Sự cần thiết của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1 Yêu cầu của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, các doa
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay cuộc chạy đua phát triển kinh tế đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ ởmỗi quốc gia trên thế giới Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổchức thương mại kinh tế thế giới (WTO), sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa cácdoanh nghiệp trong nước mà còn chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn từ các tập đoànkinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy để đứng vững và thắng thế trênthương trường, nhu cầu thông tin cho quản lý quá trình hoạt động kinh doanh đốivới doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và được quan tâm đặc biệt
Kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụquản lý kinh tế - tài chính, có vai trò không thể thiếu được trong quản lý điều hànhkiểm soát các hoạt động kinh doanh
Khác với cơ chế quản lý kinh tế cũ trước đây, vấn đề đặt ra đầu tiên đối với cácdoanh nghiệp sản xuất là phải xác định được sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? giábán như thế nào? hạch toán lỗ lãi ra sao? trở nên rất quan trọng trong cơ chế mớinhư hiện nay Do đó việc hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm là điềurất cần thiết Đồng thời công tác tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả họatđộng kinh doanh không nằm ngoài mục tiêu đặt ra Nếu đơn vị làm tốt được côngtác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng sẽ cung cấpdược những thông tin chính xác phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nên em đã chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng” làm đồ án tốt nghiệp của mình
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất TM&DV Duy Thành
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo Lê ThịThanh Hằng cũng như sự nhiệt tình của ban giám đốc và các anh chị trong công ty
Trang 2đặc biệt là phòng kế toán trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp đỡ em hoàn thành
đồ án tốt nghiệp này Tuy nhiên do thời gian thâm nhập thực tế còn quá ít cộng vớibản thân kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không thể tránh những thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án của
em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2013 Sinh Viên
Đỗ Thị Thanh Tuyền
Trang 3CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1 Yêu cầu của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầucủa thị trường (nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng) với mục tiêu là lợi nhuận Đểthực hiện được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện được giá trị sản phẩm,hàng hoá thông qua hoạt động bán hàng
Bán hàng là quá trình chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ gắn với phầnlớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán và hoàn thành kết quả kinh doanh Đây là giai đoạn cuối cùngcủa quá trình sản xuất - kinh doanh, là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốnsản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán
Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định,biểu hiện bằng số tiền lỗ hay lỗ
* Quá trình tiêu thụ ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản
xuất nói riêng có những đặc điểm chính sau:
- Có sự thoả thuận, trao đổi giữa người mua và người bán về số lượng, chấtlượng, chủng loại, quy cách bán hàng
- Có sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá từ người bán sangngười mua
- Người bán giao cho người mua một lượng hàng hoá và được nhận tiền hoặcđược chấp nhận thanh toán Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng - đượcdùng để bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất và hình thành nên kết quảbán hàng của doanh nghiệp
Bán hàng giúp cho luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhucầu Theo quy luật cung cầu ,những nơi dư thừa hàng hóa thì giá sẽ thấp ,ngược lạinhững nơi khan hiếm hàng hóa thì giá sẽ cao,do đó h bán hàng ở những nơi thiếu
Trang 4hàng hóa sẽ thu về lợi nhuận cao hơn những nơi hàng hóa dư thừa Đây chính làđộng lực để doanh nghiệp di chuyển hàng hóa từ hàng hóa dư thừa giá thấp đến bán
ở những nơi hàng hóa khan hiếm, giá cao mong kiếm được lợi nhuận cao hơn
Để thực hiện được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phảiphát sinh các khoản chi phí làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ dưới hình thức cáckhoản tiền đó chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc phát sinh các khoản làm
nợ, làm giảm vốn chủ sở hữu Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được các khoảndoanh thu và thu nhập khác Đó là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ,phát sinh từ các hoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu bán hàng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu Đối với doanhnghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là toàn bộ
số tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu, phíthu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng Cũng đối vớidoanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu bán hàng làtoàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu, phí thu thêmngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán baogồm cả thuế)
Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định,biểu hiện bằng số tiền lỗ hay lãi Cũng bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình sảnxuất kinh doanh, là cơ sở để xác định kết quả bán hàng Như vậy, bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau Kết quả bán hàng là mụcđích cuối cùng của doanh nghiệp, nó là phương tiện trực tiếp để thực hiện mục đíchđó
Theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá và tự do thương mại, cơhội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều, tuy nhiênthử thách đặt ra cũng không phải là ít Vấn đề cạnh tranh dưới sức ép ngày càngnhiều của đối thủ trong và ngoài nước đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn chomình chính sách sản phẩm, chính sách tiêu thụ đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu đa
Trang 5doanh nghiệp đối với quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng ngày càngtrở nên khắt khe và tuân theo các yêu cầu cơ bản sau:
- Quản lý sự vận động và số liệu hiện có của từng loại sản phẩm, hàng hoátheo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng
- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mới và xây dựng thương hiệu sản phẩm làmục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
- Tìm hiểu và khai thác mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức bán hàng
phù hợp và có chính sách sau bán hàng “hậu mãi” nhằm không ngừng tăng doanh
thu, giảm chi phí của các hoạt động
- Quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và cácchi phí hoạt động khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý về thành phẩm, hàng hóa, bán hàng, xácđịnh kết quả bán hàng và phân phối kết quả của các hoạt động, kế toán bán hàngphải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng sản phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại vàgiá trị
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, cáckhoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồngthời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng
- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả của hoạt động
- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính vàđịnh kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định vàphân phối kết quả
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh cần phải thực hiện được các yêu cầu sau:
- Xác định đúng thời điểm hàng hóa được coi là thụ để kịp thời lập báo cáobán hàng và phản ánh doanh thu Phản ánh thường xuyên kịp thời tình hình bán
Trang 6hàng và thanh toán với khách hàng, đảm bảo giám sát chặt chẽ lượng hàng tiêu thụ
cả về mặt số lượng lẫn chất lượng
- Tổ chức chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển hợp lý, hợp pháp, đảm bảoyêu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả công tác kế toán Tổ chức vận dụng hệ thốngtài khoản và sổ sách phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị
- Xác định đúng và tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, phân bổ chi phí hợp lý cho
số hàng còn lại cuối kỳ và kết chuyển chi phí cho hàng tiêu thụ trong kỳ để xácđịnh kết quả kinh doanh một cách chính xác
Khi thực hiện tốt các yêu cầu trên nó sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho côngtác tiêu thụ nói riêng và cho công hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nóichung, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mang lại lợi nhuận cho doanhnghiệp đồng thời cung cấp thông tin một cách kịp thời , đầy đủ cho các đối tượng sửdụng thông tin
1.2 Tổ chức lý luận công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong đơn vị kinh doanh
1.2.1 Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán
1.2.1.1 Bán hàng trực tiếp cho khách hàng:
Theo phương thức này, bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đếnnhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanh nghiệpthương mại mua bán thẳng) Khi doanh nghiệp giao hàng hoá, thành phẩm hoặc lao
vụ, dịch vụ cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán ngay, có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn
ra đồng thời với nhau, tức là đảm bảo các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
1.2.1.2 Bán cho khách hàng theo hợp đồng: (gửi bán thông thường)
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng theonhững thoả thuận trong hợp đồng Khách hàng có thể là đơn vị nhận bán hàng đại lýhoặc là những khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế Khi xuất khohàng hoá, thành phẩm giao cho khách hàng thỡ số hàng hoỏ, thành phẩm đó vẫn
Trang 7doanh thu Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thỡ ghi nhậndoanh thu do doanh nghiệp đó chuyển các lợi ớch gắn với quyền sở hữu hàng hoỏ,thành phẩm cho khách hàng.
1.2.1.3 Bán hàng qua đại lý:
Bán hàng đại lý là phương thức mà bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhậnđại lý Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênhlệch giá Doanh thu hàng bán được hạch toán khi bên đại lý trả tiền hoặc chấp nhậnthanh toán
1.2.1.4 Bán hàng trả góp:
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua theo số hàng đó được coi
là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sở hữu số hàng đó Người mua sẽthanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người mua chấp nhận trảdần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định Thông thường thì số tiềntrả ở các kỳ sau phải bằng nhau bao gồm một phần tiền gốc và một phần lãi trảchậm
1.2.1.5 Phương thức bán hàng đổi hàng: (trao đổi không tương tự)
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm,vật tư, hàng hóa của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua Giá trao đổi làgiá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường Phương thức này có thể chia làm batrường hợp:
- Xuất kho lấy hàng ngay
- Xuất hàng trước, lấy vật tư, sản phẩm, hàng hoá về sau
- Nhận hàng trước, xuất hàng trả sau
1.2.1.6 Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác:
Trên thực tế, ngoài các phương pháp bán hàng như trên, sản phẩm, hàng hoácủa doanh nghiệp còn có thể được tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác Đó là khidoanh nghiệp xuất hàng hoá, thành phẩm để tặng, trả lương, thưởng cho cán bô,nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp
1.2.2 Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
* Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp:
Trang 8Theo phương thức này, khi doanh nghiệp giao hàng hoá hoặc lao vụ, dịch vụcho khách hàng, đồng thời sẽ được khách hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhậnthanh toán.
- Chứng từ bán hàng trong phương thức này là phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bánhàng, trên chứng từ bán hàng đó có chữ ký của khách hàng nhận hàng
- Để phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bánNgoài ra, kế tóan còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 154, TK 155, TK
156, TK 911,…
* Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức gửi bán:
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng theonhững thoả thuận trong hợp đồng Khách hành có thể là các đợn vị nhận bán hàngđại lý hoặc là khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế Khi ta xuất khohàng hoá giao cho khách hàng thì số hàng hoá đó vẫn thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp, bởi vì chưa thoả mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh thu Khi kháchhàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp
đó chuyển các lợi ích gắn với quyền sở hữu cho khách hàng
Để phản ánh sự biến động và số hiện có về giá vốn của hàng gửi bán, kế toán
sử dụng TK 157 – Hàng gửi đi bán
Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng, Phiếu xuất kho
* Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 155, 156 TK 632 TK 155,156
Xuất hàng bán trực tiếp Hàng bán đã bị trả lại
tại kho nhập kho
Trang 9* Kế toán giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
-Đối với sản phẩm, ta có sơ đồ sau:
TK 631 TK 632TK911
(2) Giá thành thực tế
của SP xuất bán hoàn thành trong kỳ
(3) KC GV thực tế của hàng xuất bán
tồn kho và hàng gửi bán hàng tiêu thụ trongkì XĐKQKD
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ giá vốn hàng bán hàng hóa
Để có số liệu hạch toán, cũng như xác định kết quả kinh doanh của doanhnghiệp cần phải xác định phương pháp tính trị giá mua thực tế của hàng hoá bán ratrong kì của doanh nghiệp để từ đó xác định giá vốn hàng bán Ta có:
Giá vốn hàng
Giá mua hàng hoá xác định là tiêu thụ
+ Chi phí mua phân bổ
Trang 10Tuỳ theo điều kiện của mình mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giámua hàng hoá xác định là được bán cho phù hợp trên cơ sở tôn trọng nguyên tắcnhất quán trong kế toán, tức là sử dụng phương pháp nào thì phải thống nhất trongniên độ kế toán Thông thướng, có những phương pháp tính giá mua hàng hoá như sau:
- Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền.
Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ được tính theo công thức:Giá thực tế hàng
Số lượng hàng hoá
Giá đơn vị bìnhquânKhi sử dụng giá đơn vị bình quân, có thể sử dụng dưới 3 dạng:
+ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Giá này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán nên có thể ảnh hưởng đến công tác quyết toán.
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ =
Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ+ Giá đơn vị bình quân của kỳ trước: Trị giá thực tế của hàng xuất dùng kỳ này sẽ tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.Phương pháp này đơn giản dễ làm, đảm bảo tính kịp thời của
số liệu kế toán, mặc dù độ chính chưa cao vì không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.
Giá bình quân của kỳ
Trị giá tồn kỳ trước
Số lượng tồn kỳ trước+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Phương pháp này vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn bởi vì cứ sau mỗi lần nhập kho, kế toán lại phải tiến hành tính toán do đó chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp có số lần mua hàng hoá
ít nhưng khối lượng lớn
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này hàng hoá xuất được tính giá mua trên cơ sở giả định lôhàng nào nhập kho trước thì tính gía mua vào của cho hàng hoá xuất trước, nhập sauthì tính sau
Kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng loại hàng về số lượng, đơn giá và thànhtiền về từng lần nhập xuất hàng hoá
- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Trang 11Phương pháp này tính giá mua hàng hoá bán ra trên cơ sở giả định lô hàng nàonhập kho sau thì được xuất trước, vì vậy việc tính giá mua sẽ ngược lại với phươngpháp nhập trước xuất trước.
- Pháp ghi sổ theo giá hạch toán.
Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp đặt ra, có thể lấy giá kế hoạch hoặc giácuối kì trước và được qui định thống nhất trong một kì hạch toán Theo phươngpháp này, để tính được trị giá mua thực tế của hàng hoá bán ra trong kì, kế toán phải
mở sổ kế toán chi tiết, phản ánh sự biến động của hàng hoá nhập, xuất trong kì theogiá hạch toán Hàng ngày, kế toán ghi sổ về các nghiệp vụ xuất hàng hoá theo giáhạch toán:
Cuối kỳ, kế toán tiến hành xác định hệ số chênh lệch giá của từng loại hànghoá theo công thức:
Trị giá mua thực tế của hàng hoá bán ra được xác định theo công thức:
- Phương pháp giá thực tế đích danh.
Theo phương pháp này, trị giá mua của hàng hoá xuất kho bán thuộc lô hàngnhập nào thì tính theo đơn giá của chính lô đó
Trị giá hạch toán của
hàng xuất kho =
Số lượng hàng hoá xuất kho x
Đơn giá hạch toán
Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kì
Trang 12Phương pháp này phản ánh rất chính xác giá của từng lô hàng xuất bán nhưngcông việc rất phức tạp phương pháp đòi hỏi thủ kho phải nắm được chi tiết rừng lôhàng, phương pháp này được áp pháp dụng cho các loại hàng hoá có giá trị cao,được bảo quản riêng theo từng lô của, mỗi lần nhập.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bố chi phí thu mua của hàng còn lại đầu kỳ vàchi phí thu mua phát sinh trong kỳ này cho hán xuất kho và hàn còn lại cuối kỳ theocông thức:
Như vậy giá vốn của hàng bán ra được tính theo công thức sau:
Phương pháp hạch toán
1.2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng
* Khái niệm doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu:
- Khái niệm:
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạchtoán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản trừ doanh thu.
Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ =
Tổng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
-Các khoản giảmtrừ doanh thu
Chi phí mua hàngphân bổ cho hàngtrong kì Chi phí thu mua
+ Chi phí thu mua phân bổ
cho hàng xuất bán trong
kì
Chi phí mua hàngphát sinh trongkỳ
Trang 13Doanh thu bán hàng là chiếm phần lớn trong tổng doanh thu Đối với doanhnghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là toàn bộ
số tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu vàphí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng Cũng đối vớidoanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu bán hàng làtoàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán baogồm cả thuế)
- Điều kiện ghi nhận doanh thu:
+ Doanh nghiệp không cần nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữuhàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá
+ Doanh thu được xác định gần như chắc chắn
+ Doanh nghiệp đó thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng.+ Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
+ Doanh nghiệp đó chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
- Doanh thu được xác định theo các nguyên tắc sau:
+ Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thuđược quy định tại chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác” (VAS 14)
+ Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính
+ Trường hợp hàng hoá và dịch vụ trao đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự
về bản chất thì không được ghi nhận doanh thu
+ Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng, ngànhhàng, từng sản phẩm…
* Phương pháp hạch toán:
Chứng từ kế toán sử dụng:
Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng, kế toán phải lập, thu đầy đủ các chứng
từ phù hợp theo đúng nội dung quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý
để ghi sổ kế toán Các chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán bán hàng gồm:
Trang 14- Hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu 02- GTTT- 3LL)
- Hoá đơn GTGT (mẫu 01- GTKT- 3LL)
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (mẫu 01- BH)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Tờ khai thuế GTGT (mẫu 07A/GTGT)
- Thẻ quầy hàng (mẫu 02- CPBH)
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷnhiệm thu, giấy báo Có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng…)
- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại,…
Các tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh các nghiệp vụ về doanh thu bán hàng, ta chủ yếu sử dụng các TKsau:
- TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để phản ánh doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sảnxuất kinh doanh
- TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ để phản ánh doanh thu của số sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp
Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ bao gồm doanh thu bán hàng sử dụng nội
bộ và doanh thu bán hàng trong nội bộ
+ Doanh thu bán hàng sử dụng nội bộ là số tiền thu được từ việc bán hàng hoá,sản phẩm sử dụng cho hoạt động của chính doanh nghiệp (hàng hoá được sử dụngcho bộ phận nào thì được tính vào chi phí của bộ phận ấy)
+ Doanh thu bán hàng trong nội bộ là số tiền thu được từ việc bán hàng hoá,sản phẩm cho các chi nhánh trực thuộc, hoặc trả lương, trả thưởng cho công nhânviên trong doanh nghiệp
Ngoài ra, ta cũng sử dụng các TK liên quan như: TK 111, TK 112, TK 131…
Trình tự kế toán:
* Trình tự kế toán doanh thu bán hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:
Trang 15(6) Giá vật tư hàng hóa nhận về
theo phương thức đổi hàng
Sơ đồ 1.4 : Hạch toán doanh thu hàng bán
* Trình tự kế toán doanh thu nội bộ được thể hiện trong sơ đồ sau:
Trang 16Doanh thu bán hàng sử dụng nội bộ
TK 111,112…
Doanh thu bán hàng trong nội bộ
TK 3331
TK 334, 431Thuế GTGT (nếu có)
Trả lương, thưởng cho CNV
bằng sản phẩm, hàng hoá
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán kế toán doanh thu nội bộ
1.2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
*Khái niệm:
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán trả lại, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
- Chiết khấu thương mại: TK 521 - Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêmyết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
- Giảm giá hàng bán: TK 532 - Là khoản giảm trừ cho người mua do hànghoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
- Hàng bán bị trả lại: TK 531 - Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định làtiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Trang 17- Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Trang 18+ Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán vào bên nợ TK 511-Doanh thubán hàng hoặc TK 512 – Doanh thu nội bộ để xác định doanh thu thuần trong kỳ kếtoán.
- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
* Trình tự kế toán các khoản giảm trừ được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
Tài khoản sử dụng: TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợinhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động tài chính gồm: