Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề này chúng ta có thể thấy được hiện trạng của hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội, năng lực thoát nước của hệ thống sông trên địa bàn thủ đô.. N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
0 0
0 TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC
NHÓM
Đề tài: Hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội
trong mùa mưa lũ 2005-2013
Giảng viên hướng dẫn :ThS Phạm Thị Phương Thảo Lớp :55N2
Nhóm :5 Tên trưởng nhóm : Lê Thị Hồng Tên các thành viên : Nguyễn Thị Hoa
Lê Thị Hồng
Vũ Thị Khuyên Nguyễn Trung Kiên
Nguyễn Thị Ngần
Trang 2Hà Nội, 2013
Trang 3MỤC LỤC
Trang
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
II PHẦN NỘI DUNG 4
2.1 Mô tả hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội…… 4
2.2 Thực trạng 4
2.2.1 Ưu điểm của hệ thống thoát nước Hà Nội 5
2.2.2 Nhược điểm của hệ thống thoát nước 6
2.3 Nguyên nhân 7
2.3.1 Nguyên nhân khách quan 7
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 7
2.4 Giải pháp 8
2.5 Kiến nghị 9
III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 10
3.1 Kết luận 10
3.2 Đề xuất của nhóm 11
Danh mục tài liệu tham khảo 12
PHỤ LỤC 13
1 Bảng phân công công việc nhóm 13
2 Bảng tham gia quá trình làm việc nhóm cho các thành viên 14
3 Biên bản họp nhóm 15
Trang 4I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Câu chuyện xảy ra là: " cơn mưa lớn chưa từng thấy trong vòng hơn
100 năm gần đây đã kéo dài trong nhiều ngày vẫn chưa dứt làm cả Hà Nội ngập chìm trong biển nước Hệ thống cấp thoát nước của thành phố bị tê liệt Đường thành sông, giao thông hỗn loạn Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trễ, nhiều công xưởng không có người làm việc Hàng chục hécta cây
vụ đông, diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố bị mất trắng”
Đó chính là những thông tin xuất hiện dày đặc trên nhiều tờ báo ra ngày 01/11/2008 Tivi, đài phát thanh liên tục đưa hình ảnh từng dòng người và xe ngoi ngóp trong biển nước, giao thông rơi vào tình trạng bế tắc Hơn nữa nhiều khu dân cư bị ngập nước, rơi vào cảnh mất điện, thiếu nước sạch để sinh hoạt Đặc biệt là người dân Hà Nội phải sống trong tình cảnh khan hiếm thực phẩm, tranh nhau mua các lương thực, thực phẩm với một cái giá tăng cao tới chóng mặt Nhưng xót xa hơn nữa là những tổn thất về sinh mạng con người do mưa lũ gây ra
Hậu quả mà những cơn mưa lớn này gây ra đã khiến cho Đảng và chính quyền các cấp phải đặt ra câu hỏi và giải quyết tình trạng này ra sao? Như chúng ta cũng biết cứ mưa là ngập, đường phố thành sông, giao thông tắc nghẽn… không còn là chuyện mới ở Hà Nội, dường như nó đã trở thành thói quen đối với người dân thủ đô Trái đất ngày càng nóng lên, thời tiết ngày càng trở lên phức tạp, bất lợi mà hậu quả do nó để lại thì không ai biết trước sẽ như thế nào? Vậy câu hỏi đặt ra là: “Chúng ta có sự chuẩn bị như thế nào về các phương án đối phó với những tình huống bất thường của thiên tai, bão lũ tại thủ đô Hà Nội”
Trang 5Đề tài “Hệ thống thoát nước của Hà Nội trong những mùa mưa lũ”
được nhóm đưa ra để xem xét và mong muốn mọi người cùng chung tay giải quyết câu hỏi nhức nhối trên
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này chúng ta có thể thấy được hiện trạng của hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội, năng lực thoát nước của hệ thống sông trên địa bàn thủ đô Qua đó phân tích, đánh giá tác động môi trường và hiệu quả kinh tế của dự án cải tạo, quy hoạch hệ thống cấp thoát nước của
Hà Nội, đồng thời nêu lên những mặt hạn chế của hệ thống, và những ảnh hưởng của nó tới đới sống dân cư xung quanh Qua đó đề ra những giải pháp khắc khục tối ưu nhất nhằm giải quyết được tình trạng ngập lụt trên thành phố trong mùa mưa lũ
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được đề tài áp dụng như sau:
- Thu thập tài liệu có liên quan: bài báo, bài báo cáo từ các nguồn
- Quan sát thực tế
- Thảo luận nhóm
- Làm việc cá nhân
- Tổng hợp tài liệu Nhóm đề tài đã kết hợp các phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu
Trang 6II PHẦN NỘI DUNG 2.1 Mô tả hệ thống thoát nước của thành phố
Hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội được khởi công và xây dựng vào những thập niên 60-70 của thế kỉ XX Sau nhiều lần đầu tư và cải tạo thì
hệ thống chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tiêu thụ cho các trận mưa.Hiện nay theo đánh giá của công ty cấp thoát nước thì hệ thống thoát nước đang xuống cấp,cũ, yếu kém và khả năng tiêu thụ còn nhiều hạn chế
Ảnh: Thu Hiền.vnexpress.net
Đặc biệt hơn, hệ số phục vụ đường cống thoát nước chỉ chiếm 60-70% tổng chiều dài đường phố và tập trung chủ yếu ở khu vực phố cũ Nhiều nơi còn chưa có đường cống…Hiện việc thoát nước chủ yếu nhờ các sông, mương nội tại thành phố và cuối cùng là xả ra các sông lớn Công ty cấp thoát nước đang quản lí 685km đường cống, khoảng 13000, gần100km mương, 46 kênh sông và quản lí 44 hồ điều hòa, 4 trạm bơm và 3 trạm xử lí nước thải Toàn bộ hệ thống cấp thoát nước thành phố được phân làm 3 trạm
xử lí tại sông Tô lịch, sông Nhuệ, sông Cầu Bây Tính bình quân trên toàn
Trang 7địa bàn mât độ cống hiện trung bình 62m/ha và tỉ lệ đường cống so với đầu người là 0.35m/người (quá thấp so với các đô thị khác trên thế giới 2m/người) Ở lưu vực sông Tô Lịch có tới 74m cống xây dựng trước năm
1954, cống có tiết diện nhỏ,xuống cấp nghiêm trọng như tuyến Lò Đúc, Quán Sứ…Hệ thống thoát nước tại lưu vực sông Tô Lịch với chiều dài 77.3km2 sau khi cải tạo xong sẽ đảm bảo tiêu thoát 310mm/ ngày đối với hệ thống kênh mương sông, còn đối với hệ thống cống là 70mm/h Sau khi hoàn thành khi mưa lớn hệ thống không thể thoát nước ngay mà phải chờ 1 thời gian từ nửa tiếng đến vài giờ đồng hồ mới rút hết Với những trận mưa như hồi tháng 10, tháng 11 năm 2008 thì Hà Nội sẽ tiếp tục hóa sông
2.2 Thực trạng
2.2.1 Ưu điểm của hệ thống thoát nước Hà Nội
Trong những năm qua, việc nâng cấp hệ thống cấp thoát nước đã gặt hái nhiều thành công đáng kể như:
- Tiên thoát nước thành công với lượng mưa vừa phải
- Nạo vét các con sông lớn, tu bổ và xây lại chúng
- Giải quyết được vấn đề bức xúc về nước sạch, xử lí úng ngập, rác thải và có nhiều chuyển biến tốt góp phần tạo lên diện mạo thủ đô ngày càng khang trang, sạch đẹp
- Thông qua dự án thoát nước giai đoạn 1, nhiều hệ thông sông, hồ lớn đã hoạt động tốt trở lại Một số hồ, sông đã được nạo, kè tạo cảnh quan như hồ Tuyên Quang, Định Công Việc phủ xanh 2 bên bờ những dòng sông thoát nước và chống lấn chiếm đã được tiến hành Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân không ném rác thải xuống sông, mương được phổ biến
Trang 82.2.2 Nhược điểm của hệ thống thoát nước
Trận mưa lịch sử năm 2008 vừa qua đã cho thấy hệ thống thoát nước
Hà Nội bộc lộ nhiều yếu kém
Ảnh: Đức Đồng tuoitreonline.vn
Hệ thống thoát nước đều còn nhỏ bé, cũ Hoặc nếu có xây mới nâng cấp thì chưa hoàn chỉnh và chưa đáp ứng yêu cầu thoát nước.Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh: thiếu các tuyến cống, thiếu công trình đầu mối, các tuyến cũ năng lực thoát kém(các tuyến cũ đều tập trung các trung tâm cũ của thành phố) Hệ thống cống mới chỉ phủ được 70% chiều dài các phố có hệ thống cống thoát nước Trong đó có nhiều tuyến đã xây cách đây 50 năm, đã quá tải và xuống cấp trầm trọng
- Hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa lẫn nước thải, chưa tách nước thải để xử lí
- Tại các đô thị cũ, mạng lưới thoát nước đã quá cũ, cống thoát nước nhỏ không đáp ứng khả năng theo sự phát triển của đô thị kết cấu của các hệ thống thoát nước tại các đô thị là hỗn hợp: cống ngầm, mương nắp đan, mương hở kết hợp hệ thống hồ điều hòa và các trạm bơm
- Tại các khu công nghiệp và các khu đô thị mới đều đã đươc xây dựng hệ thông thoát nứơc riêng, tuy vậy chưa triệt để Năng lực thoát nước tại đô thị mới chỉ 50-70% Chỉ tiêu thoát nước cục bộ chứ chưa thể giải quyết úng ngập cho thành phố
Trang 92.3 Nguyên nhân
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Do lượng mưa lớn, dồn dập trong thời gian dài, cho nên hệ thống thoát nước bị quá tải, nước không kịp thoát, gây ứ nước Theo thiết kế dự án thoát nước, Hà Nội khi hoàn thành sẽ đảm bảo thoát nước với cường độ 36mm nước trong vòng 1h Vì vậy với những trận mưa lớn, vượt quá thiết
kế của dự án thì ngập úng là điều khó có thể tránh khỏi
- Các dự án thoát nước và xử lí nước thải đang thực hiện tiến độ thi công chậm, các quy trình, cơ chế còn phức tạp nên hiệu quả đầu tư chưa cao, các công nghệ xử lí nước thải của dự án rất đa dạng do nhiều quốc gia đưa vào Các khu công nghiệp đã có trạm xử lí nhưng chưa vận hành Công tác giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ của dự án
- Sự phát triển nhanh chóng của các đô thị nhưng sự đầu tư về hạ tầng không đáp ứng kịp đặc biệt là hệ thống thoát nước
- Việc thi công các công trình lớn cũng là nguyên nhân gây ngập úng tại Hà Nội
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tu sửa, nâng cấp hệ thống chưa tốt gây bội tụ, ách tắc hệ thống
- Hệ thống ao hồ trong đô thị bị san lấp không theo quy hoạch
- Do sự buông lỏng quản lí xây dựng tại các tuyến phố Đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước chưa được quy hoạch trong đô thị tốc độ đô thị hóa nhanh chóng
- Vấn đề đào tạo nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống thoát nước còn yếu kém
Trang 10- Công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường còn yếu Công tác xã hội hóa về thoát nước và bảo vệ đô thị còn hạn chế
2.4 Giải pháp
* Về phía nhà nước:
- Cần triển khai các dự án thoát nước thành phố
- Sử dụng nguồn vốn lớn cho công trình và dự án để cải tạo các công trình thoát nước và phục vụ cho việc thoát nước tốt hơn
- Chính phủ đưa ra các quy chuẩn về hệ thống thoát nước nói riêng
và cấp thoát nước nói chung
- Có những biên pháp quản lí chặt chẽ các dự án từ trung ương tới địa phương Thành lập ban kiểm tra các dự án
- Tăng cường nạo vét ao hồ, tạo thông thoáng cho các dòng sông
- Đặt nhiều thùng rác tránh việc người dân vứt rác ra xuống cống, rãnh, ao hồ
*Về phía thành phố Hà Nội:
- Cần quy hoạch lại lại các đô thị.
- Tăng cường kiểm tra, dà soát lại hệ thống thoát nước
- Tuyên truyền và vận động người dân tham gia công tác bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị
- Phát động nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, thu gom rác thải, nạo vét các kênh mương, dòng chảy
* Về phía người dân:
- Người dân cần có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi xuống các dòng chảy
Trang 11- Chấp hành tốt các quy định của nhà nước trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường
- Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động vì một môi trường xanh-sạch-đẹp do nhà nước và thành phố phát động
2.5 Kiến nghị
- Công ty cấp thoát nước Hà Nội nên phối hợp với công ty môi trường
đô thị trong vấn đề cải thiện cảnh quan môi trường thành phố như phối hợp thu gom xử lí rác, nạo thông cống rãnh, phối hợp tổ chức trồng cây xanh
- Quy hoạch đô thị phải gắn liền với quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống thoát nước, hiện nay vấn đề đó chưa được khắc phục triệt để, vẫn ở trong tình trạng đào bới
- Các công ty cấp thoát nước phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng để đảm bảo xây dựng đúng tiến độ, và hệ thống cống rãnh hoạt động tốt
- Tạo dòng chảy cho các sông, kênh bằng cách nạo vét, hút bùn thường xuyên
- Thành phố cần tổ chức nhiều chiến dịch tuyên truyền kiến thức về bảo vệ môi trường trên tivi, đài báo, mạng xã hội nhằm nâng cao ý thức mọi người
Trang 12III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận
Hà Nội vẫn đang trong thời kì phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững Cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, mức độ ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng cao Vì vậy một trong những yêu cầu bức thiết đặt ra là phải xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có việc cải tạo, mở rộng hệ thống thoát nước cho thành phố Một hệ thống thoát nước và xử lý nước thải xây dựng hoàn chỉnh sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần cải thiện điều kiện sống, giảm các căn bệnh có căn nguyên từ nước cho con người
Khi đưa ra vấn đề “Hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội trong những
mùa mưa lũ 2005-2013” nhóm đã có thêm được nhiều hướng nhìn mới, cũng như
bài học cụ thể và hết sức cần thiết
Và cuối cùng, chúng ta là những người con của mái trường “ĐẠI HỌC THỦY
LỢI” hãy chung tay để xây dựng một thủ đô văn minh giàu đẹp Qua bài báo cáo
nhóm chúng tôi mong rằng “Mọi người hãy cùng nhau thổi một làn gió mới trong
nhận thức của người Việt về ý thức bảo vệ môi trường”
Vì một Hà Nội mùa vắng những lo âu!!!
Trang 133.2 Đề xuất của nhóm
- Nhà nước cùng với thành phố Hà Nội cần kiểm tra lại các công trình xây dựng, đảm bảo công trình theo đúng thiết kế
- Thành phố nên quy hoạch lại các đô thị
- Người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, ý thức vứt rác đúng nơi quy định
- Phân loại giác thải để xử lí hợp lí hơn
Nguồn AFP/TTXVN
- Hệ thống thoát nước thành phố đã xuống cấp nên cần phải nâng cấp, tu sửa với quy mô lớn
- Cần quy rõ chức năng quyền hạn của sở cấp thoát nước thủ đô đồng thời nghiêm minh xử lí các trường hợp vi phạm
Trang 14Danh mục tài liệu tham khảo
1 Minh Hường (2012): Giải pháp cho hệ thống thoát nước đô thị
Trang web: www.tinmoi.vn
2 Nữ Quỳnh: Để thoát ngập cho Hà Nội
Trang web: www.hanoimoi.com.vn
3 PGS.TS Nguyễn Việt Anh (10/2009) Hệ thống thoát nước bền vững
Viện khoa học và kĩ thuật môi trường, trường đại học Xây Dựng
4 Nguyễn Lâm Tùng (5/2012): Giải pháp chống bồi lắng cho hệ thống
thoát nước đô thị Trang web: www.khoahoc.com.vn
Trang 15PHỤ LỤC
1. Bảng phân công công việc nhóm
STT Nội dung công viêc Người thục hiện Phương
pháp
Thời gian
Kết quả
1 Thảo luận đề cương Cả nhóm Thảo luận
nhóm
1 ngày
2 Thực trạng Nguyễn Thị Hoa Như trên 1
ngày
Hoàn thành
3 Nguyên nhân Nguyễn Trung Kiên Như trên 1
ngày
Hoàn thành
4 Giải pháp Nguyễn Thị Ngần Như trên 1
ngày
Hoàn thành
5 Thảo luận nhóm, tổng
hợp tài liệu
Cả nhóm
6 Tổng hợp ý, viết bài Lê Thị Hồng Như trên 1
ngày
Hoàn thành
Trang 162 Bảng tham gia quá trình làm việc nhóm cho các thành viên
STT Tên Tự đánh
giá
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Điểm TB
4 Nguyễn Trung Kiên 9 9 9 9 9 8 8.8
5 Nguyễn Thị Ngần 9 9 9 8 9 9 8.8
Ghi
chú
Tiêu chí đánh giá(điểm tối đa là 10)
1 Tham gia tích cực đóng góp ý kiến cho cả lớp
2 Tham gia tích cực đóng góp ý kiến nhóm
3 Hoàn thành nhiệm vụ được nhóm giao
4 Tham gia đầy đủ công việc chung
5 Chủ động trong công việc, tôn trọng lăng nghe các thành viên
Trang 173 Biên bản họp nhóm
Meeting
Ngày 14/11 Thời gian: 8h30-10h
Buổi họp nhóm lần thứ: 2 Người điều hành cuộc họp: Hồng
Thành viên tham gia
Nguyễn Trung Kiên X
Nguyễn Thị Ngần X
Mục tiêu và chương trình dự kiến Mục tiêu:
1 Thống nhất chủ đề tiểu luận
2 Lên kế hoạch và phân công thu thập số liệu
Chương trình:
trách nhiệm
Ghi chú
8h30-9h00 Thống nhất chủ đề tiểu luận Hồng Các thành viên chuẩn
bị trước ý tưởng 9h00-10h15 Thảo luận kế hoạch và phân
công thu thập tài liệu/số liệu
Hồng
10h15-10h30
Thống nhất kế hoạch tiếp theo Hồng
Trang 18Nội dung chi tiết và kết quả Nội dung tiểu luận
1 Thống nhất chủ đề tiểu luận: Hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội
2 Phác họa khung đề cương sơ bộ:
- Phần mở đầu
+…
+…
3 Kế hoạch thu thập số liệu và tài liệu phân công
- Tài liệu thứ cấp (sách, báo, mạng): 10 nguồn (Hồng, Khuyên, Ngần)
- Thu thập ảnh thực tế: Kiên
- Phác họa bảng hỏi: Hoa
Thời gian nộp sản phẩm và kế hoạch tiếp theo
1 Thời gian gửi sản phẩm: 2 3/12
2 Buổi họp tiếp theo:
- Thời gian: 25/12
- Người điều hành: Hồng
- Lưu ý: Mỗi người tự in tài liệu, tranh ảnh của mình
Lưu ý: Người điều hành cuộc họp chuẩn bị mục tiêu và chương trình cuộc họp tiếp theo, gửi trước cho các thành viên một ngày trước khi họp