiểm tra vừa là công đoạn kết thúc của một
Trang 34chu trình quản lý lại vừa là công đoạn phát hiện điều chỉnh những hạn chế phátsinh trong quá trình thực hiện.
- Kết thúc kiểm tra có tổng kết, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm
* Mục tiêu của biện pháp:
- Kiểm tra, giám sát quá trình chỉ đạo của Hiệu trưởng, kết quả thực hiệnhoạt động tự đánh giá của các Phó Hiệu trưởng, các tổ nhóm trong nhà trường
- Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát từ đó tư vấn, phổ biến kinh nghiệm,thúc đẩy việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá của các Phó Hiệutrưởng, các tổ nhóm trong nhà trường đồng thời điều chỉnh hoạt động chỉ đạocủa Hiệu trưởng
* Nội dung và cách thực hiện:
- Chỉ đạo và hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểmtra, giám sát của Hiệu trưởng với các Phó Hiệu trưởng, các tổ nhóm trong nhàtrường trong năm học
- Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra hoạt động chỉ đạo chuyên môn của cácPhó Hiệu trưởng với các nội dung trọng tâm:
+ Kiểm tra văn bản chỉ đạo, kế hoạch chuyên môn và hồ sơ kiểm tra củacác Phó Hiệu trưởng, các tổ nhóm về hoạt động tự đánh giá
+ Kiểm tra nhà trường trong việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá: Thànhlập/kiện toàn Hội đồng tự đánh giá, Kế hoạch tự đánh giá, tiến độ thực hiện, hồ
sơ và chất lượng hồ sơ tự đánh giá,
Căn cứ vào tính chất công việc chuyên môn, đặc thù nhà trường, biệnpháp thực hiện như sau:
+ Giao trách nhiệm cho các Phó Hiệu trưởng phụ trách công tácKĐCLGD theo dõi và xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tácchỉ đạo của các Phó Hiệu trưởng, các tổ nhóm theo kế hoạch năm học
+ Nâng cao chất lượng kiểm tra, đa dạng hoá hình thức kiểm tra, kiểm tra
đi liền với đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo
- Tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần, hàng tháng với thành phần tham dự
là các Phó Hiệu trưởng và các nhóm trưởng của Hội đồng tự đánh giá
Trang 35Nội dung tập trung vào việc triển khai, kiểm điểm và điều chỉnh hoạt động chỉđạo của các Phó Hiệu trưởng, các tổ nhóm về hoạt động tự đánh giá.
+ Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện tự đánh giá và phổ biếnnhững kinh nghiệm về tự đánh giá
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Các biện pháp đề xuất có tính độc lập tương đối với nhau, đồng thời cómối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Khi triển khai, chúng tôi đãthực hiện một cách đồng bộ, thống nhất các biện pháp, tập trung vào các nộidung:
1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giácho CBQL và GV, NV nhà trường
2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL giáo dục
3 Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá
4 Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến CLGD đề ra trong Báo cáo tựđánh giá
5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động tự đánh giá, tổng kết vàphổ biến kinh nghiệm
Trong đó chú trọng thực hiện tốt các biện pháp có tính trọng tâm:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giácho CBQL và GV, NV
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQLGD
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá
Các biện pháp đề xuất trên luôn thiết thực với việc nâng cao CLGD nhàtrường ở các khía cạnh: quản lý, dạy và học,
3.4 Quy trình tự đánh giá đã được triển khai tại trường THCS Lê Quý Đôn thị trấn Yên Ninh
Sau khi đã quán triệt được ý nghĩa của công tác tự đánh giá, nhà trường tổ chứcthành lập Hội đồng tự đánh giá theo hướng dẫn ở văn bản 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá
và đánh giá ngoài CSGD dục phổ thông, CSGD thường xuyên
Trang 363.4.1 Hội đồng tự đánh giá bao gồm:
3 Nguyễn Thị Phương Thúy P Hiệu trưởng PCT HĐ
7 Phan Thị Hương Giang Tổng phụ trách Uỷ viên HĐ
Sau khi thành lập hội đồng tự đánh giá, Ban lãnh đạo xem xét phân tíchnăng lực từng thành viên kết hợp với nhiệm vụ họ đang đảm nhiệm trong nhàtrường để phân công nhiệm vụ và thành lập các nhóm công tác có trách nhiệmthu thập minh chứng
Chủ tịch Hội đồng phân công các thành viên Hội đồng tự đánh giá:
Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm chính trước PhòngGD-ĐT Yên Khánh về hoạt động tự đánh giá, viết báo cáo phầnđánh giá đặt vấn đề, tổng quan chung, kết luận của báo cáo tựđánh giá và bản báo cáo tự đánh giá cuối cùng của nhà trường.Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng còn chịu trách nhiệm về tổ chứchoạt động tự đánh giá, điều động nhân lực, tài chính, tổ chứccác cuộc họp của Hội đồng tự đánh giá
Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịchHội đồng phân công, giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý công việc
Trang 37khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, kiểm tra tiến độ công việc của
các nhóm thư ký, nhóm công tác, góp ý cho bản báo cáo các
tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung, chuyên gia tư vấn cho
các nhóm tự đánh giá các tiêu chuẩn
Ủy viên thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng
phân công, góp ý cho bản báo cáo các tiêu chuẩn, tiêu chí và
báo cáo chung
HĐ Tự đánh giá Xây dựng báo cáo công tác tự đánh giá
Chuyên gia tư vấn cho các nhóm phụtrách các tiêu chuẩn 4;5 Kiểm tra nộidung các tiêu chuẩn 4;5 Phụ trách cơ
sở vật chất của nhà trường
3 Nguyễn Thị Phương Thúy PCT HĐ
Chuyên gia tư vấn cho các nhóm phụtrách các tiêu chuẩn 1;2;3 Kiểm tra nội dung các tiêu chuẩn 1;2;3 Phụ trách bộ hồ sơ của nhà trường Xây dựng bộ tiêu chuẩn minh chứng theo hướng dẫn 46 của BGD về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học
4 Thịnh Kim Oanh Thư ký HĐ Nhóm trưởng, phụ trách nhóm thư ký
HĐ Nhóm trưởng, phụ trách tiêu chuẩn 4
6 Phan Thị Thanh Huyên Uỷ viên
HĐ Nhóm trưởng, phụ trách tiêu chuẩn 5
7 Phan Thị Hương Giang Uỷ viên
HĐ Thư ký nhóm công tác tiêu chuẩn 1
HĐ Nhóm trưởng, phụ trách tiêu chuẩn 1
HĐ
Phụ trách công tác tài chính trong hộiđồng tự đánh giá, thành viên nhóm 1
Trang 3810 Lê Quang Tuấn Uỷ viênHĐ Nhóm trưởng, phụ trách tiêu chuẩn 2
11 Lại Thị Thanh Hoa Uỷ viênHĐ Nhóm trưởng, phụ trách tiêu chuẩn 3
- Nhóm thư ký: Ngoài 1 thành viên thuộc hội đồng tự đánh giá, phải
chọn thêm 1 thành viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có năng lực soạn
thảo văn bản
Nhóm thư ký có vai trò quan trọng trong việc thu thập và chuẩn bị các
tài liệu cho các giai đoạn tự đánh giá: Thu thập minh chứng; thẩm định báo cáo
các tiêu chí; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thẩm định báo cáo tự đánh giá
Với yêu trên, Hội đồng tự đánh giá chọn cử 2 đồng chí thuộc nhóm thư ký là :
- Các nhóm công tác phụ trách các tiêu chí:
Tùy theo yêu cầu công việc ở từng tiêu chuẩn để phân công CB, GV
tham gia các nhóm công tác cho phù hợp với công việc hiện tại mà họ đang phụ
trách hoặc đã tham gia thì sẽ thuận lợi cho việc thu thập minh chứng
Nhiệm vụ của các nhóm công tác: nhóm trưởng chịu trách
nhiệm của nhóm, cùng thư ký, các thành viên tìm các thông tin
minh chứng, viết tự đánh giá và tham gia phản biện báo cáo sơ
thảo, báo cáo cuối cùng bản tự đánh giá của trường như sau:
+ Nhóm 1: tự đánh giá tiêu chuẩn 1
+ Nhóm 2: tự đánh giá tiêu chuẩn 2
+ Nhóm 3: tự đánh giá tiêu chuẩn 3
+ Nhóm 4: tự đánh giá tiêu chuẩn 4
+ Nhóm 4: tự đánh giá tiêu chuẩn 5
Cụ thể:
Trang 39TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
Phan Thị Hương Giang TPT- Thành viên HĐTĐG Thư kí
Phạm Thị Hải Nguyên Nhân viên Văn phòng Thành viên
Nguyễn Thị Tâm GV Anh Văn, Thư ký Chi bộ Thành viên
Phạm Thị Hằng Kế toán - Thành viên HĐTĐG Thành viênPhan Đình Bá GV - Trưởng Ban TTND Thành viên
Nhó
m 5
Phan Thị Thanh Huyên Tổ trưởng Tổ KHXH Trưởng nhóm
Sau khi thành lập hội đồng tự đánh giá và các nhóm công tác Hội đồng
tự đánh giá xây dựng kế hoạch tự đánh giá
3.4.2 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá:
Việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá đòi hỏi hợp lý với các điều kiện vềthời gian, nguồn lực và đội ngũ tham gia viết báo cáo tự đánh giá Cụ thể kếhoạch cần chỉ rõ các giai đoạn sau trong công tác tự đánh giá:
Công tác chuẩn bị tự đánh giá thực hiện 02 tuần: Sau khi tập huấn
các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT về công tác tự đánh giáCLGD cơ sở, Hiệu trưởng cần nghiên cứu để nắm những yêu cầu cơ bản củacông tác này nhằm xác định:
Trang 40- Mục đích KĐCLGD của đơn vị.
- Quy trình KĐCLGD
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
- Điều kiện đăng ký KĐCLGD
- Quyết định số 83/2008/QĐ.BGD- ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ GD-ĐT
về quy trình và chu kỳ KĐCLGD trường tiểu học, THCS và trung học phổthông
-Thông tư số 12/2009/TT.BGDĐT ngày 12/05/2009 của Bộ GD-ĐT vềviệc quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS
Nay được thay thế bằng các văn bản sau:
- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộtrưởng Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình, chu kỳKĐCLGD CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên
- Văn bản số : 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá
và đánh giá ngoàiCSGD phổ thông, CSGD thường xuyên
- Văn bản số : 46 /KTKĐCLGD-KĐPT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìmminh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học và trường trung học
Hội đồng GV, NV nhà trường sau khi tiếp thu những văn bản trên sẽhiểu được tầm quan trọng của công tác tự đánh giá KĐCLGD tại cơ sở và mớiđồng thuận cung cấp những thông tin minh chứng cũng như những đóng góp ýkiến khách quan, trung thực của họ vào báo cáo tự đánh giá của Hội đồng tựđánh giá nhà trường
Hội đồng tự đánh giá họp khoảng 16 lần trong suốt cả quátrình tự đánh giá, có trách nhiệm phản biện, góp ý cho bản báo