1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp giả toán có lời văn cho học sinh lớp 4 vùng dân tộc

20 995 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

- Một số giáo viên tiến hành dạy môn toán với xu hướng song song, các bước trên lớp rồi buông xuôi kết quả, về chất lượng tiếp thu bài của học sinh thì không quan tâm đến.. Dạy học trên

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong môn Toán lớp 4 các bài toán có lời văn chiếm vị trí quan trọng Nó xuất hiện ở các khâu trong quá trình dạy học toán, một phần lớn thời gian học toán của học sinh dành cho việc giải các bài toán ấy Kết quả học toán của học sinh được đánh giá trước hết qua khả năng giải toán Các em biết giải thành thạo các bài toán là tiêu chuẩn đánh giá mỗi học sinh Việc giải toán ở lớp 4 không chỉ hệ thống, củng cố việc giải toán ở các lớp dưới, tạo cơ sở cho việc giải toán ở lớp 5 mà còn giúp các em củng

cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả kiến thức về số học, đo lường, về các yếu tố đại số, các yếu tố hình học đã học trong môn toán ở các lớp dưới và lớp 4 Hơn nữa, phần lớn các biểu tượng, các khái niệm, các quy tắc, tính chất toán học ở lớp 4 đều được tiếp thu qua con đường giải toán Trong việc giải toán có lời văn đối với các em

vô cùng khó khăn Các em thường đặt dấu của phép tính theo cảm tính, không cộng thì trừ, không trừ thì nhân hoặc chia, may ra thì đúng, khi giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra việc hiểu bài thì các em không trả lời được Phần lớn đặt lời giải cho từng phép tính thì đa số các em rất sợ và muốn lẩn tránh nó Vì sao vậy ? Tôi cố gắng tìm hiểu và thấy được vốn từ của các em rất nghèo nàn, khả năng hiểu nghĩa của từ hạn chế, khả năng tư duy thiếu linh hoạt, sự chú ý, quan sát tưởng tượng kém, nhiều em việc lĩnh hội kiến thức ở các lớp dưới không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ thờ ơ với việc giải toán, thiếu cố gắng

Địa bàn nơi công tác 100% dân tộc thiểu số là người Banah, Jơrai nên gặp nhiều khó khăn, các em sinh sống ở địa bàn xa xôi, tách biệt người Kinh Trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày các cử chỉ sử dụng tiếng địa phương Do đó vốn ngôn ngữ phổ thông ở các em rất hạn chế, dẫn đến việc tiếp thu rất chậm (trong đó có cả môn toán

có lời văn) Các em là con em của gia đình nông dân nên đời sống kinh tế của gia đình khó khăn, hầu hết số dân đông đều mù chữ nên họ không thể dạy dỗ thêm cho con em

ở nhà

Từ thực tế trên tôi tìm nhiều biện pháp giúp các em tự mình giải được bài toán có lời văn Trong đó một số biện pháp mà tôi thử nghiệm hơn một năm qua cho học sinh

Trang 2

lớp 4 năm học trước, kết quả cho thấy việc giải toán có lời văn của học sinh trong lớp

có bước chuyển biến vượt bậc Do vậy năm học 2013 - 2014 tôi áp dụng biện pháp

đó mà cải biến theo tình hình của lớp, giúp các em giải toán có lời văn trong năm học

này Cho nên tôi quyết định chọn đề tài này: “Một số biện pháp giải toán có lời văn của lớp 4 cho học sinh dân tộc ” Sau đây là các việc tôi đã làm

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỂN

Trang 3

Đầu năm học 2013 - 2014 tôi được Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục phân

công dạy lớp 4 Tôi thấy có nhiều em giải toán có lời văn chưa tốt, các em làm bài chậm và sai nhiều, cũng từ đó tôi tiến hành điều tra khảo sát chất lượng của học sinh

1.1 Kết quả khảo sát :

Tổng số

học

sinh

20

Số lượng

Tỉ lệ Số

lượng

lượng

lượng

Tỉ lệ

Xác nhận của Ban giám hiệu

1.2 Nguyên nhân:

1.2.1 Nguyên nhân chủ quan :

* Giáo viên

- Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ bài dạy, chưa quan tâm đúng mức đến việc dạy trên lớp

- Một số giáo viên tiến hành dạy môn toán với xu hướng song song, các bước trên lớp rồi buông xuôi kết quả, về chất lượng tiếp thu bài của học sinh thì không quan tâm đến

- Chưa gây hứng thú học tập trong tiết học cho học sinh

- Hệ thống các câu hỏi chưa rõ ràng

* Học sinh

Trang 4

- Đa số học sinh không nhớ các dạng bài toán giải, không xác định được trọng tâm của bài, không tìm ra cách giải của bài toán, còn lúng túng khi thực hiện các phép tính, sai cách viết lời giải, và ghi tên đơn vị

- Không nhớ bảng cửu chương, công thức, khái niệm, quy tắc, biểu tượng

- Học sinh đọc chậm, nhận biết nội dung bài toán không đúng

- Không biết áp dụng công thức vào giải toán

- Chưa có ý thức tự học ở nhà

1.2.2 Nguyên nhân khách quan :

- Trong thời gian ba tháng nghỉ hè, học sinh không ôn lại bài cũ nên chóng quên hết kiến thức đã học ở năm qua

- Các em là con em của gia đình nông dân, phần nhiều phụ huynh các em trình độ văn hoá còn thấp hầu hết số dân đông đều mù chữ, không thể kèm cặp các em ở nhà

- Do vốn ngôn ngữ phổ thông ở các em rất hạn chế, dẫn đến việc tiếp thu rất chậm

CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

2.1 Mục tiêu

Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 4 đã kế thừa bổ sung và phát triển nội dung dạy học giải toán có lời văn ở các lớp 1, 2, 3 Chẳng hạn học sinh được giải tiếp các bài toán bằng một phép tính liên quan đến ý nghĩa của các phép tính: cộng, trừ, nhân,

Trang 5

chia với các số tự nhiên có nhiều chữ số hoặc với các phân số (mới học ở lớp 4) Tiếp tục giải các bài toán chủ yếu có lời văn không quá 3 phép tính, làm quen với các bài toán giải theo các bước hoặc công thức, công thức giải được tiếp cận các bài toán đa dạng đòi hỏi cách giải linh hoạt

Trong toán lớp 4 nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn tiếp tục phát triển theo định hướng tăng cường rèn luyện phương pháp giải bài toán, phân tích bài toán, tìm cách giải quyết vấn đề trong bài toán và cách trình bày bài toán Qua đó giúp học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt lời nói và viết phát triển tư duy, khả năng phân tích tổng hợp …Nội dung các bài toán có lời văn toán 4 có chất liệu phong phú, cập nhật với thực tiễn và có hình thức thể hiện đa dạng phù hợp với học sinh tiểu học

2.2 Một số biện pháp tiến hành :

Trước tiên tôi nghiên cứu thật kỹ để nắm bắt nội dung, chương trình toán có lời văn ở lớp 4 và lớp dưới, cụ thể nắm vững tất cả các dạng toán đơn, toán hợp, toán điển hình, toán có nội dung hình học ở lớp 4 và các lớp dưới, cách giải các loại toán đó

Cho học sinh ôn để nhớ lại các bảng cửu chương, các quy tắc: cộng, trừ, nhân, chia, các khái niệm, các công thức, các quy tắc về toán học đã học ở các lớp dưới để vận dụng vào từng bài học

Nên tìm hiểu kỹ sách giáo khoa Toán 4, tham khảo sách giáo viên và một số tài liệu liên quan khác để tự xác định được:

+ Mục tiêu từng bài học ( từng tiết học )

+ Nội dung trọng tâm và mức độ dạy học nội dung trọng tâm của tiết dạy

+ Các hoạt động chủ yếu của học sinh và các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh đạt được mục tiêu của bài học theo từng năng lực từng đối tượng của học sinh

Tự lập kế hoạch dạy học môn Toán trong cả năm học, trong từng tuần lễ, từng tiết học

Trang 6

Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức mới, dành thời lượng thích đáng cho thực hành, luyện tập, ôn tập hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan, phát triển năng lực tự học của từng đối tượng học sinh

Trong quá trình dạy học, giáo viên nên :

+ Linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Ở lớp 4 nên khuyến khích học sinh phối hợp giữa học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, học theo tổ,

và độc lập suy nghĩ trong học và làm bài

+ Chỉ sử dụng thiết bị dạy học khi thực sự cần thiết: tạo điều kiện cho học sinh tự huy động các kiến thức và kinh nghiệm đã có để phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học, bài tập, hướng dẫn học sinh tập nêu nhận xét hoặc kết luận ở trọng tâm khái quát hơn

+ Trang trí phòng học để có môi trường học tập hấp dẫn, tạo tâm thế sẵn sàng học tập của học sinh

+ Luôn tạo bầu không khí thân thiện, hợp tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh

và học sinh, giúp học sinh tự tin và có niềm tin trong học tập

+ Tôn trọng khuyến khích sự tham gia của mọi đối tượng học sinh trong các hoạt động học tập toán Động viên và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn một cách khách quan, trung thực

Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học Đây là việc làm đòi hỏi người giáo viên phải có quyết tâm cao và kiên trì trong nhiều năm Trong dạy học học Toán 4 có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như sau :

@ Khi dạy bài mới giáo viên nên :

Trang 7

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học bằng cách :

+ Hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho học sinh huy động những hiểu biết của bản thân (hoặc của một nhóm) để lập mối quan hệ giữa vấn đề mới phát hiện với các kiến thức thích hợp đã biết, từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề

+ Trân trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết vấn đề của học sinh và giúp đỡ học sinh lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất

- Từ đó tổ chức thực hành, vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết dạy học bài mới để học sinh thực hành làm các bài tập ngay tại lớp, góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, bằng cách: Sử dụng các bài toán 4 để tổ chức cho học sinh

tự làm theo năng lực của mình Sau mỗi bài tập (đặc biệt các bài tập 1,2) giáo viên nên nêu một số câu hỏi để khi trả lời học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức mới học

- Ví dụ: Mảnh vải xanh dài 270 m Mảnh vải trắng dài gấp 7 lần mảnh vải xanh Hỏi cả hai mảnh vải dài bao nhiêu mét ?

* Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán:

+ Thông thường để phân tích một đề toán giáo viên thường hỏi:

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Bây giờ giáo viên không hỏi để học sinh trả lời mà nêu câu hỏi dưới một lệnh làm việc:

+ Gạch 1 gạch dưới cái đã cho

+ Gạch 2 gạch dưới câu hỏi của bài toán

Nếu hỏi: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Thì chỉ có một số em học sinh giơ tay và giáo viên chỉ có thể chỉ định 1- 2 em đứng dậy trả lời Với cách này không

Trang 8

phát huy được được tính tích cực của học sinh Như nếu nêu câu hỏi dưới một lệnh làm việc thì mọi học sinh của lớp đều phải:

- Mắt phải tập trung vào để đọc đề toán

- Óc suy nghĩ xem đâu là cái phải cho, đâu là câu hỏi

- Tay cầm bút gạch chân chúng

+ Thế là, học sinh tất cả đều làm việc

Hướng dẫn học sinh suy nghĩ để tìm cách giải bài toán:

Thường thì giáo viên hỏi học sinh để học sinh trả lời :

- Bài toán hỏi gì ? (cả hai mảnh vải dài mấy mét vải)

- Muốn biết cả hai mảnh vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào ?(lấy vải xanh

+ vải trắng )

- Mảnh vải xanh biết chưa ( chưa biết)

- Muốn biết mảnh vải trắng dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào?( lấy vải xanh

x 7 )

- Bây giờ giáo viên có thể chuyển hệ thống câu hỏi trên thành một lệnh làm việc bằng tay:

Hãy lập sơ đồ để phân tích bài toán

Sau lệnh này mọi học sinh đều phải cố gắng suy nghĩ để lập nên một sơ đồ:

Cả hai mảnh vải

Xanh + Trắng

Xanh x 7 Giáo viên dễ phát hiện được những học sinh không chịu suy nghĩ để nhắc nhở, học sinh nào còn lúng túng giáo viên kịp thời giúp đỡ có thể biết (chỉ cần đi lướt qua một lượt để quan sát học sinh )

Trang 9

Như vậy dạy theo cách đưa ra hệ thống lệnh làm việc, đã phát huy tính tích cực học tập đối với học sinh, làm cho học sinh thích thú và tự hào khi tự mình đã thiết lập được cách giải của bài toán

@Khi dạy học các tiết học luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn tập nên:

+ Giúp học sinh tự phát hiện ra mối quan hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học,

từ đó học sinh biết lựa chọn sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập

+ Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo từng khả năng của từng học sinh, tránh cách dạy học “đồng loạt”, “bình quân” Giáo viên cần quan tâm đúng mức đến từng đối tượng học sinh khi tổ chức cho học sinh làm bài, chữa bài

+ Khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh bằng cách phối hợp giữa làm bài tập của từng cá nhân với trao đổi ý kiến trong nhóm về cách giải của bạn

để tự rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh cách giải của bản thân Không khuyến khích hiện tượng làm hộ Thiếu tự lực hoặc thiếu trung thực khi làm bài

* Về phía học sinh giáo viên nên :

+ Ôn nhớ bảng cửu chương, công thức, khái niệm, quy tắc, biểu tượng, … đã học

+ Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm khi làm bài và chữa bài

+ Trước khi làm bài tập giáo viên nên cho học sinh đọc thật kỹ đề toán, xác định

rõ đâu là cái đã cho, đâu là cái cần tìm, rồi hướng học sinh tập trung suy nghĩ vào tìm

từ quan trọng của đề toán, nếu từ quan trọng nào học sinh chưa hiểu nghĩa thì giáo viên nên gợi ý để học sinh hiểu rõ nghĩa của từ đó Vì các từ đó chi phối cho việc chọn dấu phép tính giải Chỗ nào học sinh chưa hiểu giáo viên giải thích tỉ mỉ hoặc dùng tranh, vật thật, sơ đồ đoạn thẳng để minh hoạ, dẫn chứng… Sau đó giáo viên hướng dẫn cách giải

Đây là một trong những bước trọng tâm trong quá trình giải toán, đòi hỏi người giáo viên là người dạy cần phải hoạt động sử dụng nhiều tình huống thông qua phương pháp gợi mở, vấn đáp, với những câu hỏi đơn giản, đi từ dễ đến khó, có thể

Trang 10

chia thành nhiều ý nhỏ để giúp người học dễ tiếp nhận và thu thập được kiến thức một cách dễ dàng, hơn nữa người học sẽ dễ nắm được kiến thức cũ có liên quan đến với các kiến thức mới đang học để học sinh dễ hình thành kiến thức mới, dễ hình thành cách giải bài toán một cách dễ dàng Trong lúc hướng dẫn cách giải thì giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn, khơi dậy, tư duy, sáng tạo của học sinh qua các câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu hay sử dụng những đồ dùng trực quan cho học sinh quan sát, nhận xét đi đến cách giải một cách dễ dàng hơn Sau đó giáo viên rèn cho học sinh hình thành bài giải Phần này là phần quan trọng là cần rèn cho học sinh một cách trình bày các câu trả lời, các phép tính đã hướng dẫn thành những câu lời giải và các phép tính có kết quả đúng, rèn cho học sinh tính cẩn thận trong khi làm toán Trong lúc này người giáo viên cần phải theo dõi học sinh chỉnh sửa, bổ sung giúp các em để hình thành kỹ năng giải toán có lời văn ngày một càng tiến bộ hơn

Ví dụ: Chu vi một khu đất hình vuông là 208 m Tính diện tích hình vuông ấy ? Trước tiên người giáo viên phải định hướng cho học sinh nhớ lại các kiến thức cũ

đã học là : Tính diện tích hình vuông

- Học sinh suy nghĩ : Đây là loại bài toán"Tính diện tích hình vuông"có cách giải là :

"Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy cạnh nhân với cạnh"

Rồi học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi định hướng của giáo viên để tìm cách giải: + Bài toán cho biết gì? (Biết chu vi khu đất hình vuông là 208m)

+ Bài toán hỏi gì ? ( Tính diện tích khu đất )

+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào? (lấy cạnh nhân với cạnh)

+ Cạnh khu đất biết chưa? (chưa biết )

+ Muốn tính cạnh của khu đất hình vuông ta làm thế nào? (Lấy chu vi chia cho 4)

Từ suy nghĩ trên đi ngược từ dưới lên ta có trình tự giải toán:

Cạnh khu đất hình vuông là:

Ngày đăng: 28/03/2015, 21:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w