Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu Lập quy trình, tính toán tiến độ và định mức chi phí sơn cho một tàu vỏ thép cụ thể (Trang 85)

/ m3 M ức độ

Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1 Thảo luận kết quả:

Sau thời gian đi sâu nghiên cứu thực hiện đề tài “Lập qui trình, tính toán tiến độ và định mức chi phí sơntàu vỏ thép cụ thể”em thấy một số điều như sau:

 Đề tài mang tính thựctế cao.

Khi đi sâu vào nghiên c ứu đề tài, tìm tài liệu liên quan em mới thấy được rằng chỉ có một rất ít tài liệu đề cập đến vấn đềlập qui trình, tính toán tiến độ và định mức chi phí sơn tàu và càng không thấy một nhà máy nào đưa vấn đề này lên trên web của nhà máy. Dường như đây là bí mật của mỗi nhà máy vì nó liên quan đến giá cả của sản phẩm.

Do đó để giải quiết bài toán này chỉ còn một cách duy nhất là đi thực tế xuống các nhà máy tìm hiểu cụ thể cách tính thông qua tài liệu liên quan, học hỏi người có kinh nghiệm đi trước trực tiếp quản lý công việc để ghi các số liệu không có trong tài liệu nhà máy.

Chính vì đề tài mang tính thực tế cao, nên việc tính toán định mức các bước công việc của mỗi nhà máy là khác nhau, nên việc lập qui trình, tính toán tiến độ và định mức chi phí sơn cho tổng đoạn E4 của tàu 225 TEU chỉnên áp dụng cho các tổng đoạn khác thuộc con t àu đó trong nhà máy là tốt nhất. Đối với các nhà máy khác chỉ nên tham khảo để rút ra định mức cho phù hợp.

 Qua việc thực hiện đề tài đã cho em thêm hệ thống kiến thức rất nhiều nhất là lĩnh vực về sơn tàu biển, mà đối với em lĩnh vực này gần như là mới hoàn toàn, bởikhi học ở trường vấn đề này được chưa được học nhiều.

4.2 Đề xuất ý kiến:

 Như chúng ta đã biết việc bảo vệ bề mặt thép bằng màng sơn chỉ mang lại hiệu quả khi màng sơn đó có chất lượng mọi vị trí trên một bề mặt là như nhau. Nhưng trong thực tế của ngành sơn tàu biển thì không phải chỗ nào cũng thực hiện được như vậy, nhất là vùng đáy tàu tại những vị trí kê khi đóng mới hoặc sửa

chữa trên triền, đà. Những chỗ như vậy sẽ bị rỉ tấn công tr ước tiên và nhanh chóng phá hủy sang vùng lân cận. Vì vậy việc sơn một con tàu được coi là hoàn hảo thì chúng ta phải tính toán được các vị tri và cho sơn trước theo qui trình sơn, hoặc chất lượng màng sơn có thể tốt hơn để lần sau tàu lên đà vẫn có thể kê đúng vị trí đó.

 Để đáp ứng trình độ và nhu cầu cần thiết trong các lĩnh vực liên quan đến tàu thuyền thì em nghĩ ngay lúc này khoa ta nên bổ xung thêm môn “kỹ thuật sơn tàu thủy” và sau này có thể thành một bộ môn ngang cùng với bộ môn vỏ tàu và máy tàu. Bởi theo em biết thìở các nước công nghiệp phát triển họ đều đào tạo có ngành kỹ sưnguyên về lĩnh vực sơn,hơn nữa ở các nhà máy đóng tàu hiện nay đều có phòng sơn, phòng máy, phòng vỏ riêng biệt.Vậy tại sao chúng ta không đào tạo ngành nghề mà các nhà máy đang cần để tương xứng với sự phát triển của xã hội. Tạo cơ hội có việc làm lớn hơn cho sinh viên sau khi ra trư ờng, các nhà máy không phải đào tạo lại những sinh viên không thuộc lĩnh vực này.

 Và hơn bao giờ hết khoa nên chú trong ngay việc nâng cao trình độ tiếng anh, để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trư ờng lớn hơn, thăng tiến dễ dàng hơn.

 Trên đây là những đề xuất của em với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của khoa trong tương lai gần nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]– Phan Lương Cầm,Ăn mòn và bảo vệ kim loại – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 1985.

[2]– Nguyễn Văn Lộc, Kỹ thuật sơn – Nhà xuất bản Giáo Dục 2003.

[3]– Đinh Văn Kiên, Kỹ thuật sơn –Nhà xuất bảncông nhân kỹ thuật 1978.

[4]– Tài liệu kỹ thuật của Công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang, Nhà máy đóng tàu Bến Thủy.

[5]– Tài liệu kỹ thuật của các hãng sơn: Jotun, Chugoku, Hempel. [6]– Một số đề tài khóa trước.

[7]– Một số trangWeb: http://www.moc.gov.vn http://vinashin.com.vn

Một phần của tài liệu Lập quy trình, tính toán tiến độ và định mức chi phí sơn cho một tàu vỏ thép cụ thể (Trang 85)