MỤC LỤC...1 Có thể nói ngân hàng đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử bởi từ khi các quốc gia bắt đầu xuất hiện những hình thức kinh doanh thương mại đầu tiên thì cũng là lúc con
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng cho vay NHNo&PTNTBách Khoa – Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp tài liệu để em có thểhoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Minh Huệ
đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức cũng như kinh nghiệmquý báu trong quá trình nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày … /…….2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài chuyên đề là công trình nghiêncứu của mình Các số liệu trong bài chuyên đề là trung
thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại ngân hàng nơi em
thực tập
Hà Nội, ngày ……./……./2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng
Trang 3MỤC LỤC
1
Có thể nói ngân hàng đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử bởi từ khi các quốc gia bắt đầu xuất hiện những hình thức kinh doanh thương mại đầu tiên thì cũng là lúc con người nhận ra sự cần thiết của các tổ chức tài chính Việt Nam trải qua gần 20 năm đổi mới từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu đã từng bước vươn lên khẳng định mình đối với thế giới nói chung và trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, chiếm lĩnh một số thị trường lớn và góp phần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế Việt Nam đang ngày càng mở rộng cánh cửa để đón nhận những doanh nghiệp nước ngoài vào đầu từ Vì vậy mà hệ thống pháp luật của chúng ta được hoàn thiện hơn và các thành phần kinh tế được pháp luật bảo vệ và hoạt động một cách bình đẳng hơn 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônNHNN: Ngân hàng Nhà nước
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHTM: Ngân hàng thương mại
Trang 4NH: Ngân hàng
GĐ : Giám Đốc
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức tại trụ sở chính No&PTNT Bách Khoa 27Bảng 2.1 Hoạt động nguồn vốn của NHNo&PTNT Bách
Khoa giai đoạn 2009 - 2011
24
Trang 5Bảng 2.2 Công tác huy động vốn của Chi nhánh năm 2010 - 2011 26
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tiền gửi phân theo tính chất 28Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng 29Bảng 2.3 Hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Bách
Khoa giai đoạn 2009 - 2011
30
Biểu đồ 2.6 Quan hệ giữa huy động vốn và tín dụng 34
Biểu đồ 2.9 Chất lượng cho vay giai đoạn 2009 - 2011 42
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói ngân hàng đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử bởi từ khi cácquốc gia bắt đầu xuất hiện những hình thức kinh doanh thương mại đầu tiên thì cũng
là lúc con người nhận ra sự cần thiết của các tổ chức tài chính Việt Nam trải qua gần
20 năm đổi mới từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu đã từng bước vươn lên khẳngđịnh mình đối với thế giới nói chung và trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, chiếmlĩnh một số thị trường lớn và góp phần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.Việt Nam đang ngày càng mở rộng cánh cửa để đón nhận những doanh nghiệp nướcngoài vào đầu từ Vì vậy mà hệ thống pháp luật của chúng ta được hoàn thiện hơn vàcác thành phần kinh tế được pháp luật bảo vệ và hoạt động một cách bình đẳng hơn Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngàycàng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế đấtnước DNVVN là loại hình doanh nghiệp có những ưu thế đặc trưng về tính năngđộng, khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường Một trong nhữngvai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này đối với không chỉ riêng mỗi quốcgia nào mà với toàn bộ nền kinh tế khác nhau trên thế giới, đó là các DNVVN giảiquyết một lượng công ăn việc làm lớn
Hiện nay trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam thì số lượngcác DNVVN chiếm tỷ trọng lớn Đây là loại hình doanh nghiệp nòng cốt, tuy nhiêncác DNVVN luôn gặp phải vấn đề khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn
Trong điều kiện thực tế nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước nên vấn đề đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp lá vấn đề cấp thiết hơnbao giờ hết Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng là ngành trung gian chủ yếulàm cho cung cầu tiền tệ gặp nhau Hệ thống ngân hàng với các ngân hàng thương mạingày một lớn mạnh, là lực lượng chủ yếu trong việc thu hút và cung cấp nguồn vốn.Tuy nhiên các DNVVN nước ta lại ít được tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng,
Trang 7điều đó dẫn đến một thực tế là không ít các DNVVN đã bị đảo thải ra khỏi nền kinh tế
do thiếu vốn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay
Vì lý do đó em đã chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa - Hà Nội ” làm mục tiêu
nghiên cứu
Bài viết được chia làm 3 phần:
Chương I : Cơ Sở lý luận về chất lượng cho vay DNVVN tại NHTM
Chương II : Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi
nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa - Hà Nội
Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa - Hà Nội
Trang 8Cho vay hiểu theo nghĩa nôm na là hoạt động cho vay tiền giữa người cho vay
và người đi vay Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giátrị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đóhoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn Khái niệm cho vay được thể hiện qua ba mặt cơbản: có sự giao quyền sử dụng một giá trị từ người này sang người khác; sự chuyểngiao mang tính chất tạm thời; khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sởhữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức Một quan hệ được gọi làcho vay phải đầy đủ cả ba mặt đó Cho vay ra đời từ rất sớm, nó gắn liền với sự ra đời
và phát triển của sản xuất hàng hóa Cơ sở ra đời của cho vay xuất phát từ: có sự tồntại và phát triển hàng hóa, có nhu cầu bù đắp thiếu hụt khi gặp biến cố nhằm bảo đảmsản xuất kinh doanh, đảm bảo cuộc sống bình thường
1.1.1.1 Khái niệm NHTM
Có nhiều định nghĩa khác nhau về cho vay, tùy thuộc vào giác độ tiếp cận màcho vay có thể được hiểu như là: Sự trao đổi các tài sản hiện tại để được nhận các tàisản cùng loại trong tương lai Hoặc có thể định nghĩa cho vay như là quan hệ kinh tế,theo đó một người thỏa thuận để người khác được sử dụng số tiền hay tài sản củamình trong một thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả Trong đời sống, cho vayhiện diện dưới nhiều hình thái khác nhau Cho vay thương mại là một doanh nghiệpthỏa thuận bán chịu hàng hóa cho khách hàng Cho vay NH là việc các NHTM huyđộng vốn của khách hàng để sau đó lại cho khách hàng khác vay với mục đích kiếmlời Ngoài ra việc Chính phủ hay những doanh nghiệp phát hành các trái phiếu rangoài công chúng để vay tiền các tổ chức, cá nhân cũng được xem là những hình thức
Trang 9cho vay Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ cho thuê tài chính do nhữngcông ty cho thuê tài chính thực hiện đối với khách hàng là các doanh nghiệp cũngđược xem là một hình thức cho vay đặc thù của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên với mục đích nghiên cứu của đề tài thì cho vay ngân hàng sẽ đượcxem là vấn đề chính để nghiên cứu Cho vay NH là quan hệ cho vay bằng tiền tệ màmột bên là NH – một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên làtất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đivay, vừa là người cho vay
Ngân hàng với tư cách là người đi vay sẽ huy động mọi nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức
cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội
Đồng thời NH lại là người cho vay đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sản xuấtkinh doanh và tiêu dùng Với vai trò này, NH đã thực hiện chức năng phân phối lạivốn, tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội
Đây là hình thức cho vay chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đáp ứngnhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời
1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.2.1 Khái Niệm
Có thể nói cho vay dưới rất nhiều hình thức và tên gọi Tuy nhiên căn cứ vàomột số các tiêu thức khác nhau để có thể phân chia cho vay ngân hàng Sau đây là một
số cách phân chia mà Ngân hàng thường sử dụng để phân tích và đánh giá
Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay,khi mà tất cả các loại hình doanh nghiệp đangphát huy hiệu quả kinh doanh ở mức cao nhất thì các DNVVN lại càng phải nỗ lựchơn để đáp ứng những yêu cầu mới về sản phẩm, về thiết bị công nghệ, máy móc vàtất yếu vốn phải cần nhiều hơn Vì vậy, vốn vẫn là điều kiện tiên quyết quyết định sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp, nên cho vay ngân hàng ngày càng quantrọng hơn, cần thiết hơn, đặc biệt đối với các DNVVN được thể hiện:
Trang 10- Cho vay ngân hàng là đòn bẩy cho nền kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển cácDNVVN Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bìnhquân hóa tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của DNVVN Cho vay ngân hàngluôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chếhoặc không đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuân thấp Qua đó nó làmthay đổi quan hệ cung - cầu hàng hóa và thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
- Cho vay ngân hàng góp phần bổ sung nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa các DNVVN Các DNVVN huy đông vốn chủ yếu nhờ nguồn tín dung ngân hàng.Khi vốn được giải ngân, sức mạnh tài chính doanh nghiệp tăng lên thì các DNVVNcũng có cơ hội thực hiện được mục đích của mình, mở rộng, phát triển sản xuất kinhdoanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh
- Cho vay Ngân hàng kích thích hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNVVN: Chovay Ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là “ vay để cho vay”; “ vay có hoàn trảtheo thời hạn quy định cả vốn và lãi”; nếu quá hạn phải chịu lãi suất cao, đã thúc cácDNVVN nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn
- Cho vay Ngân hàng tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận với vốn nước ngoài:Thông qua nguồn vốn này, DNVVN xác lập một cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo kết hợphiệu quả giữa nguồn vốn đi vay cũng như nguồn vốn tự có nhằm sản xuất tạo giá vốnbình quân rẻ nhất, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa và được thị trườngchấp nhận Có như vậy thì doanh nghiệp mới đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
- Cho vay Ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trường cácyếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNVVN Các DNVVN có vốn lưu động rất ít sovới nhu cầu cần thiết Nguồn vốn để mua vật tư, hàng hóa dự trữ cho sản xuất kinhdoanh chủ yếu được bù đắp bằng vốn cho vay Ngân hàng Tuy nhiên, ngân hàng chỉtập trung cho vay những đối tượng hàng hóa có chất lượng cao, sức cạnh tranh tốt, qua
đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại
- Cho vay Ngân hàng góp phần bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được liêntục, thuận lợi, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro
Trang 11Qua những khía cạnh trên, vai trò của Cho vay Ngân hàng đối với DNVVN là rất tolớn Vì vậy việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN là thực sự cần thiết đểhoàn thiện một nền kinh tế, đăc biệt là nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình hộinhập Quốc tế.
Theo điều 49 luật các tổ chức cho vay thì: “ Các tổ chức cho vay được cấp chovay cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy
tờ có giá khác, bảo lãnh cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định củangân hàng nhà nước” Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từngnhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học làtiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi
ro cho vay Người ta có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân loại cho vay:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng
để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn
cả cá nhân
+ Cho vay trung hạn: theo quy định hiện nay của Ngân hàng nhà nước Việt Nam,cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm để đầu tư mua sắm TSCĐ, cảitiến hoặc đổi mới thiết bị, cộng nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự
án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đầu tư cho TSCĐ, chovay trung và dài hạn cũng là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập
+Cho vay dài hạn : loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thểlên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm Loại cho vaynày thường cung cấp để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn như : xây dựng nhà ở, các thiết
bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
Trang 12- Căn cứ các mục đích cho vay:
+ Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dụng bấtđộng sản nhà ở, đất đai, bất đông sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ + Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn và bổ sung vốn lưuthông cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
+ Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phânbón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nhiên liệu
+Cho vay các định chế tài chính, bao gồm: cấp cho vay cho ngân hàng,
Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, qũy cho vay và cácđịnh chế tài chính
+Cho vay cá nhân: là loại cho vay dể đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: mua sắmcác vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải cho các chi phí thông thườngcủa đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng
+ Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm 2 loại: cho thuê vận hành
và cho thuê tài chính Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đóchủ yếu là máy móc, thiết bị
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
+Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợpđồng Cho vay có thời hạn bao gồm:
Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể
Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn trả nợ cụ thể, mà việc trả nợphụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay
+ Cho vay không có thời hạn cụ thể: đối với loại cho vay không có thời hạn thìngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưngphải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợpđồng
Trang 13
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như: thế chấp,cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba
+ Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng
- Căn cứ vào xuất xứ cho vay:
+ Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng người
đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
+Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại khếước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán
1.2 Chất lượng cho vay DNVVN của NHTM
1.2.1 Chất lượng cho vay DNVVN của NHTM
1.2.1.1 Khái niệm
Chất lượng cho vay là sự đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (ngườivay tiền), phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm sự tồn tại, phát triển củangân hàng
- Trước hết dưới góc độ xã hội :
Chất lượng cho vay phải được đánh giá từ hiệu quả kinh tế- xã hội, có nghĩa làphải xem xét nó có phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ và địa phươngkhông? Tác động của chinh sách cho vay trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế,tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật Nhu cầu của thị trường đối với với sản phẩm hànghóa ra sao? Số lượng lao đông thu hút vào hoạt động cho vay là bao nhiêu? Nếu sốlượng lao động thu hút vào càng lớn thì giải quyết tốt về mặt xã hội Số lượng laođông này không chỉ giới hạn ở số lượng nhân viên ngân hàng mà cả số lao động cóviệc làm khi tổ chức kinh tế này được vay vốn Ngoài việc xem xét về hiệu quả xã hội,người ta còn đánh giá về hiệu kinh tế như: Lợi nhuận mang lại cho xã hội, vòng quay
Trang 14của vốn, một phần đặc biệt quan trọng đó là các khoản thuế nộp cho ngân sách nhànước, thực hiện cho vay và sử dụng phải theo đúng quy định của pháp luật
- Xét dưới góc độ khách hàng:
Xuất phát từ nhu cầu vay vốn của khách hàng, vốn đó phải được sử dụng nhằm
mở rộng sản xuất kinh doanh, nhập hàng hóa Trên cơ sở tính toán để sao cho chi phí
cơ hội lớn nhất Chất lượng cho vay với khách hàng có thể hiểu dưới vài khía cạnh: +Vốn vay phải mang lại hiệu quả trong kinh doanh
+Việc cấp vốn phải kịp thời
Mức vốn được cấp phải đảm bảo cho nhu cầu doanh nghiệp Điều này cũng cónghĩa nếu hạn chế mức cho vay thấp sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp không nhỏ Thời gian trả vốn và lãi của khách hàng cho ngân hàng phải hợp lý để phù hợpvới chu kì kinh doanh Ngân hàng không nên quá cứng nhắc khi gia hạn trả vốn củakhách hàng bởi vì trong kinh doanh không thể định trước rủi ro được Việc trả vốn vàlãi cho ngân hàng đôi khi không chỉ phù thuộc vào ý muốn chủ quan của khách hàngđược mà còn phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như: Đối tác kinh doanh củakhách hàng, môi trường kinh tế- xã hội, sự thay đổi của các chính sách xã hội Nhữngảnh hưởng này tác động mạnh đến khách hàng, nhiều khi đưa họ vào tình trạnh phásản, không thể trả được nợ cho ngân hàng
- Xét dưới góc độ ngân hàng:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, do
đó mọi hoạt động của ngân hàng đều hướng vào mục tiêu lợi nhuận Trong đó, hoạtđộng cho vay chủ yếu quan tâm đến mức độ an toàn cho vay và khả năng sinh lời củangân hàng do hoạt động cho vay mang lại
- Mức độ an toàn cho vay :
Trước khi quyết định cho vay bất kì một khoản vay nào, vấn đề luôn được các ngânhàng xem xét thận trọng là liệu khoản vay đó có hoàn trả được đầy đủ và đúng hạnhay không? Mức độ an toàn của khoản cho vay nói cách khác mức độ rủi ro cho vay
là bao nhiêu? Khi một khoản cho vay đã thực hiện bị rủi ro hoặc chứa đựng nhiều
Trang 15nguy cơ rủi ro, người ta nói khoản cho vay đó kém chất lượng Rủi ro cho vay baogồm các khoản cho vay không thu được nợ ( rủi ro mất vốn) và các khoản cho vayđược trả nợ không đúng hạn vì người vay tạm thời gặp khó khăn( rủi ro sai hẹn) Phầnlớn tài sản có của ngân hàng là dư nợ cho vay, nếu các khoản cho vay không đượchoàn trả hoặc hoàn trả không đúng hạn thì dần dần ngân hàng sẽ mất khả năngthanh toán dẫn đến phá sản.
Cho vay dựa vào lòng tin về sự hoàn trả trong tương lai tại một thời điểm xácđịnh Lòng tin này xuất phát từ hai chủ thể của quan hệ cho vay là người đi vay vàngười cho vay Khả năng tài chính và uy tín của mỗi chủ thể là cơ sở tạo dựng lòng tingiữa họ Nhưng tất cả những dự báo, dự tính trong tương lai chỉ là tương đối, do vậykhó có thể khăng định khoản cho vay có được hoàn trả đúng hạn hay không? Lòngtin và sự rủi ro luôn tồn tại trong quan hệ cho vay
- Khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động cho vay mang lại:
Chất lượng cho vay tốt góp phần tăng dư nợ cho vay, từ đó tăng lãi thu được từhoạt đông cho vay Hiện tại cho vay là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho ngânhàng thương mại nên chất lượng cho vay góp vai trò quyết định trong việc tăng khảnăng sinh lời cho ngân hàng
Chất lượng cho vay tốt góp phần nâng cao uy tín ngân hàng trên thị trường, giúpngân hàng thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng khả năng huy động vốn cũng nhưtăng dư nợ tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt động cho vay và các dich vụ đi kèm như:chuyển tiền thanh toán quốc tế và ngoại hối
Như vậy chất lượng cho vay là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh mức độ thíchnghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức mạnh củamột ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại Do đó việc tăng cường quản lýchất lượng cho vay, hạn chế rủi ro trong hoạt động tại các NHTM luôn là một yêu cầubức xúc, là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng cũng như cho cả hệ thốngngân hàng và nền kinh tế quốc dân Đánh giá chất lượng hoạt cho vay thông qua chỉtiêu nợ: Nợ quá hạn, thu nhập từ hoạt đông cho vay, tổng dư nợ
Trang 161.2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay DNVVN của NHTM
1.2.2.1 Khái Niệm
Các khoản vay có chất lượng tốt khi chúng được sử dụng một cách hiệuquả, an toàn, mang lại hiệu quả cho các chủ thể sử dụng Từ đó nó cũng mang lại lợinhuận cho ngân hàng khi tín dụng Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng chovay đối với ngân hàng:
a) Nợ quá hạn
Nợ quá hạn trong kinh doanh cho vay là hiện tượng tới thời hạn thanh toán khoản
nợ, người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối với khoảnvay
Đối với các hoạt động ngân hàng, bất kì khoản nợ quá hạn nào cũng dẫn đến rủi
ro ứ đọng vốn, làm ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi đúng thời hạn Nó còngây hậu quả làm giảm khả năng thanh toán, thậm chí làm mất khả năng thanh toán củangân hàng thương mại
Trên góc độ vĩ mô, nợ quá hạn thực sự làm giảm tính tích cực của hoạt động chovay của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Nợ quá hạn cao sẽ dẫn đến sự sụp
đổ dây chuyền của hệ thống ngân hàng thương mại Để khái quát hơn, người ta sửdụng tỷ lệ nợ quá hạn để đánh giá chất lượng tín dụng:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = -* 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này càng thấp thì chứng tỏ chất lượng cho vay càng cao nhưng trên thực tế nó
không thể chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%, mà nó chỉ chấp nhận ở con số cânbằng là nhỏ hơn hoặc bằng 3% Sở dĩ như vậy vì :về mặt toán học thì tỷ lệ nợ quá hạn
có quan hệ tỷ lệ thuận với nợ quá hạn và quan hệ tỷ lệ nghịch với tổng dư nợ Cho nênnếu tỷ lệ này cao thì có nghĩa là nợ quá hạn cao, rủi ro cao
Còn nếu tỷ lệ nợ quá hạn ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 3% là cân bằng:Một phần là do thực tế bất kì một ngân hàng nào dù làm ăn hiệu quả đến đâu cũng
Trang 17không thể có những khoản cho vay ra mà thu hồi được hoàn toàn Hơn nữa ở mức nhỏhơn hoặc bằng 3% này vẫn đảm bảo mức an toàn và tổng dư nợ cao, tăng khả năngsinh lời cho ngân hàng nên cũng có thể đưa ra nhận xét chất lượng cho vay đó là tốt.
b) Nợ Xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhànước ngày 22/4/2005 của ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay (tổ chứctín dụng)
_Theo đó, các tổ chức cho vay phải phân loại nợ (các khoản cho vay, ứng trước,thấu chi và cho thuê tài chính, các khoản chiết khấu, tái chiết khâu, bao thanh toán vàcác hình thức cho vay khác) thành 5 nhóm với mức độ rủi ro khác nhau, nợ từ nhóm 3đến nhóm 5 được coi là nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chấtlượng cho vay của tổ chức tín dụng
_Với Quyết định 493, Ngân hàng Nhà nước hy vọng các khoản nợ xấu sẽ bộc lộ rõ
trong bảng cân đối kế toán, trên cơ sở đó từng tổ chức cho vay và toàn ngành sẽ cóhướng xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lành mạnh
1.2.2.2 - Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN
Đối với ngân hàng thương mại nói chung thì hiện nay cho vay vẫn là nghiệp
vụ chủ yếu và thu nhập từ nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng rất cao, thông thường chiếm
từ 70 đến 80% trong tổng thu nhập Thu nhập từ hoạt động cho vay là số tiền dôi ra
mà ngân hàng thu được do hoạt động cho vay đem lại’’.
Thu nhập từ khoản mục này chịu tác động của quy mô khoản mục cho vay và cácchi phí phục vụ cho nó (lãi suất, các chi phí khác) Nếu quy mô cho vay lớn, chi phínhỏ thì thu nhập cao và ngược lại nếu quy mô cho vay lớn mà chi phí lại cũng lớn thìthu nhập của hoạt động này thấp Khi đánh giá chỉ tiêu này ta phải kết hợp song songgiữa thu nhập từ hoạt động cho vay với chi phí bỏ ra từ hoạt động đó
Trang 18Nếu tỷ lệ trên >1: Hoạt động kinh doanh cho vay có lãi
Nếu tỷ lệ trên =1: Hoạt động kinh doanh cho vay hòa vốn
Nếu tỷ lệ trên <1: Hoạt động kinh doanh cho vay bị lỗ
Tỷ lệ Thu nhập/Chi phí phản ánh: Cứ một đồng chi phí thì thu về được bao nhiêu
đồng lợi nhuận? Nếu tỷ lệ này năm sau cao hơn năm trước thì chất lượng cho vayđược cải thiện
Vậy nên khi dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng cho vay thì ta phải xem
xét đồng thời cả tổng thu nhập từ hoạt động cho vay và tỷ lệ Thu nhập/Chi phí để đi
đến kết luận chính xác về chất lượng cho vay
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DNVVN của NHTM
Nói đến chất lượng cho vay ngân hàng là nói đến hai mặt của vấn đề, đó lànâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng và nâng cao chất lượng cho vay đốivới ngân hàng đều cần thiết Ta phải tìm hiểu đâu là yếu tố xuất phát từ phía các
Trang 19doanh nghiệp và đâu là yếu tố xuất phát từ ngân hàng có ảnh hưởng đến chất lượngcho vay ngân hàng, để từ đó phát huy những nhân tố các tác động tích cực và hạn chếnhững nhân tố có tác động tiêu cực Chỉ khi phân tích được các nhân tố đó thì giữangân hàng và doanh nghiệp cùng nhau tháo gỡ được khó khăn và tìm được tiếng nóichung, cùng nhau hợp tác và phát triển
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
+ Chính sách cho vay:
Chính sách cho vay phải phù hợp với đường lối phát triển của Chính phủ đồngthời đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và của chínhbản thân ngân hàng Đối với NHTM, chính sách cho vay đúng đắn phải đảm bảo khảnăng sinh lời của hoạt động cho vay, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật vàđường lối chính sách của Nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính cân bằng
+ Hiện nay các NHTM đã nhìn nhận một cách đúng đắn về việc cho vay cácDNVVN Việc cho vay các DNVVN được coi là một chính sách quan trọng trong việc
mở rộng khách hàng cũng như tăng trưởng tín dụng
+ Mặc dù vậy quan điểm kinh doanh của Ngân hàng đối với DNVVN còn nhiềuvấn đề cần giải quyết như tâm lý e ngại rủi ro, mức thu lãi thấp, khoản vay quá nhỏ,chi phí nghiệp vụ cao hơn so với việc xét duyệt cho các DN qui mô lớn lên không hấpdẫn ngân hàng
+ chính sách, thể lệ, chế độ cho vay ngân hàng đối với DNVVN đôi khi chưa chặtchẽ, rõ ràng nên hưởng tới chất lượng tín dụng Do đó một số kẻ lừa đảo lợi dụng sơ
hở thể chế để chiếm đoạt vốn vay hoặc chây ì trong việc trả nợ vay ngân hàng
+ Tình hình huy động vốn:
Muốn nâng cao chất lượng cho vay thì nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quantrọng Nguồn vốn huy động của ngân hàng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động tín dụng Nếu vốn của ngân hàng dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn củacác khách hàng thì sẽ góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, qua đó nâng caođược chất lượng cho vay Nguồn huy động gồm tiền gửi giao dịch, tiền gửi phi giao
Trang 20dich, tiền đi vay và vốn tự có của ngân hàng Đối với cho vay trung và dài hạn thìnguồn đáp ứng phải tương đối ổn định, lãi suất phải hợp lý, một mặt để cạnh tranh vớingân hàng khác, một mặt đảm bảo bù đắp những chi phí và những biến động của thịtrường.
+Công tác tổ chức của ngân hàng:
Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp một cách có khoa học, có tínhlinh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cho vay đã quy định cả về huy động vốncũng như cho vay, quản lý tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng Do hoạt động cho vay
có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các loại hình kinh doanh khác nên cần phối hợp chặtchẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng, cũng như thiết lậpquan hệ với cơ quan như: Tài chính, pháp luật.Thiết lập mối quan hệ này sẽ tạo điềukiện cho quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thờicác khoản cho vay có nguy cơ không thu được nợ
+ Chất lượng nhân sự:
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn cho vay nóiriêng và đến hoạt động của ngân hàng nói chung Nghiệp vụ hoạt động ngân hàngcàng phát triển càng đòi hỏi chất lượng nhân sự càng cao để có thể sử dụng cácphương tiên làm việc hiện đại, phù hợp với sự phát triển không ngừng.Việc tuyểnchọn nhân sự phải đảm bảo cả về đạo đức lẫn nghề nghiệp
Cán bộ cho vay phải có khả năng phân tích, thẩm định dự án để đánh giá tính khảthi của dự án, phải phân tích báo cáo tài chính một cách chính xác, phân tích khả năngquản lý doanh nghiệp và phải biết được năng lực thực sự của khách hàng trước khithiết lập quan hệ tín dụng
+ Quy trình cho vay:
Quy trình cho vay bao gồm các bước: Chuẩn cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quátrình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ Trong quá trình cho vay, bước chuẩn bị rấtquan trọng, làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho thu hồi cả vốn lẫn lãi khi đến hạnthanh toán, tạo điều kiện cho vốn cho vay luân chuyển nhanh
Trang 21Việc thực hiện tốt bước chuẩn bị cho vay tùy thuộc vào công tác thẩm định cũngnhư những quy định về điều kiện, thủ tục cho vay ở từng ngân hàng Trong bướcchuẩn bị cho vay thì khâu thẩm định chiếm vị trí rất quan trọng Trong việc thẩm địnhcác dự án trước khi cho vay thì các ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ cho vay phải thuthập thông tin về hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án, phương án vay củakhách hàng để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác trước khi quyết địnhcho vay Ngân hàng xem xét, đánh giá xem phương án sản xuất kinh doanh của kháchhàng có khả thi hay không? Khả năng sinh lời của dự án, năng lực tài chính, trình độquản lý, uy tín trong kinh doanh của khách hàng.
Trước khi quyết định cho vay cần cân nhắc các mặt sau:
- Sự an toàn của vốn vay và khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn
- Khả năng sinh lời của vốn tín dụng
- Sự phù hợp giữa cấp vốn cho vay với tình hình kinh tế hiện tại
Trong khâu quản lý và giám sát liên quan dến việc kiểm tra sổ sách và thực tế triểnkhai công việc kinh doanh xem xét có đúng mục tiêu và tiến độ không? Từ đó giảingân một cach hợp lý
Thu nợ, thanh toán nợ là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại vững chắc
của ngân hàng cho nên phải nhạy bén, kịp thời phát hiện những điều kiện bất lợi xảyra
+ Thông tin tín dụng:
Thông tin cho vay là yếu tố cơ bản trong quản lý theo nghĩa rộng.Nhờ có thông tintín dụng,người quản lý có thể đưa ra ngững quyết định cần thiết có liên quan đến chovay, theo dõi và quản lý cho vay
Thông tin cho vay càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng xảy ra rủi
ro trong hoạt động kinh doanh càng giảm
+ Kiểm soát nội bộ:
Trang 22Đây là sự phối hợp giữa phương pháp tổ chức hoạt động và các biện pháp khác đểngân hàng có được thông tin về tình trạng kinh doanh, nhằm duy trì có kết quả cáchoạt động kinh doanh, phù hợp với chính sách và đáp ứng nhu cầu mục tiêu đã định.
1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách quan
- Năng lực của doanh nghiệp
Bất kì một khách hàng nào đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình trong hoạt độngkinh doanh, nhất là khi họ phải đi vay để có đầu tư vào lĩnh vực của mình Năng lựckinh nghiệm quản lý, kinh doanh của khách hàng bị hạn chế.Các DNVVN thường xâydựng báo cáo tài chính đối phó Không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán Cácthông tin về DN mà ngân hàng có được thường không được cập nhật thường xuyênkịp thời, mức độ tin cậy không cao và từ luồng thông tin không chính xác Điều nàyảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hồ sơ của dự án Một số doanh nghiệp khi cho vay
họ lập phương án kinh doanh có hiệu quả, nhưng không tính hết đến biến động của thịtrường nên thua lỗ Trong số món vay trung và dài hạn nhập máy móc thiết bị, dophân tích dự án không chính xác dẫn đến máy nhập về không phát huy được tác dụng,như vậy không hoàn trả được vốn vay cho ngân hàng
Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, nhiều doanh nghiệp dùng tiền vay ngânhàng không đúng với phương án và mục đích xin vay
Nếu ngân hàng có năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, am hiểu thị trường sẽgóp phần đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng được an toàn, chất lượng của khoảnvay được đảm bảo, ngân hàng sẽ thu hồi được cả gốc và lãi
- Trình độ quản lý
Thị trường luôn luôn biến động từng ngày từng giờ, nếu như nhà quản lý khôngnhạy cảm nắm bắt tâm lý khách hàng một cách nhanh chóng họ sẽ dễ dàng bị kháchhàng quên lãng Tuy nhiên cũng có những người lãnh đạo có kinh nghiệm sâu sắctrong việc nắm bắt những biến động mà đưa ra những thay đổi phù hợp với môitrường đang thay đổi từng ngày Họ là những người có trình độ quản lý tốt, họ đưa ra
Trang 23được những quyết định chính xác và kịp thời Nhưng những người như họ chỉ chiếmmột số lượng rất ít, nó còn ít ỏi hơn đối với đối tượng là các DNVVN Bởi lẽ chủ yếuquản lý của DNVVN thường là những người có nhiệt huyết, sáng tạo nhưng họ thiếukinh nghiệm quản lý cần thiết để có thể đưa ra được những quyết định mang tính thayđổi lớn Đôi khi họ còn bị rào cản bởi sự bảo thủ cũng như lạc hậu trong cách nhìnnhận vấn đề và thay đổi phương thức quản lý.
1.3.3 Các nhân tố khách quan khác
- Môi trường kinh tế
Trong điều kiện môi trường chịu những tác động tiêu cực từ môi trường chungcủa thế giới thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn trong việc sản xuất cũng như tiêuthụ mặt hàng của mình Từ đó ảnh hưởng tới thời hạn trả nợ đúng hạn của doanhnghiệp cũng như khả năng trả khoản vay đó, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng Nhưng ngược lại khi môi trường chung mà thuân lợi thì doanh nghiệp cũng sẽnhận được những lợi ích chung mang lại, họ sẽ làm ăn có hiệu quả hơn và từ đó có thểtrả được khoản vay đúng hạn, điều này tác động tích cực tới chất lượng tín dụng
- Môi trường pháp lý
Ngân hàng có thể coi là một doanh nghiệp và luôn phải hoạt động tronghành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào Vìvậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng cho vaycủacác doanh nghiệp đó với ngân hàng Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh và
có nhiểu lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đólàm cho chất lượng của các khoản cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ thấp vàđôi khi khó có thể thu hồi
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường thì việc điều tiết của Nhà nước bằng cácchính sách kinh tế vĩ mô là hết sức cần thiết và mang tính quyết định đến nền kinh tế
Trang 24đất nước,nó bao gồm các chính sách như: chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãisuất, chính sách đối ngoại.Các chính sách này có vai trò quan trọng đối với hoạt độngcủa nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nóiriêng Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng vàdoanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì lại ngược lại Các chính sách này nhằm
ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế
Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sảnxuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả củacác khoản cho vay ngân hàng
- Các yếu tố thiên tai gây nên
Việt Nam lên từ một đất nước nông nghiệp lâu đời Cho nên khi nhắc đến cácthành phần trong nền kinh tế không thể không nhắc tới thành phần kinh tế trong cácngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Số lượng các doanh nghiệp hộ cá thểtrong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ lớn Đây là những ngàng nghề chịu tác động trực tiếp
từ thiên nhiên Khi thiên tai xảy ra: lũ lụt, hạn hán, mưa bão, hỏa hoạn, làm chohoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp kho khăn làm khả năng hoàntrả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể, làm cho chất lượng của các khoản chovay cũng bị giảm sút
Trang 25CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DNVVN TẠI NHNO&PTNT CHI
NHÁNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Bách Khoa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Bách Khoa
NHNo&PTNT Bách Khoa được thành lập ngày 15/07/2001 trên cơ sở điềuchỉnh, nâng cấp chi nhánh cấp 2 và là đơn vị phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam Chinhánh được thành lập trên địa bàn Quận Quận được thành lập không lâu nhưng làmột quận lớn có diện tích 12km2, dân số 148,000 người Bên cạnh đó Quận là nơi đầumối giao thông phía Tây thành phố với lưu lượng hàng hóa, phương tiện giao thôngrất lớn, hiện nay trên địa bàn quận và các khu vực lân cận đang đô thị hóa với tốc độrất nhanh, nhiều khu đô thị mới được xây dựng Bên cạnh đó Bách Khoa là khu vựctập trung nhiều trường đại học, cơ quan Nhà nước, các đơn vị đặt trụ sở làm việc vàkinh doanh, các khu công nghiệp Hiện nay quận được thành phố hết sức quan tâm,tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế xã hội của Quậnphát triển, đã tạo nhu cầu sử dụng vốn, sử dụng dịch vụ ngân hàng có cơ hội phát triểnnhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn thử thách
Trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 92 – Võ Thị Sáu – Bách Khoa, có vị tríkhá thuân lợi nằm tại ngã 3 và khá khang trang, thuận tiện cho việc giao dịch; việc ápdụng hệ thống thanh toán nội bộ ngân hàng và kế toán khách hàng – IPCAS ( IntraBanking Payment and Customer Accounting System) do Word Bank tài trợ theochương trình hiện đại hóa ngân hàng đã tạo lợi thế trong kinh doanh Ngoài ra chinhánh còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ có hiệu quả của NHNo&PTNT Việt Nam và
sự quan tâm, ủng hộ của quận ủy , UBND quận Bách Khoa
Trên địa bàn Quận hiện có trên 20 NHTM, trên 29 chi nhánh và rất nhiềuphòng giao dịch đang hoạt động Chính vì vậy sự cạnh tranh gay gắt là điều không thểtránh khỏi NHNo&PTNT Bách Khoa đã không ngừng cố gắng và đưa ra các sản
Trang 26phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao khả năngcạnh tranh Chi nhánh hiện đang cung ứng các sản phẩm dịch vụ sau:
•Dịch vụ cho vay
•Dịch vụ tiền gửi
•Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
•Dịch vụ thanh toán trong nước
và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT Bách Khoa Hà Nội
là một đơn vị hoạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào NHNo&PTNTViệt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giaodịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN ) cũng như các tổ chức cho vaykhác trong cả nước Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo&PTNT Bách Khoa Hà Nội
đã và đang hoạt động kinh doanh trên cở sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi
Trang 272.1.1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Trên cơ sơ chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh và yêu cầu hoạt động, bộ máy tổchức của chi nhánh hiện tại như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức tại trụ sở chính No&PTNT Bách Khoa
(Nguồn : phòng hành chính ngân hàng )Trong đó:
*Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và
điều hành mọi kinh doanh của ngân hàng
*Phòng kế hoạch nguồn vốn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo
dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánhNHNo&PTNT trên địa bàn.Cân đối nguồn vốn,sử dụng vốn và điều hoà vốn kinhdoanh đối với các chi nhánh trên địa bàn
*Phòng kế toán – ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch
toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Thực hiệnnhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước.Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng tín dụng
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính
Bộ phận
dịch vụ khách hàng
Bộ phận
vi tính và ngân quỹ
Trang 28đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.
*Phòng tín dụng: Với nhiệm vụ là cho vaycác doanh nghiệp quốc doanh,
doanh nghiệp tư nhân và cho vaykinh tế hộ gia đình.Huy động vốn, thực hiện các dịch
vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanhhàng năm phù hợp.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyênnhân và đề xuất hướng khắc phục.Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án cho vaytheo phân cấp uỷ quyền
*Phòng thanh toán quốc tế: Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình
thức mở L/C, lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thuđổi ngoại tệ
*Phòng hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào
Trang 29Bảng 2.2 : Hoạt động nguồn vốn của NHNo&PTNT Bách Khoa giai đoạn 2009
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
• Tiền gửi kỳ phiếu 121 12 42 3 34.7 8 0.3 19.0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009, 2010, 2011 tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa)
Qua số liệu trên ta thấy:
Tổng nguồn vốn : Đến 31/12/2011 Tổng nguồn vốn đạt: 2.282 tỷ đồng, tăng
400,5 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng 21,2%, đạt 117% kế hoạch 2011.Tăng 1.758 tỷ so với đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng 335% Tốc độ tăng trưởngbình quân qua các năm đạt 143%
Trang 30* Tiền gửi phân theo kỳ hạn:
- Tiền gửi không kỳ hạn: 398 tỷ đồng , giảm 8,5 tỷ đồng so với 2010, chiếm tỷtrọng 17,4%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 37 tỷ đồng)
- Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng: 393 tỷ đồng, tăng 9 tỷ so với năm 2010, chiếm tỷtrọng 17,2%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 120 tỷ đồng
- Tiền gửi kỳ hạn từ 12 - 24 tháng: 568 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với năm
2010, chiếm tỷ trọng 24,8%/ Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 64 tỷ đồng
- Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng: 923 tỷ đồng, tăng 188 tỷ đồng so với năm
2010, chiếm tỷ trọng 59,4%/ Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 144 tỷ đồng
* Tiền gửi phân theo đối tượng:
- Tiền gửi dân cư: 983 tỷ đồng, tăng 169,5 tỷ đồng so với 2010, tốc độ tăngtrưởng 20,8%, chiếm tỷ trọng 43%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 244 tỷ đồng.Đạt 95% kế hoạch năm 2011
- Tiền gửi tổ chức: 1.299 tỷ đồng, tăng 131 tỷ so với năm 2010, tốc độ tăngtrưởng 12%, chiếm tỷ trọng 57%/Tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ: 121 tỷ đồng
Trong đó: Tiền gửi kho bạc: 100 tỷ đồng
* Tiền gửi phân theo tính chất nguồn vốn:
- Tiền gửi tiết kiệm: 975 tỷ đồng, tăng 214,5 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷtrọng 42,7%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 240 tỷ đồng
- Tiền gửi tổ chức: 1.299 tỷ đồng, tăng 220 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷ
Trang 31trọng 57%/Tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ: 114 tỷ đồng
- Tiền gửi kỳ phiếu: 8 tỷ đồng, giảm 34 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷtrọng 0,3%/Tổng nguồn vốn, trong đó: ngoại tệ 3 tỷ đồng
Bảng 2.3: Công tác huy động vốn của Chi nhánh năm 2010- 2011
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010,2011 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách
Khoa)
Do có những nỗ lực tích cực nên trong những năm trở lại đây NHNo&PTNTBách Khoa đã có những biến đổi đáng kể trong công tác huy động vốn Đạt được kếtquả như vậy là do chi nhánh đã chủ động trong công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếmkhách hàng có nguồn vốn lớn và rẻ, tích cực tìm nhiều biện pháp thực hiên đa dạnghóa các hình thức huy động vốn nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm, dịch
vụ tiện ích như: tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, phát hành kỳ phiếu có khuyếnmai, dự thưởng bằng vàng Chi nhánh đã có những điều chỉnh lãi suất phù hợp vớimặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Từng bước làm tốt côngtác tiếp thị đổi mới phong cách giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồnvốn lớn và rẻ về mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh
Trang 32(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2011 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)
Qua biểu đồ có thể thấy cơ cầu nguồn tiền gửi của Chi nhánh khá đồng đềugiữa các kỳ hạn trong đó nguồn tiền gửi trên 24 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồntiền gủi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp nhất Điều này có thể thấy nguồn vốn huyđộng hiện nay của chi nhánh khá ổn định Nhưng bên cạnh đó thì chi phí sử dụng vốnvới nguồn dài hạn cao hơn so với nguồn ngắn hạn Vì thế mà chi nhánh cần chú ý đến
cơ câu nguồn vốn theo thời hạn cho phù hợp với từng thời kỳ
Trang 33(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2011 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)
Qua biểu đồ 2 có thể thấy lượng vốn của chi nhánh còn mang tính thụ động caochủ yếu chỉ dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tổ chức Bên cạnh đólượng kỳ phiếu do chi nhánh phát hành chỉ chiếm 0.4% tính trên tổng nguồn vốn huyđộng Điều này sẽ trở thành một trở ngại lớn cho chi nhánh trong trường hợp muốnđiều chỉnh kỳ hạn tài sản Nợ cho phù hợp với kỳ hạn của tài sản Có khi lãi suất trênthị trường có sự biến động mạnh Sự phụ thuộc quá lớn vào tiền gửi của khách hàngkhiến chiến lược lãi suất của chi nhánh càng trở nên quan trọng Người dân sẵn sàngrút tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất cao hơn với
kỳ hạn tương đương Do đó, lãi suất của ngân hàng không có tính cạnh tranh rất dễdẫn tới rủi ro thanh khoản kéo theo rủi ro lãi suất khiên ngân hàng rơi vào tình trạngcăng thẳng về ngân quỹ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2011 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)
Qua biểu đồ có thể thấy tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn( 43%) song đây
là khoản tiền gửi có quy mô nhỏ, lẻ tẻ, ngắn hạn và thường xuyên xuất hiện biến động
Trang 34Vì vậy, chi nhánh không nên quá lệ thuộc vào loại tiền gửi này.
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng
Năm 2011 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nêntổng doanh số cho vay đã tăng nhiều so với năm 2010
Trang 35Bảng 2.3: Hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Bách Khoa giai đoạn
2009 - 2011
Đơn vị : tỷ đồng 2.2.2.1 Tổng dư nợ:
Doanh số tín dụng: 6.962 tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009,2010,2011 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa)
Doanh số thu nợ: 6.467 tỷ đồng
Đến 31/12/2011 dư nợ đạt: 1.506,6 tỷ đồng, tăng 495,6 tỷ đồng so với năm
2010, tốc độ tăng trưởng 49% Đạt 107,6% kế hoạch năm 2011 Tăng 1.293,6 tỷ sovới đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng 607% Tốc độ tăng trưởng bình quân qua cácnăm đạt 325%
* Dư nợ phân theo loại tiền:
tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
Số tiền
Tỷ trọng (%)
% so với năm trước
Dư nợ phân theo