TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG Chuyên đề : KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
Chuyên đề :
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN I – HOÀNG
Trang 2TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề :
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
Chuyên đề :
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN I – HOÀNG MAI
Giáo viên hướng dẫn : CÔ TỪ THỊ XUYẾN
Sinh viên thực hiện : CHU THỊ MINH TRANG Lớp : KT2N4
Khoá : III (2008 – 2011)
Hệ đào tạo : CAO ĐẲNG NGHỀ
HÀ NỘI - 2011
Trang 3Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ THỰC TẬP
Loại thực tập: Cao Đẳng
Lớp: KT2N4 Hệ đào tạo: Cao Đẳng Nghề
Thực tập tại: Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai
Thời gian thực tập:…… tuần
Từ ngày ……./……/2011 đến ……/……./ 2011
Ngày chính thức nhận đề tài thực tập:……./…… / 2011
Ngày hoàn thành báo cáo thực tập:…… /…… / 2011
Sinh viên: Chu Thị Minh Trang
Nội dung và yêu cầu thực tập:
1 Thời gian: tập trung 8 tiếng/ ngày ở cơ quan/ ở nhà: 6 tiếng
2 Đề tài thực tập và yêu cầu về chuyên môn:
Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai
3 Báo cáo kết quả thực hiện:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập tại Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng mai
- thiện bài báo cáo theo đúng nội dung của đề tài và yêu cầu của nhà trường
Trang 4Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai, em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tận tình, có trách nhiệm của cô giáo Bên cạnh đó, là sự giúp đỡ của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cô, các chú phòng Kế toán.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Từ Thị Xuyến đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ; Ban giám đốc Công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Tiền lương và các khoản trích theo lương”
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Chu Thị Minh Trang
Trang 5Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng
Trang 6STT Ký hiệu viết tắt Nguyên văn
1. SXKD Sản xuất kinh doanh
2. BHYT Bảo hiểm y tế
3. BHXH Bảo hiểm xã hội
4. KPCĐ Kinh phí công đoàn
5. CĐ - TC Cao đẳng – Trung cấp
6. CNKT Công nhân kỹ thuật
7. LĐTL Lao động tiền lương
8. CBCNV Cán bộ công nhân viên
9. BMQL Bộ máy quản lý
10. ĐMLĐ Định mức lao động
11. ĐGTL Đơn giá tiền lương
Trang 7Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương vừa là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, nó đảm bảo cho cuộc sống người lao động được ổn định và luôn có xu hướng được nâng cao Mặt khác tiền lương đối với doanh nghiệp (DN) lại là yếu tố chi phí Như vậy ta thấy tính hai mặt của tiền lương Người lao động thì muốn thu nhập cao hơn nhằm phục vụ cho cuộc sống của bản thân và gia đình được tốt hơn, còn DN lại muốn tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng chỉ tiêu lợi nhuận Vì vậy công tác quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng Đưa ra được một biện pháp quản lý tiền lương tốt
sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động hiệu quả, thu hút được nguồn lao động có tay nghề cao, đời sống lao động luôn được cải thiện nhằm theo kịp với xu hướng phát triển của xã hội, bên cạnh đó phía doanh nghiệp vẫn đảm bảo được chi phí tiền lương là hợp lý và hiệu quả
Ngoài ra việc tinh toán và hạch toán các khoản trích nộp theo lương như bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN và người lao động Nó tạo nguồn tài trợ và đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên hiện tại và sau này
Nhìn nhận được tầm quan trọng của nội dung tiền lương và các khoản trích nộp theo lương Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai – Số 471 Đường Nguyễn Tam Trinh – Phường Hoàng văn Thụ - Quận
Hoàng Mai – TP Hà Nội em đã chọn đề tài: “Tiền lương và các khoản trích theo
lương” Nội dung của bản báo cáo thực tập tốt nghiệp trước hết đưa ra những lý luận
chung về tiền lương, tiếp đó đi xem xét thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – 471 Đường Nguyễn Tam Trinh – Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội
Nội dung bài báo cáo thực tập gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai và một số vấn đề về tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công
ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai.
Chương 4 :Kết luận và kiến nghị.
Trang 8thực tế của đơn vị nhưng do thời gian có hạn, chắc chắn bài báo cáo vẫn còn thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy (cô) giáo để bổ sung vào bản báo cáo thực tập tốt nghiệp và khắc phục những thiếu sót trên
Trang 9Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai và một số vấn đề về tiền lương và các khoàn trích theo lương
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN I – HOÀNG MAI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1Tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện 1 – Hoàng Mai là đợn vị thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần xây lắp Điện I Ban đầu khi mới thành lập, Công ty có tên
là Tổng đội xây lắp Điện 9 – Công ty xây lắp Điện I Sau quá trình hoạt động và phát triển, Tổng đội xây lắp Điện 9 đổi tên là Xí nghiệp xây lắp Điện và công trình Công nghiệp sau đấy đổi tên là Chi nhánh I.4
Mặc dù mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn song đơn vị đã và đang từng bước khẳng định được khả năng và uy tín của mình trên thị trường
Theo tiến trình phát triển Cổ phần hóa toàn Công ty, Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp điện I – Hoàng Mai được thành lập (thay cho Chi nhánh I.4 – Công ty cổ phần xây lắp điện I trước đây) theo Quyết định số 13/QĐ-PCC1-HĐQT ngày 15 tháng
06 năm 2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây lắp Điện I Công ty chính thức đi vào hoạt động
Được tách ra từ Công ty mẹ, Công ty còn thiếu về nguồn vốn để SXKD Song toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đồng lòng đoàn kết, tham gia phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ Công ty giao, góp phần đưa Công ty Cổ phần xây lắp Điện I ngày càng phát triển
Trụ sở chính của Công ty hiện nay là: 471 – Đường Nguyễn Tam Trinh – P.Hoàng Văn Thụ - Q.Hoàng Mai – TP.Hà Nội
1.1.2 Ngành nghề SXKD của Công ty
Ngành, nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp; các công trình nguồn điện; các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, giao thông, thủy
Trang 10lợi, bưu chính viễn thông;
- Sản xuất, kinh doanh điện;
- Sản xuất kinh doanh thiết bị, kết cấu thép, kim khí, vật liệu xây dựng và phụ kiện công trìmh điện; chế tạo thiết bị xây dựng, thiết bị phi tiêu chuẩn; lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện, đường dây cáp quang;
- Kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống, giải khát (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường );
- Đào tạo nghề xây lắp điện (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép)
1.1.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Sơ đồ1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
* Ban giám đốc:
Ban giám đốc của Công ty bao gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc
- Giám đốc là người điều hành cao nhất, trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý toàn
bộ hoạt động và kết quả SXKD của toàn Công ty
Giám đốc phải đảm bảo chỉ tiêu kinh tế Công ty giao và đảm bảo mức lương bình quân trong Công ty so với mặt bằng Công ty
Ban giám đốc
Phòng
Tổ chức - LĐTL
Phòng Tài chính - KT
Phòng
KH – Thị trường
Phòng
Kỹ thuật – Vật
tư
Đội xây lắp trạm
Đội xây lắp 2
Đội xây lắp 1 Xưởng
cơ khí
Trang 11Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai và một số vấn đề về tiền lương và các khoàn trích theo lương
Tham mưu trợ giúp việc cho giám đốc trong hoạt động điều hành của một hoặc một số lĩnh vực cụ thể có phó giám đốc
- Phó giám đốc: chịu trách nhiệm về phần việc được giao phó như phụ trách kỷ luật, phụ trách tài chính và được giám đốc uỷ quyền điều hành khi giám đốc đi công tác
* Phòng Tổ chức - lao động tiền lương:
Làm nhiệm vụ quản lý lao động từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết việc làm và các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước
Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức biên chế, quy hoạch việc sử dụng lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo, gửi cán bộ chuyên môn kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giải quyết về đầu vào, đầu ra thực hiện chính sách với người lao động
Theo dõi quản lý lao động, lập bảng theo dõi thanh toán lương thưởng, duy trì thực hiện các chế độ chính sách của Công ty
Lập kế hoạch , phương hướng sản xuất kinh doanh, công tác thống kê
* Phòng Tài chính - Kế toán:
Kế toán có vai trò là công cụ phục vụ quản lý kinh tế tài chính cả ở tầm vĩ mô
và vi mô Thông qua thông tin của kế toán giúp cho nhà quản lý ở cấp vĩ mô (Nhà nước) có thể nắm được tình hình và kết quả kinh doanh
Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán theo nội dung
kế toán và theo đúng chuẩn mực kế toán quy định Kiểm tra, kiểm soát tình hình thu chi tài chính, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản Phân tích và đưa ra những vấn đề về tài chính cho nhà quản lý và cung cấp thông tin cho những đối tượng theo luật định
Tham mưu giúp việc cho giám đốc để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế, kiểm tra việc sử dụng bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của Công ty cụ thể:
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu các chính sách tài chính và tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đầu tư của Công ty
- Quản lý tài chính và công tác hạch toán kế toán của Công ty
- Mở sổ sách kế toán ghi chép phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển tài sản
Trang 12vật tư, tiền vốn, tình hình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, kế toán phải kiểm soát được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các các quan hệ kinh tế với các tổ chức kinh tế khác Kế toán phải cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác để giúp lãnh đạo xử lý kịp thời các thông tin kinh tế trong doanh nghiệp.
- Lập báo cáo tài chính gửi cơ quan chủ quản theo định kỳ hàng quý và các báo cáo nhanh khi cần
* Phòng kế hoạch:
- Quản lý và triển khai công tác thị trường Thực hiện các công tác thống kê, lập kế hoạch , quản lý hợp đồng kinh tế và hồ sơ các công trình
- Làm hồ sơ năng lực, thực hiện công tác đấu thầu
- Lập dự toán ban đầu, dự toán giao khoán và thanh quyết toán các công trình
* Phòng Kỹ thuật:
Giám sát hướng dẫn kỹ thuật, lập phương án và biện pháp tổ chức thi công, hướng dẫn áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật Tham gia đào tạo kiểm tra nâng bậc lương, hướng dẫn học và kiểm tra an toàn vệ sinh lao động cho công nhân của Công
ty Lập hồ sơ đấu thầu, tham dự thầu xây lắp các công trình, lên kế hoạch khảo sát thiết kế thi công các công trình trước khi xây dựng Tổ chức nghiệm thu, lập hồ sơ tài liệu kỹ thuật đầy đủ kịp thời làm quyết toán công trình đồng thời đảm bảo mọi yêu cầu
về nguyên tắc xây dựng quản lý cơ bản
Quản lý đặt hàng và cung cấp vật tư cho các dự án Quản lý kho tàng và thực hiện công tác thanh quyết toán, thu tiền của các dự án, tham gia đấu thầu dự án
1.2 Một số vấn đề về tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.2.1 khái niệm tiền lương:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã
bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật Các DN sử dụng
Trang 13Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai và một số vấn đề về tiền lương và các khoàn trích theo lương
có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích luỹ cho đơn vị
1.2.2 Nội dung của quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà DN dùng để trả cho tất cả các loại lao động do DN trực tiếp quản lý và sử dụng Đứng trên giác độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ
+) Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại DN bao gồm: tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo
+) Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc tại DN nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng nhưng được hưởng lương
1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán:
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về
số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động
thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lương, ưũy BHXH, BHYT, KPCĐ
Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
1.2.4 Khái niệm BHXH, BHYT, KPCĐ.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ Đây là các quỹ xã hội dùng để thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động
Trang 14Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợc cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn hay tử tuất sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội.
BHXH chính là các khoản tính vào chi phí để hình thành lên quỹ BHXH, sử dụng
để chi trả cho ngưòi lao động trong những trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động
khoản chi trợc cấp BHXH cho ngưòi lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động được tính trên cơ sở lương, chất lượng lao động và thời gian mà người lao động
đã cống hiến cho xã hội trước đó
nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men, khi bị
ốm đau Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền là người lao động phải có thẻ bảo hiểm y tế Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT Đây là chế
độ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động Ngoài ra việc phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, DN phải trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
KPCĐ là khoản trích nộp sử dụng với mục dích cho hoạt động của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi íach chính đáng cho người lao động
1.2.5 Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương
tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động lám công ăn lương trong DN
Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sực kích thích, sự quan tâm đúng đắn của của người lao động đến kết quả cuối cùng của DN Có thể nói hạch toán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế
Mặt khác, tiền lương là một trong những chi phí của DN hơn nữa lại là chi phí
Trang 15Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai và một số vấn đề về tiền lương và các khoàn trích theo lương
chiếm tỷ lệ đáng kể Mục tiêu của DN là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận nhưng bên cạnh đó phải chú ý đến quyền lợi của người lao động Do đó làm sao và làm cách nào để vừa đảm bảo quyền lợi của DN Đó là vấn đè nan giải của mỗi DN
Vì vậy hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lưong không những có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động mà còn có ý nghĩa giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lưong có hiệu quả nhất tức là hợp lý hoá chi phí giúp
DN làm ăn có lãi Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về tiền lương của DN, để từ đó
DN có những điều chỉnh kịp thời , hợp lý cho những kì doanh thu tiếp theo
Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuấtvà mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được hách toán hợp lý công bằng chính xác
Ngoài tiền lương người lao động còn được trợ cấp các khoản phụ cấp, trợ cấp BHXH, BHYT các khoản này cũng góp phần trợ giúp, động viên người lao động và tăng thêm cho họ trong các trương hợp khó khăn tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động
Phương pháp kế toán lương và các khoản trích theo lương mà xí công ty sử dụng
là phương pháp kế toán tiền lương được quy định trong chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo quyết định số 1864/QĐ – BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng bộ tài chính
Tiền lương phải trả cho công nhân viên công ty được tính như sau:
Tiền
lương
phải trả = cấp bậcLương + Phụ cấp + Thưởng + ngừng việc Lương
theo chế độquy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty như sau :
- Hàng ngày , trên cơ sở các chứng từ tiền lương, kế toán tiền lương, lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để từ đó ghi vào sổ nhật ký chung và
Trang 16chi tiết tiền lương.
- Cũng vào cuối kỳ, kế toán cộng số phát sinh và tính số dư trên sổ cái các TK
334, 335, 338 Trên cơ sở số liệu đó kế toán vào bảng cân đối tài khoản
- Cuối cùng, kế toán kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết tiền lương và bảng cân đối TK rồi căn cứ vào số liệu trên hai bảng này, kế toán lập các báo cáo tài chính
Có thể khái quát quy trình hạch toán kế toán tiền lương tại Công ty thành mô hình sau
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán kế toán tiền lương
Chứng từ về tiền lương và các khoản trích theo lương
Trang 17Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công
ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
XÂY LẮP ĐIỆN I – HOÀNG MAI 2.1 Tổ chức lao động
Quản lý tiền lương gắn bó chặt chẽ với tổ chức lao động Một mặt, lao động được tổ chức cao và có hiệu quả phải đảm bảo có tiền lương cao, mặt khác chính việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động phải có tác dụng củng cố việc khuyến khích vật chất
Việc áp dụng thực tế các hình thức và hệ thống tiền lương có hiệu quả nhất nhằm nâng cao lợi ích vật chất của người lao động, đảm bảo một sự sắp xếp trật tự nhất định
về số lượng và chất lượng của lao động có một ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức lao động và công tác quản lý tiền lương
Nhận thức được các vấn đề trên, ban lãnh đạo Công ty luôn tiến hành tổ chức cán
bộ - lao động một cách thích hợp sao cho vừa đáp ứng yêu cầu khoa học vừa đảm bảo lợi ích cao nhất cho người lao động
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động qua 2 năm 2009 và 2010
2 Phân theo giới tính
Nam 64 83,12 69 82,14 107,81
Nữ 13 16,88 15 17,86 115,38
(Nguồn: Phòng Tổ chức – LĐTL)
Chất lượng lao động được thể hiện qua chỉ tiêu cơ cấu lao động phân theo trình
độ Trong tổng số lao động của Công ty, số lao động có trình độ Đại học chỉ chiếm trên 10% Cụ thể: năm 2009 có 08 người chiếm 10.39% tổng số lao động Số lao động
có trình độ Đại học năm 2010 là 09 người, tăng 12.5% so với năm 2009 Số lao động
Trang 18có trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm tỷ lệ cao hơn Đại học, tỷ lệ này trên 27% trong tổng số lao động của Công ty Cụ thể: năm 2010 có 23 người, số lao động được
bổ sung thêm so với năm 2009 là 02 người, tương ứng với tăng 9.52% Chiếm tỷ lệ cao nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề trong Công ty và là lực lượng lao động chủ yếu của Công ty Đội ngũ này chiếm 61.91% vào năm 2010, cao hơn 8.33%
so với năm 2009
Với tổng số lao động bình quân xấp xỉ 81 người, cơ cấu lao động phân theo giới tính thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nữ giới Nam giới chiếm từ 82.14% đến 83.12%, còn lại là nữ giới từ 16.88% đến 17.86% Sở dĩ có sự chênh lệch khá xa giữa nam và nữ là do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, tính chất công việc nặng nhọc nên nữ giới chỉ tập trung số ít ở các bộ phận văn phòng
Chỉ tiêu số lượng lao động được phản ánh trong sổ sách lao động và được quản
lý tại phòng Tổ chức – lao động tiền lương
Bảng 2.2: Sổ theo dõi quản lý lao động xưởng cơ khí năm 2010
1 Nguyễn Văn Mùi 4,4
2 Nguyễn Văn Dâng 2,18
Trang 19Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công
ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai
2.2 Xây dựng thang lương, bảng lương
2.2.1 Hệ thống thang lương công nhân
Thang lương là cơ sở tính quỹ lương và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp
Hệ thống thang lương công nhân trực tiếp tại Công ty hiện nay áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, bao gồm 14 thang lương, trong đó có 7 thang lương có
6 bậc lương và 7 thang lương có 8 bậc lương Mỗi bậc lương có một hệ số tương ứng
Bảng 2.3: Thang lương công nhân trực tiếp SXKD
6.Cơ khí, điện tử - tin học
Nhóm II: Gia công cơ khí, gò, hàn, mạ,
mộc mẫu, rèn dập, sơn, sửa chữa máy
nổ, cơ điện, điện …
Bảng lương này chính là hệ số chức danh gắn với chức danh của mỗi cá nhân lao động, cụ thể như sau:
Trang 20Bảng 2.4: Bảng lương cho cán bộ công nhân viên
3 Trưởng phòng chuyên môn Công ty 5.8
4 Phó phòng chuyên môn Công ty 4.8
5 Chủ nhiệm công trình (CNCT) 5.2
6 Tổ trưởng tổ Xây lắp ĐZ, Trạm BA 5.0
7 Tổ phó tổ Xây lắp ĐZ, Trạm BA 4.0
8 Quản đốc xưởng sản xuất trực thuộc Công ty 4.8
9 Phó quản đốc xưởng sản xuất trực thuộc Công ty 4.0
10 Chuyên viên, kỹ sư 5.0
11 Cán sự, kỹ thuật viên (bằng Cao đẳng) 4.0
12 Cán sự, kỹ thuật viên (bằng Trung cấp) 3.5
13 Công nhân cơ khí, mạ 2.7
14 Công nhân cột cao ĐZ, công nhân lắp trạm 3.0
15 Công nhân đền bù, trác địa… 2.9
16 Công nhân kho trên tuyến, bảo vệ trên công trình 2.5
17 Công nhân lái xe con, xe 12 chỗ ngồi 3.6
18 Công nhân lái xe tải, xe cẩu >5 tấn 3.5
19 Công nhân lái xe tải, xe cẩu <5 tấn 3.3
20 Nhân viên thủ quỹ, văn thư 2.6
21 Nhân viên bảo vệ cơ quan, cấp dưỡng, tạp vụ… 2.4
22 Lao động phổ thông ở khối gián tiếp 1.0
(Nguồn: Phòng Tổ chức – LĐTL)
Trang 21Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công
ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai
2.3 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương:
2.3.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương:
Nguồn hình thành quỹ tiền lương được xác định trên cơ sở nguồn nhân công (nhân công trực tiếp, nhân công trong máy thi công, nhân công trong vật liệu) thực hiện theo dự toán khoán của Công ty
• Đối với công tác xây lắp:
Quỹ tiền lương được xác định như sau:
Tổng tiền lương =
Tổng tiền lươngnhân công trực tiếp
(1)
+
Tiền lương của
bộ máy quản lý(2)Trong đó:
(1) Tổng tiền lương nhân công trực tiếp được tính:
Tổng tiền lương
nhân công trực tiếp =
Tổng tiền lươngnhân công trực tiếp theo dự toán khoán
+ Tổng tiền lương Của lao động phụ trợTổng tiền lương của lao động phụ trợ bao gồm: Tổng lương thợ điều khiển máy thi công theo định mức dự toán khoán (bằng 9.5% của chi phí máy thi công); Tổng lương công nhân bốc dỡ, đóng gói, trung chuyển vật liệu nội bộ tuyến (hưởng 1.35% giá trị vật liệu); Lương lái xe tải, xe cẩu vận chuyển đường dài (tính theo định mức chi phí vận chuyển đường dài, trung chuyển)
(2) Tiền lương của bộ máy quản lý toàn Công ty được xác định như sau:
+ Đối với công trình Công ty giao:
Tiền lương của
bộ máy quản lý =
Từ 9% đến 15% của tổng tiền lươngcủa công nhânsản xuất trực tiếp
+
Từ 5% đến 15% của chi phí nhân công Công ty thuê các
đơn vị ngoàithực hiện
+ Đối với công trình Công ty tự tìm kiếm:
Tiền lương
của bộ máy
quản lý =
Từ 15% đến 20% của tổng tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp +
Từ 5% đến 15% của chi phí nhân công Công ty thuê các đơn vị ngoài thực hiện
Trang 22Tiền lương chế độ (lễ, phép, hội họp…) của công nhân trực tiếp sản xuất được trích từ tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất để trả Tiền lương chế độ (lễ, phép, hội họp…) của nhân viên quản lý được trích từ tiền lương của bộ máy quản lý để trả.
Trong từng kỳ thực hiện kế hoạch, tiền lương còn có thể được trích từ một phần lãi của các chi phí khác để chi vào tiền lương
Quỹ tiền lương của bộ máy quản lý được điều chỉnh trong khoảng %(như trên) trong từng kỳ, theo nguyên tắc sao cho phù hợp với hiệu quả kinh doanh, mức lương bình quân tương quan với năng suất lao động chung của toàn Công ty trong kỳ Có sự điều chỉnh quỹ tiền lương của bộ máy quản lý là do tỷ lệ giữa tổng chi phí nhân công trên giá trị hợp đồng ở mỗi công trình đề khác nhau, do điều kiện thi công và mức độ khó khăn của từng công trình cũng khác nhau Ngoài ra, tỷ lệ chi phí vật tư chính do bên A hay bên B cấp cũng khác nhau và đơn giá đầu vào các hợp đồng khi đấu thầu cũng không tương đương nhau
• Đối với sản xuất công nghiệp:
Tổng tiền lương = Tổng tiền lương
nhân công trực tiếp +
Tiền lương của
bộ máy quản lýTiền lương của bộ máy quản lý trong quý bằng tổng tiền lương đơn vị được hưởng trong quý sau khi đã trừ đi các chi phí kể cả chi phí tiền lương nhân công sản xuất trực tiếp
Tiền lương chế độ (lễ, phép, hội họp…) của công nhân trực tiếp sản xuất được trích từ tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất để trả Tiền lương chế độ (lễ, phép, hội họp…) của nhân viên quản lý được trích từ tiền lương của bộ máy quản lý để trả
Trang 23Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công
ty TNHH một thành viên xây lắp điện I - Hoàng Mai
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nguồn lương quý I năm 2010
Đơn vị tính : Đồng
STT Tên công trình Tổng quỹ
A NGUỒN LƯƠNG XÂY LẮP
I Công trình công ty giao
3 Đường dây 110kV Bắc Giang - Quang Châu 350.926.422 826.036 85.333.105 3.029.831 12.799.966 193.464.421 29.019.663 176.356.000 26.453.400 15,746,200 335,180,222
4 Đường dây 500kV Sơn La - Hòa Bình - Nho
Quan
II Công trình tự tìm kiếm
1 Đường dây 110kV thành phố Giao Lưu 256.675.335 4.961.734 103.466.363 889.753 15.519.954 85.120.288 12.768.043 226.328.000 33.949.200 17,155,505 239,519,830
B SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
C XÂY DỰNG CƠ BẢN NỘI BỘ
Tổng cộng 1.156.636.256 6.526.429 457.665.862 4.892.076 68.649.879 384.688.368 57.703.255 176.510.386 77,194,789 1,079,441,467
(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)
Trang 24Qua bảng tổng hợp nguồn lương cho thấy, tổng quỹ tiền lương quý I/2010 là 1.156.636.256 đồng Tổng quỹ tiền lương này được hình thành tất cả từ nguồn lương xây lắp Trong đó phần đóng góp từ các công trình công ty giao là 899.960.921 đồng
và từ các công trình Công ty tự tìm kiếm là 256.675.335 đồng
Quỹ dự phòng được bổ sung từ 10% tổng quỹ lương của cả quý là:
10% * 899.960.921 = 60.039.284 đồng
Như vậy nguồn lương được chia trong quý là:
1.156.636.256 - 60.039.284 = 1.095.596.972 đồng
2.3.2 Sử dụng quỹ tiền lương
Tổng quỹ tiền lương được phân chia như sau:
- Trích quỹ dự phòng 10% trong tiền lương khối lượng để chi nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Công nhân phải chờ việc do bất khả kháng
+ Khen thưởng tập thể và cá nhân người lao động
+ Chi thưởng cho công nhân viên trong ngày lễ, tết khi quỹ phúc lợi không đủ.Khi quỹ dự phòng bằng 06 tháng lương bình quân thì không phải trích quỹ dự phòng nữa
Nguồn lương dự phòng sẽ được phân phối cho tập thể và cá nhân sau khi quyết toán năm tài chính và có thể chuyển một phần sang năm tài chính tiếp theo
- Phần còn lại 90% quỹ tiền lương khối lượng được trả cho người lao động căn
cứ theo quy chế trả lương của Công ty
Trang 25Báo cáo tốt nghiệp Cao đẳng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại
Công ty TNHH một thành viên
xây lắp điện I - Hoàng Mai
Bảng 2.6: Bảng tình hình sử dụng quỹ lương năm 2010
4 Thuê ngoài 320.573.546 384.688.255 461.625.906 500.094.732
II Tổng lương được chia 1.096.596.972 1.203.362.835 1.444.035.402 1.564.371.686
A Chi trả CNV trong đơn vị 682.228.817 818.674.580 982.409.496 1.064.276.954
1
Chi trả lương khoán sản
phẩm 444.408.962 533.290.754 639.948.905 693.277.980Lương theo hệ số chức danh 443822.923 532.587.508 639.105.010 692.363.760Lương thời gian 586.038 703.246 843.895 914.220
(Nguồn: Phòng Tổ chức – LĐTL)