1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập quy trình, tính toán tiến độ và định mức chi phí sơn cho một tàu vỏ thép cụ thể

87 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Ngày nay nói đến sơn thì không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta, bởi aicũng biết được rằng sơn là để bảo vệ và trang trí những công trình mà con ngườilàm ra, bên cạnh đó sơn còn có t

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải chi những khoản tiềnnhất định để thay thế những vật dụng đã bị hư hỏng do bị ăn mòn phá hủy Ví dụnhư: các khung cửa, vành xe, tấm tôn lợp…

Những tổn thất do ăn mòn trên phạm vi toàn thế giới là rất lớn Đặc biệttrong lĩnh vực giao thông đường thủy, khai thác thủy sản Theo số liệu thống k ê củanhà máy cho thấy có tới 30 % tai nạn t àu là do ăn mòn gây ra và hầu hết các tàu vàosửa chữa đều liên quan đến ăn mòn Đối với các nước công nghiệp phát triển thìtổng thiệt hại do ăn mòn gây ra chiếm khoảng 45% thu nhập quốc dân

Ví dụ: theo số liệu được công bố năm 1978 cho thấy tổn thất ăn mòn trongmột năm ở một số các nước phát triển như sau:

Ở Mỹ: 15 tỷ USD (chiếm 1,25% tổng thu nhập quốc dân )

Ở Liên Xô cũ: 1314 tỷ Rúp (chiếm 35% tổng thu nhập quốc dân)

Ăn mòn kim loại là hiện tượng khách quan trong tự nhi ên, nó không phụthuộc vào ý thức của con người, nhưng con người có thể nghiên cứu, tìm hiểu bảnchất của ăn mòn để hạn chế ăn mòn có hiệu quả nhất, như sử dụng sơn Chúng tathử dành một phút để quan sát những vật dụng, công trình xung quanh chúng ta cóđược bảo vệ không? và bảo vệ bằng cái gì, thì câu trả lời có thể nói là 90% các vậtdụng, công trình đều sử dụng sơn để bảo vệ nhờ vào các ưu điểm của nó Đó cũngchính là lý do của rất nhiều nhà máy sơn ra đời và được mở rộng trong những nămgần đây

Ở Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới ẩm, bờ biển dài dân sống chủ yếubằng nghề khai thác cá l ên lượng tàu thuyền hoạt động trên biển là rất lớn Hàngnăm số lượng rất lớn tàu vào các nhà máy đ ể sửa chữa do ăn mòn gây ra, làm tốnnhiều tỷ đồng Tuy nhi ên công tác chống ăn mòn, bảo vệ bề mặt vỏ tàu ở nước tavẫn chưa được quan tâm đúng mức , chưa đưa các biện pháp chống ăn mòn vàogiảng dạy trong trường học, nhiều biện pháp chống ăn m òn có hiệu quả thì chưađược phổ biến rộng rãi

Trang 2

Vì vậy để tập làm quen với công việc của một kỹ s ư sau khi ra trường, đồngthời để hiểu biết thêm một phần trong công tác đóng t àu, bộ môn đóng tàu đã phân

công cho em thực hiện đề tài tốt nghiệp “Lập qui trình, tính toán tiến độ và định

mức chi phí sơn cho một tàu vỏ thép cụ thể” Đây là một mảng đề tài khó, bởi từ

xưa đến nay chúng ta chỉ hay qu an tâm tới việc làm ra sản phẩm, còn việc bảo vệsản phẩm làm ra thì chưa được quan tâm đúng mức

Nội dung đề tài gồm bốn chương:

- Chương 1 : Đặt vấn đề.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

- Chương 3: lập qui trình, tính toán tiến độ và định mức chi phí sơn tàu

vỏ thép trong đóng mới v à sửa chữa.

- Chương 4: Thảo luận kết quả và đề xuất ý kiến.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian ngắn, trình độ hiểu biết và tài liệutham khảo còn hạn chế, phương pháp trình bầy chưa khoa học nên trong đề tài sẽcòn nhiều thiếu xót Kính mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy

Em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s: Huỳnh Văn Vũ và Kỹ sư: Đặng Văn

Hữu cùng tất cả các thầy, cô, các anh công nhân, kỹ s ư cùng ban lãnh đạo công ty

công nghiệp tàu thủy Nha Trang đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này

Trang 3

Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHI ỆP ĐÓNG TÀU VỎ THÉP

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Việt Nam là một trong mười nước trên thế giới có tiềm năng phát triển ng ànhcông nghiệp đóng tàu, là một nước có điều kiện tự nhi ên thuận lợi với bờ biển dàihơn ba nghìn km, tạo điều kiện cho việc phát triển ng ành công nghiệp đóng và sửachữa tàu Đồng thời ngày nay với nhu cầu đóng mới v à sửa chữa hàng năm là rất lớn

nó tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng vận chuyển h àng hóa, hành khách, du lịch, tuần tra,khai thác dầu khí…Trong và ngoài nước Đi đầu trong việc phát triển ng ành côngnghiệp tàu thủy Việt Nam trong h ơn mười năm qua là Tập đoàn công nghiệp tàuthủy Việt Nam (Vinashin)

Sau hơn mười năm thành lập, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam(Vinashin) có sự trưởng thành vượt bậc, đơn đặt đóng tàu hiện có hàng trăm, với giátrị hàng tỷ USD, trong đó hơn nửa các dự án đóng tàu xuất khẩu sang các nước cóngành công nghiệp tàu thủy phát triển, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, HàLan…

Ngày mới thành lập, 31-1-1996, Tập đoàn chỉ có 23 đơn vị thành viên Với cơ

sở vật chất nghèo nàn, chủ yếu phục vụ sửa chữa v à đóng tàu từ 1.000 tấn trởxuống Đến nay, Vinashin đ ã có hơn 90 đơn vị thành viên với hơn 31 nghìn cán bộ,công nhân,viên chức lao động, đóng trên địa bàn 25 tỉnh, thành phố trong cả nước.Trong mấy tháng đầu năm 2007 Tập đo àn công nghiệp tàu thủy Việt Nam(Vinashin) đã ký hợp đồng đóng mới 16 t àu VLCC 316.000 DWT cho ch ủ tàul-xra-en và Ấn Độ Đây là loại tàu trở hàng lớn nhất từ trước đến nay Bên cạnh đóTập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đ ã ký hợp đồng với chủ tàuAnh đóng mới thêm 6 tàu hàng 53.000 DWT đưa t ổng số tàu hàng 53 nghìn tấn xuấtkhẩu lên 35 chiếc và 5 tàu hàng 34.000 DWT Th ỏa thuận đóng mới 16 chiếc t àuloại 1.250 TEU với chủ t àu Đức và 8 tàu trở hàng rời 36.000 DWT cho chủ t àuSíp…

Trang 4

Trong giai đoạn này (2006-2010) Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đangđầu tư lớn cho các nhà máy đóng mới và sửa chữa để nâng cao năng lực sản xuấtcủa các nhà máy thành viên Đ ặc biệt Tập đoàn đầu tư 1.200 tỷ đồng vào nhà máyđóng tàu Soài Rạp – Tiền Giang để có thể đóng mới v à sửa chữa tàu 100.000

150.000 tấn xuất khẩu, tàu Container 3.000 TEU Đ ồng thời Tập đoàn côngnghiệp tàu thủy Việt Nam quiết tâm thực hiện tỷ lệ nội địa hóa tr ong các sản phẩmtàu thủy đến năm 2010 sẽ đạt tới 60 -70% sản phẩm Để khẳng định điều n ày ngày23/5/2007, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) hợp đồng dự ánnhà máy cán thép trị giá 4 tỷ USD với Tập đo àn POSCO Hàn Quốc hay ngày1/6/2007, tại khu công nghiệp Sóng thần Bình Dương đã khởi công xây dựng “Công ty cổ phần sơn tàu biển Vinashin” đây là đơn vị liên doanh giữa Tập đoàncông nghiệp tàu thủy Việt Nam và công ty cổ phần sơn Hải Phòng vốn đầu tư 93 tỷđồng, công suất thiết kế 10.000 tấn/năm Dự kiến đầu năm 2008 nh à máy sẽ đi vàohoạt động…

1.2 PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ T ÀI TRONG CÁC NHÀ MÁY HI ỆN NAY.

Ngày nay nói đến sơn thì không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta, bởi aicũng biết được rằng sơn là để bảo vệ và trang trí những công trình mà con ngườilàm ra, bên cạnh đó sơn còn có tác dụng ngụy trang trong quân sự… Nhưng việcsơn như thế nào cho đúng và có hiệu quả, chất lượng nhất thì có rất ít người biết vìđây là một công việc khá phức tạp, nó li ên quan đến nhiều yếu tố như thời tiết, loạisơn, phương pháp thi công … Nhất là đối với các vật liệu kim loại được sử dụngtrong các công trình giao thông l ớn như, ô tô, tàu thủy… Và đây cũng chính là phần

đề tài mà em cần thực hiện, cụ thể bài toán như sau: “lập qui trình, tính toán tiến

độ và định mức chi phí sơn tàu vỏ thép” Khi đề tài hoàn thành có thể giúp cho

mọi người hiểu biết kỹ hơn về các bước cần thực hiện trong việc thi công sơn nóichung

Trang 5

Cụ thể đề tài có thể áp dụng để thi công sơn hoàn thiện một tổng đoạn, hay cảmột con tàu trong công tác đóng mới và sửa chữa của công ty công nghiệp tàu thủyNha Trang, đồng thời đối với các nhà máy đóng tàu hi ện nay đều có thể tham khảo

và áp dụng một phần nào đó

1.3 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

Trong quá trình thực tập ở công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang em đã được

trực tiếp theo dõi và làm việc đối với tàu sửa chữa, tàu Cam Ranh 04 (sơn sửa lại phần vỏ), đối với tàu đóng mới là tổng đoạn E4 của tàu trở Container 225 TEU Vì

vậy đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là tàu Cam Ranh 04 và tổng đoạn E4

 Tàu Cam Ranh 04: đây là lo ại tàu dùng để kéo đẩy tàu Chu kỳ sửa chữa, bảodưỡng bề mặt cứ 23 năm 1 lần lên đà

Kế hoạch thi công trên triền đà là 25 ngày, ngày thi công v ỏ từ 31/8/078/9/07

Do thời gian thi công trên triền dài, không nhất thiết phải ép tiến độ thi công n ênmỗi ngày chỉ cần phun một lớp s ơn, để đảm bảo khoảng cách thời gian giữa hai lớpsơn tốt nhất

 Phần tổng đoạn E4 (tàu trở Container 225 TEU)

Đây là tổng đoạn thuộc khu vực buồng máy của con t àu, nên có rất nhiều vị trí

sử dụng các loại sơn khác nhau trong hệ thống sơn Chugoku Hải Phòng như: buồngmáy, vỏ, sàn cabin, hầm hàng

Trang 6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 TÌM HIỂU VỀ ĂN MÒN TRONG TÀU THỦY.

Tàu thủy là một trong những phương tiện làm việc trong môi trường khắcnghiệt, có tốc độ ăn mòn và phá hoại cao Đặc biệt phần vỏ t àu luôn luôn tiếp xúctrực tiếp với môi trường nước biển và các sinh vật biển,…

Sự ăn mòn thường gặp trên tàu thủy là: ăn mòn điện hóa với các dạng ăn mòncục bộ, ăn mòn đều trên cả tấm hoặc một khu vực nhỏ n ào đó Những khu vực xảy

ra ăn mòn lớn là tôn mạn thuộc mớn tải trọng v à tôn ở vùng gần chân vịt, đầu mũi

Trang 7

Catốt (+) (e-) Dung d ịch

đi ện ly Anốt (-)

Các dạng ăn mòn thường xảy ra trên tàu vỏ thép thường là ăn mòn hóa học và

ăn mòn điện hóa

 Ăn mòn hóa học là quá trình phá hoại mạng tinh thể của kim loại d ưới tácdụng của môi trường xung quanh theo qui luật phản ứng hóa học Lúc đ ó nguyên tửkim loại tương tác trực tiếp với phân tử môi t rường xâm thực như nước, oxy,axít…nguyên tử kim loại chuyển thành trạng thái ion

Tốc độ ăn mòn hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất của kimloại, thành phần môi trường khí, nhiệt độ…

 Ăn mòn điện hóa là quá trình phá hủy kim loại dưới tác dụng của môi trườngxung quanh theo quy luật động học điện hóa Trải qua quá tr ình chuyển hóa từ anốtsang catốt

Quá trình anốt là quá trình chuyển

trực tiếp kim loại vào dung dịch dưới

dạng ion và giữ lại lượng điện tử tương

đương trong kim loại Trong quá trình

này sự oxy hóa xảy ra

Quá trình catốt là quá trình đồng

hóa các điện tử thừa trong kim loại bằng

chất nhận điện tử nào đó (được gọi là

chất khử phân cực) quá trình này gọi là

quá trình tái tạo chất khử phân cực Hình 2.2: Cơ chế ăn mòn điện hóa

Điều kiện cơ bản để xảy ra ăn mòn điện hóa là sự có mặt của môi tr ường dẫnđiện, nghĩa là ăn mòn điện hóa xảy ra trong dung dịch chất điện phân

Tốc độ ăn mòn điện hóa phụ thuộc vào điện thế điện cực của kim loại, nhiệt

độ, nồng độ tạp chất trong kim loại…

b Các mức độ ăn mòn.

Tùy theo mức độ ăn mòn khác nhau mà người ta chia làm bốn loại bề mặt chuẩn

A, B, C, D Tương ứng với các mức độ rỉ này sẽ có những phương pháp làm s ạch bềmặt khác nhau

Trang 8

 Loại A: bề mặt thép bị bao phủ bởi lớp vẩy cán thép v à bám chắc vào bề mặt

nhưng rất ít

Hình 2.3: Mức độ rỉ loại A

 Loại B: bề mặt thép đã bắt đầu bị rỉ và lớp vẩy cán thép đã bắt đầu bong ra.

Hình 2.4: Mức độ rỉ loại B

Trang 9

 Loại C: bề mặt thép có vẩy cán thép đ ã bị rỉ có thể được cạo, nhưng sẽ xuất

hiện những lỗ nhỏ có thể nh ìn thấy bằng mắt thường

Hình 2.5: Mức độ rỉ loại C

 Loại D: bề mặt thép có vẩy cán thép đ ã bị rỉ và các lỗ nhỏ xuất hiện rộng rãi

có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Hình 2.6: Mức độ rỉ loại D

Trang 10

2.1.3 Tác hại của ăn mòn và hầu hà.

a Tác hại của ăn mòn

Hình 2.8: Vỏ tàu bị ăn mòn

Trang 11

Sự ăn mòn kim loại là kẻ thù vô hình làm thiệt hại đến nền kinh tế của đất n ướchàng năm là rất lớn (Nếu tàu không được bảo vệ dưới bất kỳ hình thức nào, theothống kê của các hãng sơn đưa ra 1 năm thép có th ể bị ăn mòn từ 100m - 150m).Bởi hàng năm tại các nhà máy đóng tàu có rất nhiều con tàu phải vào sửa chữa, thaythế các kết cấu,… do hiện t ượng ăn mòn gây ra là chủ yếu.

Sự ăn mòn không những chỉ gây thiệt hại về tiền của mà nó còn gây nguy hiểmgián tiếp đến tính mạng của con ng ười Đối với tàu thủy thì nó phá hủy cấu trúc bêntrong và bên ngoài, nó làm các thanh n ẹp, cột chống, … bị hư hỏng và yếu đi khôngcòn đảm bảo được độ bền làm việc gây nguy hiểm Nó làm cho bề mặt vỏ tàu biếndạng theo thời gian tạo điều kiện cho rong r êu, hà bám lên thân tàu gây hư h ỏng cho

bề mặt vỏ tàu và nó có thể gây thủng, nếu không đ ược phát hiện sửa chữa, thay thếkịp thời sẽ gây ra hậu quả nghi êm trọng

b Tác hại của hầu hà

Khi đã bị hầu hà bám lên bề mặt vỏ tàu thì nó phát triển ra khắp bề mặt rấtnhanh làm sức cản thân tàu tăng, tốc độ giảm, chi phí nhiên liệu tăng, thời gian đòihỏi tàu lên đà ngắn Bên cạnh đó một số loại hà khi bám vào bề mặt vỏ tàu làmbong tách lớp sơn bảo vệ gây ra ăn mòn càng nhanh

2.1.4 Phương pháp phòng, chống ăn mòn và hầu hà.

a Phương pháp phòng, chống ăn mòn.

Để chống ăn mòn đối với thép trong ngành đóng tàu người ta đưa ra nhữngphương pháp cơ bản sau

 Chống ăn mòn bằng phương pháp sơn

Mục đích của sơn là: ngăn chặn giữa thép và môi trường xung quanh, kìmchế ăn mòn Bởi ta biết rằng chỉ cần oxy v à độ ẩm là bắt đầu xảy ra quá trình ănmòn

Để có thể làm được điều này ta phải phủ lên bề mặt thép một lớp màng mỏngbền vững bảo vệ Màng bảo vệ này có thể được tạo ra bởi sơn chuyên dùng, chấtlượng của màng sơn phụ thuộc rất nhiều yếu tố nh ưng chủ yếu phụ thuộc vào quátrình xử lý bề mặt, chất lượng sơn, kỹ thuật sơn, điều kiện môi trường

Trang 12

 Chống ăn mòn bằng phương pháp điện cực.

Như ta đã biết kim loại ở vỏ tàu nằm bên dưới mớn nước bị tác động ăn mònđiện hóa bởi dòng điện lưu thông giữa một kim loại này đến một kim loại kháctrong một dung dịch Trong tr ường hợp này môi trường là nước biển

Phương pháp này chính là dùng vật hy sinh thay thế, nghĩa l à ta dùng một sốkim loại dễ hòa tan (anốt) gắn vào bề mặt cần được bảo vệ (catốt) theo hệ thống tínhtoán trước ở tại những vùng trọng điểm của bề mặt cần bảo vệ Cụ thể đối với t àu

vỏ thép, những kim loại thường được dùng làm anốt để gắn lên tàu là kẽm (Zn),magiê (Mg), nhôm (Al), h ợp kim (Al-Zn), (Mg-Al) và chúng được gắn chủ yếu tạinhững vùng đuôi, bánh lái, gần chân vịt, vây giảm lắc, trong két ballast, két mũi, kétlái…

Cũng phương pháp dùng vật hy sinh thay thế nh ưng ở mức độ cao hơn là dùng

hệ thống điện cực toàn tàu ICCP (Impressed current cathodic protection) Đây làphương pháp bảo vệ vỏ tàu bằng dòng điện cưỡng bức, bởi vỏ tàu được nối với cực

âm của nguồn điện một chiều v à điện cực phụ được nối với cực dương của nguồnmột chiều, đồng thời c ùng được nhúng trong môi trường nước biển Trong quá trìnhtàu hoạt động trên biển nhờ tác dụng của d òng điện một chiều mà bề mặt vỏ tàuđược bảo vệ giảm sự ăn mòn

Phương pháp bảo vệ bằng dòng điện cưỡng bức mang lại hiệu quả tốt h ơn nhiều

so với phương pháp bảo vệ bằng anốt tự hủy, bởi v ì với phương pháp này dòng điện

sẽ chi phối toàn bộ bề mặt vỏ tàu, có nghĩa là có thể điều hòa được những chỗ có độ

ăn mòn mạnh yếu khác nhau

Tuy nhiên phương pháp này r ất tốn kém và rất phức tạp trong công tác lắp đặtđồng thời cũng rất nguy hiểm khi h àn cắt thay thế dễ gây cháy nổ V ì vậy đa số chỉdùng trong tàu dầu, hóa chất

b Phương pháp phòng, chống hầu hà

Trong thực tế để chống hầu h à và rong rêu người ta thường sử dụng sơn Loạisơn này chỉ sử dụng cho các kết cấu ở d ưới nước, nó có chứa các độc tố d ùng đểngăn chặn các sinh vật bám vào bề mặt Khi ở dưới nước các độc tố này tiết ra từ từ

Trang 13

làm cho vùng nước gần nhất với kết cấu trở n ên độc hại với các sinh vật biển (khitàu neo đậu bến hiệu quả nhất).

Sơn chống hà thường có hai loại sau:

Một là: loại sơn chỉ tiết ra các độc tố theo thời gian , với loại sơn này độ dày

màng sơn được giữ nguyên theo thời gian, nhưng tính năng độc tố mất dần

Hai là: loại sơn mài mòn dần theo thời gian, với loại sơn này độ dày màng

sơn giảm dần theo thời gian hoạt động của t àu (tính năng độc tố giảm dần)

2.2 LÝ THUYẾT SƠN.

 Sơn là một loại nhựa nhân tạo, dùng để kết dính lên bề mặt cần bảo vệ, loạinhựa này cấu tạo thành màng vật liệu ngăn cách giữa thép v à môi trường Phươngpháp tạo màng sơn bằng máy phun sơn áp lực cao, chổi quét sơn, cọ lăn sơn…

 Các thành phần chủ yếu trong các loại s ơn gồm có:

Chất tạo màng : bản thân của chất gắn kết không thể tạo ra m àng gắn kết nếu

không có hóa chất tạo lên nó để tạo ra màng như, alkyd, epoxy, vinyl, polyurethane,chlorinated rubber…(thư ờng gọi là gốc sơn)

Chất tạo mầu: bột mầu là những hạt nhỏ của thể rắn được sử dụng trong sơn.

Chức năng chủ yếu của bột mầu l à cho sơn mầu sắc và có độ che phủ cao, bảo vệchất tạo màng khỏi sự phá hủy của tia cực tím do ánh nắng mặt trời

Dung môi: dung môi là chất dùng để pha loãng Tùy theo mỗi loại thì có các

loại dung môi khác nhau

Chất độn: là các chất khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo như: cao lạnh, dolomit…

chúng có kích thước nhỏ, và hình dáng khác nhau Ch ất độn cũng có vai tr ò quantrọng trong sơn, chúng được chọn và trộn vào trong sơn một lượng nhất định để cóđược chất lượng sơn tốt nhất Chức năng chủ yếu của chất độn l à gia cường màngsơn và đem lại độ bóng phù hợp

2.2.1 Phân loại sơn

Có nhiều cách để phân loại s ơn khác nhau, theo ch ức năng từng loại s ơn (sơnlót, sơn chống rỉ, sơn chống hà, sơn trang trí…) nhưng cách dễ nhất là phân loại

Trang 14

theo nguyên lý khô và đóng rắn của chúng Ta có thể phân ra l àm 3 nhóm chính:khô bởi oxy hóa, khô vật lý v à đóng rắn bằng hóa học (sơn hai thành phần, sơn bathành phần).

 Sơn khô bởi oxy hóa

Có nghĩa là sơn phải có tiếp xúc với oxy thì sơn mới khô được

Ưu điểm: Khi đóng rắn không quá phụ thuộc v ào nhiệt độ, sơn xong nếu gặp

trời mưa thì màng sơn vân có thể khô

Nhược điểm: Hay có hiện tượng còn khí trong sơn Đồng thời không được sơn

quá dày, vì nếu sơn quá dày thì sẽ có màng khô tạo thành trên bề mặt lớp sơn trongkhi ở bên trong bề mặt màng khô đó sơn vẫn còn lỏng, vì màng khô này đã ngăncản sự vận chuyển oxy tới các lớp b ên trong của màng sơn này làm cho th ời giankhô bị kéo dài Vì thế điều quan trọng là phải kiểm soát khống chế được chiều dầysơn trong quá trình thi công

Những loại sơn khô bởi oxy hóa thì chỉ có loại sơn gốc alkyd

 Sơn khô vật lý

Đây là loại sơn có sự kết hợp của dung môi, nó không cần có phản ứng hóahọc khi tạo màng, mà chỉ có sự bốc hơi của dung môi Nghĩa là khi dùng sơn khôvật lý để phủ một bề mặt th ì dung môi sẽ ngay lập tức bắt đầu bốc h ơi và các phân

tử trong chất tạo màng sẽ xích lại gần nhau hơn, tác động lẫn nhau tạo thành khôngdịch chuyển

Ưu điểm: Loại sơn này là không quá ph ụ thuộc vào nhiệt độ trong quá trình

đóng rắn, mà chỉ có sự bốc hơi của dung môi là phụ thuộc nhiệt độ, nhiệt độ cao sẽlàm màng sơn khô nhanh hơn nhưng ch ất lượng màng sơn thì không bị ảnh hưởngcho dù ở bất kỳ nhiệt độ nào

Nhược điểm: Tỷ lệ dung môi trong s ơn khô vật lý cao, nên chiều dày màng sơn

sẽ bị giới hạn

Những loại sơn được coi là khô vật lý gồm: acrylic, vinyl, cao su l ưu hóa

 Đóng rắn hóa học (sơn hai thành phần, sơn ba thành phần, sơn Silicon)

Trang 15

Những loại sơn này được sản xuất ra hai, ba thùng riêng biệt, một phần chứađựng phần A là sơn gốc, và phần kia là thùng B là chất đóng rắn Nếu chỉ sử dụngmột thùng thì không bao giờ tạo được một màng sơn đủ chất lượng Bởi vì khi tahòa trộn chúng lại với nhau th ì khi đó phản ứng hóa học mới xẩy ra v à tạo thành cácphân tử ngày càng lớn Những phân tử n ày mới hình thành chất tạo màng trongmàng sơn Vì vậy để đạt được màng sơn chất lượng ta cần phải trộn đúng tỷ lệ v àkhuấy đều hai thành phần trước khi sơn (với loại sơn này nếu không có chất đôngrắn thì không bao giờ khô).

Ưu điểm: Đa số các loại sơn hai thành phần thường rất cứng, bền vững với mài

mòn, dung môi Nên chúng được sử dụng cho các loại hầm, két n ước dằn, két đựngdầu, hóa chất…

Nhược điểm: Chính vì bền vững mà độ bám dính giữa các lớp s ơn giảm đáng

kể Bên cạnh đó sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá tr ình đông rắn, chính vì vậy loạisơn hai thành phần không được sơn ở nhiệt độ thấp hơn và cao hơn nhiệt độ chophép Nếu cần thiết phải sơn ở những khu vực không đủ nhiệt độ th ì tiến hành thổităng nhiệt nhờ các thiết bị hỗ trợ, (nhiệt độ th ường từ 80 0

30

 C là tốt nhất)

Bảng 2.1: Tác dụng của một số gốc s ơn chủ yếu thường gặp

trong ngành đóng tàu (cần lưu ý trong quá trình thi công ).

TrênDưới

Trong đó: T – Tốt (các lớp sơn có thể sơn chồng lên nhau)

B – Có thể chấp nhận sơn chồng lên nhau được.

X – Không thể sơn chồng lên nhau được.

Trang 16

 Đặc tính chủ yếu của một số loại s ơn thường gặp trong đóng tàu.

Sơn Alkyd: Nó được coi là loại dầu biến tính hóa học v à có các tính chất

sau:

Ưu điểm:

- Không cần xử lý bề mặt đặc biệt

- Dễ sử dụng và có thể pha loãng bằng dung môi

- Bền với nước, chịu mài mòn tốt

Nhược điểm:

- Không được sơn quá dày

- Mức độ khô và đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ

Sơn Chlorinated rubber: là loại sơn một thành phần, khô vật lý Có các

- Ít bền với dầu và dung môi

Sơn Bittum: là loại sơn thông thường, khô vật lý Có các tính chất sau.

Ưu điểm:

- Nó phụ thuộc nhiều vào thông gió hơn là nhi ệt độ

- Hàm lượng chất rắn tương đối cao

Trang 17

- Không dùng hệ sơn khác phủ lên.

Sơn Vinyl: là loại sơn một thành phần, khô vật lý Có các tính chất sau.

Ưu điểm:

- Độ khô phụ thuộc vào thông gió hơn là nhi ệt độ

- Khô rất nhanh

Nhược điểm:

- Hàm lượng chất rắn tương đối thấp

- Đòi hỏi dung môi đặc biệt

- Cần xử lý bề mặt tốt

- Độ bền có giới hạn với dầu v à dung môi

Sơn Polyurethane: là loại sơn 2 thành phần, đóng rắn hóa học Có các

tính chất sau

Ưu điểm:

- Bền với hóa chất và dung môi

- Bền với thời tiết và va chạm cơ học

Nhược điểm:

- Mức độ đóng rắn phụ thuộc v ào nhiệt độ

- Hàm lượng chất rắn thấp

- Đòi hỏi chuẩn bị bề mặt thật tốt

- Đòi hỏi dung môi đặc biệt

Sơn Epoxy 2 thành phần: (nguyên chất) là phần sơn gốc và chất đông

- Mức độ đóng rắn phụ thuộc v ào nhiệt độ

- Đòi hỏi dung môi đặc biệt

- Rất dễ bong tróc khi không ph ù hợp với cùng chủng loại sơn

Trang 18

- Đòi hỏi xử lý bề mặt tốt.

- Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian đóng rắn theo nguy ên lý và qui trình

Ngoài ra còn có loại sơn Silicon Đây là loại sơn đặc biệt, đòi hỏi kỹ

thuật cao, nhất là khâu vệ sinh và làm sạch bề mặt

- Khó thi công, dễ đóng rắn làm hư hỏng thiết bị

- Giá thành rất cao (18002000 USD/thùng 20 lít)

2.2.2 Thiết bị sơn

Để thi công được một lớp sơn theo đúng qui trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì

ta cần rất nhiều các trang thiết bị khác nhau, t ùy thuộc vào bề mặt mà ta tiến hành

để chọn trang thiết bị phù hợp

 Vật tư phụ phục vụ quá trình sơn

Thường gặp các loại sau trong quá tr ình sơn đó là cọ sơn (chổi sơn), con lăn (rulô),

và các loại bút sơn

Cọ sơn và con lăn là hai d ụng cụ thường dùng ở những khu vực diện tích nhỏhẹp, những đường hàn, góc cạnh,… Dùng cọ sơn và rulô để sơn trước những khuvực khó sơn bằng súng, những chỗ bị thiếu xót ch ưa đủ độ dày trước khi sơn lớpkhác, lan can, tay vịn, cầu thang

Với bút sơn thì có rất nhiều loại khác nhau: bút sơn dẹt, bút sơn tròn, bút sơncong,…Các loại bút sơn dùng chủ yếu để sơn những diện tích nhỏ, khó s ơn như,sơn những chỗ giáp danh giữa hai mầu s ơn, dấu Đăng Kiểm…

 Thiết bị sơn:

Thiết bị sơn gồm có các thiết bị: máy b ơm sơn áp lực cao, dây dẫn sơn, súngsơn, cây khuấy sơn

Trang 19

 Máy bơm sơn áp lực cao

Đây là một thiết bị hỗ trợ dùng để hút, bơm sơn và tạo ra áp lực lớn đưa đếnsúng phun Thiết bị được sử dụng bằng khí nén

Hình 2.9: Máy bơm sơn áp lực cao

 Dây dẫn sơn: là thiết bị dùng để dẫn sơn từ máy bơm sơn áp lực cao tớisúng phun sơn

 Súng sơn: là thiết bị phun sơn bao gồm hai loại sau Súng d ài và súngngắn

Súng dài dùng để sơn ở những khu vực có diện tích lớn, tầm với cao Súngdài có nhiều lọai và có độ dài khác nhau từ 500 mm đến 3000 mm

Súng ngắn: thông thường sử dụng ở những diện tích vừa v à nhỏ Loại súngnày chúng có rất nhiều ưu điểm và đặc tính kỹ thuật tốt, n ên chúng được sử dụngrộng rãi ở hầu hết các khu vực Tuy nhi ên để sử dụng súng có hiệu quả th ì phải sửdụng các thiết bị thay đổi phù hợp cho súng đối với từng loại s ơn như, đầu lọc sơn,típ sơn Trong đó típ sơn là thi ết bị quan trọng nhất v ì tùy theo mỗi loại sơn khácnhau mà phải có đầu típ sơn khác nhau, kích c ỡ khác nhau thì độ xa, độ rộng củamàng sơn khi phun ra mới được đảm bảo

Trang 20

 Cây khuấy sơn: đây là thiết bị dùng để khuấy sơn Vì trong quá trình thicông sơn cần phải được khuấy liên tục, nhất là các loại sơn hai thành phần Thiết bịhoạt động dùng bằng khí nén.

Hình 2.10: Thiết bị khuấy sơn bằng khí nén

 Ngoài ra còn có các thiết bị và dụng cụ dùng cho quá trình kiểm tra, đo đạc,phục vụ trước, trong và sau khi sơn gồm có:

- Máy đo chiều dày sơn khô

Hình 2.11: Máy đo độ dày sơn khô

Trang 21

- Quạt thông gió, máy điều ẩm.

- Thước đo độ dày sơn ướt

- Dụng cụ chiếu sáng: đèn pin, đèn xách tay

- Thiết bị đo độ ẩm môi trường

- Thiết bị đo nhiệt độ bề mặt thép

- Thiết bị tính nhiệt độ điểm sương

Hình 2.12: Đĩa tính nhiệt độ điểm s ương

2.2.3 Các hãng sơn thường dùng trong đóng tàu.

Ngày nay ta thấy hầu hết tất cả các đồ vật xung quanh chúng ta đ ều được sơnphủ bảo vệ, trang trí với nhiều mầu khác nhau v à của rất nhiều hãng sơn khác nhau.Tuy nhiên trong ngành đóng tàu v ới yêu cầu kỹ thuật cao thì chỉ thấy một số hãngsơn sau đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật: Chugoku, Jotun, Inte rpaint, Sigma, Á đông,Amazon, Nippon

Trang 22

2.3 QUI TRÌNH SƠN TÀU THỦY

2.3.1 Qui trình xử lý bề mặt.

Theo thống kê của các hãng sơn đưa ra có rất nhiều nguyên nhân gây ảnhhưởng tới chất lượng màng sơn Trong đó hơn 85% nguyên nhân gây ra hư h ỏngmàng sơn là do xử lý bề mặt kém

 Với tàu đóng mới.

Hầu hết tất cả các thép trong đóng t àu khi được mua về đều được xử lý bề mặttheo tiêu chuẩn quy định và sơn phủ một lớp sơn chống rỉ (lớp lót) trước khi mang

ra chế tạo thành các chi tiết Ở giai đoạn này các tấm tôn vẫn ở dạng phẳng lên dễ

xử lý và có thể áp dụng dây chuyền xử lý bề mặt v à sơn tự động, (tùy thuộc vàođiều kiện của từng nhà máy)

Hình 2.13: Hệ thống dây truyền s ơn tự động thép tấm

Khi chế tạo các phân đoạn, tổng đoạn xong trước khi sơn hoàn thiện thì cần phảithực hiện các bước công nghệ sau:

Trang 23

- Tất cả các mối hàn cạnh sắc, giọt hồ quang bắn v à tất cả các bề mặt trồi l ên

sẽ được mài trước khi xử lý bề mặt

- Bất cứ bề mặt làm sạch để qua đêm không được sơn lót thì phải phun làmsạch bề mặt lại như yêu cầu tiêu chuẩn trước khi áp dụng sơn

- Để đảm bảo chất lượng thì tất cả các bề mặt làm sạch phải được sơn lóttrước 4 giờ, trước khi rỉ bắt đầu xuất hiện tr ên bề mặt, bề mặt bị oxy hóa phải l àmsạch lại Nơi sơn lót bị trễ thì bề mặt cũng được làm lại theo đúng tiêu chuẩn

 Với tàu sửa chữa.

Vệ sinh tàu sạch sẽ: các chất cặn bã trong các két, xủi hầu hà…

Rửa nước ngọt đối với phần vỏ ngo ài và két dằn

Hình 2.14: Rửa nước áp lực

Trang 24

Áp dụng các phương pháp làm sạch bề mặt theo đúng y êu cầu của chủ tàu chotừng khu vực.

Hình 2.15: Bắn cát tiêu chuẩn Sa 2.5

Vệ sinh đường hàn, thổi khí nén…

Tiến hành sơn theo đúng hệ thống sơn trước của tàu (nếu không có yêu cầukhác)

Để có thể đánh giá được mức độ sạch của bề mặt tr ước khi sơn người ta thường

sử dụng tiêu chuẩn “Sa” và “St” đây là tiêu chuẩn kiểm tra bề mặt theo ảnh chuẩnvới các mức độ như sau (Sa1, Sa2, Sa2.5, Sa3, St2, St3) và nó được quy định cụ thểtrong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 334:2005 “Qui phạm sơn thiết bị

và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp”

Trang 25

Đối với “Sa” chúng ta chỉ đ ược tiến hành sau khi bề mặt thép đã được vệ sinhdầu mỡ và gõ rỉ nặng Do quá trình hoạt động của tàu lâu ngày trên biển cũng nhưtrở các mặt hàng và các chủng loại khác nhau, đồng thời , thời tiết ở mỗi nơi lại khácnhau do đó mức độ oxy hóa so với bề mặt thép là rất cao vì thế dễ gây ra rỉ đồng bộ

và rỉ cục bộ và mức độ nặng nhẹ khác nhau

Tùy thuộc vào mức độ rỉ nặng nhẹ khác nhau v à yêu cầu của chủ tàu mà người

ta có thể sử dụng các tiêu chuẩn sau để làm sạch bề mặt sao cho hợp lý

- Tiêu chuẩn Sa 1.0:

Là bề mặt được bắn sơ qua chỉ làm mất đi rỉ cám, và những bụi bẩn ngoại vibám vào bề mặt của thép Lên chỉ được dùng cho bề mặt thép có mức độ rỉ nhẹ, haydùng cho loại thép mới thành phẩm để từ đó tạo bề mặt có độ nhám tr ước khi sơnlên bề mặt thép

Hình 2.16: Các bề mặt được xử lý theo tiêu chuẩn Sa1.0

Trang 26

- Tiêu chuẩn Sa 2.0:

Tiêu chuẩn này đựợc dùng để làm sạch tất cả dầu, mỡ, bụi và hầu hết vảythép, gỉ, sơn, các tạp chất lạ, Chất nh iễm bẩn còn lại bám dính rất chặt với bề mặtthép

Hình 2.17: Các bề mặt được xử lý theo tiêu chuẩn Sa2.0

Trang 27

- Tiêu chuẩn Sa 2.5:

Với tiêu chuẩn này bề mặt sẽ được đánh sạch tất cả rỉ cám, rỉ nặng chân rỉ ănsâu vào trong thép, vẫn còn vết tích của chân rỉ bên trong thép Nhưng b ề mặt đượclàm sạch bằng ống hút bụi, gió…

Hình 2.18: Các bề mặt được xử lý theo tiêu chuẩn Sa2.5

Trang 29

- Tiêu chuẩn St2:

Đây là phương pháp làm s ạch thủ công bằng tay với các dụng cụ sau: d ùngsủi, bùi nhùi (bàn chà cối), đá mài để làm sạch bụi bẩn rỉ cám v à những bụi bẩnngoại vi, sau đó vệ sinh bằng m áy hút bụi, khí nén… làm sạch trước khi sơn

Hình 2.20: Các bề mặt được xử lý theo tiêu chuẩn St2

Trang 30

- Tiêu chuẩn St3:

Đây cũng là phương pháp làm s ạch thủ công với các dụng cụ sủi, b ùi nhùi(bàn chà cối), đá mài để làm sạch bụi bẩn rỉ cám và những bụi bẩn ngoại vi nh ưng ởmức độ cao hơn St2 (sạch hơn)… sau đó vệ sinh bằng máy hút bụi, khí nén,… l àmsạch trước khi sơn

Hình 2.21: Các bề mặt được xử lý theo tiêu chẩn St3

Trang 31

- Ngày nay do yêu cầu của môi trường đòi hỏi người ta phải đưa ra phươngpháp mới không gây ô nhiễm môi trường Vì vậy phương pháp làm sạch bề mặtbằng nước áp lực cao xuất hiện, phương pháp này mới được áp dụng ở một số nướcphát triển, do chi phí tốn kém đồng thời đi k èm theo nó phải sử dụng loại sơn chịuđược độ ẩm ướt cao (hiện nay có loại s ơn Amazon), sức bám vào bề mặt thép tốt.

Áp lực nước làm sạch bề mặt phải từ: 1000 bar2500 bar

Hình 2.22: Bề mặt được xử lý bằng nước áp lực cao

2.3.2 Qui trình kỹ thuật sơn.

1 Các khái niệm cơ bản

 Độ bám dính đựợc mô tả như những lực hút giữa các bề mặt của các lớp s ơnvới nhau Các nhân tố ảnh h ưởng tới độ bám dính của các lớp s ơn là: độ sạch, độnhám bề mặt và thời gian khô giữa các lớp s ơn đối với hệ sơn nhiều lớp

 Độ liên kết được mô tả như lực hút giữa các vật liệu Các nhân tố ảnh h ưởngđến độ liên kết của các lớp sơn là: trộn theo đúng tỷ lệ các chất nhất l à đối với loạisơn hai thành phần, độ dày màng sơn khô trong t ừng lớp trong hệ thống s ơn nhiềulớp phải đạt đúng yêu cầu

Trang 32

 Chiều dày màng sơn của mỗi loại sơn đều có giới hạn nhất định Để màngsơn có khả năng chịu được tác động của thời tiết, gió v à va chạm cơ học, nhất làmôi trường hóa chất khắc nhiệt hay trong khí hậu thời tiết luôn thay đổi thì tổngchiều dày màng sơn thường từ 150300 m (phải sơn nhiều lớp) để đạt được sựbảo vệ mong muốn.

Độ dày màng sơn ướt là độ dày màng sơn còn ướt được đo ngay sau khi sơn,

độ dày màng ướt phụ thuộc trực tiếp v ào kỹ thuật sơn, loại sơn

Độ dày màng sơn khô phụ thuộc vào độ đậm đặc của từng loại s ơn

2 Những yêu cầu khi trộn sơn

Tất cả các loại sơn đều phải được trộn kỹ lưỡng trước khi sơn nhất là đối vớiloại sơn hai thành phần cần phải sử dụng máy khuấy s ơn, quan sát sơn sau khi trộn,được coi là đạt yêu cầu nếu thấy thùng sơn đồng nhất mà không có biểu hiện màusắc tách riêng trên bề mặt Vì vậy khi trộn sơn cần có các yêu cầu sau:

- Trộn sơn phải đúng theo tỷ lệ các chất m à hãng sơn yêu cầu nhất là với cácloại sơn hai thành phần

- Trộn sơn lên sử dụng hết thùng Nếu phải chia nhỏ thì cần phải đong tỷ lệ cẩnthận

- Máy khuấy sơn, thùng đựng sơn,… cần phải được làm sạch trứơc khi sử dụng

- Khi khuấy sơn phải khuấy xuống tận đáy của th ùng và khuấy liên tục trongquá trình sơn

3 kỹ thuật sơn

 Lựa chọn phương pháp sơn

Trong thực tế, phương pháp tiến hành sơn cũng gây ảnh hưởng lớn đến chấtlượng màng sơn, năng suất lao động

 Dùng con lăn (rulo)

Ưu điểm:

- Có thể sơn những khu vực có diện tích nhỏ, góc, cạnh…

- Năng suất cao hơn so với chổi sơn

Nhược điểm:

Trang 33

- Năng suất lao động thấp.

- Yêu cầu xử lý bề mặt phải sạch

 Dùng chổi sơn (cọ sơn)

Ưu điểm:

- Dễ dàng tác những khu vực không gian chặt hẹp

- Tạo ra chất lượng màng sơn lớp đầu tốt nhất

- Không yêu cầu cao việc xử lý bề mặt

Nhược điểm:

- Năng suất lao động thấp nhất

- Độ dày màng sơn không đều

- Bề mặt sơn không bóng

 Phun áp lực cao

Ưu điểm:

- Năng suất cao

- Màng sơn có độ dày đồng đều, nên tuổi thọ màng sơn đảm bảo nhất

Nhược điểm:

- Yêu cầu công nhân có trình độ kỹ thuật cao

- Lượng sơn tổn thất lớn

- Khó sơn những khu vực góc, diện tích không gian nhỏ

Từ những ưu, nhược điểm trên, để đảm bảo năng suất và chất lượng của màngsơn ta cần lựa chọn các dụng cụ, thiết bị s ơn cho từng khu vực như sau: chổi sơndùng để sơn lớp đầu tiên trên những vùng nhỏ và sơn áp lực cho những vùng lớnsau đó dùng sơn áp lực cao cho các lớp tiếp theo l à tốt nhất

 Kỹ thuật thao tác súng khi s ơn

- Luôn di chuyển súng phun chĩa vào bề mặt ở 900

- Giữ một khoảng cách nhất định với bề mặt

- Giữ một tốc độ trong suốt quá tr ình phun

- Cắt cò súng khi thay đổi hướng phun

- Giữ khoảng cách súng với bề mặt từ 200 300 mm

Trang 34

- Di chuyển súng song song với mặt phẳng

Hình 2.23: Phun sơn bằng áp lực cao

 Các bước cần thực hiện trước và sau khi sơn

- Đầu tiên làm sạch nắp thùng sơn để tránh bụi rớt vào khi mở nắp thùng

- Trộn các chất đúng tỷ lệ v ào một thùng (sơn hai thành phần) rồi dùng máyquay cơ học khuấy kỹ Không được sử dụng thanh gỗ để khuấy

- Dùng dung môi để rửa sạch lại vòi hút sơn, ống dẫn sơn và súng phun sơntrước khi sử dụng phun s ơn

- Kiểm tra áp lực khí có đủ the o yêu cầu thì mới tiến hành sơn (sơn bằngmáy)

- Khi phun xong hoàn toàn, tháo típ phun ra và r ửa nó cùng với súng, típ sơnđược bỏ trong hộp đựng dung môi pha loãng Đồng thời bỏ thùng sơn ra và thay vào

đó là thùng dung môi pha loãng và bơm hết sơn còn lại trong máy ra thùng sơn,bơm chất pha loãng luân chuyển trong các thiết bị một lát Dừng b ơm và bóp còsúng để giảm áp lực trong thiết bị đổ đầy chất pha lo ãng vào thiết bị và mở tối đavan áp lực, để tới lần sau sử dụng

 Thi công sơn

- Tất cả các lớp sơn, típ sơn phải được thực hiện theo đúng với hệ thống s ơn

Trang 35

- Tất cả các vật liệu s ơn lót và sơn phủ được cung cấp tới hiện trường phảinguyên vẹn, chưa mở và không bị hư hỏng, chưa quá hạn trong thời gian thi công,ghi rõ ràng ngày tháng, n ơi sản xuất và số của lô hàng.

- Các chỉ dẫn của nhà chế tạo sơn đối với vấn đề hòa trộn, chất pha loãng,các phương pháp áp dụng, thời gian khô, thời gian đông cứng, thời gian phủ lớp tiếptheo và thời gian sơn có hiệu lực phải nghiêm khắc tuân theo

- Sơn đúng kỹ thuật sơn, từ trên xuống và cần chú ý các góc cạnh, các s ườn,lỗ

- Sau khi sơn xong một lớp (chờ sơn khô) thì kiểm tra các lỗ và những chỗcòn sót thì cho dặm lại

- Vệ sinh ngay để tiến hành sơn lớp tiếp theo

- Sau khi sơn xong từng lớp sơn, phải mời chủ tàu và người đại diện hãngsơn kiểm tra rồi mới được sơn lớp tiếp theo

- Khi sơn đủ các lớp xong mời chủ tàu và người đại diện hãng sơn kiểm trahoàn thiện, tháo giàn giáo, dặm lại sơn ở những chỗ chân giàn giáo

- Không sơn trong các trư ờng hợp sau

 Nhiệt độ bề mặt thép nhỏ h ơn 30C trên điểm sương

 Nhiệt độ môi trường không lớn hơn 350C, hoặc không nhỏ hơn 50C

 Độ ẩm của không khí vượt quá 85%, và không được thấp hơn 35%

 Thời gian xử lý bề mặt để quá lâu ( > 4giờ)

 Không sơn với các mép cạnh được chuẩn bị cho hàn (tối thiểu bề ngang

là 50 mm không sơn)

 Che phủ cẩn thận những khu vực không y êu cầu sơn, như máy móc, các

bề mặt nhẵn bóng của thép không gỉ hoặc hợp kim

 Nơi bề mặt được sơn nằm kề liền với các bề mặt m à đã được phun làmsạch và được sơn sau này, thì không gian tối thiểu phải bỏ lại không s ơn là 50 mmxung quanh mép cạnh khu vực đã được phun sạch

 Sơn bằng chổi chỉ được áp dụng tại khu vực nh ư góc, gờ cạnh, và mốihàn trước khi áp dụng sơn

Trang 36

 Độ dày một số vị trí lớp sơn bị thiếu phải được sơn phủ lại và để khôtrước khi sơn lớp tiếp theo.

 Không được sơn lớp tiếp theo khi thời gian khô ch ưa đủ (lớp sơn cònướt)

 Trước khi sơn lớp tiếp theo phải thổi sạch bụi, dầu mỡ, các tạp chất tr ên

 Thợ phun sơn phải thường xuyên đo độ dày ướt mỗi khi sơn để đảmbảo độ dày khô phù hợp với yêu cầu thiết kế

- Nếu lớp sơn lót ở nhà xưởng không là lớp sơn chính thức trong hệ thốngsơn mà chỉ để bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi bị rỉ trong thời gian chế tạo th ì lớp sơn đóphải được loại bỏ hoàn toàn và làm sạch lại bề mặt vật liệu theo ti êu chuẩn trườnghợp lớp sơn đó chính là lớp sơn thứ nhất của hệ thống sơn thì không bỏ lớp sơn này,

mà chỉ cần làm sạch bề mặt và sơn dặm lại các chỗ sơn bị cháy khi hàn

- Qui trình khảo sát cần kiểm tra

 Nhiệt độ và độ ẩm bề mặt

 Độ sạch của bề mặt

 Độ dày màng sơn ướt cho mỗi lớp phủ

 Độ dày màng sơn khô cho mỗi lớp phủ

 Kiểm tra vật liệu sơn phải được đóng trong các thùng của nhà sản xuất,còn hạn sử dụng trong thời gian thi công, các th ùng sơn phải nguyên vẹn chưa mở,ghi rõ ngày tháng, nơi sản xuất

- Phương pháp kiểm tra

 Khi đo độ dày màng sơn khô phải đo đủ số điểm qui định trong mộtdiện tích nhất định

Trang 37

 Độ dày màng sơn được coi là đạt khi tất cả số điểm kiểm tra không cóđiểm nào nhỏ hơn 90% hoặc vượt quá 120% chiều dày thiết kế.

 Kiểm tra độ sạch bề mặt bằng cách so sánh bề mặt thép với ảnh chuẩn

2.4 CƠ SỞ TÍNH TOÁN TIẾN ĐỘ SƠN TÀU.

2.4.1 Khái niệm chung.

Khái niệm: tiến độ là thời gian thi công do nh à máy lập ra trước căn cứ vào yêucầu các bước công nghệ của qui tr ình

Vai trò và ý nghĩa

- Nó là cơ sở để nhà quản lý đánh giá năng lực l àm việc của nhân công quakhả năng hoàn thành công việc được giao Để từ đó có th ể điều chỉnh lại định mứclao động, góp phần nâng cao năng lực của nh à máy

- Tránh sự lãng phi do phân bố nhân lực không hợp lý

2.4.2 Cơ sở tính toán tiến độ đối với t àu đóng mới.

Để tính toán được tiến độ sơn đối với tàu đóng mới ta cần nắm các thông tin sau:

 Vị trí

 Diện tích cần sơn

 Phương pháp làm sạch bề mặt

 Qui trình sơn

 Nhân lực tham gia: Bộ phận trực tiếp sản xuất , bộ phận quản lý

2.4.3 Cơ sở tính toán tiến độ đối với t àu sửa chữa.

Nhận bản yêu cầu của chủ tàu với danh mục các phần cần sửa chữa, sau đó khảosát thực tế trên tàu đưa ra bảng báo giá và thời gian sửa chữa lên chủ tàu

Sau khi khảo sát, nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật xong cần phải nắm đ ược các thôngtin sau:

 Loại sơn cũ của tàu là loại sơn gì

 Khu vực cần sơn lại

 Diện tích cần sơn

 Phương pháp làm sạch bề mặt

Trang 38

 Qui trình sơn.

 Nhân lực tham gia: bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận quản lý

2.5 CƠ SỞ TÍNH TOÁN ĐỊNH MỨC SƠN.

2.5.1 Khái niệm chung.

Khái niệm: là chi phí do nhà máy dự tính để hoàn thành công đoạn sơn một tổngđoạn hay sơn các hạng mục của một tàu sửa chữa, bao gồm chi phí nguy ên vật liệu

và hao phí giờ công lao động cần thiết

Vai trò và ý nghĩa:

- Là cơ sở để nhà máy quản lý lập dự toán hoạt động

- Là cơ sở để nhà quản lý kiểm soát và đánh giá năng lực sản xuất của nhàmáy

- Gắn trách nhiệm công việc tới mỗi cá nhân

- Nếu định mức hợp lý sẽ l àm giảm gía thành sản phẩm, thu hút khách h àng

- Định mức giờ công lao động chính l à động lực phấn đấu cho mỗi công nhân

2.5.2 Định mức nhân lực

 Khái niệm: là chi phí số giờ công cần bỏ ra trong suốt quá trình sơn tổngđoạn hay sơn sửa tàu cũ (từ khi bắt đầu sử lý bề mặt đến khi s ơn hoàn thành cáclớp)

 Phương pháp xây dựng định mức: Thực tế ở trong các nhà máy người tathường xây dựng định mức bằng cách thống k ê số giờ công cần thiết để hoàn thànhmột công việc với một diện tích v à tại một vị trí xác định, sau đó lấy số giờ trungbình hoàn thành công việc đó làm định mức tính toán về sau

- Các yếu tố ảnh hưởng tới định mức nhân lực:

 Mức độ hợp lý của qui trình

 Trình độ tay nghề của công nhân v à kỹ sư, trong đó trình độ tay nghề củacông nhân đóng vai tr ò quan trọng

 Tình hình trang thiết bị phục vụ sản xuất của nh à máy

 Điều kiện sản xuất, khu vực sản xuất từng vị trí tr ên tàu

Trang 39

- Cách thức xác định nhân lực cần thiết cho một bước công việc cụ thể trongcác nhà máy hiện nay, thì thường dựa vào bảng định mức giờ công đ ã được xâydựng qua nhiều năm của từng nh à máy.

- Với công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang, qua nhiều năm hoạt động công

ty đã đưa ra được một số bảng định mức sau (các bảng định mức chỉ mang tính chấttham khảo đối với nhà máy)

Bảng 2.2: Hệ số

Kiểu loại tàu (ship type) 1,2 Tàu hóa chất, cấu trúc xa bờ, tàu chiến

Vị trí (place) 1,3 Két mũi, két đuôi, khoang trống

Loại sơn (painting type) 1,2 Epoxy, petro- line

Sơn bằng con lăn hoặc cọ

(coating by roller, brush)

3,0 Sơn bằng tay

Bắn cát đóm trong két kín 1,5

1,3

Diện tích 040% của kétDiện tích 5060% của két

Vỏ và boong

Hầm và kho hàng

Khoang két

Cabin (bên trong)

Cabin (bên ngoài)

Nắp hầm hàng mặt ngoài

Nắp hầm hàng mặt trong

0,1610,2110,3170,2110,1870,1560,188

0,1790,1810,1980,1790,1700,1510,155

0,0250,0310,0620,0310,0250,0240,029

0,0150,1650,0220,0170,0160,0260,040

0,0760,0940,1850,1960,1570,1510,182

Trang 40

Bảng 2.4: Định mức giờ công/m2 của công ty CNTT Nha Trang

(với tàu sửa chữa)

Boongtàu

Nắphầmhàngngoài

NắphầmhàngtrongRửa nước 0200 kg/cm2

áp lực: 201599kg/ cm2

600 kg/ cm2

0,0400,0450,050

0,0540,0630,074

0,0260,0960,012

0,0540,0670,082

0,0540,0630,073

0,0530,0680,081Phun cát: Sa 1.0

Sa 2.0

Sa 2.5

0,1640,4120,625

0,3360,8401,008

0,5441,3601,636

0,3560,8881,064

0,3560,8881,064

0,3560,8881,064Mài chà: Xủi

Gõ rỉ

Máy mài đĩa

Bàn chà sắt

0,6021,0500,2980,232

0,3701,5100,2840,288

0,4921,9700,3680,246

0,3401,3600,2550,170

0,3401,3600,2550,170

0,4101,3600,3060,204

Vệ sinh: Thổi gió

Rửa bụi

Hóa chất

Lau bằng giẻ

0,0680,0200,1590,640

0,0850,0270,2260,092

0,1020,0380,2930,123

0,0850,0230,2040,084

0,0850,0230,2040,084

0,0900,0290,2450,100Sơn: Sơn phủ: Lần 1

Lần 2

 Sơn dặm: Ít hơn 50%

Nhiều hơn 50%

0,0480,0480,0580,048

0,1110,0810,1340,111

0,3260,3200,4420,331

0,1110,0810,1390,112

0,1110,0810,1390,112

0,1250,1250,1680,162

Ngày đăng: 27/03/2015, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7] – Một số trang Web: http://www.moc.gov.vn http://vinashin.com.vn Link
[1] – Phan Lương Cầm, Ăn mòn và bảo vệ kim loại – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 1985 Khác
[2] – Nguyễn Văn Lộc, Kỹ thuật sơn – Nhà xuất bản Giáo Dục 2003 Khác
[3] – Đinh Văn Kiên, Kỹ thuật sơn – Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật 1978 Khác
[4] – Tài liệu kỹ thuật của Công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang, Nhà máy đóng tàu Bến Thủy Khác
[5] – Tài liệu kỹ thuật của các hãng sơn: Jotun, Chugoku, Hempel Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w