Tình hình về doanh số cho vay, thu nợ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 33 - 38)

a. Tiền gửi tiết kiệm

2.3.3. Tình hình về doanh số cho vay, thu nợ.

*Về doanh số cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An:

Từ bảng số liệu 2.5, chúng ta thấy rằng doanh số cho vay của các NHTM tăng lên hàng năm; Năm 2004, doanh số cho vay tăng 1.531 tỷ đồng (+27,7%) so với năm 2003; Năm 2005, doanh số cho vay tăng 1.733 tỷ đồng (+24,57%) so với năm 2004. Đến cuối tháng 09/2006, doanh số cho vay của các NHTM trên địa bàn đạt 7.928 tỷ đồng, tăng 18,3 % so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 2.5. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An (2003 – 30/09/2006)

Đơn vị: tỷ đồng

30/09/06 so

cùng kỳ

CHỈ TIÊU 3 4 5

Số tuyệt

30/09/ năm trước Số tuyệt Sốtươn Sốtương

06 đối gđối đối

(%) đối đối (%) 1.DƯNỢ ĐẦU 2.958 KỲ 3.986 4.995 5.982 18,8% 1.028 34,7% 1.009 25,3% 24,57 7.928 18,3% 2.DSCVtrongkỳ 5.525 7.056 8.789 1.531 27,70% 1.733 % 5.24 9 6.350 7.822 6.473 13,7% NHTMQD 1.102 20,98% 1.472 23,18% 1.45 5 24,6% 155,40 % 261 NHTMCP 276 705 966 429 37,02% 3.DSTNtrongkỳ 4.497 6.048 7.802 7.229 19,8% 1.551 34,49% 1.754 29% 4.26 3 5.607 7.031 6.045 14,5% NHTMQD 1.344 31,50% 1.424 25,3% 1.18 4 17,8% NHTMCP 234 441 771 207 88,46% 330 74,82% 4.DƯ NỢ CUỐI 3.986 KỲ 4.995 5.982 6.681 16,47% 1.009 25,3% 987 19,75%

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An)

Chúng ta thấy rằng trong đầu tư tín dụng tại địa phương, các NHTM Quốc doanh luôn chiếm doanh số trên 90% trong tổng doanh số, còn lại các NHTM cổ phần chỉ chiếm khoảng 10% trong doanh số cho vay toàn địa bàn. Điều này càng khẳng định các NHTMCP đã cùng với các NHTMQD phấn đấu, nổ lực trong huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong tỉnh, đặc biệt là từ năm 2003 đến tháng 9/2006.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2003 2004 2005 T9/2006 DNDK DSCV DSTN DNCK

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An)

Doanh số cho vay tăng lên hàng năm với tốc độ khá cao, đã chứng tỏ các NHTM trên địa bàn đang mở rộng mạng lưới đầu tư đến mọi thành phần kinh tế, tập trung mọi nguồn vốn đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, các dự án chương trình kinh tế trọng điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao doanh số cho vay một cách ổn định.

Từ năm 2004, 2005, các chi nhánh NHTM cổ phần như Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Đệ nhất từ Thành phố Hồ Chí Minh mới mở chi nhánh tại Long An làm cho các NHTM trên địa bàn tỉnh thêm đa dạng, phong phú, cạnh tranh sôi nổi hơn (trước năm 2004, trên địa bàn chỉ có 1 NHTM CP nông thôn Rạch Kiến). Đến tháng 09/2006, có 2NHTMCP là NHTMCP Phương Đông và Ngân hàng Quốc Tế đã thuê trụ sở tại Long An, đang chuẩn bị khai trương hoạt động tại thị xã Tân An, tỉnh Long An. Tuy mới ra đời còn non trẻ nhưng các NHTMCP sớm khẳng định qua các dịch vụ đa dạng, phong phú với

đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, say mê trong công tác nên sớm tranh thủ được tình cảm của khách hàng. Chính vì những ưu điểm nổi bật này, doanh số cho vay của các NHTM cổ phần tăng qua từng năm.

*Về doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An:

Qua bảng số liệu 2.5, chúng ta thấy rằng doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh tăng qua từ năm. Cụ thể năm 2004, doanh số thu nợ tăng 1.551 tỷ đồng(+34,49%) so với năm 2003; Năm 2005, doanh số thu nợ tăng 1.754tỷ đồng(+29%) so với năm 2004. Đến tháng 9/2006, doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn đạt 7.229tỷ đồng, tăng (+19,8%) so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thu nợ tăng cao, đặc biệt là năm 2004 so với năm 2003. Điều này đã chứng tỏ các NHTM trên địa bàn đang phấn đấu thu hồi nợ chủ yếu là những khoản nợ tồn đọng của những năm trước, khi các NHTM QD bị đóng băng do hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước như Dệt Long An, Công ty xuất nhập khẩu Long An….bị phá sản.

Trong tổng doanh số thu nợ thì chủ yếu là doanh số thu nợ của các NHTM QD, luôn chiếm tỷ trọng trên 96% trong tổng doanh số. Các NHTM CP chiếm doanh số thu nợ thấp (nhỏ hơn 4% trong tổng doanh số thu nợ), vì mới ra đời chủ yếu là cho vay mới, thu nợ chưa nhiều.

* Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ theo thành phần kinh tế: Chúng ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 2.6. DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ

( phân theo thành phần kinh tế ) Đơn vị: tỷ đồng

31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 30/09/2006 NĂM NĂM CHỈ TIÊU 1.DS cho vay 5.525 7,056 8.789 7.928 -DNNN 1.049 1.199 1.318 1.040 -HTX 1 2 3 4 -Cty CP,TNHH 994 1.340 1.670 1.537 -DNTN+HSX 3.479 4.513 5.798 5.347 2.DS thu nợï 4.497 6.048 7.802 7.229

-DNNN 854 1.149 1.411 1.002-HTX 1 2 2 2 -HTX 1 2 2 2 -Cty CP,TNHH 809 1.088 1.337 1.312 -DNTN+HSX 2.831 3.808 5.052 4.913 3.Dư nợ ï 3.986 4.995 5.982 6.681 -DNNN 757 849. 957 940 -HTX 1 1 2 2 -Cty CP,TNHH 717 899 1.077 948 -DNTN+HSX 2.510 3.245 3.946 4.791

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An)

Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của các NHTM theo thành phần kinh tế đều tăng qua các năm. Năm 2003, trong tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng thì đầu tư thành phần doanh nghiệp nhà nước và hộ sản xuất là chủ yếu, các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cụ thể, trong doanh số cho vay năm 2005:

+ Doanh số cho vay thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất là 5.798tỷ đồng, chiếm 65,97% trong tổng doanh số cho vay, tăng cao hơn so với năm 2003(62,97%), năm2004(63,97%).

+ Doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước là 1.318tỷ đồng, chiếm 15% trong tổng doanh số cho vay, giảm so với năm 2003(19%) và năm 2004(17%).

Thực hiện phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường trong xu thế hội nhập hiện nay, tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cũng đã có những chuyển biến tích cực trong việc cho vay đối với các thành phần kinh tế không ngừng tăng lên. Qua bảng số liệu 2.6 đã cho thấy tín dụng NHTM đã xâm nhập khá toàn diện trong cho vay đối với các thành phần kinh tế. Tất cả các thành phần kinh tế như Hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đều được các NHTM chú trọng đầu tư, xóa bỏ tư tưởng ưu tiên cho thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước như trước đây.

Xuất phát từ tình hình các doanh nghiệp nhà nước có chiều hướng làm ăn ngày càng kém hiệu quả, từ năm 2003 các ngân hàng bắt đầu chuyển hướng

sang đầu tư các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô vừa và nhỏ, các hộ sản xuất cá thể.

Từ số liệu bảng 2.6 cho chúng ta thấy dư nợ đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước giảm dần qua các năm đến cuối tháng 09/2006 vẫn tiếp tục giảm do các DNNN trên địa bàn kinh doanh kém hiệu quả, phá sản hàng loạt. Mặt khác, do cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả cho nên cũng làm giảm thấp dư nợ thuộc thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt; các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất…..đồng vốn của họ trực tiếp bỏ ra để đầu tư nên họ ra sức phấn đấu nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng gia sản xuất nên hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Đây là lĩnh vực mà các NHTM trên địa bàn đang mở rộng thị phần để tìm kiếm những khách hàng mới có uy tín để nâng cao chất lượng tín dụng trong chiến lược kinh doanh tiền tệ của mình.

2.3.4. Tình hình về dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An qua từ năm 2003 đến tháng 09 năm 2006:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)