CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Trang 1CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Mã số: 97 – 98 – 065/ĐT Chủ nhiệm đề tài: LÊ ĐÌNH ĐẤU
Vụ trưởng Vụ Thanh tra xét khiếu tố
Nghiệm thu năm: 1999
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, thự hiện đường lối đổi mới, nền kinh tếnước ta đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cảithiện và nâng lên rõ rệt Quyền dân chủ của nhân dân, trong đó có quyềnkhiếu nại, tố cáo không ngừng được phát huy
Cùng với những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đời sốngkinh tế - xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có những diễnbiến mới
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa VIII đã
ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà
nước nhằm xây dựng Nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và
vì dân” Một trong các vấn đề bức xúc mà Nghị quyết Trung ương 8 nhấn
mạnh là các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết có hiệu quả các khiếunại, tố cáo của công dân
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và sự chỉ đạo của Chính phủ,trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo tổ chức tiếpcông dân, tiếp nhân, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân,
và đã đạt được những kết quả đáng kể Nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân
đã được xem xét, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật, qua đó gópphần vàp việc duy trì trật tự kỷ cương, pháp luật, giữ vững ổn định tình hìnhchính trị - xã hội của đất nước
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn đang có chiếuhướng ngày càng gia tăng, số người trực tiếp đi khiếu nại, tố cáo ngày càngnhiều, tính chất khiếu nại, tố cáo rất gay gắt và phức tạp, nhiều vụ việc khiếunại, tố cáo tồn đọng và vượt cấp lên trên; việc giải quýêt còn chậm; tìnhtrạng vi phạm pháp luật còn phổ biến
Trang 2Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiêu, trong đó có nguyên nhânquan trọng là việc tiếp công dân, giải quýêt khiếu nại, tố cáo còn qua nhiềuthủ tục hành chính rườm rà hoặc trong quá trình thực hiện không tuân thủđúng trình tự, thủ tục pháp luật đã qua định gây khó khăn, phiên hà cho côngdân cũng như cơ quan nhà nước khi xem xét, giải quyết.
Tình trạng trên đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp để khắc phụcnhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trongtình hình mới
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tìm ra những giải pháp chấnchỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót về thủ tục hành chính trong côngtác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cảu công dân trong tình hìnhhiện nay Qua đó hoàn thiện các thủ tục hành chính trong công tác tiếp côngdân và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảcông tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đó là yếu tố cơ bản để hạn chếphát sinh khiếu nại, tố cáo của công dân
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 vấn đề chính như sau:
- Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo
- Thực trạng về thủ tục hành chính trong tiếp công dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo Một số kết quả bước đầu thực hiện cải cách hành chínhhiện nay
- Những kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính trong tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian tới
Trang 3Phần I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
I QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1 Những vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là một công việc đa dạng và phức tạp, làđòi hởi tự thân, khách quan của hoạt động nhà nươc, của sự phát triển xã hội
và mang tíh liên tục, kế thừa Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ các hoạt độngtrong xã hội luôn diễn ra không ngừng, nêng cũng luôn cần có sự quản lý,điều hành quá trình đó
Đối với một quốc gia thì vấn đề quản lý nhà nước bao giờ cũng giữvai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự lạc hậu hay phát triển của đấtnước Điều đó, xét cho cùng, đều phụ thuộc vào nghệ thuật quản lý, điềuhành của Nhà nứơc, mà đại diện là các cơ quan có thẩm quỳên
Sự đa dạng và phức tạp của quản lý nhà nước được quy định bởi sự
đa dạng và phức tạp của các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, của xã hội;bởi các công việc quản lý trong từng lĩnh vực họat động đó; bởi sự phongphú của các chủ thể quản lý; cuối cùng là bởi mối quan hệ theo chiều dọc,chiều ngang trong nội bộ từng cơ quan quản lý, giữa các cơ quan quản lý vớinhau hoặc giữa cơ quan quản lý với công dân và các tổ chức khác Nhà nước
có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì có bấy nhiêu dạng quản lý Mỗi một lĩnhvực hoạt động lại có những đặc thù riêng, phạm vi, môi trường quản lýriêng, đối tượng chịu sự quản lý khác nhau, nên các phương pháp, biện phápquản lý, điều hành đối với từng lĩnh vực là không giống nhau Từ đấy phải
có nhiều loại cơ quan khác nhau để thực hiện chức năng quản lý nhà nướctrong các lĩnh Cơ quan quản lý có thẩm quyền chung: Chính phủ, Ủy bannhân dân các cấp; cơ quan quản lý thẩm quyền riêng: Bộ ngành, sở, phòng,ban…
Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu được thực hiện bằng các cơquan thuộc hệ thống hành pháp Song trong thực tế, các cơ quan quyền lực:Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan thuộc hệ thống Tòa án,Viện kiểm sát, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế cũng thựchiện không ít các hoạt động quản lý hành chính
Theo quan niệm rộng thì quản lý hành chính nhà nước là thực thiquyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnhbằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với xã hội và hành vi của conngười để duy trì và phát triển các mối quan các mối quan hệ xã hội và trật tựpháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
Trang 4Hoạt động quản lý hành chính bao gồm nhiều yếu tố, nhưng có ba yếu
tố sau đây là cơ bản nhất, đó là con người, tổ chức bộ máy và ban hành vănbản mang tính quyền lực nhà nước, trong đó yếu tố con người là đặc biệtquan trọng giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ quá trình quản lý
Ba yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cơ cấu tổ chức gọnnhẹ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; nhân sự có phẩm chất đạo đức, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu pháp luật, thông thạo nghiệp vụquản lý; có chế điều hành rõ ràng, đúng đắn sẽ giúp cho công tác quản lý,điều hành có hiệu lực, hiệu quả Ngược lại, bộ máy cồng kềnh, nhân sự yếukém, cơ chế quản lý phức tạp, sẽ làm cho nền hành chính cứng nhắc, kémnăng động
2 Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính, trước hết là khuôn mẫu, chuẩn mực để công chứctiến hành các họat động công vụ, xử lý, giải quyết các công việc quản lýhàng ngày Thiếu thủ tục hành chính hữu hiệu sẽ phá vỡ tính ổn định, sựminh bạch, công bằng trong hoạt động quản lý Vì thế trong mọi trường hợp,các cơ quan nhà nước, các công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩmquyền của mình phải tuân theo một cách triệt để các thủ tục đã được phápluật quy định, không tự đặt thêm các thủ tục nhằm gây khó khăn, cản trở
người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, hoặc “linh hoạt” vượt
ra khỏi phạm vi trật tự đó Nếu vi phạm điểm trên có khẳ năng dẫn đến cácquyết định hành chính, hành vi hành chính sai lầm
Thủ tục hành chính là căn cứ pháp lý để công dân, các tổ chức, cácdoanh nghiệp và các đối tượng quản lý khác thực hịên và bảo vệ các quyền
và nghĩa vụ của mình, là phương tiện để kiểm tra, kiểm soát tính đúng đắntrong hoạt động quản lý của các cơ quan, công chức nhà nước, ngăn ngừa viphạm pháp luật đối với các hoạt động công vụ, buộc các cơ quan hành chính
và công chức tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân
Nếu thủ tục hành chính rõ ràng, không phức tạp, công khai, dễ thựchiện sẽ thúc đẩy, mở rộng và củng cố nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩatrong quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian, sức lực, nó thể hiện trình độpháp lý cũng như kỹ thuật ban hành pháp luật của đất nước
Chính phủ có Nghị định số 38/CP ngày 4/8/1994 về cải cách mộtbước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức,coi đây là khâu đột phá trong cải cách hành chính nhà nước, Tính năng độngcủa nền kinh tế thị trường đòi hỏi các thủ tục hành chính, phong cách làmviệc của viên chức trong việc giải quyết các yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân
và các nhà đầu tư nước ngoài phải đơn giản, nhanh ngọn Các thủ tục rườm
rà trong giải quyết một đề nghị; thái độ thiếu sẵn sàng của viên chức hànhchính, thủ tục thiếu công khai; nhiều cấp, nhiều ngành ban hành thủ tục hành
Trang 5chính dẫn đến tình trạng phổ biến là gây ách tác, chậm trễ, làm cho nhân dân
và các nhà đầu tư đánh giá sai về bộ máy hành chính nhà nứoc là bộ máynặng nề, quan liêu
Thủ tục hành chính trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày củanhân dân, liên quan đến phục vụ cho họat động của các cơ quan, tổ chức và
cá nhân trong kinh doanh, xây dưngj, xuất nhập khẩu, khai sinh, khai tử, giáthú, đăng ký kết hôn, thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, giải quyết khiếu nại, tốcáo… Cho nên, quy trình thực hiện thủ tục hành chính cần phải nhanh gọn,đúng quy định của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho mọi họat động phục vụđắc lực đời sống của nhân dân
Hiện nay có nhiều cách hỏi khác nhau về thủ tục hành chính Có quanniệm cho rằng thủ tục hành chính là cách thức, lề lối làm việc, là mối quan
hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với các tổchức và công dân Quan niệm khác lại cho rằng thủ tục hành chính là cáclọai giấy tờ trong giải quyết một vụ việc, nên dẫn đến việc cải cách thủ tụchành chính chỉ đơn giản là giảm bớt sự đòi hỏi về các loại giấy tờ Trongquản lý hành chính, nếu không có đủ các loại giấy tờ cần thiết làm căn cứ thìkhông thể đưa ra một quyết định đúng đắn Quan niệm thứ ba, cho thủ tụchành chính là trình tự kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước Quan niệm này chúng tôi cho là hợp lýhơn
Theo chúng tôi, thủ tục hành chính là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong giải quyết các công việc của Nhà nứơc và các kiến ngị, yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ nhà nước và phục vụ công dân.
Phân biệt các loại thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính bao gồm những thủ tục giải quyết công việc thuộcquan hệ nội bộ của cơ quan nhà nước và những thủ tục liên quan đến nhữngcông việc thuộc quan hệ của cơ quan nhà nước với các đối tượng quản lýhành chính nhà nước thuộc các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, vớitập thể lao động và cá nhân công dân, cũng như người nước ngoài Mỗi loạithủ tục này lại chia ra nhiều loại riêng áp dụng cho từng loại công việc cụthể:
a) Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộtrong cơ quan, công sở nhà nước Nó bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh đạo,kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên với cấp dưới, quan hệ hợp tác, phốihợp giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, ngang cấp, ngang quyền như:
+ Thủ tục ban hành quyết định chỉ đạo
+ Thủ tục ban hành quyết định quy phạm
Trang 6+ Thủ tục ban hành quyết định cá biệt, cụ thể.
Thủ tục lập và tổ chức và thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức nhànước
+ Thủ tục khen thưởng và kỷ luật
b) Thủ tục hành chính liên hệ là thủ tục tiến hành giải quyết các côngviệc liên quan đến tự do, quyền và lợi ích hợp pháp, phòng ngừa, ngăn chặn,
xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, trưng thu, trưng mua các động sảncủa công dân và tổ chức như:
+ Thủ tục xem xét kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân.+ Thủ tục giải quyết các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức khác củaNhà nước
+ Thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành chính.+ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Khi thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm tính chính xác, kháchquan, công minh Yêu cầu này được bảo đảm bởi hoạt động của các cơ quannhà nước Do vậy, cơ quan được phép tiến hành thủ tục phải có đủ các loạigiấy tờ, tài liệu, chứng cứ cần thiết và có quyền đòi hỏi đối tượng giải trình,cung cấp thông tin, áp dụng các biện pháp khác Các cá nhân, tổ chức cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu cần thiết để thực hiện thủ tụchành chính thuận lợi
Thủ tục hành chính được thực hiện công khai Do đó phải niêm yếtcông khai các loại thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan nơi tiếp nhận và giảiquyết công việc để nhân dân biết, đồng thời khi tiến hành thủ tục cũng phảicông khai, theo đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải bảo đảm bímật theo quy định chung hoặc theo yêu cầu của các bên tham gia
Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật, điềunày có ý nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước phải giải quyết các quyềnchủ thể của công dân, tổ chức khi đề ngị của họ có đủ điều kiện luật địnhbảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm, trước hết cầngiảm bớt các cấp, các khâu, các cửa, đồng thời tăng quyền và trách nhiệmcủa các cơ quan điều hành Điều quan trọng là giảm bớt mức tối thiểu hoặc
bỏ hẳn các loại phí và lệ phí khi tiến hành thủ tục đối với công dân và tổchức Có như vậy họ mới có khả năng tham gia thủ tục để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình, đồng thời Nhà nước cũng có điều kiện phục vụcông dân tốt hơn đúng với nghĩa hành chính là phục vụ công dân tốt hơn
II VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là trực tiếp tham gia quản lý và xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Trang 7Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định (Hiến phápnăm 1959, 1980, 1992), đồng thời đã được cụ thể hóa bằng luật, pháp lệnh,các nghị địng, quyết định, chỉ thị, thông tư
Mấy năm gần đây, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của côngdân có nhiều diễn biến phức tạp Hàng năm, số người trực tiếp đến cơ quannhà nước khiếu nại, tố cáo tăng, do vậy đã có nhiều ý kiến đánh giá rất khácnhau về vấn đề này
Theo chúng tôi, nếu như việc khiếu nại, tố cáo đúng với quy định củapháp luật, không vượt khỏi khuôn khổ của pháp luật và được thực hiện mộtcách có trật tự thì tình hình khiếu tố như vậy là đáng mừng vì:
Trước hết, nhân dân đã không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước,
đã thực sự coi Nhà nước là Nhà nước của dân, và biết cần phải làm như thếnào để Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh
Thứ hai là ý thức trách nhiệm công dân, đặc biệt là trình độ pháp luậtcủa người dân được nâng cao Người dân nhận thức rõ được quyền và nghĩa
vụ hợp pháp của mình, chủ động, tích cực bảo vệ các quyền đo Thông quacông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo các cơ quan công quyền tự hoàn thiệnmình
2 Những yêu cầu đối với thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ tục hành chính trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo làmột bộ phận của thủ tục hành chính nói chung Thủ tục giải quyết khiếu nại,
tố cáo cũng mang đầy đủ những tính chất, đặc trưng và những nguyên tắcnhư bất kỳ thủ tục hành chính nào khác
Trước hết, nó bảo đảm cho việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo
đúng pháp luật và thực hiện được thuận lợi
Thứ hai, nó bảo đảm cho các cơ quan hành chính thực hiện đúng chức
năng, thẩm quyền Thông qua việc quy định các trình tự, thủ tục và thẩmquyền giải quyết khiếu nại, tố cáo để làm tõ thứ bậc trong bộ máy quản lýhành chính, sự hiệp đồng chặt chẽ với nhau để công việc được tiến hành cótrật tự, tạo sự thống nhất, tránh sự chồng chéo trong giải quyết hoặc lạmquyền để đơn từ của công dân chạy lòng vong, mặt khác làm cơ sở cho việcgiám sát các cơ quan, công chức hành hính được tiến hành mộtc cách tíchcực, hiệu quả
Ba là, thủ tục phải đơn giản, dễ thực hiện, tiện lợi Có nghĩa là mọi
thủ tục hành chính phải vì sự thuận lợi cho công dân chứ không phải vìmang lại thuận tiện và an nhàn cho cơ quan nàh nước mà dẫn đến sách nhiễunhân dân,
Trang 8Bốn là, mọi thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo phải quy định thành
văn bản công khai, niêm yết tại trụ sở tiếp công dân để công dân biết và thựchiện quyền giám sát của mình
Trong thực tế, vị trí trụ sở tiếp công dân, cách bố trím tổ chức, trangtrì các ghi thức ở nơi tiếp công dân có ảnh hướng rất lớn tới môi trường tiếpcông dân Đôi khi những hòm thư góp ý: hòm thư kiến nghị, đề bạt, hòm thư
tố cáo… đặt tại trụ sở tiếp công dân; những bản thông báo trả lời kịp thờicủa chính quyền về những vấn đề trên có sức thuyết phục hơn cả trăm lầnnhững khẩu hiệu Người dân chỉ mong sao chính quyền đã đề ra cái gì thìphải thực hiện bằng được, chính những biện páp cụ thể trong quá trình thựchiện mới đem lại hiệu quả cao và niềm tin cho người dân
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Nói đến thủ tục tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nói đến
hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo Như vậy, thủ tục tiếp công dân, giải quyết khiếunại, tố cáo không chỉ đơn thuần là những quy định mang tính nghiệp vụtrong quá tình tiếp nhận, xem xét, kết luận, ra quyết định giải quyết khiếunại, quyết định xử lý tố cáo mà còn bao hàm cả những quy định về thẩmquyền và trách nhiệm của cá nhân và cơ quan, tổ chức trong việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo
Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1980, Nhà nứơc đã banhành Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.Mười năm sau, ngày 7/5/1991 Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh khiếunại, tố cáo của công dân Sau đó, ngày 28/1/1992 Hội đồng Bộ trưởng banhành Nghị đinh số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáocủa công dân, quy định cụ thể thủ tục xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân Ngày 15/1/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số18/TTg về tăng cường công tác tiếp công dân và Chỉ thị 64/TTg ngày25/1/1995 về tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.Ngày 7/8/1997, Chính phủ đã ra Nghị định số 89/CP ban hành Quy chế tổchức tiếp công dân và Thanh tra nhà nước đã ban hành Thông tư số1178/TTNN hướng dẫn thực hiện Quy chế trên Ngày 23/11/1998, tại kỳ họpthứ tư Quốc hội khóa X đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo
Qua trình tiếp công dân, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo là mộtqúa trình phực tạp và phải được tiến hành theo những thủ tục hành chính đãđược quy định tại các văn bản pháp luật, pháp quy nêu trên
1 Thủ tục tiếp công dân, nhận đơn, vào sổ và thụ lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo
Trang 9Việc tiếp nhận đơn thư khiếu tố gắn liền với việc thực hiện một nhiệm
vụ có tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nứoc, tổ chức, đó làhoạt động tiếp công dân Họat động này phải được tiến hành thường xuyênbởi vì có rất nhiều trường hợp công dân trực tiếp đến trụ sở cơ quan nhànước để đưa đơn khiếu nại, tố cáo hoặc trực tóêp trình bày về nội dung khiếunại, tố cáo Thực tế cho thấy những năm gần đây, công dân trực tiếp đếnkhiếu nại, tố cáo tại các cơ quan nhà nước ngày càng tăng
Điều 17 Luật khiếu nại, tố cáo quy định người khiếu nại có quyền “tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại” Như
vậy là công dân có thể lực chọn một trong hai khả năng hoặc tự mình khiếunại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nạicủa mình và việc nhận đơn, tiếp công dân là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyêntrách tiếp công dân và bản thân họ phải hành thời gian nhất định trực tiếptiếp công dân (Điều 7, Điều 8 Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèmtheo Nghị định 89/ Cp ngày 7/8/1997)
Cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp công dân phải liêm khiếy, trungthực, có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế, nắm vững đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải có thái độ lịch thiệp, nhã nhặn,quan tâm đến yêu cầu và đòi hỏi của người dân Sự tinh tế trong giao tiếp,thái độ quan tâm thực sự có thể tạo nên cảm giác tin cậy, hài lòng cho ngườikhiếu nại
Cán bộ khi tiếp công dân phải cố gắng tạo dựng bầu không khí thânthiện, hướng tới đối thoại thẳng thắn vì công việc, tỏ thái độ thân mật, chântình đối với người khiếu nại ngay cả khi không thể giúp gì cho họ thì cũng
có thể làm cho họ hài lòng bằng cách chăm chú lắng nghe họ trình bày vàgiải thích cặn kẽ cho họ về những quy định của pháp luật có liên quan
Nghe trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo là một quá trình tích cực,đòi hỏi sự tập trung cao độ Trong tất cả các điều kiện dẫn đến thành côngtrong giao tiếp thì khả năng lắng nghe là quan trọng nhất và phải được hàonthiện trước hết Vì vậy, cần tránh những gì có thể làm gián đoạn cuộc traođổi, đặc biệt là việc trả lời điện thoại Cuộc đối thoại bị ngắt quãng nhiều lần
dễ làm cho người khiếu nại, tố cáo cảm giác không thoải mái, đôi khi họ sẽcho rằng cán bộ tiếp công dân tiếp họ một cách miễn cưỡng…
Điều 11 Quy chế tổ chức tiếp công dân quy định: “Cán bộ tiếp công dân chỉ được tiếp công dân đến khiếu nại tại công sở, không được tiếp tại nhà riêng” Trong các cơ quan nhà nươc, việc tiếp công dân chủ yêu được
tiến hành trong giờ hành chính Như vậy, không phải ai có nhu cầu cũng cóthể đến gặp những người có trách nhiệm để trực tiếp trình bày về nội dung
Trang 10khiếu nại Nên chăng đưa vào thời gian biểu tiếp công dân những buổi tiếpngoài giờ hành chính?
Luật khiếu nại, tố cáo đưa các nội dung đã trình bày ở trền cào cácĐiều 74,75,76 và 77
Về thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Điều 30 Luật khiếu nại,
tố cáo quy đinh: Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã raquyết định hành chính họăc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hànhchnhs mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là tráipháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Điều 33 Luật khiếu nại, tố cáo quy định về đơn khiếu nại như sau:
1 Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trongđơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, tên, địa chỉ của ngườikhiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung,
lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại Đơn khiếu nại phải khiếu nại
ký tên
2 Trong trường hợp người khiều nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ
có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viềt thành đơn họăc ghi lạinội dung theo quy định tại khoản 1 điều này, có chữ ký của người khiếu nại
3 Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua ngườiđại diện thì người đại diện phải có giấy từo chứng minh tính hợp pháp củaviệc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tạikhoản 1 và khoản 2 điều này
Về thủ tục tố cáo, Điều 65 Luật khiếu nại, tố cáo quy đinh: Người tốcáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền Trong đơn tốcáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo
Không kể khiếu nại, tố cáo được gửi đến cơ quan nhà nước bằng cáchnào, việc cần làm trước tiên là ghi vào sổ tiếp nhận Việc vào sổ là sự xácnhận chính thức rằng khiếu nại, tố cáo đã được tiếp nhận để xem xét tại cơquan có thẩm quyền và là cơ sở cho việc kiểm tra quá trình giải quyết tiếptheo Nội dung của việc vào sổ là ghi lại những dữ liệu chủ yếu về người gửiđơn, nội dung đề nghị, ngày gửi đơn, số thứ tự đăng ký đơn… Người nhận
và vào sổ các khiếu nại phải hàon toàn chịu trách nhiệm trong trường hợp đểthất lạc đơn khiếu nại, tố cáo
Về việc th ụ lý để giải quyết khiếu nại, Điều 34 Luật khiếu nại, tố cáoquy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nạithuộc thẩm quỳên giải quyết của mình và khôg thuộc một trong các trườnghợp quy định tài Điều 32 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần đầuphải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nạibiết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do
Trang 11Điều 41 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình vàkhông thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này,người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thông báobằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó biết;trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do
Về thủ tục thụ lý giải quyết tố cáo, Điều 66 Luật khiếu nại, tố cáo quyđịnh: Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức,
cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáokhông thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêucầu
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáophải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặnkịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm
an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu
2 Thủ tục thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ lập thành hồ sơ
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề nêu ra trong khiếu nại và tiếnhành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ là điều kiện quan trọng để giảiquyết đúng đắn và kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân Rất tiếc lànhững quy định về các thủ tục này còn rất sơ sài
Điều 24 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân quy định việc giảiquyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ gồm:
- Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;
- Quyết định bị khiếu nại;
- Biên bản, kết luận thẩm tra, xác minh, giám định (nếu có);
- Quyết định giải quyết khiếu nại
Điều 18 Nghị định 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tốcáo của công dân đặt nghĩa vụ cho cơ quan có thẩm quỳên giải quyết khiếynại phải tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập thành hồ sơ
Điều 47 Luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ hơn:
1 Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thành lập hồ sơ Hồ sơgiải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
c) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại;
e) Các tài liệu khác có liên quan
2 Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tàiliệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật Trong trường hợp người
Trang 12khiếu nại tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì
hồ sơ đó phải được chuyển cho cơ quan hoặc Tòa án có thẩm quyền giảiquyết khi có yêu cầu
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyếtđịnh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếunại lần đầu phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó đểthẩm tra, xác minh Khi xét thấy quyết định tạm đình chỉ không cần thiếynữa thì phải ra quyết định tạm hủy bỏ (Điều 42)
Điều 44 Luật khiếu nại, tố cáo quy định:
1 Trong qua trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, người giảiquyết khiếu nại có quyền:
a) Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằngchứng về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nộidung bị khiếu nại;
c) Yêu cầu người giải quyết khiếu nại trước đó, cá nhân, cơ quan, tổchức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quanđến nội dung khiếu nại;
d) Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoạikhi cần thiết;
Trang 13cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc xử lýcho cơ quan, tổ chức đó biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thờihạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.
Điều 72 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhântiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo; khôngđược tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác
có hại cho người tố cáo
Về hồ sơ giải quyết tố cáo, Điều 73 Luật khiếu nại, tố cáo quy định:
1 Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ Hồ sơ giải quyết
tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
b) Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thậpđược trong quá trình giải quyết;
c) Văn bản giải trình cảu người bị tố cáo;
d) Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;đ) Quyết định xử lý;
e) Các tài liệu khác cơ liên quan
2 Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu
và được lưu giữ theo quy định của pháp luật Trong trường hợp cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu thì hồ sơ được chuyển cho cơ quan, tổchức, cá nhân đo
Quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ (gọi tắt là quá trìnhthẩm tra) phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
+ Phải thẩm tra tất cả những nội dung được đề cập trong đơn khiếunại, tố cáo
+ Việc thẩm tra phải do cán bộ có thẩm quyền tiến hành
+ Cán bộ có thẩm quyền phải yêu cầu cả người bị khiếu nại, tố cáo vàngười khiếu nại, tố cáo giải thích những điểm chưa rõ về nội dung khiếu nại,
tố cáo và những vấn đề liên quan đến nội dung đó để đảm bảo tính kháchquan và toàn diện của việc thẩm tra
+ Cần quy định thời hạn thẩm tra một cách cụ thể để bảo đảm giảiquyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo đúng thời hạn do pháp luật quy định (thờihạn dành cho việc thẩm tra nằm trong thời hạn giải quyết khiếu nại nóichung)
+ Người có trách nhiệm thẩm tra phải ký dưới các hồ sơ, tài liệu thuthập được trong quá trình thẩm tra và chịu trách nhiệm về tính xác thực củanhững hồ sơ, tài liệu này
Trong khi tiến hành thẩm tra, người có trách nhiệm thẩm tra phải nắmvững tính hợp pháp và tính có căn cứ của những yêu cầu của công dân Trênthực tế, đôi khi người ta cho rằng tính hợp pháp và tính có căn cứ chỉ là một
Trang 14Thực chất, nội dung những khái niệm này rất khác nhau và nếu người cótrách nhiệm thẩm tra không phân biệt được sự khác nhau đó thì có thể mắcphải những sai lầm nghiêm trong trong giải quyết khiếu nại.
Tính hợp pháp của khiếu nại thể hiện ở chỗ nội dung của khiếu nạiphải phù hợp với quy định của pháp luật Không nhất thiết là mỗi yêu cầuphải được xác định bởi một quy phạm pháp luật, nhưng xét về tổng thể thìnhững yêu cầu đó không được trái với những quy định cụ t hể cũng nhưnhững nguyên tắc chung của pháp luật hiện hành Tính có căn cứ của khiếunại có nghĩa là những yêu cầu của công dân phù hợp với điều kiện thực tế vànhững sự kiện nêu trong khiếu nại là xác thực
Trong khi xem xét khiếu nại cần coi trọng cả tính hợp pháp và tính cócăn cứ của nhữg yêu cầu của công dân Việc coi nhẹ tính có căn cứ thườngdẫn đến cách giải quyết qua loa, hình thức; còn việc coi nhẹ tính hợp pháp sẽ
có thể dẫn đến khả năng đưa ra những quyết định trái pháp luật Cũng cầnnhấn mạnh rằng việc thẩm tra tính hợp pháp của những yêu cầu nêu trongkhiếu nại đơn giản hơn so với việc thẩm tra khiếu nại về hành vi hành chínhbởi vì quyết định hành chính thường đựơc thể hiện dưới dạng văn bản, coihành vi hành chính không phải lúc nào cũng được ghi lại và có người chứngkiến
Tất cả các cuộc trao đổi, gặp gỡ, thẩm vấn,… nhằm mục đích thẩm trađều phải được ghi thành văn bản để đưa vào hồ sơ
Thẩm tra không phải là giai đoạn bắt buộc trong việc giải quyết tất cảcác khiếu nại Có những trường hợp từ nội dung trình bày của đương sự vànhững tài liệu mà đương sự cung cấp, người có thẩm quyền giải quyết khiếunại có thể ra quyết định giải quyết ngay, đó là những trường hợp vụ việctương đối đơn giản, tính chất trái pháp luật của hành vi bị khiếu nại quá rõràng, người giải quyết khiếu nại nắm được vấn đề từ khi nó phát sinh và có
đủ thẩm quyền ra quyết định giải quyết
3 Thủ tục ra quyết định và thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.
Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu làm căn cứ giải quyết khiếu nại, cán
bộ có thẩm quyền phải xem xét một các toàn diện những yêu cầu của khiếunại, đối chiếu với những tư liệu thu thập được để tiến hành bước tiếp theo:
Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Ra quyết định giải quyết khiếu nại là một họat động đặc biệt quantrọng vì chính thông qua hoạt động này mà các yêu cầu cảu công dân đượcthỏa mãn toàn bộ hay từng phần hoặc bị bác bỏ
Quyết định giải quyết khiếu nại của công dân phải đáp ứng những yêucầu nhất định, cụ thể là:
+ Phải do cơ quan hoặc cán bộ có thẩm quyền ban hành
Trang 15+ Phải bao hàm lập luận chặt chẽ trên cơ sở những tư liệu đã đượcthẩm tra.
+ Phải giải quyết tất cả các yêu cầu nêu ra trong khiếu nại và nếu vì lý
do nào đó mà có những yêu cầu chưa được giải quyết thì phải định rõ thờihạn giải quyết và người có trách nhiệ giải quyết tiếp theo
+ Phải trả lời cụ thể, rõ ràng, chính xác về những điều công dân khiếunại sao cho từ quyết định có thể thấy rõ cơ quan có thẩm quyền xác nhậnhay không xác nhận sự kiện được nêu tron khiếu nại, thỏa mãn hay bác bỏyêu cầu của người khiếu nại
+ Phải yêu cầu cơ quan hay cán bộ có thẩm quyền tiến hành nhữnghoạt động nhất định nhằm khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâmhại, khôi phục hoạt động bình thừơng của cơ quan, tổ chức
+ Phải nêu rõ biện pháp xử lý những người có lỗi trong những hành vi
bị khiếu nại hoặc giao nhiệm vụ xử lý những người có lỗi cho cơ quan hoặccán bộ có thẩm quyền
+ Phải định rõ thời hạn thực hiện quyết định, những người có tráchnhiệm thực hiện quyết định và những cơ quan, cán bộ có trách nhiệm kiểmtra việc thực hiện quyết định
+ Phải hướng dẫn trình tự thực hiện quyết trong những vụ việc phứctạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân
+ Phải được thể hiện dưới hình thức do pháp luật quy định, đó làquyết định giải quyết khiếu nại, do người có thẩm quyền ra quyết định ký,ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên và đóng dấu của cơ quan
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngàynhận được khiếu nại, các lần tiếp theo mỗi lần không quá 60 ngày, kể từngày nhận được kháng nghị hoặc đơn khiếu nại; trong trường hợp phải tiếnhành thanh tra thì thời hạn thưo quy định của pháp luật về thanh tra Quyếtđịnh giải quyết khiếu nại phải ghi rõ nội dung sự việc, bằng chứng về tínhhợp pháp hoặc bất hợp pháp của quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại, căn
cứ pháp luật, đối tượng và thời hạn thi hành hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan,
tổ chức hữu quan giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
đó Quyết định này phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, cánhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, tổ chức thanh tra và thủ trưởng cấp trêntrực tiếp Cơ quan đã giải quyết khiếu nại phải gửi cho ngưòi khiếu nại quyếtđịnh giải quyết Qua thời hạn mà người khiếu nại không được giải quyếthoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết không đúng pháp luật thì trong thờihạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết, người khiếu nại cóquyền tiếp khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 16Điều 18, Nghị định 38/HĐBT quy định trong trường hợp người bịthiệt hại được bồi thường thì trong quyết định giải quyết khiếu nại phải ghi
rõ tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường
Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo quy định thời hạn giải quyết khiếu nạilần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết có thể kéo dài,nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần đầukhông quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạpthì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từngày thụ lý để giải quyết
Điều 37 Luật này quy định: Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nạilần đầu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại
để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giảiquyết khiếu nại
Điều 43 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Thời hạn giải quyết khiếu nạimỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đốivới vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn,nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nạimỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với
vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá
70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết
Về quyết định giải quyết khiếu nại, Điều 38 Luật khiếu nại, tố cáo quyđịnh:
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau:
1 Ngày, tháng, năm ra quyết định;
2 Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3 Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
4 Căn cứ pháp luật để giải quyết;
5 Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết địnhhành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, giải quyết các vấn đề
cụ thể trong nội dung khiếu nại;
6 Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có)
7 Quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.Điều 45 Luật khiếu nại, tố cáo quy định:
1 Người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải ra quyết định giảiquyết khiếu nại bằng văn bản Quyết định giải quyết khiếu nại phải có cácnội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
Trang 17c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả thẩm tra, xác minh;
đ) Căn cứ pháp luật về nội dung khiếu nại
e) Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người giảiquyết khiếu nại trước đó;
Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phầnhay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chín bị khiếu nại;giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
h) Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại; nếu là quyết định giảiquyết cuối cùng thì phải ghi rõ
2 Quyết định giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải gửi chongười khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền, lợi íchliên quan, người đã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất 7 ngày, kể từngày có quyết định giải quyết
Người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, khi cần thiết thì công bốcông khai quyết định giải quyết đối với người khiếu nại và người bị khiếunại
Điều 39 Luật quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thờihạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật này mà khiếu nại không đượcgiải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lầnđầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại đến người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chínhtại Tòa án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khókhăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày
Để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại không đòi hỏi phải có yêucầu đặc biệt nào của công dân, điều đó có nghĩa là công dân không phải làmđơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho thi hành quyết định giải quyếtkhiếu nại Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải chỉ rõ những cá nhân,
cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện quyết định và kiểm tra việc thựchiện quyết định
Người ra quyết định giải quyết khiếu nại cũng có trách nhiệm kiểm traviệc thực hiện quyết định Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực màkhông được thi hành thì thủ trưởng có quan đã ra quyết định được áp dụngcác biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng xử lýtheo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định đó hoặc yêu cầuViện kiểm sát nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật
Điều 23 Nghị định 67/1999/NĐ-CP cũng phát triển nội dung trênbằng quy định cụ thể sau đây:
Trang 18Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải đựơc cánhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành; người đã ra quyết định giảiquyết khiếu nại có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, áp dụng các biện pháp cầnthiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ápdụng các biện pháp cần thiết để quyết giải quyết khiếu nại được thi hànhnghiêm chỉnh.
Trong trường hợp cần thiết, người đã ra quyết định giải quyết khiếunại được yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp để tổ chức thi hành quyếtđịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luạt
Điều 25 Nghị định này quy định: Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấptrên có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp dưới
đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thực hiện tráchnhiệm của mình
Trong trường hợp người có trách nhiệm không chấp hành nghiêmchỉnh quyết định giải quyết khiếu nại thì áp dụng các bịên pháp theo thẩmquyền buộc họ phải chấp hành; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
xử lý đối với người không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệulực pháp luật
Chỉ thị số 64/TTg ngày 25/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ nhấn
mạnh: “Khi có quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền thì mọi cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải có trách nhiệm thi hành Nếu cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào không thi hành thì cơ quan ra quyết định giải quyết phải có biện pháp cụ thể đôn đốc thực hiện hoặc phải ra quyết định buộc thực hiện”.
Thời hạn thực hiện quyết định khiếu nại do người có thẩm quyền raquyết định đặt ra, điều đó đôi khi dẫn đến thái độ vô trách nhiệm, lảng tránhnghĩa vụ thực hiện quyết định hoặc chậm thực hiện quyết định Nếu quyếtđịnh giải quyết khiếu nại không được thi hành đầy đủ thì mục đích của họatđộng xem xét và giải quyết khiếu nại chưa đạt được Nên chăng bổ sung quyđịnh cụ thể về thời hạn thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại trong mộtvăn bản dưới đây
Điều 98 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Người có trách nhiệm chấphành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, nếu khôngchấp hành thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xửphạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật
Điều 99 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Người đứng đầu cơ quan, tổchức có thẩm quyền mà không áp dụng biện pháp cần thiết để xử lý kịp thờiđối với cá nhân vi phạm tại Điều 96, 97, 98 của Luật này thì tuỳ theo tính
Trang 19chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật
Đối với công dân, khi quyết định giải quyết khiếu naị được thực hirnđầy đủ thì quan hệ pháp luật giữa công dân và cơ quan nhà nước liên quanđến khiếu nại đã chấm dứt, nhưng đối với cơ quan nhà nước, hoạt động liênquan đến khiếu nại không dừng tại đây mà bắt đầu một bước mới: phân tíchnội dung và tổng kết kinh nghiệm giải quyết khiếu nại
Tổng kết công tác giải quyết khiếu nại những năm qua cho thấy tìnhtrạng khiếu nại vượt cấp của công dân còn nhiều, việc giải quyết của cácngành, các cấp còn chậm trễ, nhiều quyết địn không được thi hành nghiêmchỉnh, việc tổ chức tiếp công dân của nhiều cơ quan còn nặng về hình thức.Thực tế đó đặt ra trước các cơ quan nhà nước nhiệm vụ không ngừng cảitiến và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời cáckhiến nại, sử dụng hợp lý những thông tin có ý nghĩa xã hội trong các khiếunại, quan tâm hơn đến những yêu cầu và đòi hỏi của quần chúng
Phần II THỰC TRẠNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO - MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY.
I ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
1 Trách nhiệm của công dân:
1.1 Việc thực hiện thủ tục hành chính trong khiếu nại:
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được cụ thể hóa chi tiết trongPháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 Tại khoản 1 Điều 1
Pháp lệnh quy đinh: “Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền về quyết định hoặc việc làm trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính của cơ quan Nhà nước hoặc nhân viên Nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” Như vậy, Pháp lệnh đã phân biệt
rõ khái niệm khiếu nại,đồng thời cũng chỉ ra đặc trưng cơ bản của khiếu nại
Trong Pháp lệnh, thủ tục quy định việc khiếu nại như sau:
Để thuận tiện cho công tác giải quyết của cơ quan nhà nước cơ thẩmquyền, công dân muốn khiếu nại về quyết định hoặc việc làm trái pháp luậtthuộc phạm vi quản lý hành chính của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhànứơc, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của minhg thì phải cơ đơn hoặctrực tiếp trình bày (Điều 18) Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ
Trang 20cơ quan, đơn vị (nếu có) của người khiếu nại Họ tên, chức vụ, cơ quan, đơn
vị công tác của người bị khiếu nại; ghi rõ nội dung sự việc cung cấp cácbằng chứng, tài liệu cần thiết và yêu cầu giải quyết
Trường hợp nhiều người khiếu nại trong cùng một đơn vị về một sựviệc thì từng người phải ghi rõ họ tên, địa chit và ký tên vào đơn Nếu trựctiếp trình bày thì cử đại diện đến trình bày với cơ quan nhà nước có thẩmquyền (Điều 4 Nghị định 38/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng
về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân)
Khi thực hiện quy định này, công dân còn có vi phạm:
Trong đơn kể lể quá nhiều về lịch sử bản thân, gia đình như là mộtbản sơ yếu lý lịch Cung cấp sự việc, bằng chứng, tài liệu không rõ ràng.Đơn viết dàn trải, nặng về phê phán các quyết định hành chính của cơ quannhà nước hoặc hành vi xâm hại cảu nhân viên nhà nứoc Thường giấu kínnhững vi phạm của bản thân mình hoặc của gia đình; đòi khôi phục hiệntrạng ban đầu hoặc đòi bồi thường thiệt hại không đúng quy định
Về thời hiệu khiếu nại:
Điều 19 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo quy định là 6 tháng, kể từ ngày cóquyết định hành chính hoặc việc làm trái pháp luật Sở dĩ Pháp lệnh phải quyđịnh như trên là để tránh tình trạng người khiếu nại đòi hỏi cơ quan nhànước giải quyết tất cả các việc phát sinh từ nhiều năm về trước không còn cơ
sở để xem xét, kết luận Đây là thời hạn nói chung
Tuy nhiên, mấy năm gần đây do Đảng và Nhà nước chủ trương mởrộng dân chủ, tăng cường giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, xemxét, giải quyết các việc cũ còn tồn đọng thì có xu hướng công dân tái khiếu,trở lại những việc cũ như qui quan thành phần trong cải cách ruộng đát, đòibồi thường thiệt hại tài sản, thậm chí cả tính mạng do bị xử lý sai trong cảicách Hàng chục năm nay vấn đề đòi lại nhà, tài sản, bị Nhà nước thu giữ,quản lý trong thời kỳ cải tạo tư sản công thương ở miền Bắc, sau đó ở mìênNam, có chiều hướng gia tăng Giải quyết vấn đề này rất phức tạp, đòi hỏiphải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước
Việc quy đinh gửi đơn phải đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
ý nghĩa: Một mặt giúp người tiếp nhận đơn phân định rõ, nếu là đơn khiếunại lần đầu thì phải gửi cho cơ quan, thủ trưởng đã có quyết định hành chínhhoặc việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người khiếu nại hoặccủa người do mình nuôi dưỡng, bảo lãnh Nếu khiếu nại lần 2 thì gửi đơncho thanh tra cấp trên trực tiếp khi cơ quan, thủ trưởng cơ quan đã giải quyếtlần đầu không giải quyết hoặc giải quyết không đúng pháp luật Mặt khác,quy định này giúp cho cơ quan nhà nước phân định rõ trách nhiệm của cơ
Trang 21quan nào phải giải quyết đơn khiếu nại của công dân, tránh sự nhầm lẫn, đùnđẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện quy định này có nhiều điểmkhông thống nhất Thí dụ:
Pháp lệnh một mặt quy định: Người khiếu nại gửi đon hoặc trực tiếptrình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 18) và cơ quan nhậnđơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải trả lại đương sự
và hướng dẫn họ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, nhưngmặt khác: Pháp lệnh cũng quy định đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dânm cơ quan báo chí nhận được và chuyển đến cơ quan nhànước có thẩm quyền giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến cơ quannày (Điều 5, Điều 6)
Mặt tích cực của quy định này thể hiện vai trò, trách nhiệm của cơquan dân cử với cử tri - người đã bầu ra mình, đồng thời cũng nêu rõ vai trògiám sát của cơ quan dân cử đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vềgiải quyết đon, làm cho việc giải quyết đon đúng pháp luật Mặt khác, trongnhững năm qua, các cơ quan thông tin đại chúng đã thể hiện tinh thần, tráchnhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trêncác phương tiện thông tin đại chúng, đã tạo nên dự luận xã hội đấu tranh vớimọi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp páp của công dân.Song, những quy đinh trên cũng bộc lộ những thiếu sót là đã lập ra một hệthống các cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo đúng thẩmquyền và không đúng thẩm quyền giải quyết, khiến cho người khiếu nại gửiđơn đến cả các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là đại biểu Quốc họi cùngcới các đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan báo chí (báo viết, báo ảnh,đài phát thanh, đài truyền hình) Do đó tạo ra một thực trạng: đơn gửi khôngtập trung vào một cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và mỗi cơquan tiếp nhận đơn do cách hiểu khác nhau nên chuyển đơn đến các cơ quannhà nước cũng khác nhau Tuy khối lượng đơn gia tăng, vượt cấp (sự giatăng một cách giả tạo) thì nhiều, nhưng nội dung, bản chất vụ việc chỉ cómột, hành trình của đơn chạy khắp các cơ quan, nhưng người khiếu nại thìchẳng biết cơ quan nào có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết
1.2 Việc thực hiện thủ tục hành chính trong tố cáo
Cũng như khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân đượcghi nhận trong Hiến pháp và Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân Tuynhiên, tố cáo khác với khiếu nại về tính chất, nội dung và mục đích Căn cứvào Điều 1, khoản 2 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo thực chất là việc công dânphát hiện với cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền về những hành vi trái phápluật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể hoặc không liên quan trựctiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân cụ thể Do tính chất
Trang 22của những hành vi bị tố cáo thường nguy hiểm cho xã hội hơn những hành
vi bị khiếu nại, mặt khác các tố cáo thường rất đa dạng, phức tạp nên nghĩa
vụ đặt ra cho người tố cáo phải có trách nhiệm khác nhau - kể cả tráchnhiệm pháp lý hình sự Vì thế, thủ tục hành chính đối với tó cáo cũng cầnphải có quy định chặt chẽ hơn
Cũng tương tự như người khiếu nại, người tố cáo có thể gửi đơn hoặctrực tiếp trình bày với cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền Khác với khiếu nại,
tố cáo không cần thông qua người đại diện hợp pháp và cơ quan tiếp nhậnđơn tố cáo nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết đến cơ quan có thẩmquyền giải quyết
Thực tế hiện nay, đơn tố cáo thường không có họ tên, địa chỉ cụ thểcủa người tố cáo mà thường nặc danh hoặc mạo danh Điều này không íttrường hợp đã gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi nhận đơn không
có cơ sở để điều tra, xác minh vì đơn tố cáo thường không rõ nội dung, chỉnêu ra hiện tượng mà không chung và thường không theo đúng quy định củaĐiều 27 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân
Mặ khác, một xu thế pha trộn giữa nội dung khiếu nại với nọi dung tốcáo cũng làm cho cơ quan tiếp nhận đơn lúng túng trong việc phân định ranhgiới để tiến hành các bước theo trình tự, thủ tục giải quyết Thông thường,đối với phát sinh ban đầu, công dân gửi nhiều đơn khiếu nại đến cơ quan nhànước có thẩm quyền (Điều 18) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đãxem xét, giải quyết theo đúng quy định của Pháp lệnh, ra quyết định vàthông báo cho người khiếu nại biết Do không đồng ý với kết quả giải quyết
mà đương sự chuyển sang tố cáo hoặc cũng có thể không được giải quyếtnên đương sự tố cáo thủ trưởng cơ quan, nhân viên nhà nước vi phạm phápluật như làm sai lệch hồ sơ khiếu nại và đương sự yêu cầu xem xét về mặthành vi cũng như đạo đức của người đã giải quyết khiếu nại
Đối với đơn tố cáo nặc danh:
Về nguyên tắc, Pháp lệnh không chấp nhận và được xem là không hợp
lệ, không bắt buộc phải giải quyết đối với loại đơn này Tuy nhiên, đối vớitrường hợp cụ thể, qua nội dung đơn cho thấy người tố cáo sợ bị thành kiến,trả thù mà phải giấu tên, nhưng xét thấy người tố cáo bị thành kiến, trả thù
mà phải dấu tên, nhưng xét thấy tính chất vụ việc nghiệm trọng, nội dung tốcáo rõ rãng, cụ thể, có cơ sở để điều tra, xác minh thì cũng phải xem xét, giảiquyết một cách khẩn trương và nghiêm túc Có thể nói, đơn tố cáo nặc danh
là một đặc thù riêng, nó ra đời trong hoàn cảnh mà ý thức dân chủ của côngdân chưa cao, cùng với ý thức pháp luật, những cơ sở cần thiết để đảm bảocho sự mở rộng dân chủ chưa được tăng cường Do đó, khi xử lý loại đơnnày phải chú ý đến nội dung, tính chất của sự việc bị tố cáo để xem xét, giải
Trang 23quyết trên một nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện
và xử lý theo pháp luật”.
2 Trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
2.1 Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục về giải quyết khiếu nại.
Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Khiếu nại, tố cáo là quyền của côngdân, đồng thời cũng nêu rõ vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,trách nhiệm giải quyết kịp thời, khách quan các đơn khiếu nại, tố cáo củacông dân gửi đến Mặt khác, cũng quy định cả trách nhiệm pháp lý khikhông thực hiện đúng pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo là loại thủ tục hành chính, giảiquyết các vụ việc hành chính do các quy phạm thủ tục trong Pháp lệnh khiếunại, tó cáo năm 1991 quy định, do cơ quan nhà nước, thủ trưởng cơ quan đóthực hiện hoặc cơ quan Thanh tra nhà nước thực hiện theo quy định củaPháp lệnh khiếu nại, tố cáo
Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra nhiều giaiđoạn khác nhau:
- Giai đoạn tiếp nhận và nghiên cứu vụ việc
- Giai đoạn xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc
- Giai đoạn thi hành quyết định
- Giai đoạn khiếu nại và xem xét lại quyết định bị khiếu nại hoặc pháthiện những tình tíêt mới hoặc có vi phạm pháp luật
Qua thực tế cho thấy những quy định trên chưa được các cơ quan nhànước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện một cách đầy đủhoặc thực hiện chưa thống nhất Cụ thể:
- Về thời gian tiếp nhận đơn:
Điều 34 Luật khiếu nại, tố cáo quy đinh: “Trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do”.
Có thể nói, trách nhiệm của cơ quan nhà nứơc là ghi nhận khiếu nại,
tố cáo vào sổ sách, nhưng qua kiểm tra thấy 70% cơ quan nhà nước tiếpnhận đơn không có sổ sách ghi chép hoặc ghi chép sơ sài nên không theo dõiđược việc giải quyết Có trường hợp cán bộ ghi chép vào sổ tay, nhiều đơncòn để ngoài sổ sách theo dõi, do vậy đơn gửi đi hay thất lạc không ai hay.Việc quản lý về tiếp nhận đơn rất lỏng lẻo nên không theo dõi được nội dungkhiếu nại, tố cáo và quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo (vi phạm Điều 33
Trang 24và Điều 37 Luật khiếu nại, tố cáo và Điều 5 Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày7/8/1999 của Chính phủ).
Đối với đơn tố cáo, Điều 66 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Chậmnhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếpnhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộcthẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáophải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặnkịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm
an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu”
Quy định này cho thấy khác với quy định về tiếp nhận đơn khiếu nại,nếu đơn tố cáo gửi đến mà cơ quan tiếp nhận không có thẩm quyền giảiquyết thì không phải trả lại người tố cáo mà phải kịp thời chuyển đến cơquan có thẩm quỳên giải quyết Tuy nhiên, trong thực tế, có cơ quan khi tiếpnhận đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình lại chuyển về cơ quanngười bị tố cáo dẫn đến hậu quả: người tố cáo bị trù úm, trả thù
- Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Theo quy định của Luật thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầukhông qúa 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết Các lần tiếp thưo, mỗilần không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết Trong trường hợpphải tiến hành thanh tra thì thời hạn theo quy định của Pháp lệnh thanh tra
Đối với đơn tố cáo: Thời hạn quy định giải quyết là không quá 60ngày kể từ ngày thu lý giải quyết, trừ trường hợp Pháp lệnh khiếu nại, tố cáocủa công dân có quy định khác Đối với vụ việc phức tpạ thì cấp trên trựctiếp có thể gia hạn nhưng không quá 90 ngày Trong thực tế, khi Viện kiểmsát tiến hành kiểm sát việc tiân theo pháp luật về giải quyết đơn thấy đa sốcác cơ quan nhà nước còn kéo dài, quá hạn quy định hoặc để tồn đọng mộtlượng đơn đáng kế mà không xem xét, giải quyết Có vụ việc thời gian giảiquyết kéo dài từ 1 năm đến 2 năm
Ở thành phố Hà Nội (năm 1992, 1993) qua nghiên cứu 64/80 hồ sơ đãgiải quyết, có 23 hồ sơ giải quyết quá thời hạn, có vụ kéo dài từ 20 đến 30năm (vụ nhà 46 Nam Ngư, nhà 52 Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm)
Có cơ quan khi kiểm tra thấy từ năm 1996 đến quý I năm 1997 chỉgiải quyết được 394/1639 vụ, tỷ lệ chiếm 24% Trong số 394 hồ sơ đã giảiquyết chỉ có 38,8% hồ sơ giải quyết đúng thời hạn Tuy nhiên, trong việcgiải quyết đơn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quá hạn còn tùythuộc vào nhiều yếu tố khác như: lực lượng cán bộ còn thiếu, tính chất phứctạp của việc khiếu nại, tố cáo… Song, dù việc giải quyết khiếu nại có bị tácđộng bởi các yếu tố nào khác thì thời hạn giải quyết khiếu nại của công dân