đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh
3.1.1. Thƣ̣c hiện tốt chƣ́c năng đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn cấp tỉnh trong xu hƣớng hội nhập:
Sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thành công và bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực. Đối ngoại nước ta bước vào chiến lược mới với những nhiệm vụ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, thập niên tới, hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu cấp bách như đói nghèo bệnh tật.
Tình hình quốc tế có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình trong nước, đất nước ta đang có vị thế mới với những thuận lợi và thời cơ to lớn cùng với những thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược vừa xây dựng đất nước vừa bảo vệ tổ quốc. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI đã thống nhất chủ trương “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển, đa phương, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” do vậy nhiệm vụ của đối ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, tiềm lực kinh tế được xây dựng qua gần 25 năm đổi mới đã giúp tỉnh Quảng Ninh có vị thế quan trọng trong hợp tác quốc tế, trong các cơ chế hợp tác Hai hành lang - Một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, diễn đàn liên khu vực Đông Á (EATOF)... Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, có nguồn tài nguyên năng lượng giá trị trong bối cảnh nhu cầu năng lượng thế giới và trong nước ngày càng tăng cao, có tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long nguồn tài nguyên du lịch danh thánh... Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã xác định khá rõ vị thế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020 trong Kết luận số số 47/KL - TW về định hướng phát triển tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới. Nhu cầu ổn định về an ninh chính trị và phát triển đối ngoại phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương là một nhu cầu tất yếu bới sự phát triển của Quảng Ninh phải đặt trong sự liên kết không chỉ với các địa phương lân cận của nước ta, mà phải đặt trong sự liên kết quốc tế trong bối cảnh sự tuỳ thuộc và đan xen là xu thế chung trong quan hệ quốc tế. Sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh không những chịu sự tác động to lớn từ các yếu tố trong nước mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: Tình hình kinh tế chính trị thế giới, an ninh khu vực, thể chế liên kết hợp tác với các địa phương và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc.
Hợp tác và phát triển, tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế đang là một trong những yêu cầu cấp bách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của chính địa phương. Bởi vậy, tỉnh Quảng Ninh cần phải có các Chiến lược, Đề án hoạt động đối ngoại ngắn
và dài hạn theo từng giai đoạn phù hợp với chiến lược, đề án phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh - quốc phòng của địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đối ngoại với sự phát triền kinh tế xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị và được Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị xác định “Hình thành các trung tâm kinh tế lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, xây dựng khu kinh tế Vân Đồn ( Quảng Ninh) là hạt nhân của vùng, hỗ trợ các tỉnh phía Nam Sông Hồng và các vùng khác”; Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về chiến lược biển Việt Nam về xây dựng khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh, nòng cốt là cảng biển, công nghiệp và du lịch biển làm đầu tàu lôi kéo cả vùng phát triển Kết luận số 47-KL/TW của Trung ương Đảng về những chủ trương, giải pháp phát triển Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến 2020, đồng thời Nghị Quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã khẳng định như sau: “ Phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là lợi thế vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản và tiềm năng du lịch; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng đối ngoại, xây dựng tuyến biên giới hoà bình, hữu nghị, phát triển ổn định, lâu dài..”, trong các nhóm giải pháp về việc phát huy lợi thế các vùng, miền đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế và kinh tế vùng và đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khu vực biên giới và vùng biển, để triển khai thực hiện tỉnh Quảng Ninh đang thí điểm xây dựng tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển của địa phương có hai đặc khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt là Móng Cái và Vân Đồn; Tiểu dự án về phát triển đối ngoại khu vực biên giới gắn với phát triển an ninh quốc phòng khu vực biên giới hải đảo của địa phương cũng vừa được Ban thường vụ Tỉnh uỷ thông qua và trình Bộ Chính trị trong thời gian ngắn nhất.
3.1.2. Nâng cao vị thế của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 11 trên cơ sở nhận thức sâu sắc về các xu thế của thời đại và từ thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng đã nhận thức cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển và chỉ rõ định hướng đối ngoại của nước ta là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” công tác đối ngoại đã xác định chủ trương phát triển công tác đối ngoại của nước ta trong thời gian tới với phương châm:
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế...”
Trên cơ sở những phương châm và định hướng lớn cho công tác đối ngoại nhiệm vụ, nội dung bao trùm và có tính tổng thể là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại của cả nước, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu: Về quan hệ song phương, đa phương, là thành viên ASEAN, về biên giới lãnh thổ... Trong bối cảnh thời cơ và thách thức mới giai đoạn Việt Nam chuẩn bị hội nhập sâu rộng, đường lối đối ngoại của Đại hội XI đã có một số phát triển mới, quan trọng để phù hợp với nhiệm vụ mới và tình hình mới, cụ thể là: Lợi ích quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Lợi ích quốc gia - dân tộc là lợi ích tối cao của gần 90 triệu nhân dân Việt Nam và hơn 4 triệu người Việt Nam ở
nước ngoài. Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn, lấy hội nhập kinh tế là trọng tâm và mở rộng sang các lĩnh vực khác: chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa-xã hội và ở mọi cấp độ song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu. Từ chủ trương “là bạn và đối tác tin cậy” của Đại hội IX, Đại hội XI bổ sung thêm Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...
Như vậy, quan điểm, mục tiêu, phương châm, nhiệm vụ đối ngoại của nước ta trong giai đoạn tới đã xác định rõ ràng nhằm nâng cao vị thế của Nhà nước CHXH CN Việt Nam trong quan hệ quốc tế như ngày càng tham gia vào giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế và khu vực, tham gia các thể chế hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện thành công mục tiêu của quốc gia, cùng với các hoạt động đối ngoại Trung ương, hoạt động đối ngoại địa phương với tư cách là những binh chủng đóng góp chung cho mặt trận ngoại giao, đối ngoại chung của Nhà nước góp phần nâng cao vị thế của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên trường quốc tế với mục tiêu thập kỷ tới Việt Nam sẽ tham gia vào giải quyết các vấn đề cấp bách của khu vực và toàn cầu với tư cách là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Định hướng về đối ngoại của Việt Nam đã được cụ thể hoá trong các các chương trình hành động và quy định cụ thể nhằm phát huy sức mạnh của cả dân tộc trên mặt trận đối ngoại với mục tiêu trở thành một nước mạnh, dân giàu, vẹn toàn lãnh thổ và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tham gia vào giải quyết các vấn khu vực và quốc tế.
Trên tinh thần đó, vai trò của công tác đối ngoại địa phương cũng đã được Trung ương, Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã khẳng định “Tăng cường công tác đối ngoại địa phương phục vụ triển khai hiệu quả nền ngoại giao toàn diện” trích Báo cáo tại Hội nghị ngoại vụ địa phương lần thứ 15 được tổ chức tại Đà Nẵng năm 2009. Phát huy vai trò quan trọng của địa phương trong quá trình triển khai hội nhập quốc tế, trong các hoạt động ngoại giao
kinh tế và văn hoá... đưa đối ngoại thực sự trở thành một ưu tiên quan trọng, là mắt xích phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đối ngoại của đất nước nhằm hoàn thành phương châm mục tiêu nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
3.1.3. Tăng cƣờng tính chủ động , sáng tạo của chính quyền địa phƣơng trong hoạt động đối ngoại:
Việc nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác đối ngoại chính quyền địa phương trên cơ sở tăng cường tính chủ động, sáng tạo của chính quyền tỉnh là hết sức cần thiết do vậy phải tạo những hành lang pháp lý phù hợp như: Phân cấp, uỷ quyền cải cách tổ chức bộ máy để tạo sự chủ động, sáng tạo cho chính quyền địa phương trong việc quyết định và thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại. Tuy nhiên, sự chủ động sáng tạo ấy phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật đồng thời được áp dụng và thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương quyết định và triển khai thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại một cách hiệu quả và tạo nên những cách làm, những sản phẩm nổi trội và khác biệt của từng địa phương mà vẫn đảm bảo nguyên tắc báo cáo và xin ý kiến và trình duyệt của Trung ương đối với những hoạt động đối ngoại lớn, quan trọng. Thực tiễn cũng đã cho thấy, các vấn đề của địa phương thường địa phương hiểu tốt và cặn kẽ hơn cấp
3.2. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu lƣ̣c , hiệu quả công tác quản lý về hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh Quảng Ninh động đối ngoại của chính quyền tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý về hoạt động đối ngoại giữa chính quyền Trung ƣơng và chính quyền cấp tỉnh.
Việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp dưới hiện nay đang là xu hướng chung của thế giới là làm cho ít tính nhà nước hơn và tăng tính tự quản của cộng đồng địa phương, về mặt lý thuyết: Nhà nước phải tập trung
giải quyết những vấn đề lớn, chiến lược, quốc kế dân sinh, những vấn đề cộng đồng không giải quyết được, tránh tình trạng ôm đồm quá nhiều công việc không giải quyết nổi, trong khi đó nếu uỷ quyền, phân cấp thì cấp dưới hoàn toàn giải quyết được, còn nhà nước nếu phân cấp phải tăng thanh tra, giám sát để kiểm tra việc thực hiện thì mới hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp uỷ quyền, coi đó là công việc quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập. Đó là yếu tố hạn chế được tình trạng quan liêu, cửa quyền của bộ máy và cán bộ, công chức.
Với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, 10 năm trước đây nội dung cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam phân cấp được đề cập tới như là một mục tiêu cốt lõi, bởi thực tế quy mô nền kinh tế xã hội Việt Nam tăng trưởng nhanh từng ngày, việc để Bộ máy hành chính Trung ương đảm bảo quản lý hết toàn bộ công việc là rất khó. Do vậy, việc phân cấp này phù hợp với lý thuyết căn bản về quản lý nhà nước nói chung trên thế giới là: “Trong quá trình phát triển, khi quản lý không theo kịp tốc độ, quy mô của phát triển thì việc phân cấp là sự lựa chọn tối ưu”. Năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 08/2004/NQ- CP đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương, ngày nay việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau là một xu hướng đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên vấn đề phân cấp trong đối ngoại cũng phải đi đôi với việc nâng cao năng lực tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền được phân cấp, kết hợp với báo cáo tình hình của cấp dưới và sự giám sát của cấp trên đối vơi một số nhiệm vụ như:
- Lãnh sự, giải quyết các thủ tục liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài, vấn đề hợp tác và ký kết thoả thuận hợp tác quốc tế...
- Việc cử nhân sự đi công tác học tập công tác ở nước ngoài của Chủ tịch HĐND, UBND...
- Quyết định việc nhận huân huy chương cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền.
- Quản lý, ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế nhân danh Hội đồng và Uỷ ban nhân dân tỉnh, cho phép chính quyền địa phương được quyết định nhu cầu hợp tác phát triển của các ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố