Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước
A.MỞ ĐẦU: Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm,theo dõi và bảo hộ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển với 4000 năm lịch sử,có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán,tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Chính vì vậy phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo qui định của pháp luật. Việt Nam đang trên bước đường hội nhập thế giới đồng thời xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ .Vì vậy tầm quan trọng của pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu nghiên cứu, sửa đổi luật pháp cho phù hợp với tình hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cần thiết. Phương pháp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tốt nhất cho pháp luật Việt Nam có rất nhiều phương pháp,nhưng phương pháp chính và chủ yếu chính là nghiên cứu, so sánh pháp luật Việt nam với pháp luật các nước trên thế giới để tìm ra những yếu tố đặc sắc, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử,điều kiện kinh tế-xã hội-văn hoá của nước ta từ đó có những sửa đổi,bổ sung tốt nhất để áp dụng vào thực tiễn nước ta. Từ những lí do nêu trên ta thấy nghiên cứu vấn đề thừa kế theo qui định của pháp luật ở một số nước trên thế giới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. B.NỘI DUNG: I.Vấn đề chung về thừa kế: 1.Khái niệm về thừa kế: -Theo Từ Điển Tiếng Việt: -Theo Từ Điển Luật Học: Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Quyền thừa kế:cá nhân có quyền để lại di sản cho người thừa kế và người thừa kế có quyền nhận di sản đó. Quyền thừa kế gắn liền với quyền sở hữu của cá nhân. - Theo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết. - Theo pháp luật thực định: Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành qui định về thừa kế,về việc bảo vệ và điều chỉnh chuyển giao tài sản của người đã chết cho những người còn sống là người thừa kế. 2.Các hình thức thừa kế: -Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn. -Hiện nay đa số pháp luật các nuớc trên thế giới đều qui định có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. +Thừa kế theo pháp luật:là thừa kế theo hàng thừa kế,điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định. +Thừa kế theo di chúc;là việc để lại di sản và việc huởng di sản theo ý chí của người chết được thể hiên bằng văn bản hoặc bằng lời nói của người đó trước khi chết. Đây là hình thức thừa kế nhằm bảo đảm cho cá nhân truớc khi chết định đoạt tài sản của mình theo ý muốn của người đó,tuy nhiên sự định đoạt đó chỉ hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện luật định. II. Pháp luật về thừa kế của một số nước trên thế giới. 2.1. pháp luật thừa kế ở Việt Nam 2.1.1. Diện thừa kế: Theo pháp luật Việt Nam, diện những người thừa kế được dựa trên 3 mối quan hệ chính với người chết: + Thứ nhất, quan hệ hôn nhân: xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng. + Thứ hai, theo quan hệ huyết thống: Quan hệ giữa những người cùng dòng máu (cụ với ông, bà; ông bà với cha mẹ; cha mẹ với các con; Anh chị em ruột…) + Thứ ba, theo quan hệ nuôi dưỡng: xuất phát từ sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa những người không cùng huyết thống hay không có quan hệ hôn nhân (cha mẹ nhận nuôi con nuôi). 2.1.2. Hàng thừa kế: Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gủi với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại. Theo khoản 1 điều 678 BLDS 2005, pháp luật Việt Nam chia những người trong diện thừa kế ra làm 3 hàng: + Hàng thứ nhất bao gồm: Vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. + Hàng thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ngoại. + Hàng thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, gì ruột, cậu ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là chú, bác, cô, dì, cậu (ruột), chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, ngoại. 2.2. Pháp luật thừa kế của nước Nga Ở nước Nga cũng như VN chế định về thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trước hết, ta xem xét trên phương diện thừa kế theo pháp luật. Nga là nước đầu tiên bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó việc nghiên cứu pháp luật của Nga là rất phù hợp cho việc phát triển pháp luật Việt Nam. 2.2.1. thừa kế theo pháp luật Hàng thừa kế • Bộ luật dân sự Nga chia diện những người thừa kế ra 7 hàng với các qui định tương đối giống với Việt Nam (điều 1141-BLDS Nga): Hàng trên thừa kế trước, hàng dưới thừa kế sau; nhưng điều này vẫn có khác so với pháp luật thừa kế ở VN. Vì theo khoản 1 điều 676 BLDS 2005 thì chia diện những người thừa kế ra 3 hàng. Theo pháp luật nước Nga thì tại các điều 1142, điều 1143, điều 1144 thì những người thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước hưởng di sản thừa kế ( giống khoản 2 điều 676 BLDS 2005 của VN). • Những người thừa kế cùng hàng được chia phần bằng nhau (điều 1146 BLDS LIÊN BANG NGA) • Cũng áp dụng các qui định về thừa kế thế vị đối với các hàng thừa kế. (điêu 1146 blds LIÊN BANG NGA), đồng thời khi quy định về thừa kế thế vị thì pháp luật nước nga quy định người thừa kế hợp pháp bị tước quyền thừa kế thì không được thừa kế thế vị (khoản 2 điều 1446 BLDS LIÊN BANG NGA). Ba hàng thừa kế đầu bao gồm những người theo trình tự ưu tiên hưởng di sản tương tự như điều 679 của nước ta (điều 1142-1144). Những hàng thừa kế sau họ áp dụng phương pháp tính bậc tương tự như của nước cộng hòa Pháp để xác định mối quan hệ thân thuộc của những người thân thích khác đối với người chết. • Qua đó họ xác định những người thừa kế ở ba hàng sau bao gồm: (điều 1145-BLDS Nga- Hàng thừa kế thứ 4 bao gồm những thân thích bậc 3 - Hàng thừa kế thứ 5 bao gồm những thân thích bậc 4 - Hàng thừa kế thứ 6 bao gồm những thân thích bậc 5 - Hàng thừa kế thứ bảy là những người không có mối quan hệ huyết thống với người chết là : Con riêng, bố dượng, mẹ kế. Pháp luật Nga cũng có những qui định về trường hợp nuôi con nuôi nhưng khác với Việt Nam, luật pháp Nga không công nhận quyền thừa kế của con nuôi đối với cha mẹ nuôi và ngược lại (khoản 2 điều 1147). Diện thừa kế • theo pháp luật VN dựa trên 3 quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Và theo pháp luật Nga thì diện thừa kế cũng tương tự như VN. • Đặc biệt trong chế định thừa kế theo pháp luật của Liên Bang Nga còn quy định về người nhận di sản (người hưởng thừa kế) là trẻ em (điều 1147) và người tàn tật (điều 1148). 2.2.2. THỪA KẾ THEO DI CHÚC • Cũng như các nước khác trên thế giới thì nước Nga cũng quy định ngoài chế định thừa kế theo pháp luật còn có thừa kế theo di chúc. • Giống như pháp luật VN mà cụ thể là tại điều 652 BLDS 2005 quy định các điều kiện để 1di chúc được coi là hợp pháp. Thì pháp luật nước Nga quy định các trường hợp di chúc hợp pháp là di chúc phải được lập thành văn bản và phải có công chứng bởi một công chứng viên. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì di chúc sẽ vô hiệu ( theo điều 1124 BLDS Liên Bang Nga) trừ trường hợp bất thường quy định tại điều 1129 (Một công dân người đang ở trong một tình huống mà rõ ràng là đe dọa cuộc sống của mình và những người, do đức hạnh của hoàn cảnh bất thường hiện hành) thì không cần phải theo quy định tại điều 1124. • Luật cũng xác định những người không được làm chứng, chứng thực di chúc gồm có: người liên quan đến di chúc như vợ chồng, cha mẹ, con cái của người lập di chúc; công dân mà không có năng lực dân sự đầy đủ; người mù chữ; công dân có khuyết tật về thể chất…(khoản 2 điều 1124). • Theo pháp luật VN thì có 3 loại di chúc đó là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc có công chứng hoặc chứng thực. còn theo pháp luật liên Bang Nga thì di chúc gồm có những loại sau: di chúc được xác nhận bởi 1 công chứng viên, di chúc bố trí nguồn kinh phí trong ngân hàng và di chúc dưới những trường hợp bất thường. • Pháp luật VN có quy định tuổi lập di chúc (điều 647 BLDS 2005) nhưng BLDS Liên Bang Nga thì không quy định tuổi lập di chúc. • Hình thức di chúc của theo pháp luật VN là bằng miệng hoặc bằng văn bản còn theo pháp luật Nga thì hình thức chỉ bằng văn bản. • Pháp luật nước Nga cũng như pháp luật VN đều quy định các trường hợp sửa đổi, hủy bỏ di chúc.(điều 1130 BLDS Liên Bang Nga và điều 662 BLDS 2005 của VN). • Tuy nhiên BLDS Liên Bang Nga không quy định về di chúc chung của vợ chồng như BLDS VN. Và di sản dung vào việc thờ cúng và di tặng theo pl VN không được quy định trong pl LBN. 2.2.3. So sánh với pháp luật Việt Nam Như vậy, thông qua việc tìm hiểu về chế định thừa kế theo pl các nước trong đó có nước Nga để đối chiếu, so sánh với pl VN chúng ta nhận thấy chế định thừa kế giữa 2 nước có một số điểm tương đồng nhưng phần lớn là khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì 2 nước VN và Nga là 2 nước có chế độ chính trị khác nhau là XHCN và TBCN. Do đó pl chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị là điều tất yếu. 2.3. Thừa kế theo pháp luật cộng hoà Pháp 2.3.1. Diện và hàng thừa kế *Diện thừa kế Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản được xác định trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng giữa người thừa kế và người để lại di sản. So với pháp luật thừa kế của Việt Nam thì diện thừa kế được xác định trên ba cơ sở là quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế và người để lại di sản, mặt khác pháp luật Pháp quy định về diện thừa kế chủ yếu là thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống. * Hàng thừa kế Trên cơ sở diện thừa kế, bộ luật dân sự cộng hòa Pháp chia thành các hàng thừa kế : - Hàng thừa kế thứ nhất: Những người bề dưới (con của người chết, không phân biệt độ tuổi, giới tính, không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ) - Hàng thừa kế thứ hai: Những người thừa kế phía trên. Nếu như không có những người thừa kế trực hệ phía dưới thì những người thừa kế trực hệ phía trên sẽ thừa kế di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất sẽ loại trừ người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau. + Trong dòng trực hệ có bao nhiêu đời giữa mọi người là có bấy nhiêu bậc: con đối với cha là bậc một, cháu đối với ông bà là bậc hai và ngược lại(điều 737-BLDS cộng hòa Pháp). + Trong dòng bàng hệ các bậc cũng tính theo các đời : Từ một người trong các thân thuộc đến ông tổ chung và không tính ông tổ chung rồi từ ông tổ chung đến người kia: anh em là bậc hai, chú cháu là bậc ba (điều 738-BLDS cộng hòa Pháp). - Hàng thừa kế thứ ba: Anh chị em của người chết hoặc các con của người đó ( trường hợp bố, mẹ, con của người chết không còn vào thời điểm mở thừa kế hoặc người chết không có con thì anh chị em hoặc các con của những người đó được hưởng thừa kế (điều 750-BLDS cộng hoà Pháp). - Hàng thừa kế thứ tư: vợ, chồng người chết; vợ, chồng mà bản án xử ly thân chưa có hiệu lực pháp luật. Khi người chết không còn người thân trực hệ và không còn một anh chị em hay cháu nữa thì vợ chồng mới được quyền thừa kế. Chứng tỏ quyền thừa kế của vợ chồng không được coi trọng khác hẳn với ở Việt Nam, vì theo pháp luật Việt Nam vợ chồng của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất, có sự khác biệt về luật pháp này là do sự khác nhau giữa quan niệm đạo đức, giữa lối sống đạo đức của người phương đông với lối sống phóng khoáng của người phương tây. (Điều 765-BLDS cộng hòa Pháp:"Khi người chết không còn thân thuộc đến bậc có thể thừa kế hoặc chỉ để lại những thân thuộc bàng hệ không phải là anh chị em hoặc ti thuộc của anh, chị, em, tài sản thừa kế đương nhiên hoàn toàn thuộc về vợ chồng không ly hôn còn sống và không có bản án xử ly thân đã có hiệu lực pháp luật" ) 2.3.2. Thừa kế theo di chúc Yêu cầu quan trọng nhất của chúc thư là phải tuân thủ đủ 3 nguyên tắc: người lập di chúc phải có năng lực chủ thể, tức là phải đạt đến một độ tuổi nhất định, có sự phát triển hoàn toàn bình thường về thể chất và tinh thần .; người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, không chịu sự tác động từ bất cứ người nào, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép; nội dung của bản di chúc không đi trái lại các quy định của pháp luật, không chống lại các nguyên tắc đạo đức chung của cả xã hội. * Hình thức di chúc : Bộ luật dân sự Việt Nam quy định hình thức di chúc bao gồm di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.(điều 649) Di chúc bằng văn bản bao gồm: - Di chúc văn bản không có người làm chứng: được áp dụng khi nó được người lập di chúc tự tay viết và ký tên ( Điều 655). - Di chúc văn bản có người làm chứng: khi người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng ( Điều 656). Sau đó, người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng, và những người này ký xác nhận chữ ký hay điểm chỉ của người lập di chúc. * Bộ luật Dân sự Pháp quy định rất chi tiết về hình thức di chúc, từ Điều 967 đến Điều 1001. Hình thức di chúc bao gồm 3 dạng, là: di chúc viết tay, công chứng thư và di chúc bí mật (Điều 969) - Di chúc viết tay chỉ có giá trị nếu người lập di chúc tự mình viết toàn bộ phần nội dung, đề ngày, tháng, năm và ký tên. Di chúc này không bị bắt buộc về hình thức trình bày(Điều 970). - Công chứng thư phải do 2 công chứng viên hoặc 1 công chứng viên và 2 người làm chứng thừa nhận. Người lập di chúc đọc cho công chứng viên viết tay, hoặc giao cho người khác viết tay, hoặc đánh máy chữ. Sau khi viết xong thì phải đọc lại cho người lập di chúc nghe (Điều 972). Sau đó, người lập di chúc ký tên trước mặt công chứng viên và người làm chứng (Điều 973). Cuối cùng, công chứng viên và người làm chứng phải ký tên vào văn bản (Điều 974). Chỉ khi nào tuân thủ đủ các điều kiện cũng như các thủ tục nêu trên thì một di chúc dưới dạng công chứng thư mới có hiệu lực. - Di chúc bí mật là di chúc mà tờ giấy ghi nội dung di chúc hoặc tờ giấy làm phong bì (nếu có) phải được dán kín, đóng dấu và niêm phong. Người lập di chúc đưa bản di chúc đã được dán kín, đóng dấu và niêm phong của mình cho công chứng viên và 2 người làm chứng; hoặc dán kín, đóng dấu và niêm phong ngay trước mặt họ; và tuyên bố rằng nội dung ghi trong tờ giấy đó là di chúc của mình, do tự mình viết hoặc do nhờ người khác viết nhưng đã được mình kiểm tra nội dung. Trong mọi trường hợp, người lập di chúc đều phải chỉ rõ lối chữ đã được dùng, là viết tay hay đánh máy. Sau đó, công chứng viên sẽ viết bản chứng nhận ghi rõ ngày, tháng, năm, nơi lập và mô tả rõ phong bì và con dấu cùng tất cả các thể thức trên đây. Cuối cùng, người lập di chúc, công chứng viên và người làm chứng cùng ký vào bản chứng nhận. Nếu một di chúc bí mật không tuân thủ đủ các thể thức đã nêu trên thì nó không phải là di chúc bí mật, nhưng nếu vẫn thỏa mãn điều kiện của di chúc viết tay thì nó vẫn được công nhận là di chúc viết tay. - Ngoài ra, nhà làm luật còn dự liệu một số trường hợp đặc biệt về hình thức di chúc, như di chúc của quân nhân, lính thủy và nhân viên quốc phòng, của người bị ốm hoặc bị thương đang được điều trị trong bệnh viện hoặc các cơ sở quân y . Trong những trường hợp này, cấp chỉ huy hoặc y sĩ trưởng có thể là người chứng nhận cho bản di chúc (Điều 981, 982). - Trong mọi trường hợp, di chúc miệng đều không được công nhận. Đây chính là quy định khác hẳn với quy định về hình thức di chúc của pháp luật Việt Nam, trong khi pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhận hình thức di chúc miệng. 2.3.3. So sánh với pháp luật Việt Nam. Nếu như ở Việt nam, những người thừa kế cùng hàng được chia phần như nhau thì ở Phap lại có một số điểm khác biệt.Điều 733-BLDS cộng hoà Pháp qui định di sản phải được chia làm hai phần cho bên nội và ngoại của người chết rồi mới chia cho những người thừa kế tùy theo bên nội.Như vậy ví dụ nếu bên nội còn một người thừa kế, bên ngoại ba người thì người thừa kế bên nội sẽ nhận được phần di sản bằng ba người bên ngoại.Con cái được hưởng phần thừa kế của cả hai bên nội ngoại. Đối với con cái cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ thì họ được hưởng phần tùy theo họ của mình. Về quyền thừa kế của vợ (chồng), theo điều 765-BLDS cộng hòa Pháp:"Khi người chết không còn thân thuộc đến bậc có thể thừa kế hoặc chỉ để lại những thân thuộc bàng hệ không phải là anh chị em hoặc ti thuộc của anh, chị, em, tài sản thừa kế đương nhiên hoàn toàn thuộc về vợ chồng không ly hôn còn sống và không có bản án xử ly thân đã có hiệu lực pháp luật". Theo điều này thì khi người chết không còn người thân trực hệ và không còn một anh chị em hay cháu nữa thì vợ chồng mới được quyền thừa kế. Chứng tỏ quyền thừa kế của vợ chồng không được coi trọng khác hẳn với ở Việt Nam và càng khác xa so với Nhật. Sự khác biệt về luật pháp này có lẽ do sự khác nhau giữa quan niệm đạo đức, giữa lối sống đạo đức của người phương đông với lối sống phóng khoáng của người phương tây. 2.4. Thừa kế theo pháp luật Nhật Bản 2.4.1. Diện và hàng thừa kế Luật dân sự Nhật Bản theo hệ thống pháp luật quy định tại (điều 967 và điều 984) - Hình thực di chúc: +Di chúc viết tay không công chứng +Di chúc viết tay có công chứng +Di chúc bí mật +Di chúc theo thể thức khác * Di chúc theo pháp luật: - Hàng thừa kế: Nhật bản có 3 hàng thừa kế: Hàng thứ 1: Con của người chết, cháu người chết (nếu người thừa kế chết trước người để lại di chúc, hoặc mất quyền hưởng di chúc Hàng thứ 2: Là người cùng huyết thống thuộc trực hệ tôn(huyết thống bề trên) Hàng thứ 3: Anh chị em ruột của người chết Từ đó cho thấy rằng vợ (chồng) người chết không liệt vào hàng thừa kế nào nếu trên. Theo điều 890-BLDS Nhật bản:” Vợ chồng của người để lại thừa kế trở thành người thừa kế trong mọi trường hip .Trong trường hợp có bất cứ người nào trở thành người thừa kế phù hợp với các qui định của ba điều trên thì trật tự thừa kế của vợ(chồng) sẽ ngang hàng với người đó - Điều 900-BLDS Nhật Bản thì việc chia thừa kế cùng hàng nếu có từ hai người thừa kế cùng hàng trở lên sẽ được qui dịnh như sau:Khi vợ chồng, con cái là những người thừa kế cùng hàng thì vợ chồng được 1/3, con cái được 2/3.Khi vợ chồng và người thân trực hệ phía dưới là người thừa kế thì mỗi người được một nửa.Khi vợ chồng và anh chị em ruột là người thừa kế thì vợ chồng được 2/3 còn anh chị em ruột được 1/3. - Nếu có nhiều con cái hoặc người thân trực hệ bề trên hoặc nhiều anh chị em ruột thì các phần chia thừa kế sẽ bằng nhau. - Diện thừa kế :Qua hàng thừa kế thì có thể đánh giá diện thừa kế có 3 diện: + Theo huyết thống + Theo hôn nhân + theo nuôi dưỡng [...]... của người để lại di sản là người thừa kế ngoài ra theo điều này còn nói rõ nếu con của người để lại di sản chết trước, bị mất quyền thừa kế trước thời điểm mở thừa kế do bị rơi vào các qui định ở điều 891 (Qui định về những người không được hưởng thừa kế) hoặc do quyết định của tòa án thì con cái của người đó được hưởng thừa kế thay Qui định này có điểm tương đồng với qui định về thừa kế thế vị ở nước. .. bản:” Vợ chồng của người để lại thừa kế trở thành người thừa kế trong mọi trường hợp Trong trường hợp có bất cứ người nào trở thành người thừa kế phù hợp với các qui định của ba điều trên thì trật tự thừa kế của vợ(chồng) sẽ ngang hàng với người đó.Theo điều này thì nếu người thừa kế là các con của người chết thì người vợ( chồng) sẽ được tính là người thừa kế cùng hàng các con Nếu người chết không có... Người thừa kế Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức Điều 638 BLDS quy định: ” 1 Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết 2 Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa. .. thừa kế ” Tất nhiên, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, còn người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức Vấn đề đặt ra cần làm rõ là: Thứ nhất: Hiểu như thế nào về ” người còn sống vào thời điểm mở thừa kế “, đặc biệt trong trường hợp những người thừa kế chết mà không xác định được ai chết trước, ai chết sau Thực tế chỉ ra rằng, có nhiều trường hợp những người có quyền thừa. .. nước ta là con được hưởng di sản thừa kế của cha nếu cha chết trước, nhưng cũng có điểm khác là đối với những người không được quyền hưởng thừa kế thì con cháu của người đó vẫn được hưởng 2.4.2 so sánh với pháp luật Việt Nam Về mối quan hệ hôn nhân.Khác với luật Việt Nam, trong bộ luật dân sự Nhật bản ta có thể thấy rõ vợ(chồng) của người chết không được liệt vào hàng nào trong ba hàng thừa kế nêu trên... đều cho những người thừa kế còn lại (cùng hàng thừa kế của người để lại di sản) - Phương án 2: coi đây là một trường hợp từ bỏ quyền sở hữu, kỷ phần thừa kế đó là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nước Thứ hai: điều luật quy định người từ chối nhận di sản phải thông báo cho một số người, cơ quan có liên quan Vậy trong trường hợp người từ chối nhận di sản đã thông báo nhưng không thông báo đủ cho những người... quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn, vụ việc tranh chấp thừa kế một thời gian dài sau đó mới phát sinh, do vậy việc xác minh thời điểm chết của từng người rất khó khăn, tạo phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án Thứ hai: Điều luật cho phép người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền thừa kế tài... chỉ thông báo cho những người thừa kế, không thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế ), sau đó người này lại thay đổi ý kiến, yêu cầu được nhận di sản thừa kế thì có cho phép hay không? BLDS cũng chưa quy định cụ thể vấn đề này Thứ ba: điều luật quy định thời hạn từ chối là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế Như vậy, theo tinh thần của điều luật, nếu người thừa kế từ chối nhận di... nhân đó được chỉ định là người thừa kế và tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân chưa bị giải thể hoặc phá sản thì ai, cơ quan nào sẽ thay mặt pháp nhân để nhận di sản hay khi này tài sản được coi là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nước? - Mặt khác, theo quy định của pháp luật dân sự, pháp nhân đã bị giải thể, bị tuyên bố phá sản có thể được thành lập lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền... với người thừa kế Đây cũng là một điểm đáng lưu ý vì theo luật Việt nam chỉ có anh chị em ruột được quyền hưởng thừa kế của nhau, anh chị em nuôi dù hợp pháp cũng không được hưởng Anh chị em ngoài giá thú dù không hợp pháp theo pháp luật vẫn được hưởng thừa kế III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này sẽ bổ sung 1 số ý kiến để hoàn thiện chế định thừa kế trong pl . Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn. pháp luật các nuớc trên thế giới đều qui định có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. +Thừa kế theo pháp luật :là thừa kế