Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu lƣ̣c, hiệu quả công tác quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh về hoạt động đối ngoại qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (Trang 93)

động đối ngoại của chính quyền tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý về hoạt động đối ngoại giữa chính quyền Trung ƣơng và chính quyền cấp tỉnh.

Việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp dưới hiện nay đang là xu hướng chung của thế giới là làm cho ít tính nhà nước hơn và tăng tính tự quản của cộng đồng địa phương, về mặt lý thuyết: Nhà nước phải tập trung

giải quyết những vấn đề lớn, chiến lược, quốc kế dân sinh, những vấn đề cộng đồng không giải quyết được, tránh tình trạng ôm đồm quá nhiều công việc không giải quyết nổi, trong khi đó nếu uỷ quyền, phân cấp thì cấp dưới hoàn toàn giải quyết được, còn nhà nước nếu phân cấp phải tăng thanh tra, giám sát để kiểm tra việc thực hiện thì mới hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp uỷ quyền, coi đó là công việc quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập. Đó là yếu tố hạn chế được tình trạng quan liêu, cửa quyền của bộ máy và cán bộ, công chức.

Với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, 10 năm trước đây nội dung cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam phân cấp được đề cập tới như là một mục tiêu cốt lõi, bởi thực tế quy mô nền kinh tế xã hội Việt Nam tăng trưởng nhanh từng ngày, việc để Bộ máy hành chính Trung ương đảm bảo quản lý hết toàn bộ công việc là rất khó. Do vậy, việc phân cấp này phù hợp với lý thuyết căn bản về quản lý nhà nước nói chung trên thế giới là: “Trong quá trình phát triển, khi quản lý không theo kịp tốc độ, quy mô của phát triển thì việc phân cấp là sự lựa chọn tối ưu”. Năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 08/2004/NQ- CP đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương, ngày nay việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau là một xu hướng đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên vấn đề phân cấp trong đối ngoại cũng phải đi đôi với việc nâng cao năng lực tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền được phân cấp, kết hợp với báo cáo tình hình của cấp dưới và sự giám sát của cấp trên đối vơi một số nhiệm vụ như:

- Lãnh sự, giải quyết các thủ tục liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài, vấn đề hợp tác và ký kết thoả thuận hợp tác quốc tế...

- Việc cử nhân sự đi công tác học tập công tác ở nước ngoài của Chủ tịch HĐND, UBND...

- Quyết định việc nhận huân huy chương cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền.

- Quản lý, ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế nhân danh Hội đồng và Uỷ ban nhân dân tỉnh, cho phép chính quyền địa phương được quyết định nhu cầu hợp tác phát triển của các ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Sắp tới, vấn đề phân cấp cho chính quyền địa phương về đối ngoại cũng cần được Trung ương mở rộng hơn, tạo điều kiện nâng cao năng lực, thẩm quyền trách nhiệm của chính quyền địa phương trước nhân dân địa phương đặc biệt phải định rõ những loại việc mà chính quyền địa phương được làm, được tự quyết định không cần phải xin ý kiến Trung ương, những việc trước khi quyết định phải xin ý kiến Trung ương. Mặt khác, phân cấp trong hoạt động đối ngoại cũng cần phải đảm bảo sự tập trung quản lý thống nhất của Trung ương và tránh trường hợp Trung ương chỉ giao nhiệm vụ mà không trao quyền cho địa phương, nếu như vậy sẽ là sự cản trở cho cấp dưới triền khai nhiệm vụ do tính tự quyết không cao đồng thời đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ, không để cho tình trạng mạnh địa phương nào, địa phương ấy làm tạo ra sự chạy đua, cát cứ và khác biệt.

3.2.2. Tăng cƣờng sƣ̣ phối hợp trong hoạt động đối ngoại giƣ̃a chính quyền Trung ƣơng và chính quyền cấp tỉnh.

Nếu phân cấp được coi là xu hướng tất yếu của quản lý nhà nước trong quá trình phát triển, thì nguyên tắc phối hợp giữa Chính phủ và địa phương theo hướng tăng cường phân cấp và nâng cao hiệu quả giám sát của Chính phủ lại là điều kiện cần thiết để cho việc phân cấp của chính phủ đối với chính quyền địa phương có hiệu quả nhất định. Quyết định số 28/2005/QĐ- TTg trước đây, và hiện nay là Quyết định số 67/2011/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định nguyên tắc quản lý hoạt đối ngoại

cơ quan các cấp ở địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đối ngoại theo quy định, bảo đảm sự kiểm tra giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại” và sự “ phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương”…Bên cạnh sự chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương, thì sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương là hết sức cần thiết, bởi lẽ sự phối hợp ấy sẽ tạo nên sự triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời giúp địa phương chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao Trung ương giúp đỡ hướng dẫn giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương trong hoạt động đối ngoại nhằm:

- Phát huy vai trò quan trọng của đối ngoại địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai toàn diện công tác hội nhập quốc tế của địa phương với tinh thần “chủ động, tích cực, thiết thực, hiệu quả cao” trên tất cả lĩnh vực ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; trong đó tiếp tục chú trọng các hoạt động ngoại giao kinh tế, đưa lĩnh vực này thực sự trở thành một ưu tiên quan trọng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Công tác đối ngoại địa phương được triển khai đồng bộ với kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp địa phương và bám sát sự chỉ đạo, quản lý thống nhất về đối ngoại theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao và địa phương mà nòng cốt là sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các đơn vị của Bộ Ngoại giao – Cơ quan đại diện – Cơ quan ngoại vụ địa phương, đặc biệt là việc tìm hiểu đối tác, xác minh đối tác, hợp tác tổ chức xúc tiến kinh tế đối ngoại...

- Sự phối hợp đó nhằm nâng cao hơn nữa sự chủ động, tích cực của cơ quan ngoại vụ địa phương trong việc phát huy tối đa nội lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, kết hợp hài hòa, hiệu quả với sự hỗ trợ của các cơ quan

trung ương và đối tác quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo hướng toàn diện.

Sự phối hợp giữa Bộ và địa phương trong triển khai các hoạt động đôí ngoại cần phải được thường xuyên và tăng cường hơn nữa để cho cơ chế trao đổi thông tin hai chiều có chuyển biến tích cực. Cấp Trung ương cần quan tâm tổng kết các đề xuất kiến nghị của từ thực tiễn triển khai hoạt động đối ngoại địa phương nhằm củng cố hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác đối ngoại chung của cả nước để giúp đỡ địa phương tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, đồng thời hướng dẫn và chỉ đạo.

3.2.3. Tăng cƣờng sƣ̣ phối hợp giƣ̃a các cơ quan , ban ngành trên địa bàn cấp tỉnh với cơ quan thƣ̣c hiện chƣ́c năng quản lý về hoạt động đối ngoại cấp tỉnh:

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2006/QĐ-TTg về việc nâng cao công tác phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các chương trình, chính sách, chiến lược. Việc ban hành quy định này đã tạo cơ sở cho các cơ quan hành chính trong công tác phối hợp nói chung trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời nó cũng thể hiện vai trò chủ trì và phối hợp của các cơ quan nói chung và khắc phục tính cục bộ của ngành địa phương trong phạm vi nhất định vẫn tồn tại, đây là thách thức, là cản trở công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

Nhiệm vụ đối ngoại của chính quyền địa phương muốn thành công và hiệu quả, ngoài việc phối hợp nhịp nhàng với cơ quan Trung ương thì phải xây dựng được cơ chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan đảm bảo gắn kết giưa đối ngoại Đảng, đối ngoại chính quyền và đối ngoại nhân dân. Sự phối hợp nhịp nhàng ấy sẽ giúp cho cả cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ của mình, cơ quan chủ trì sẽ nắm được toàn bộ những sự kiện, thông tin về hoạt đối ngoại của các ngành, địa

phương thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, xin phép UBND tỉnh thực hiện các hoạt động đối ngoại cụ thể thông qua vai trò thẩm định, hướng dẫn và tổng hợp của Sở Ngoại vụ - nâng cao vai trò của cơ quan chuyên môn trong việc giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh nắm được toàn bộ các thông tin và xử lý, tham mưu hiệu quả đối với các hoạt động đối ngoại diễn ra trên địa bàn tỉnh, chủ động hướng dẫn cho các ngành các cấp thực hiện, đồng thời thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại địa phương.

Sự phối hợp này cũng phù hợp với chương trình cải cách hành chính và những nguyên tắc quy định trong quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành là bảo đảm sự phân công phối hợp giữa các ngành, các cấp thực hiện nhiệm vụ đối ngoại địa phương.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả , hiệu lƣ̣c công tác quản lý về hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh

3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về đối ngoại:

Trước yêu cầu về đối ngoại trong giai đoạn mới, cùng với các thiết chế khác, trước mắt để khắc phục những tồn tại và bất cập trong công tác đối ngoại địa phương, cấp Trung ương cũng như cấp địa phương (tỉnh Quảng Ninh) cần hoàn thiện pháp luật về công tác đối ngoại để có một hệ thống quy định hoàn chỉnh về đối ngoại, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đối ngoại được triển khai thuận lợi. Trước mắt, tập trung vào công tác ban hành và thi hành văn bản quy phạm pháp luật về đối ngoại, nhằm cụ thể hoá các quy định của Trung ương về các hoạt động đối ngoại phù hợp với thực tế và đúng với thẩm quyền luật định, điều chỉnh các quan hệ thuộc nhiệm vụ của đối ngoại địa phương trên tinh thần phân công, phân nhiệm rõ ràng và giải quyết các nội dung hoạt động đối ngoại địa phương theo hướng chuyên trách và phân cấp, uỷ quyền cho các cơ quan chuyên môn và uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Thời gian tới công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh nên được thực hiện theo hướng ban hành ít văn bản nhưng điều chỉnh được nhiều nội dung đối ngoại, làm được như vậy sẽ có sự thống nhất, liên kết tiết kiệm được chi phí về thời gian tra cứu văn bản, đồng thời tiết kiệm về nhân lực, vật lực và đơn giản để thực hiện. Lộ trình tiến độ cần thực hiện như sau:

- Từ 2011 – 2015 rà soát phát hiện những văn bản đã hết hiệu lực nhằm bổ sung mới và hoàn thành ban hành chuẩn hoá và tiến hành hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đối ngoại; Cải cách hành chính trong lĩnh vực đối ngoại, trong đó rà soát và sửa đổi bổ sung với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đối ngoại, thực hiện giai đoạn 3 của Đề án 30 về đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

- Giai đoạn từ 2016- 2020, ban hành Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân về chuyên đề đối ngoại. Đồng thời tiếp tục thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý và giải quyết văn bản, áp dụng công nghệ thông tin cấp độ 3 với các phần mềm trong quá trình giải quyết văn bản với tổ chức, người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực đối ngoại.

3.3.2. Hoàn thiện bộ máy làm công tác quản lý về hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh theo hƣớng giao cho Sở Ngoại vụ quản lý tập trung thống nhất đối ngoại Đảng, chính quyền và ngoại giao nhân dân...

Cùng với hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác đối ngoại, việc hoàn thiện bộ máy làm công tác quản lý hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh theo hướng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối kết hợp chặt chẽ công tác đối ngoại của cấp uỷ, chính quyền và đối ngoại nhân dân theo hướng đề nghị với Trung ương thống nhất mô hình cơ quan tham mưu về công tác đối ngoại chung của tỉnh là Sở Ngoại vụ cho phù hợp với quy mô và tình hình thực tế của cấp địa phương, có nghĩa là Sở Ngoại vụ sẽ là cơ quan tham mưu thực hiện của cả Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân

dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh và đối ngoại nhân dân (Thường trực của Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị đối ngoại nhân dân về trực thuộc Sở Ngoại vụ) bởi nó phù hợp với cải cách tổ chức bộ máy, không làm sinh biên chế lại có thể thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại...

- Kiện toàn bộ phận làm công tác ngoại vụ của một số địa phương có nhiều hoạt động đối ngoại lớn như: Thành phố Móng Cái, thành phố Hạ Long, huyện Hải Hà, Bình Liêu đồng thời tăng cường biên chế chuyên trách và năng lực hoạt động đối ngoại cho các ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng với công tác đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho các hoạt động đối ngoại của tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Theo đó, kiện toàn theo hai hướng sau:

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Sở Ngoại vụ theo hướng “Sở Ngoại vụ có chức năng là cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và đoàn đại biểu Quốc hội,, UBND tỉnh”, theo đó đề nghị Trung ương cho phép tăng số lượng phòng trực thuộc Sở, bổ sung thêm biên chế để Sở Ngoại vụ có điều kiện làm tốt công tác thm mưu có như vậy mới quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại địa phương, hiện nay vấn đề này chưa được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tuy nhiên đã có Hướng dẫn 73 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

- Giao Sở Ngoại vụ là thường trực của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Ninh và thành lập thêm 01 phòng Đối ngoại nhân dân nằm trong Sở Ngoại vụ. Có như vậy, Sở Ngoại vụ mới có thể nắm bắt và tham mưu hiệu quả triển khai công tác đối ngoại nhân dân cho cấp uỷ và chính quyền địa phương [43].

- Giao đủ biên chế cần thiết, thành lập các phòng chuyên môn cần thiết cho Sở Ngoại vụ đảm bảo điều kiện để làm công tác tham mưu cho cả Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh; Tiến hành kiến nghị biện pháp cụ thể với Bộ Nội vụ giao biên chế trên cơ sở để địa phương có quyền

quyết định về biên chế tổ chức để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh về hoạt động đối ngoại qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (Trang 93)