Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài : “ Tổ chức hạch toán Nguồn kinh phí và Chi hoạt động sự nghiệp tại Trung tâm Y Tế Ba Chẽ - Quảng Ninh” Qu
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Số liệu, tư liệu sử dụng trong bài Khoá luận được thu thập từ nguồn số liệu,
tư liệu thực tế tại Trung tâm Y Tế Ba Chẽ - Quảng Ninh Các nội dung được xâydựng và trình bày trong bài Khóa luận về hoàn thiện tổ chức hạch toán NguồnKinh phí và Chi hoạt động sự nghiệp là của bản thân tôi rút ra từ quá trìnhnghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tại Đơn vị thực tập
Tác phẩm không sao chép của bất cứ tác giả nào
Hà Nội , ngày 30 tháng 5 năm 2012
Tác giả Khoá luận
Hoàng Thu Thảo
Trang 2
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP 3
1.1 Lý luận chung về kế toán Nguồn kinh phí và Chi hoạt động sự nghiệp 3
1.1.1.Khái niệm 3
1.1.2 Nguyên tắc hạch toán 6
1.1.3 Nhiệm vụ 10
1.2 Kế toán nguồn kinh phí trong đơn vị Hành chính sự nghiệp 6
1.2.1 Chứng từ và các sổ kế toán nguồn kinh phí 6
1.2.2 Phương pháp kế toán nguồn kinh phí trong đơn vị Hành chính – Sự nghiệp 10
1.3 Kế toán Chi hoạt động sự nghiệp 25
1.3.1Chứng từ và Sổ kế toán Chi hoạt động Sự nghiệp 25
1.3.2 Phương pháp kế toán chi hoạt động 25
1.4 Một số hình thức Sổ Kế toán 27
1.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung 28
1.4.2 Các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung 28
1.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ BA CHẼ - QUẢNG NINH 31
2.1 Tổng quan về Trung tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế Ba Chẽ- Quảng Ninh 31
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh 32
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác Kế toán tại Trung tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh 38
Trang 32.2 Thực trạng tổ chức hạch toán Nguồn kinh phí và Chi hoạt động tại
Trung tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh 42
2.2.1 Tổ chức hạch toán Nguồn kinh phí hoạt động 42
2.2.2 Chi hoạt động Sự nghiệp 58
2.2.3 Trình tự xét duyệt kinh phí 63
2.3 Đánh giá chung về tổ chức hạch toán Nguồn kinh phí và Chi hoạt động sự nghiệp tại Trung tâm Y tế Ba Chẽ- Quảng Ninh 64
2.3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Trung tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh 64
2.3.2 Đánh giá thực trạng Kế toán nguồn KP và Chi hoạt động sự nghiệp tại Trung tâm Y tế Ba Chẽ –Quảng Ninh 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM BA CHẼ - QUẢNG NINH 71
3.1 Định hướng phát triển của TTYT Ba Chẽ năm 2010 – 2020 71
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hạch toán Nguồn kinh phí và Chi hoạt động sự nghiệp 72
3.3 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện 73
3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán nguồn KP và chi hoạt động Sự nghiệp tại Trung tâm Y Tế Ba Chẽ – Quảng Ninh 74
3.4.1 Hoàn thiện về cơ chế chính sách quản lý tài chính 74
3.4.2 Hoàn thiện về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: 75
3.4.3 Hoàn thiện về tổ chức hệ thống kế toán 77
3.4.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán 77
3.4.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 78
3.4.6 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán 79
3.4.7 Hoàn thiện ứng dụng công nghệ tin học vào công tác Kiểm tra kế toán 79
3.5 Một số kiến nghị thực hiện biện pháp 80
3.5.1 Kiến nghị với nhà nước 80
3.5.2 Kiến nghị với Đơn vị: 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 5DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Bảng công khai tài chính 39
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tình hình KP và Quyết toán kinh phí sử dụng 59
Biểu 2.1 Phiếu chi phí điều trị 45
Biểu 2.2 Phiếu thanh toán chi phí KCB 46
Biểu 2.3 Phiếu thu 47
Biểu 2.4 Sổ Qũy tiền mặt 48
Biểu 2.5 Sổ chi tiết các khoản thu 49
Biểu 2.6 Sổ nhật ký chung 50
Biểu 2.7 Sổ Cái 51
Biểu 2.8 Giấy báo Có 53
Biểu 2.9 Sổ Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc 54
Biểu 2.10 Sổ Qũy tiền mặt nguồn KP hoạt động 55
Biểu 2.11 Sổ Cái 56
Biểu 2.12 Phiếu Chi 60
Biểu 2.13 Sổ chi tiết Chi hoạt động 61
Biểu 2.14 Sổ Cái ( Chi hoạt động) 62
Sơ đồ 1.1 Hạch toán nguồn KP hoạt động 15
Sơ đồ 1.2 Hạch toán nguồn KP dự án 19
Sơ đồ 1.3 Hạch toán nguồn KP đầu tư XDCB 21
Sơ đồ 1.4 Hạch toán Nguồn KP đã hình thành TSCĐ 23
Sơ đồ 1.5 Hạch toán Qũy cơ quan 25
Sơ đồ 1.6 Hạch toán Chi hoạt động 29
Sơ đồ 1.7 Trình tự hạch toán Sổ Nhật ký chung 31
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động 37
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 40
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển trong những năm gần đây.Các đơn vị Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) dưới sự quản lý của Nhà nước cũngtừng bước đi vào ổn định và phát triển vững chắc góp phần không nhỏ vào côngcuộc đổi mới nền Kinh tế - Xã hội của đất nước Các đơn vị HCSN là những đơn vịquản lý hành chính nhà nước và hoạt động bằng nguồn Kinh phí (KP) của Nhànước cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn KP khác như thu Sự nghiệp, phí, lệ phí, thu
từ kết quả hoạt động kinh doanh hay nhận viện trợ biếu tặng theo nguyên tắc khôngbồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho
Kế toán HCSN với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệthống các công cụ quản lý, bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Nhà nước cóchức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục có hệ thống về tình hìnhtiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ, tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngânquỹ Nhà nước, ngân quỹ công cộng
Để giúp Nhà nước quản lý tốt nguồn kinh phí cấp phát cho các đơn vịHCSN, giúp các cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độchi tiêu, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong chi tiêu, đảm bảo cho việc chitiêu đúng mục đích, tiết kiệm chi phí cấp phát thì hạch toán kế toán là một công
cụ không thể thiếu trong các đơn vị HCSN, đặc biệt là hạch toán nguồn KP vàchi phí nguồn KP Sự nghiệp Từ đó, giúp các đơn vị quản lý cũng như chi tiêunguồn KP của mình một cách hợp lý, hợp lệ, đạt hiệu quả cao và hoàn thànhđược muc tiêu đã đề ra
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài : “
Tổ chức hạch toán Nguồn kinh phí và Chi hoạt động sự nghiệp tại Trung tâm
Y Tế Ba Chẽ - Quảng Ninh”
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Trung tâm Y Tế Ba Chẽ - Quảng
Ninh cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Khánh Phương và sự
giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên Phòng kế toán của đơn vị, em đã hoàn thànhkhóa luận với mục đích vận dụng lý luận về Kế toán Nguồn KP và Chi hoạt động sự
Trang 8nghiệp đã học ở trường và nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích và đưa ra một số ýkiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán Nguồn KP và Chi hoạt động sựnghiệp tại đơn vị Mặc dù đã rất cố gắng song thời gian thực tập còn ít , khả năng vàkinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi nhữngthiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè.
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Tập trung đi sâu nghiên cứu tình hình hạch toán Nguồn KP và Chi hoạtđộng sự nghiệp tại Trung tâm Y Tế Ba Chẽ - Quảng Ninh
+ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tổ chức hạch toán nguồn KP và chi hoạt động sự nghiệptại Trung tâm Y Tế Ba Chẽ - Quảng Ninh
Phạm vi không gian: Trung tâm Y Tế Ba Chẽ - Quảng Ninh
Phạm vi thời gian: Số liệu hạch toán năm 2010, năm 2011 và năm 2012 Thời gian nghiên cứu: Năm 2010, năm 2011 và năm 2012
4 Bố cục khóa luận:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán nguồn KP và chi hoạt động sự nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán Nguồn KP và Chi hoạt động sự nghiệp tại Trung
tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán Nguồn KP
và Chi hoạt động sự nghiệp tại Trung tâm Y tế Ba Chẽ- Quảng Ninh
Trang 9CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUỒN KINH
PHÍ VÀ CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP
1.1 Lý luận chung về kế toán Nguồn kinh phí và Chi hoạt động sự nghiệp
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1Khái niệm nguồn kinh phí sự nghiệp:
Nguồn KP của các đơn vị hành chính - sự nghiệp (HCSN) là nguồn tài chính
mà các đơn vị được quyền sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị,chuyên môn có tính chất HCSN hoặc có tính chất kinh doanh của mình Như vậy,trong các đơn vị HCSN tất cả các loại KP (ngoài vốn) đều được tiếp nhận theonguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện các nhiệm vụ được giao
* Nguồn KP của đơn vị HCSN thường gồm có:
- Các Quỹ cơ quan
* KP và Quỹ của các đơn vị HCSN được hình thành từ các nguồn :
- Ngân sách nhà nước ( NSNN) hoặc các cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dựtoán được phê duyệt (gọi tắt là Nguồn KP Nhà nước);
- Các khoản đóng góp hội phí, đóng góp của các hội viên, thành viên;
- Các khoản thu sự nghiệp được để lại đơn vị gồm thu các loại phí, lệ phí phầnđược để lại đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật, thu sự nghiệp khác, và thu từcác hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
- Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,
- Các khoản kết dư Ngân sách năm trước
Trang 10Đơn vị không được ghi tăng Nguồn KP trong các trường hợp sau:
- Các khoản thu phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ TC
- Các khoản tiền, hàng viện trợ chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sáchtheo quy định của chế độ tài chính
1.1.1.2 Khái niệm Chi hoạt động Sự nghiệp
Chi hoạt động trong đơn vị HCSN là các khoản chi để thực hiện chức năng,nhiệm vụ chuyên môn hành chính,SN
Chi hoạt động bao gồm các khoản: Chi lương, chi phụ cấp, chi vật tư, dịchvụ,… cho hoạt động văn phòng, hoạt động sự nghiệp
Chi hoạt động chủ yếu được trang trải bằng nguồn KP hạn mức, KP bằnglệnh chi tiền và KP bổ sung từ các nguồn TC khác
1.1.2 Nguyên tắc hạch toán
1.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán nguồn kinh phí sự nghiệp:
Đơn vị phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại KP, từng loại vốn, từng loạiquỹ, theo mục đích sử dụng và theo nguồn hình thành KP
Việc kết chuyển từ nguồn KP này sang nguồn KP khác phải chấp hành theođúng chế độ và làm các thủ tục cần thiết Không được kết chuyển một cách tuỳ tiện.Đối với các khoản thu tại đơn vị được phép bổ sung nguồn KP, khi phát sinh đượchạch toán vào tài khoản thu (loại tài khoản 5), sau đó được kết chuyển sang tài khoản
KP liên quan theo quy định hoặc theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền
KP phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung dự toán phê duyệt, đúngtiêu chuẩn và đúng định mức của nhà nước Cuối niên độ kế toán KP không sử dụnghết phải hoàn trả Ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được kết chuyển sang năm saukhi được phép của cơ quan tài chính
Cuối mỗi kỳ, kế toán đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, thanh quyết toán tìnhhình tiếp nhận và sử dụng theo từng loại KP với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản,
cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình, dự án theo đúng quy định của chế độ
Trang 111.1.2.2 Nguyên tắc hạch toán chi hoạt động sự nghiệp
- Phải mở sổ kế toán chi tiết chi phí hoạt động theo từng nguồn KP, theoniên độ kế toán và theo Mục lục chi ngân sách Nhà nước
- Hạch toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập DT vàđảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết,giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo TC Các khoản chi hoạt động phải thựchiện theo đúng các quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xâydựng theo quy định của chế độ TC
- Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc KP hàng năm củađơn vị , bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyênnhư chi tinh giản biên chế, chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ
- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản chi hoạt động sản xuất kinhdoanh , chi phí đầu tư XDCB bằng nguồn KP đầu tư XDCB , các khoản chi đềtài , dự án theo đơn đặt hàng của nhà nước
- Đơn vị phải hạch toán theo Mục lục NSNN các khoản chi hoạt động phátsinh từ các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ phí đã thu phảinộp NSNN được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi Ngânsách theo quy định của chế độ tài chính
- Đơn vị không được xét duyệt quyết toán Ngân sách năm các khoản chi hoạtđộng từ các khoản tiền, hàng viện trợ và từ số phí, lệ phí đã thu phải nộp Ngânsách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu , ghi chi Ngân sáchtheo quy định
- Hết kỳ kế toán năm,nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số Chi hoạtđộng trong năm được chuyển từ TK 6612 “ Năm nay” sang tài khoản 6611 “ Nămtrước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt Riêng đối với chitrước cho năm sau theo dõi ở TK 6613 “ Năm sau” sang đầu năm sau được chuyểnsang TK 6612 “ Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động năm nay
Trang 12
1.1.3 Nhiệm vụ
1.1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp
Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ và rõ ràng số hiện có, tình hình biến độngcủa từng nguồn KP của đơn vị, quyết toán các nguồn vốn
Giám đốc chặt chẽ kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn KP của đơn vị,các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh gía lại tài sản, chênh lệch thuchi chưa xử lý và các quỹ của đơn vị Đảm bảo cho việc sử dụng nguồn KP đúngmục đích, hợp lý và có hiệu quả
Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng nguồn KP của đơn vị nhằm phát huyhiệu quả của từng nguồn KP
1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán chi hoạt động sự nghiệp
Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ và rõ ràng số hiện có, tình hình biến độngcủa từng khoản Chi mang tính chất hoạt động thường xuyên và không thường xuyêncủa dự toán chi đã được duyệt
Giám đốc chặt chẽ kế hoạch Chi hoạt động và sử dụng các nguồn KP của đơn
vị Đảm bảo cho việc sử dụng nguồn KP Chi hoạt động đúng mục đích, hợp lý và cóhiệu quả
Thường xuyên phân tích tình hình Chi hoạt động của đơn vị nhằm phát huyhiệu quả của từng nguồn KP
1.2 Kế toán nguồn kinh phí trong đơn vị Hành chính sự nghiệp
1.2.1 Chứng từ và các sổ kế toán nguồn kinh phí
1.2.1.1 Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập , ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định kế toán đơn vị HCSN.
Hệ thống chứng từ kế toán đơn vị HCSN thực hiện theo quyết định số 19/2006/
Trang 13QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các đơn vị HCSN có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù chưa đượcquy định danh mục mẫu chứng từ trong chế độ kế toán chung thì áp dụng chế độ
kế toán tài chính riêng, các văn bản pháp luật khác hoặc phải được Bộ Tài chínhchấp thuận, phê duyệt
Hệ thống chứng từ kế toán đơn vị HCSN gồm bốn chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu lao động tiền lương;
- Chỉ tiêu vật tư;
- Chỉ tiêu tiền tệ;
- Chỉ tiêu tài sản cố định;
Kế toán sử dụng các chứng từ như:
- Giấy thông báo dự toán
- Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt
- Giấy rút dự toán ngân sách kiêm chuyển khoản
- Lệnh chi tiền
- Giấy báo làm thêm giờ
- Giấy đi đường,
Lập chứng từ kế toán :
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị HCSN đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh;
- Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt ;
- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ
và đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theocùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than
Trang 14Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả cácliên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung tất
cả các liên chứng từ
- Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dungquy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán Các chứng từ kế toán dùng làmcăn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán
- Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trênchứng từ mới có giá trị thực hiện Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tửtheo quy định của pháp luật Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phảithống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định
- Các đơn vị HCSN chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử ngườiphụ trách kế toán để giao dịch với KB Nhà Nước, Ngân hàng, chữ ký Kế toántrưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó Ngườiphụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy địnhcho kế toán trưởng
1.2.1.2 Sổ kế toán nguồn Kinh phí
Các đợn vị HCSN đều phải mở sổ kế toán ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán Nghị định số 128/2004/NĐ-
CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụkinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian cóliên quan đến đơn vị HCSN
Đối với các đơn vị kế toán cấp I và cấp II ( Gọi tắt là cấp trên ) ngoài việc
mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng KP trực tiếp của cấp mình còn phải mở
sổ kế toán theo dõi việc phân bổ Dự toán (DT), tổng hợp việc sử dụng KP vàquyết toán KP của các đơn vị trực thuộc (đơn vị kế toán cấp II, cấp III) để tổnghợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng KP và quyết toán với cơ quan quản lý
Trang 15cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm
Sổ kế toán gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết.
Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủcác sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng cácquy định của hình thứ kế toán về nội dung, trình tự và phương pháp ghichép đối với từng mẫu sổ
- Sổ kế toán tổng hợp:
+ Sổ Nhật ký: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtheo trình tự thời gian Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theotrình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế,tài chínhđã phát sinh theo nội dung kinh tế
Số liệu trên Sổ Nhật ký để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, TC phát sinhtrong một kỳ kế toán
Sổ nhật ký phải có đầy đủ các nội dung sau: Ngày tháng ghi sổ; Số hiệu vàngày,tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung củanghiệp vụ kinh tế, TC phát sinh
+ Sổ Cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế TC phát sinh theo nộidung kinh tế ( theo tài khoản kế toán ) Số liệu trên sổ cái phản ánh tổng hợp tìnhhình tài sản, nguồn KP và tình hình sử dụng nguồn KP Trên sổ cái có thể kếthợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế củanghiệp vụ kinh tế TC
Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: Ngày, tháng ghi sổ ; Số hiệu
và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dungcủa nghiệp vụ kinh tế, TC phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế,TC phát sinhtheo từng nội dung kinh tế
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trang 16+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế TC phátsinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà sổ cái chưaphản ánh được
+ Sổ kế toán chi tiết có các nội dung sau: Tên sổ; Ngày, tháng ghi sổ; Sốhiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ ; Tóm tắt nộidung nghiệp vụ kinh tế TC phát sinh
- Hệ thống Sổ Kế toán:
Mỗi đơn vị có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm Đối vớiđơn vị tiếp nhận KP viện trợ của các tổ chức,cá nhân nước ngoài theo yêu cầucủa nhà tài trợ , thì đơn vị nhận viện trợ phải mở thêm sổ kế toán chi tiết theo dõiquá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn KP viện trợ để làm cơ sở lập báo cáo TCtheo yêu cầu của nhà tài trợ
1.2.2 Phương pháp kế toán nguồn kinh phí trong đơn vị Hành chính – Sự nghiệp 1.2.2.1 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động
* Khái niệm
Nguồn KP hoạt động là nguồn KP nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động theo
chức năng của các cơ quan, đơn vị HCSN KP hoạt động được hình thành từ:
- Ngân sách Nhà nước cấp phát hằng năm
- Các khoản thu hội phí và các khoản đóng góp của các hội viên
-Bổ sung từ các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu khác tạiđơn vị theo quy định của chế độ TC
- Bổ sung từ chênh lệch thu lớn hơn chi (từ lợi nhuận sau thuế) của hoạt độngsản xuất kinh doanh
- Tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án
- Các khoản được biếu tặng ,tài trợ của các đơn vị , cá nhân trong và ngoàiđơn vị
Trang 17* Nguyên tắc hạch toán
- Nguồn KP hoạt động được theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành(NSNN cấp, cấp trên cấp, nhận viện trợ phi dự án, ) Các đơn vị là cơ quan nhà nướcthực hiện chế độ tự chủ, tự chiu trách nhiệm về biên chế, KP quản lý hành chínhphải mở sổ chi tiết theo dõi nguồn KP đã nhận để thực hiện chế độ tự chủ và nguồn
KP đã nhận nhưng không thực hiện chế độ tự chủ
- Đơn vị không ghi tăng nguồn KP hoạt động trong các trường hợp sau:
+ Các khoản thu phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưngđơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ TC + Các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án đã nhận nhưng chưa có chứng từghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ TC
- Đơn vị không được quyết toán ngân sách các khoản chi từ các khoản tiền,hàng viện trợ và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng chưa
có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách
- KP phải được sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức củaNhà nước và trong phạm vi dự toán đã được duyệt cho phù hợp với quy định củachế độ TC
- Đơn vị chỉ được ghi tăng nguồn KP hoạt động các khoản tiền hàng việntrợ phi dự án và các khoản phí, lệ phí đã thu nộp ngân sách nhưng được để lạichi khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ TC
- Cuối kỳ, kế toán đơn vị phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sửdụng KP hoạt động với cơ quan TC theo chế độ TC quy định Số KP sử dụng chưahết được xử lý theo chế độ tài chính hiện hành quy định cho từng loại hình đơn vịHCSN Cuối ngày 31/12 hàng năm , số chi hoạt động bằng nguồn KP hoạt độngchưa được duyệt quyết toán thì kế toán ghi chuyển Nguồn KP hoạt động năm naysang Nguồn KP hoạt động năm trước
* Chứng từ sử dụng :
Trang 18- Kế toán đơn vị HCSN lập các chứng từ quy định như :
+ Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt,
+ Giấy thông báo dự toán,
+ Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt,
+ Giấy rút dự toán ngân sách kiêm chuyển khoản
TK 008.
* Tài khoản hạch toán:
TK 008- Dự toán ( DT) chi hoạt động
- Nội dung và kết cấu TK 008 – DT chi hoạt động
Trang 19+ TK 0081- DT chi thường xuyên
+ TK 0082- DT chi không thường xuyên
- Nội dung và kết cấu TK 461- Nguồn KP hoạt động
Trang 20xuyên) đã được phê duyệt QT với nguồn -Số KP nhận được do các hội viên
KP hoạt động nộp và đóng góp,do được viện trợ -K/C số KP hoạt động đã cấp trong kỳ phi dự án
cho các đơn vị cấp dưới
-K/C số KP hoạt động thường xuyên
còn lại sang TK 421 “Chênh lệch thu,chi
chưa xử lý”
Số dư bên có :
- Số KP được cấp trước cho năm sau Nguồn KP hoạt động hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa được quyết toán
TK 461- Nguồn KP hoạt động có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 4611 - “Năm trước”
- TK 4612 - “Năm nay”
- TK 4613 - “Năm sau”
Trang 21*Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.1 Hạch toán nguồn KP hoạt động
111,112 461
111,152,153,211,331,
Cuối niên độ KT,KP không sử Rút DT chi hoạt động về
dụng hết phải nộp NSNN nhập quỹ ,mua vật tư,
dụng cụ,TSCĐ,
661 112 K/C chi hoạt động Nhận KP NSNN cấp hoặc cấp trên cấp
421(4211) 111,112,152,211, Khi quyết toán được duyệt KP được tài trợ, biếu tặng
nếu được K/C nguồn KP hoặc bổ sung từ các
DT chi Rút DT Bổ sung nguồn KP từ các khoản
đươc giao ra sử dụng chênh lệch thu lớn hơn chi
336 K/C số tạm ứng thanh toán
thành nguồn KP
111,112,152,153
KP được viện trợ phi dự án
(Nếu có chứng từ ghi thu, ghi
chi ngay khi được viện trợ)
Trang 221.2.2.2 Kế toán nguồn kinh phí dự án
Khái niệm
Nguồn KP dự án là nguồn được Nhà nước cấp phát KP hoặc được Chínhphủ, các tổ chức và cá nhân viện trợ, tài trợ trực tiếp để thực hiện các chươngtrình, dự án, đề tài đã được phê duyệt
Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản 462“Nguồn KP dự án” chỉ sử dụng cho những đơn vị đượcNSNN hoặc các nhà tài trợ nước ngoài cấp KP để thực hiện các chương trình, dự
án, đề tài được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Không phản ánh vào tài khoản này Nguồn KP hoạt động thường xuyên vàkhông thường xuyên, nguồn KP nhà nước cấp cho đơn vị để thực hiện đơn đặthàng của nhà nước, nguồn KP đầu tư XDCB
Đơn vị không được ghi tăng nguồn KP dự án các khoản tiền hàng viện trợtheo chương trình, dự án đã nhận nhưng chưa có chứng từ ghi thu ,ghi chi ngânsách theo quy định của chế độ TC
KP chương trình dự án phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dunghoạt động và trong phạm vi DT được duyệt
Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc chương trình dự án, đơn vị phải làm thủtục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn KP chương trình, dự án, đềtài với cơ quan cấp trên , cơ quan TC và nhà tài trợ
Ngoài ra các đơn vị còn làm thủ tục quyết toán theo nội dung công việc ,theo từng kỳ, từng giai đoạn và toàn bộ chương trình dự án theo các nội dung chi
và Mục lục NSNN của từng chương trình, dự án, đề tài
Chứng từ sử dụng:
+ Dự toán chi chương trình, dự án được giao
+ Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt
+ Giấy rút dự toán ngân sách kiêm chuyển khoản
+ Lệnh chi tiền
Trang 23- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 009
TK 009 – DT chi chương trình, Dự án
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 462 - Nguồn KP dự án
Trang 24
TK462- Nguồn KP dự án
Phát sinh nợ : Phát sinh có :
- Nguồn KP dự án sử dụng không - Số KP chương trình ,dự án ,đề tài
sử dụng hết phải nộp lại NSNN hoặc đã được thực nhận trong kỳ
nhà tài trợ - Chuyển số đã nhận tại KB thành
- Các khoản được phép ghi giảm nguồn nguồn KP dự án
Trang 25K/c chi dự án vào nguồn KP Khi được giao Khi chưa được
Dự án khi quyết toán DT giao DT
Khi được NSNN cấp KP bằng
009 lệnh chi 152,153
DT chi Rút DT Nhận KP bằng nguyên liệu,
dự án được giao sử dụng vật liệu
Nhận KP bằng TSCĐ 211 Đồng thời:
Nguồn kinh phí đầu tư XDCB của đơn vị HCSN là nguồn KP được hình thành
do NSNN cấp, cấp trên cấp, hoặc được bổ sung từ các khoản thu tại đơn vị, hoặcđược tài trợ, biếu tặng KP, vốn XDCB được sử dụng cho mục đích đầu tư mở rộngqui mô TSCĐ hiện có của đơn vị và mục đích hoạt động HCSN hoặc hoạt động kinhdoanh
Nguyên tắc hạch toán
- Nguồn KP đầu tư XDCB được dùng để mua sắm TSCĐ, xây dựng các
Trang 26công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Công tác đầu tư XDCB ở đơn
vị HCSN phải chấp hành và tôn trọng quy định của Luật xây dựng
- Nguồn KP đầu tư XDCB phải được theo dõi cho từng công trình, hạngmục công trình, theo nội dung KP đầu tư XDCB và phải theo dõi số KP nhậnđược từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng
- Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành, đơn vị phải tiến hànhbàn giao tài sản để đưa vào sử dụng và thực hiện quyết toán KP đầu tư XDCB,phải ghi giảm nguồn KP đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn KP đã hình thànhTSCĐ
Tài khoản hạch toán :
TK 441- Nguồn KP đầu tư XDCB
Kết cấu và Nội dung TK 441
TK 441-Nguồn KP đầu tư XDCB
Phát sinh bên nợ: Phát sinh bên có :
- Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin -Nhận KP đầu tư XDCB được cấp duyệt -Chuyển các quỹ và các nguồn thu -Chuyển nguồn KP đầu tư XDCB thành theo quy định thành nguồn KP đầu tư nguồn KP đã hình thành TSCĐ XDCB
- Kết chuyển số KP đầu tư XDCB đã cấp - Các khoản khác làm tăng nguồn KP trong kỳ đầu tư XDCB
-Hoàn trả nguồn KP đầu tư XDCB cho
nhà nước
-Các khoản khác làm giảm nguồn KP đầu
tư XDCB
Số dư bên có: - Nguồn KP Đầu tư
XDCB chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa được quyết toán
Trang 27TK 441- nguồn KP đầu tư XDCB có 3 TK cấp 3:
Chi phí đầu tư XDCB xin Bổ sung KP đầu tư XDCB
duyệt bỏ đã được duyệt y từ quỹ cơ quan
466 5118 K/C nguồn khi dùng Bổ sung KP đầu tư XDCB từ
KP XDCB mua sắm TSCĐ chênh lệch thanh lý, nhượng
dùng cho HĐTX và HĐDA bán TSCĐ
411 421 Kết chuyển nguồn khi dùng Bổ sung KP từ các khoản
KP XDCB mua sắm TSCĐ chênh lệch thu
1.2.2.4 Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Khái niệm
Nguồn KP đó hình thành TSCĐ là một bộ phận KP NSNN cấp cho đơn vịdùng cho hoạt động HCSN đã tạo ra các loại TSCĐ ( TSCĐ hữu hình, TSCĐ vôhình) gọi là KP tạo ra tài sản cố định hiện có
Nguyên tắc hạch toán
- Nguồn KP đã hình thành TSCĐ tăng trong các trường hợp:
+ Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm TSCĐ bằng cá nguồn KP đầu tư
Trang 28XDCB, KP hoạt động, KP dự án, KP theo đơn đặt hàng của nhà nước và các quỹ
để dùng chô hoạt động HCSN hoặc hoạt động văn hóa phúc lợi
+ Nhận TSCĐ do Nhà nước,cấp trên cấp hoặc đơn vị khác bàn giao
+ Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước
+ Các trường hợp khác
Nguồn KP đã hình thành TSCĐ giảm trong các trường hợp:
+ Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng
+ Các trường hợp thanh lý, nhượng bán, nộp lại cấp trên,
+ Các trường hợp khác
Chứng từ sử dụng:
Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Tài khoản hạch toán
TK sử dụng 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Kết cấu và Nội dung phản ánh của Tài khoản 466
TK 466- Nguồn KP đã hình thành TSCĐ
Phát sinh nợ : Phát sinh có:
- Giá trị hao mòn TSCĐ hàng năm - Gía trị TSCĐ mua sắm, xây dựng
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, hoàn thành,bàn giao đưa vào sử nhượng bán,chuyển giao theo dụng
quyết định khác của cấp có thẩm -Giá trị TSCĐ nhận của các đơn vị quyền và các trường hợp khác bàn giao,được biếu ,tặng,viện trợ -Giảm nguồn KP hình thành TSCĐ -Tăng nguồn KP đã hình thành TSCĐ ( giá trị còn lại ) do đánh giá lại
Số dư bên có:
- Nguồn KP đã hình thành TSCĐ hiện còn
Trang 29 Phương pháp hạch toán:
TK 466 – Nguồn KP đã hình thành TSCĐ phản ánh số hiện có và tình hìnhbiến động nguồn KP đã hình thành TSCĐ của đơn vị, bao gồm nguồn KP đãhình thành TSCĐ hữu hình và nguồn KP đã hình thành TSCĐ vô hình
Trường hợp rút DT chi hoạt động, DT chi chương trình ,dự án để chi trảviệc mua sắm TSCĐ , ghi Có TK 008 – DT chi hoạt động hoặc ghi Có TK 009 –
DT chi chương trình, dự án
Sơ đồ 1.4 – Hạch toán Nguồn KP đã hình thành TSCĐ
211, 213 466 661
Tăng nguồn KP hình thành
Nhượng bán,thanh lý TSCĐ TSCĐ với TSCĐ đầu tư bằng
cho hoạt động HCSN kinh phí sự nghiệp
Đánh giá giảm NG TSCĐ nguồn KP đầu tư XDCB
hoặc quỹ cơ quan
211, 213 214 Đánh giá tăng
nguyên giá 214
TSCĐ 211,213 Đơn vị cấp dưới tiếp nhậnTSCĐ
do cấp trên điều động
Trang 301.2.2.5 Quỹ cơ quan
Khái niệm :
Quỹ cơ quan các đơn vị HCSN là nguồn KPđược hình thành bằng cáchtrích từ phần chênh lệch thu, chi của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụhoặc trích từ các khoản thu theo quy định của chế độ TC và các khoản khác (nếucó)
- Qũy cơ quan phản ánh việc trích lập và sử dụng các quỹ của đơn vị
- Quỹ cơ quan bao gồm: Quỹ khen thưởng, phúc lợi; Quỹ dự phòng ổn định;Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Mục đích sử dụng Qũy cơ quan:
+ Chủ yếu được dùng để khen thưởng nâng cao đời sống phúc lợi
+ Nhằm ổn định thu nhập của cán bộ ,công chức trong đơn vị
+ Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của đơn vị
Tài khoản hạch toán :
TK 431- Quỹ cơ quan
Nội dung và kết cấu của TK 431
TK 431- Qũy cơ quan
Phát sinh nợ : Phát sinh có :
- Các khoản chi Qũy cơ quan -Hình thành Qũy cơ quan,từ chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên,hoạt động sản xuất kinh doanh ,hoạt động theo đơn đặt hàng của nhà nước,các khoản khác theo chế độ của tài chính quy định
Số dư bên có:
Số quỹ cơ quan hiện còn chưa sử dụng
TK 431- Qũy cơ quan có 04 TK cấp 2 như sau:
- TK 4311- Qũy khen thưởng
Trang 31Chênh lệch chi lớn hơn thu 661
chuyển trừ vào quỹ cơ quan Trích quỹ cơ quan Kết chuyển khi
từ chênh lệch thu, quyết toán
111, 112, 334, chi chỉ định
Chi tiêu quỹ cơ quan 111, 112,155 Nhận các khoản do được tài trợ
466, 411 biếu tặng, cấp dưới nộp lên
Kết chuyển nguồn khi mua 511 sắm,XD xong đưa vào SD Số thu về HĐSN, thu phi, lệ phí
TSCĐ được phép bổ sung các quỹ
342
Cấp trên ra qđ phân phối 342 quỹ cơ quan cho cấp dưới Đơn vị cấp cho cấp dưới
nhận được
TK 431 – Qũy cơ quan có 4 tài khoản cấp 3 :
- TK 4311 - Qũy khen thưởng
-TK 4312 - Qũy phúc lợi
- TK 4313 - Qũy dự phòng ổn định thu nhập
- TK 4314 - Qũy phát triển hoạt động sự nghiệp
Trang 321.3 Kế toán Chi hoạt động sự nghiệp
1.3.1 Chứng từ và Sổ kế toán Chi hoạt động Sự nghiệp
* Sổ chi tiết hoạt động : Sổ chi tiết hoạt động ( Mẫu số S61-H) dùng để
tập hợp các khoản chi đã sử dụng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và bộmáy hoạt của đơn vị theo nguồn KP, kiểm tra tình hình sử dụng KP và cung cấp
số liệu cho việc lập báo cáo số chi đề nghị quyết toán,
* Sổ tổng hợp Chi hoạt động: Tùy theo hình thức Sổ áp dụng của đơn vị
HCSN,các Sổ được sử dụng là: Sổ Nhật ký-Sổ cái; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
và Sổ cái, hoặc Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái
1.3.2 Phương pháp kế toán chi hoạt động
1.3.2.1Nội dung Kế toán chi hoạt động
Chi hoạt động là các khoản chi nhằm đảm bảo cho việc duy trì các họatđộng thường xuyên và không thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của từngloại hình đơn vị HCSN Các khoản chi thường xuyên bao gồm : Các khoản chicho con người, cho nghiệp vụ chuyên môn, cho công tác quản lý hành chính,mua sắm, sửa chữa TSCĐ và một số khoản chi khác mang tính chất phát sinhthường xuyên Các khoản chi không thường xuyên như : Chi thực hiện tinh giảnbiên chế , chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất,
1.3.2.2 Tài khoản sử dụng
TK 661- Chi hoạt động
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 661
Trang 34
TK 661- Chi hoạt động
Phát sinh nợ: Phát sinh có:
-Các khoản chi hoạt động phát sinh ở - Các khoản chi được phép ghi giảm chiđơn vị và những khoản đã chi sai không được phê duyệt phải thu hồi
-K/C chi hoạt động với nguồn KP khi báo cáo quyết toán được duyệt
Số dư bên nợ:
-các khoản chi hoạt động chưa được
quyết toán hoặc quyết toán chưa được
Trang 351.4 Một số hình thức Sổ Kế toán
Công tác kế toán trong đơn vị HCSN thường rất phức tạp, thể hiện ở cả sốlượng các phần hành mà còn ở mỗi phần hành kế toán cần thực hiện Do vậy đơn
vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều loại sổ khác nhau để tạo thành một hệthống sổ Mặt khác do đặc thù hoạt động của mỗi đơn vị là khác nhau nên cácđơn vị sẽ hình thành cho mình một hình thức sổ kế toán riêng.Theo quyết định số19/2006 QĐ – Bộ TC, hình thức sổ áp dụng cho các đơn vị HCSN gồm:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đơn vị kế toán được phép lựa chọn một trong bốn hình thức Sổ kế toán phùhợp và nhất thiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản quy định cho hình thức Sổ
kế toán đã lựa chọn về : Loại sổ, số lượng, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ giữacác loại sổ,trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán Tuy nhiên, do hạn
Trang 36khóa luận, em xin trình bày hình thức kế toán mà Trung tâm Y tế Ba Chẽ –Quảng Ninh sử dụng là hình thức Nhật ký chung Sau đây em xin trình bày cụthể, kỹ lưỡng hình thức kế toán Nhật ký chung
1.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là: Tất cả các nghiệp vụ kinh
tế TC phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian phát sinhnghiệp vụ và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để ghi
sổ cái theo trình tự nghiệp vụ phát sinh
Các loại sổ sử dụng: sổ Nhật ký chung, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết Hình thức này có thể vận dụng cho bất kỳ đơn vị nào nhưng việc kiểm tra đốichiếu phải dồn nén đến cuối kỳ nên thông tin kế toán có thể không được cung cấpkịp thời
1.4.2 Các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung
- Nhật ký chung
- Sổ cái
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
1.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
(1) Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứvào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp
vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật
ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vị phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hằng ngày ,căn cứ vàocác chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật
ký đặc biệt liên quan
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cânđối phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và
Trang 37Bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết ) được dùng đểlập các báo cáo tài chính Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và tổng
số phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung
Sơ đồ 1.7 - Trình tự hạch toán Sổ Nhật ký chung
* Ghi chú: Ghi hằng ngày
Đối chiếu số liệu cuối tháng
Ghi cuối tháng
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG CÂN ĐỐISỐ PHÁT SINH
SỔ,THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Theo Luật NSNN số 01/2002/QH-11ngày 16 tháng 12 năm 2002 và thực hiện
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quyđịnh về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và TC đối với đơn vị Sự nghiệp công lập
Với mục tiêu trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệptrong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng nguồn lao động và nguồn
TC để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị đểcung cấp dịch vụ cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thunhập cho người lao động Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối vớiđơn vị Sự nghiệp, nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngàymột phát triển, bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theoquy định ngày một tốt hơn
Tổ chức hạch toán nguồn KP và Chi hoạt động sự nghiệp ,đơn vị HCSN luônphải chấp hành đúng theo Luật Ngân sách của Nhà nước Đơn vị phải hoạt độngtheo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm dưới sự quản lý của nguồn NSNN Đơn
vị HCSN tổ chức quy chế nguồn KP phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vịmình, thực hiện về chế độ thu chi, tiêu chuẩn định mức các nguồn thu,chi theođúng cơ chế quy định của Luật NSNN, các thông tư,nghị định của Chính phủ
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
BA CHẼ - QUẢNG NINH
2.1 Tổng quan về Trung tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh trực thuộc Sở Y tế (SYT) tỉnhQuảng Ninh được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1965 theo Quyết định
số 57/QĐ-SYT, ngày 24/05/1965 của Giám đốc SYT tỉnh Quảng Ninh với quy
mô hiện nay hơn 60 giường bệnh, trên địa bàn huyện Ba Chẽ, nằm ở phía Đôngtỉnh Quảng Ninh
Địa chỉ: Khu 3, thị trấn Ba Chẽ, Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333.888406 Fax: 0333.888327
*Các giai đoạn phát triển:
- Từ năm 1965 – đến năm 1985: Trung tâm có tên gọi là Bệnh xá Hải Chi,
có trách nhiệm khám chữa bệnh và phát thuốc cho Quân đội, cán bộ và nhân dântrong vùng
- Từ năm 1985 – đến năm 1992: đổi tên thành Trung tâm y tế Hải Chi
- Từ năm 1992 – đến nay: là Trung tâm y tế Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế Ba Chẽ- Quảng Ninh
- Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: Tiếp nhận mọi trường hợp người
Trang 40bệnh thuộc chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú; Giảiquyết các bệnh chuyên khoa thuộc khu vực; Tham gia khám, giám định sức khoẻ
và khám, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơquan bảo vệ pháp luật trưng cầu
- Quản lý kinh tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước
cấp; Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi ngân sáchcủa Bệnh viện Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;Tạo thêm nguồn KP từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế
- Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường
xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật: Lập kế hoạch và chỉ đạo
hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyênkhoa trong khu vực để phát triển và nâng cao kĩ thuật chuyên khoa; Kết hợp với
y tế dự phòng thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chươngtrình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Y tế Ba Chẽ - Quảng Ninh
- Căn cứ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, TC đối với đơn vị sự nghiệpcông lập TTYT Ba Chẽ đã thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trongviệc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động
- Đối với nhiệm vụ nhà nước giao hoặc đặt hàng, TTYT Ba Chẽ chủ độngquyết định các biện pháp thực hiện để đảm bảo hoạt động, tiến độ
- Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn khả năngcủa đơn vị và quy định của Pháp luật
- Liên doanh , liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đápứng nhu cầu của xã hội theo quy định của Pháp luật
- TTYT Ba Chẽ đảm bảo chi hoạt động, đơn vị đảm bảo một phần chi hoạtđộng, tùy theo lĩnh vực và khả năng của đơn vị:
+ Mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt