Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh về hoạt động đối ngoại qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)

Qua nghiên cứu những hạn chế hiện nay trong công tác đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Đối ngoại là một trong những hoạt động đã hình thành rất lâu của Nhà nước, được các cơ quan Trung ương quan tâm sâu sắc bởi là một trong hai chức năng cơ bản của một nhà nước, nhưng đối với địa phương– là một trong những nhiệm vụ của chính quyền địa phương, do vậy tính quan trọng và tầm ảnh hưởng không thể so sánh với đối ngoại Nhà nước. Cũng chính từ

những hành lang pháp lý như vậy, dẫn đến nhận thức và sự quan tâm của chính quyền tỉnh Quảng Ninh còn hạn chế, có tư tưởng là đối ngoại chủ yếu là nhiệm vụ của Trung ương để xác lập quan hệ ngoại giao với đối tác nước ngoài, với các tổ chức quốc tế khẳng định vị thế đất nước, tạo môi trường hoà bình ổn định phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia…chứ không phải là việc của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ chế, chính sách, văn bản từ Trung ương ban hành về lĩnh vực đối ngoại nói chung còn thiếu ổn định, chưa kịp thời, đầy đủ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ban hành còn chồng chéo, đôi khi thiếu sự thống nhất, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Thủ tục hành chính còn phải sửa đổi, bổ sung nhiều.

- Tổ chức bộ máy làm công tác đối ngoại còn có lĩnh vực bất cập sau điều chỉnh, Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn tham mưu về đối ngoại nhưng quy định là cơ quan tham mưu trong công tác “ ngoại vụ và quản lý biên giới với những tỉnh có đường biên giới trên bộ” quy định này chưa có sự đồng nhất giữa cơ quan tham mưu về đối ngoại trung ương và địa phương (Bộ ngoại giao và các Sở Ngoại vụ) nước ta có cả đường biên giới trên bộ và trên biển nhưng trong quy định chỉ ghi đường biên giới trên bộ, bỏ ngỏ biên giới trên biển. Do vậy, giữa quy định đã không phản ảnh hết chức năng và nhiệm vụ trong thực tế của các cơ quan ngoại vụ địa phương.

- Sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực hiện nhiềm vụ đối ngoại của tỉnh chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan tham gia làm chung một nhiệm vụ đối ngoại, nhưng chẳng rõ cơ quan nào chủ trì, có nhiệm vụ chẳng phân công cho đơn vị nào thực hiện (nhiệm vụ giữa Sở Ngoại vụ và Ban xúc tiến đầu tư như hiện nay hoặc giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ngoại vụ trong công tác vận động đàm phán thu hút nguồn ODA, NGO...) do vậy, sự phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ chung rời rạc và thiếu mạch lạc. Sự phối kết hợp giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân còn yếu, cho

nên chưa huy động hết được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị cho công tác đối ngoại địa phương.

- Năng lực, trình độ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực đối ngoại còn hạn chế, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu đổi mới hội nhập quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, chưa có chính sách đãi ngộ thoả đáng và chiến lược cán bộ phù hợp cho công tác đối ngoại, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức đối ngoại tại các cơ quan đầu não, cơ quan chuyên môn của tỉnh.

- Cải cách hành chính đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành, từ Thủ trưởng đến cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị. Thực tế, còn không ít cán bộ lãnh đạo ở một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về cải cách hành chính, chưa thực sự quan tâm thường xuyên nên thiếu chỉ đạo sâu sát. Nhiều cơ quan còn chậm trong việc áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện tin học hóa công sở. Tính cục bộ của ngành, địa phương trong phạm vi nhất định vẫn tồn tại, đây là thách thức, là cản trở công cuộc cải cách hành chính trong lĩnh vực đối ngoại hiện nay. Nhiều cấp, ngành chưa muốn phân cấp hoặc chưa đủ sức đảm nhận nhiệm vụ được trên giao, dẫn đến trì trệ hoặc xử lý sai quy định.

- Hệ thống văn bản pháp quy về công tác đối ngoại còn thiếu và yếu là do nhận thức, tư duy và ban hành văn bản quản lý hoạt động đối ngoại địa phương chưa được quan tâm thích đáng, nhiều hành vi, sự việc đã có trong thực tế nhưng lại thiếu văn bản điều chỉnh, chính quyền chủ yếu sử dụng mệnh lệnh thông qua văn bản hành chính để quản lý đối ngoại. Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chưa thực sự được coi là công cụ hữu hiệu cho việc quản lý hoạt động đối ngoại của tỉnh.

- Chính sách đào tạo và thu hút nhân tài và đãi ngộ nói chung và cho CBCC,VC làm công tác đối ngoại nói riêng thấp và kém hấp dẫn do vậy

không thu hút được sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành quan hệ quốc tế từ học viện ngoại giao, từ khoa quan hệ quốc tế, từ các trường Đại học Ngoại ngữ về địa phương làm việc. Bên cạnh đó tư tưởng cục bộ, sống lâu lên lão làng cũng là một trong những vấn nạn mà số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không muốn trở về công tác tại địa phương.

- Chiến lược tổng thể, chiến lược giai đoạn phát triển đối ngoại chưa được quan tâm đầu tư xây dựng; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực không đi đôi với quy hoạch phát triển đối ngoại, do vậy tồn tại tình trạng giải quyết nhiệm vụ theo tình thế, bị động hoặc chắp vá, thiếu vĩ mô và tính khả thi thực hiện. Tình trạng quy hoạch cán bộ không được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện đã thúc đẩy công tác đối ngoại phát triển.

- Kinh phí dành cho triển khai hoạt động đối ngoại không dành riêng cho triển khai nhiệm vụ đối ngoại vì ngân sách tỉnh còn phải dành để triển khai những nhiệm vụ có tính cấp bách hơn như: xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.

- Công tác đối ngoại đảng, nhà nước, nhân dân chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ do không được quan tâm cần thiết từ cấp uỷ đảng, chính quyền nhân dân địa phương hoặc thiếu nguồn nhân lực triển khai công tác này.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm:

Qua thực tế triển khai thực hiện quản lý và điều hành công tác đối ngoại địa phương trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu và cơ bản như sau:

- Thứ nhất, chính quyền địa phương cần quan tâm công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối ngoại địa phương với sự ổn định và phát triển của chính tỉnh Quảng Ninh.

Để công tác đối ngoại địa phương đạt những kết quả tích cực, cần thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức trong lãnh đạo chính quyền và các sở, ngành địa phương về nhiệm vụ đối ngoại địa phương là sự nghiệp và

nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp chứ không chỉ riêng là nhiệm vụ của Trung ương.

- Thứ hai, lãnh đạo chính quyền địa phương cần quan tâm thích hợp đến các khâu chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đối ngoại địa phương.

Công tác đối ngoại địa phương là một trong nhiệm vụ mới phát triển và khó có thể chưa thể nhìn thấy ngay kết quả, mà cần phải thời gia để kiểm nghiệm. Do vậy phải có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh thì mới có thể xây dựng được mô hình quản lý, tổ chức cơ quan chuyên môn về đối ngoại địa phương xứng tầm thì mới có thể tham mưu về chiến lược, chính sách đối ngoại của địa phương một cách tốt nhất, mới làm tốt được chức năng đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Đồng thời, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng với chính quyền địa phương, đi đôi với các biện pháp để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.

Xây dựng và tổ chức thực hiện cũng như việc tổng kết đánh giá tính hiệu quả của các kế hoạch giai đoạn và chương trình cụ thể.

- Thứ ba, xây dựng năng lực, thể chế gồm 3 thành tố là hệ thống pháp luật, bộ máy và con người đồng thời xây dựng Đề án, chiến lược và Nghị quyết đối ngoại trong từng giai đoạn.

Một thể chế mạnh sẽ kiểm soát và điều hướng tới hoạt động đối ngoại địa phương sẽ tranh thủ được tối đa cơ hội và giảm các rủi ro, tiêu cực phát sinh. Một bộ máy vận hành đủ năng lực, tinh thông được trao đầy đủ thẩm quyền và nguồn nhân lực chất lượng cao (gồm cả lãnh đạo và công chức làm công tác đối ngoại) chính là cốt lõi của việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại địa phương. Chính vì vậy sự kết hợp giữa xây dựng hệ thống pháp luật, thể chế phải được coi trọng và nguồn nhân lực thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị cho họ khả năng nắm vững tình hình, luật pháp và tập quán quốc tế để có đủ kiến thức để tham mưu, thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại địa phương, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Thứ tư, cần xây dựng chiến lược, đề án chương trình phối kết hợp với Bộ ngoại giao và các Bộ, ngành Trung ương trong việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến kinh tế đối ngoại một cách quyết liệt và chuyên nghiệp. Hội đồng nhân dân cần có các quyết định và về chủ trương, biện pháp để Uỷ ban nhân dân cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch hợp tác, phối kết hợp với các cơ quan, bộ ngành trung ương quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu của địa phương đến các đối tác nước ngoài.

- Thứ năm, cần quan tâm rà soát xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đối ngoại để làm cơ sở pháp lý cho quá trình triển khai và điều hành thực hiện nhiệm vụ đối ngoại địa phương, nhằm xây dựng và quản lý công tác đối ngoại địa phương bằng công cụ pháp luật, lấy pháp luật làm công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước.

- Thứ sáu, thực hiện nghiêm túc công tác cải cách hành chính triệt để trong lĩnh vực đối ngoại, trong đó tiếp tực rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chính quyền một số huyện, thành phố biên giới quyết định một số nhiệm vụ đối ngoại như: Cử đoàn đi về trong ngày (hội đàm, trao đổi, chúc mừng quốc khánh…), đón tiếp đoàn vào (vào làm việc với sở, ngành về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương) ký kết văn bản hợp tác quốc tế…Tuy nhiên, phân cấp, ủy quyền đi đôi với thanh kiểm tra, giám sát phát hiện những vi phạm, thiếu khuyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phân cấp ủy quyền. Giám sát chặt chẽ việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện chương trình đối ngoại hàng năm để giảm bớt nhiệm vụ đối ngoại phát sinh theo hướng chủ quan và tuỳ tiện.

- Thứ bảy, cần có sự quan tâm thích đáng, đầu tư về cơ sở, vật chất cho cơ quan làm công tác đối ngoại; xây dựng các chính sách đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ làm công tác đối ngoại, đặc biệt cơ chế chính sách đãi ngộ và tái bồi dưỡng với các biên phiên dịch để họ yên tâm cống hiến lâu dài.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ, HIỆU LƢ̣C QUẢN LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

3.1. Yêu cầu để nâng cao hiệu lƣ̣c, hiệu quả công tác quản lý về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh

3.1.1. Thƣ̣c hiện tốt chƣ́c năng đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn cấp tỉnh trong xu hƣớng hội nhập:

Sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thành công và bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực. Đối ngoại nước ta bước vào chiến lược mới với những nhiệm vụ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, thập niên tới, hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu cấp bách như đói nghèo bệnh tật.

Tình hình quốc tế có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình trong nước, đất nước ta đang có vị thế mới với những thuận lợi và thời cơ to lớn cùng với những thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược vừa xây dựng đất nước vừa bảo vệ tổ quốc. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI đã thống nhất chủ trương “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển, đa phương, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” do vậy nhiệm vụ của đối ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, tiềm lực kinh tế được xây dựng qua gần 25 năm đổi mới đã giúp tỉnh Quảng Ninh có vị thế quan trọng trong hợp tác quốc tế, trong các cơ chế hợp tác Hai hành lang - Một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, diễn đàn liên khu vực Đông Á (EATOF)... Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, có nguồn tài nguyên năng lượng giá trị trong bối cảnh nhu cầu năng lượng thế giới và trong nước ngày càng tăng cao, có tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long nguồn tài nguyên du lịch danh thánh... Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã xác định khá rõ vị thế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020 trong Kết luận số số 47/KL - TW về định hướng phát triển tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới. Nhu cầu ổn định về an ninh chính trị và phát triển đối ngoại phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương là một nhu cầu tất yếu bới sự phát triển của Quảng Ninh phải đặt trong sự liên kết không chỉ với các địa phương lân cận của nước ta, mà phải đặt trong sự liên kết quốc tế trong bối cảnh sự tuỳ thuộc và đan xen là xu thế chung trong quan hệ quốc tế. Sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh không những chịu sự tác động to lớn từ các yếu tố trong nước mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: Tình hình kinh tế chính trị thế giới, an ninh khu vực, thể chế liên kết hợp tác với các địa phương và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc.

Hợp tác và phát triển, tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh về hoạt động đối ngoại qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)