Có thể xây dựng tổ chức HSE hiệu quả theo các hướng dẫn dưới đây: Tất cả quản lý và nhân viên phải cam kết thực hiện chính sách HSE của PVEP qua việc tham gia tích cực vào xây dựng, th
Trang 1SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 1
NỘI DUNG PHẦN I – NGUỒN TÀI LIỆU 2
1 Nguồn 2
1.1 Nguồn gốc ( Tiếng Anh ): Trích từ trang 25 đến trang 41 2
2 Nguồn đích ( Tiếng Việt ) 3
2 – MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ PHÂN TÍCH 22
2.1 Một số thuật ngữ 22
2.2 Phân tích một số câu điển hình 25
Phần II: Trải Nghiệm Thực Tập 28
1 Quá trình thực tập (học hỏi kinh nghiệm) 28
2 Kết Luận 28
PHẦN III - NGUỒN TÀI LIỆU 29
Trang 2SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 2
PHẦN I – NGUỒN TÀI LIỆU English – Vietnamese Translation
1 Nguồn
1.1 Nguồn gốc ( Tiếng Anh ): Trích từ trang 25 đến trang 41
Trang 3SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 3
2 Nguồn đích ( Tiếng Việt )
6 LÃNH ĐẠO, CAM KẾT VÀ TỔ CHỨC
6.1 Lãnh đạo
Việc lãnh đạo hiệu quả liên quan đến việc thực hiện chính sách HSE trong một tổ chức có vai trò, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng Có thể xây dựng tổ chức HSE hiệu quả theo các hướng dẫn dưới đây:
Tất cả quản lý và nhân viên phải cam kết thực hiện chính sách HSE của PVEP qua việc tham gia tích cực vào xây dựng, thực hiện và duy trì Hệ thống Quản lý HSE;
Cơ cấu tổ chức, vai trò và trách nhiệm (bao gồm HSE) của nhân viên phải được quy định rõ ràng bằng văn bản;
Xây dựng các phương pháp trao đổi về các vấn đề HSE một cách hiệu quả, cho phép nhân viên đưa ra ý kiến về các vấn đề HSE;
Xây dựng mục tiêu HSE từ trên xuống dưới theo cơ cấu tổ chức;
Nhiệm vụ và mục tiêu xuất phát từ cá nhân nhằm đạt được các tiêu chuẩn và mục tiêu trong hoạt động quản lý;
Đặt ra các chỉ số HSE quan trọng để giám sát các hoạt động tiếp theo
Qua chính sách hỗ trợ với văn kiện và biên bản ghi nhớ cho tất cả nhân viên – chẳng hạn nhằm nhắc nhở nhân viên về một số mặt trong hệ thống quản lý HSE, như yêu cầu báo cáo các tai nạn và sự cố
Bằng việc đưa HSE thành chương trình nghị sự trong các cuộc họp của ban quản lý – Chẳng hạn, HSE là chương trình nghị sự trong các cuộc hợp của ban quản lý, cuộc
Trang 4SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 4
họp hoạt động hàng ngày… Các nhà quản lý của PVEP nên đưa các vấn đề HSE vào chương trình họp khi họ đến thăm các khu vực hoạt động
Qua việc thực hiện các chuyến thăm viếng khu vực mất kiểm soát và HSE – Chẳng hạn, việc kiểm tra tại chỗ của quản lý cấp cao Những chuyến thăm này nên được sắp xếp trong kế hoạch kiểm tra và giám sát tổng thể và cố gắng thực hiện đúng theo kế hoạch
Qua việc tham gia tích cực vào xây dựng các mục tiêu HSE đối với các phòng và phân cấp xuống các ban – chẳng hạn, mục tiêu với phòng phải do trưởng phòng đề ra, và các ban phải phác thảo mục tiêu của mình dự trên các mục tiêu của phòng đó
Qua việc tham gia vào các hội đồng HSE – đóng vai trò là thành viên thường trực hoặc là người giám sát không thường xuyên
Qua việc tham gia vào ban kiểm tra HSE – chỉ cần tham gia chứ không nhất thiết phải
là kiểm soát viên trưởng
Qua việc tham gia vào các nhiệm vụ HSE đặc biệt như nhóm giải quyết vấn đề hoặc xúc tiến ít nhất mỗi năm một lần
Mục đích của các biện pháp này là quản lý cần tích cực tham gia vào xây dựng và quản lý hệ thống quản lý HSE chứ không đơn thuần là chỉ hỗ trợ công việc của Điều phối viên HSE Việc quản lý nên tập trung vào thực hiện cam kết bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói
6.3 Tổ chức
Tổ chức hoạt động của PVEP được minh họa trong hình 6-1
Chuyên viên Sức khỏe, An toàn và Môi trường báo cáo với Quản lý Khoan Thăm dò làm việc tại Hassi Massoud Điều phối viên về An ninh cũng báo cáo với Quản lý Khoan Thăm dò làm việc trực tiếp với Chuyên viên HSE
Các nhân viên cần biết rõ người nào là Chuyên viên HSE và Điều phối viên An ninh
Tránh nhiệm về HSE của các nhân viên liên quan cần được quy định rõ ràng trong phần mô tả công việc của họ Dưới đây là một số ví dụ về phần mô tả công việc:
Phần mô tả công việc của Tổng giám đốc cần nên rõ: tổng giảm đó phải đảm bảo các chính sách HSE được nhận biết rõ ràng, được duy trì và không ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh của công ty
Trang 5SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 5
Phần mô tả công việc của Cố vấn điều hành phải nêu rõ: cố vấn điều hành phải đảm bảo các hoạt động khai thác, duy trì và kỹ thuật hành ngày tại nơi thăm dò tuân thủ các tiêu chuẩn về HSE của PVEP
Phần mô tả công việc của Quản lý Hợp đồng và Đấu thầu phải nêu rõ: quản lý phải đảm bảo tất cả các điều kiện của hợp đồng bao gồm các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn HSE tuân thủ theo các chính sách của Tổng công ty và các yêu cầu pháp lý
Phần mô tả công việc của Chuyên viên HSE và các ban khác phải nêu đầy đủ chi tiết trách nhiệm HSE của từng người
Ngoài ra, việc lập tài liệu về trách nhiệm thực hiện công tác HSE của các thành viên trong ban quản lý là rất cần thiết Theo cách đó, mọi người trong tổ chức đều hiểu được trách nhiệm HSE của người khác chứ không chỉ của riêng họ
6.4 Tuyên truyền
Có nhiều cách để tuyên truyền HSE hiệu quả trong tổ chức Phương pháp sử dụng tùy thuộc vào quy mô hoạt động cũng như văn hóa của từng vùng Một trong những mặt quan trọng trong các biện pháp tuyên truyền HSE hiệu quả là chúng có hai cách - một cơ chế phản hồi về các bài học và các thông tin hữu ích cho nhân viên cũng như cơ chế truyền thụ Phần dưới đây
sẽ mô tả một số phương pháp tuyên truyền HSE phổ biến
6.4.1 Bảng thông báo
Bảng thông báo HSE chuyên dụng nên được đặt ở nơi mọi người làm việc Tốt nhất, nên đặt ở những nơi mọi người thường qua lại ít nhất một lần mỗi ngày Ở một số nơi, do hạn chế về diện tích và mặt bằng, có thể không đặt được bảng thông báo hoàn chỉnh về các vấn đề HSE Trong trường hợp đó, nên dành riêng một phần của các bảng thông báo khác để đánh dấu và trình bày các vấn đề HSE
Các thông tin trên bảng thông báo nên có:
Số liệu thống kê về tai nạn/ sự cố
Thông tin chi tiết về các sơ cứu ban đầu
Thông tin chi tiết các địa điểm tập hợp trong trường hợp sơ tán khỏi tòa nhà
Kế hoạch nên rõ vị trí chữa cháy, thiết bị dò tìm cùng với đường thoát hiểm
Trang 6SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 6
Biên bản cuộc họp/ ủy ban HSE
6.4.2 Cuộc họp
Cần xen xét hai loại cuộc họp về HSE Loại thứ nhất là các cuộc thảo luận “Toolbox talks” nhằm thảo luận về các vấn đề HSE, các vấn đề an ninh trong một công việc hoặc một hoạt động cụ thể trước khi bắt đầu thực hiện Các cuộc thảo luận này thường được thực hiện trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nguy hiểm nào, hoặc trước khi tiến hành một hoạt động bất thường và có thể còn mới lạ với người lao động Các cuộc thảo luận này do giám sát viên thực hiện hoạt động điều hành cùng những người tham gia hoạt động
Loại cuộc họp thứ hai là cuộc họp HSE thường xuyên Những cuộc họp này thường được tổ chức ngay tại công trình và thường diễn ra mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần Mục đích của các cuộc họp HSE là đàm thoại hai chiều về các vấn đề HSE và các vấn đề an ninh giữa người lao động và ban quản lý hoạt động Mỗi cuộc họp đều có kế hoạch và thảo luận các vấn
đề sau:
Phản hồi về quản lý và hành chỉnh của nhân viên
Các tai nạn / sự cố xảy ra gần đây
Số liệu thống kê về tai nạn/sự cố
Việc kiểm tra theo kế hoạch
Những thay đổi trong cơ cấu tổ chức
Các hoạt động sắp tới tại khu vực nguy hiểm – kế hoạch về thiết bị và nhà thầu
Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)
Trang 7SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 7
Bất cứ vấn đề nào mà người lao động quan tâm
Các cuộc họp HSE thường do quản lý cấp cao tại công trường điều hành với sự tham dự của tất cả mọi người Nên ghi lại số người tham gia và biên bản về các hoạt động được nhất trí trong cuộc họp Biên bản phải nên được dán trên bảng thông báo và bản sao được gửi cho các quản lý có liên quan
6.4.3 Uỷ ban HSE
Mục tiêu của các ủy ban HSE là xây dựng một diễn dàn để thảo luận tích cực về các vấn đề sức khỏe, an toàn, môi trường và an ninh, và tạo cơ hội cho người lao động bày tỏ ý kiến của mình tới ban quản lý về các vấn đề này Họ có thể trình bày ý kiến tới ban quản lý chung về hiệu quả của chính sách và quy trình được thực hiện trong hệ thống quản lý HSE
Một trong những mặt không kém phần quan trọng trong vai trò của ủy ban là các thành viên của ủy ban, bao gồm cả đại diện của ban quản lý và người lao đồng Các đại diện của ban quản lý được chỉ định theo trách nhiệm quản lý liên quan, còn đại diện người lao động được
bỏ phiếu bầu chọn Bất cứ nhân viên nào muốn tham gia ủy ban HSE đều có cơ hội ứng cử để bầu chọn
Nhằm thực hiện chức năng liên kết tuyên truyền hiệu quả của các ủy ban, nâng cao và duy trì nhận thức về HSE, hồ sơ về các cuộc họp của ủy ban nên được lưu lại và phổ biến đến toàn thể nhân viên trên bảng thông báo về HSE
Nói chung, ủy ban HSE nên được thành lập với từng khu vực diễn ra hoạt động thăm dò khai thác và Uỷ ban cấp cao sẽ được chỉ định để giám sát cơ cấu tổ chức của toàn bộ ủy ban và thảo luận bất cứ vấn đề mà thành viên của các ủy ban khác nêu ra
Các ủy ban HSE phải có văn bản điều lệ, thuật ngữ tham khảo và kế hoạch cố đinh Có thể tham khảo dẫn chứng minh họa trong hình 6-2 và 6-3
Lưu ý rằng các mục tiêu của Ủy ban HSE có thể đạt được bằng các phương pháp thay thế chứ không chỉ bằng các ủy ban chính thức Chẳng hạn, nếu chương trình nghị sự mang lại cơ hội thảo luận tích cực và giúp nhân viên bày tỏ được quan ngại của mình với ban quản lý thì hệ thống các cuộc họp HSE có thể được thực hiện trong một cuộc họp cấp cao để giám sát hệ thống, thu thập báo cáo trong các cuộc họp khác và xem xét các vấn đề nêu ra trong các cuộc họp
Trang 8SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 8
Trong các tổ chức phức tạp hoặc trong các tình huống đặc biệt, nên thực hiện phương pháp tăng cường tuyên truyền HSE, chẳng hạn bằng cách xây dựng thư viện HSE, phát hành bản tin HSE…
6.5 Mục tiêu HSE
Mục tiêu HSE được thiết lập và phân cấp theo cơ cấu tổ chức Các mục tiêu HSE nên được xây dựng dựa trên 3 nhân tố sau:
Chương trình làm việc – xác định mức độ hoạt động
Hệ thống quản lý HSE – quy định cụ thể các hoạt động liên quan đến HSE
Môi trường hoạt động tại địa phương – có thể bao gồm các yêu cầu ảnh hưởng đến mục tiêu hoặc các lý do chính trị để đưa vào các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu HSE có thể dữ liệu giúp xây dựng các chỉ số Hoạt động quan trọng liên quan đến HSE đối với việc thực hiện hợp đồng
Chẳng hạn, mục tiêu HSE thông thường nhằm thực hiện việc kiểm tra HSE đối với các hoạt động thăm dò và khai thác ít nhất hai tháng một lần, tuân thủ một trong các quy trình của Hệ thống Quản lý HSE Sau đó, mục tiêu này sẽ được phân cấp đến các bộ phận liên quan, chẳng hạn, Mục tiêu của Bộ phận Khai thác là kiểm tra các hoạt động đang diễn ra ít nhất 6 lần mỗi năm Mục tiêu cá nhân sẽ được Quản lý khai thác và giám đốc thống nhất dựa trên số lượng kiểm tra mà mỗi cá nhân thực hiện Nếu cần, có thể để ra mục tiêu phù hợp với từng cá nhân
để xây dựng danh mục kiểm tra nhằm tiêu chuẩn hóa các quá trình kiểm tra Những mục tiêu này sẽ được thể hiện trong các Tiêu chuẩn Thực hiện công tác Quản lý cho các đối tượng khác nhau
Mục tiêu của bộ phận cũng được đưa vào Thỏa thuận về Cấp độ Phục vụ HSE vì chúng giúp xác định các hoạt động HSE liên quan đến từng bộ phận cụ thể
Mặc dù các mục tiêu dựa trên số liệu thống kê về tai nạn/ sự cố, chẳng hạn giảm tần suất sự
cố về hư hụt thời gian đi 20% rất hiệu quả nhưng chúng không phải là mục tiêu duy nhất Thêm vào đó, nên đề ra các mục tiêu tích cực giúp giảm đi các con số về tai nạn/ sự cố Chẳng hạn, tất cả tai nạn và sự cố sẽ được điều tra và các hoạt động liên quan sẽ được theo dõi đến khi kết thúc
6.6 Tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý
Trang 9SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 9
Mục tiêu của các tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý là quy định chi tiết và chính xác những yêu cầu đối với công tác quản lý từ góc độ HSE Nó nêu ra người thực hiện, hoạt động
và thời điểm thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý phải quy định các hoạt động như trách nhiệm đối với các quy trình kiểm toán và kiểm tra hoặc trách nhiệm được đề tra trong các Kế hoạch Quản lý Sự cố
Tiêu chuẩn thực hiệu nên nêu rõ nguồn yêu cầu để người có trách nhiệm có thể tham khảo được tài liệu liên quan, tìm thêm thông tin khi cần thiết
Thực hiện kiểm soát nguy cơ nhằm giảm thiểu các nguy cơ tới mức hợp lý
Hệ thống phân cấp nhằm giảm thiểu rủi ro phải loại bỏ, giảm thiểu được các hiểm họa qua thiết kế kỹ thuật, kiểm soát nguy cơ hiểm họa (quy trình kiểm soát phù hợp), và cung cấp trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)
Phải chuẩn bị sàng lọc HSE phù hợp trong tất cả các giai đoạn xây dựng và thực hiện
Trang 10SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 10
Hình 6-2 – Điều lệ mẫu (Mẫu)
Trang 11SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 11
1 Ủy ban Sức khỏe - An toàn – Môi trường (HSE) và Uỷ ban An Toàn sau đây được gọi là Ủy ban
2 Uỷ ban gồm :
Chủ tịch
Thư ký
Các đại diện quản lý (3)
Các đại diện cho người lao động (3)
Chuyên viên HSE
Điều phối viên An ninh
3 Chủ tịch là quản lý cấp cao theo chỉ định (thường là quản lý cấp cao tại công trình)
4 Thư kí thường là một đại diện quản lý hoặc đại diện nhân viên (không phải là chuyên viên HSE)
5 Các đại diện quản lý của ủy ban thường do Tổng giám đốc bổ nhiệm Các đại diện nhân viên
có thể là nhân viên hoặc giám sát viên và do toàn bộ nhân viên bầu đại diện cho tất cả các bộ phận chính trong tổ chức
6 Nhiệm kỳ của các thành viên trong Ban HSE ngoại trừ Chủ tịch và Thư ký thì đều là trong vòng 2 năm
7 Các cuộc họp của Uỷ ban HSE là các cuộc họp chính thức và thể lệ theo một chương trình nghị sự và có lập thành biên bản
8 Tất cả những sự việc diễn ra tại cuộc họp sẽ được ghi lại và phân công trách nhiệm cho từng
cá nhân thực hiện Quy mô thời gian (đánh giá đầu tiên) phải được xác định rõ
9 Biên bản của cuộc họp Uỷ ban (gồm các thông tin trình tự) phải được lập trong vòng 7 ngày
kể từ khi cuộc họp kết thúc, sau đó phải được gửi tới từng thành viên của Ủy ban và xuất hiện trên bảng thông báo của HSE
10 Các cuộc họp sẽ được tổ chức tại một cơ sở thường lệ tùy thuộc vào qui mô và những tổn thất tiềm năng của các hoạt động sắp tới
Các khung thời gian dưới đây được sử dụng theo hướng dẫn:
Phòng quản lý hoạt động - ít nhất 3 tháng
Các địa điểm tác nghiệp - hàng tháng
Hình 6 – 3 Các khái niệm tham khảo về mô hình (mẫu)
Vai trò của Uỷ ban
Trang 12SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 12
Nhằm cung cấp một diễn đàn để thảo luận các đề xuất về việc quản lý và đại diện các vấn đề của công nhân nhằm nâng cao công tác sức khỏe – an toàn – môi trường và an toàn trong lúc tác nghiệp
Xem xét toàn diện các mặt của sức khỏe – an toàn – môi trường và Hệ thống quản lý an toàn đồng thời đưa ra những hướng dẫn nhằm nâng cao việc thực hiện chương trình tại các vùng cụ thể đang thu hút nhiều sự quan tâm
Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa cấp quản lý và nhân viên thúc đẩy, phát triển và thực hiện các giải pháp đảm bảo sức khỏe, an toàn, an toàn và phúc lợi cho nhân viên, bảo vệ môi trường và thường xuyên khảo sát đánh giá các giải pháp
Các nghĩa vụ và trách nhiệm
Kiểm tra những tai nạn, sự cố và các báo cáo vệ sinh, an toàn sức khỏe của công nhân, các thống kê và khả năng xảy ra của sự việc để xác định những tình huống không an toàn hay không tốt cho sức khỏe cũng như các thực tế hay tổn thất môi trường cần tập trung quản lý, đồng thời đưa ra các hướng dẫn thực hiện đúng quy trình
Ủy ban cần tập trung xem xét các tiêu chuẩn phụ hay tình trạng nguy hiểm cũng như các vấn
đề thực tế, đồng thới đưa ra các hướng dẫn thực hiện đúng quy trình
Phải được thông báo về các nguy hiểm và thực hiện chức năng giám sát việc quản lý sự việc
để điều chỉnh các mối nguy hại và ngăn chặn tổn thất
Hỗ trợ các công tác phổ biến qui tắc an toàn và hệ thống làm việc an toàn đồng thời lựa chọn
và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động cho khối công nhân
Giám sát hiệu quả chương trình đào tạo về HSE
Hỗ trợ công tác triển khai các vấn đề liên quan tới sức khỏe và an toàn cho công nhân như các chương trình truyên truyền, nâng cao và qui chế khen thưởng về an toàn v.v
7 KIỂM SOÁT RỦI RO
Khâu kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát các vấn đề quản lý và kĩ thuật Chức năng đầu tiên – khâu kiểm soát quản lý – có thể yêu cầu bất cứ ai làm gì và khi nào, chức năng sau cùng – khâu kiểm soát kĩ thuật – chỉ có thể thực hiện yêu cầu riêng khối kỹ thuật (như các loại thiết
bị sử dụng) Khâu kiểm soát bao gồm:
Các mục tiêu quản lý gồm các mục tiêu và định hướng tòan diện
Trang 13SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 13
Các qui trình từng bước thực hiện để đạt được mức kiểm soát theo yêu cầu; và
Các tiêu chuẩn về kĩ thuật
Việc thực hiện giám sát và qui trình giám sát phù hợp với các tiêu chuẩn là trong số công tác kiểm soát các giải pháp quan trọng khi thực hiện HSE
Mỗi hoạt động triển khai kiểm soát HSE phải ngăn chặn hay giảm thiểu những rủi ro liên quan toàn bộ hoạt động Việc giảm thiểu rủi ro sẽ rất khả thi nếu việc triển khai qui trình kiểm soát phú hợp với các nội dung thứ tự như sau:
Loại bỏ - loại bỏ để tránh rủi ro bằng cách chấm dứt các hoạt động có khả năng gây nguy hiểm cao hoặc có thể xử lý tình huống này theo một cách khác Chẳng hạn như thay thế dầu cặn bùn bằng nước theo cách loại bỏ rủi ro môi trường đi kèm với khoan hố tại khu vực xác định
Kĩ thuật – hiệu quả của khâu kiểm soát kĩ thuật nhằm giảm bớt hay loại bỏ những hậu quả của mối nguy hại Để đánh giá đúng các thiết kế kĩ thuật theo các nghiên cứu của MHR và HAZOP, khâu kiểm soát kĩ thuật nên được triển khai như sau:
- Dừng tất cả các hoạt động có thể gây ra rủi ro hay sử dụng các phương tiện khác để tách biệt hoạt động này khỏi tác động tới con người
- Điều chỉnh các thiết kế phù hợp với việc loại bỏ mối nguy hại
- Đảm bảo rằng các thiết bị được thiết kế, được nêu rõ và được thực hiện đúng qui trình và mục đích
Qui trình thực hiện – qui trình thực hiện việc kiểm soát giảm thiểu sự pháp triển của mối nguy hại đang diễn ra hay hậu quả của nó kể cả việc giảm số lượng con người tiếp xúc với mối nguy hại và/hay giảm quá trình phát triển của mối nguy hại Các kiểm soát này sẽ có hiệu quả với các hướng dẫn từ :
- Hệ thống cấp phép hoạt động
- Qui trình thực hiện bằng văn bản
- Thực tế hiện trường bằng văn bản
Dụng cụ bảo hộ lao động (PPE) – cung cấp dụng cụ bảo hộ lao động nên được đánh giá như
“giải pháp cuối cùng” trong trường hợp không thể loại bỏ, kiểm soát bằng phương pháp kĩ thuật hay kiểm soát thông thường mối nguy hại này Ngoài ra, PPE cũng có thể được sử dụng trong trường hợp rủi ro vẫn còn tiềm ẩn sau khi đã những biện pháp khác của rủi ro này đã hoàn thành Việc kiểm soát bằng PPE có thể đem lại hiệu quả nếu:
Trang 14SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4 14
- Xác định rõ thời điểm cần thiết sử dụng PPE để thực hiện những công việc cụ thể một cách an toàn
- Cung cấp PPE cho tất cả các nhân viên có khả năng gặp rủi ro
Việc thực hiện các qui trình kiểm soát gồm kiểm soát nhân sự, hoạt động, giải pháp trường hợp khẩn cấp cũng như kiểm soát tài liệu
Qui trình kiểm soát có thể được phân chia theo các khía cạnh Sức khỏe, An toàn, Môi trường
và An toàn Kiểm soát vấn đề sức khỏe như khám y tế thường xuyên và thay thế các hóa chất độc hại với hóa chất an toàn cho sức khỏe Kiểm soát an toàn là kiểm soát các Hệ thống cấp phép hoạt động và hỏa hoạn và công tác sơ tán Minh họa cho kiểm soát môi trường là các qui trình loại bỏ rác thải cũng như kiểm soát các vấn đề liên quan tới môi trường Kiểm soát an toàn là cung cấp các đồ bảo hộ an toàn và thực hiện công tác kiểm soát
Theo kế hoạch kiểm soát, cần phải xem xét nên lựa chọn loại kiểm soát nào (nếu có) để triển khai và liệu những kiểm soát này đã phù hợp với những đánh giá về rủi ro hay không
7.1 Đánh giá rủi ro tiềm ẩn
Cần phải xác định các phương pháp kiểm soát để giảm rủi ro theo tính toán, việc đánh giá các rủi ro còn lại sau khi đã thực hiện giải pháp kiểm soát cần được triển khai Với phương pháp kiểm soát này, cần phải đảm bảo rằng khâu kiểm soát được triển khai và thực hiện đúng qui trình, rủi ro tính toán có thể giảm tới mức có phù hợp Việc định nghĩa mức rủi ro phhù hợp thì rất khó và mang tính chủ quan.Ở một số quốc gia, đã có các định nghĩa theo pháp luật qui định về mức rủi ro hợp lý (hay mức rủi ro không hợp lý) Ở một số quốc gia khác dựa vào các phán quyết của khối nhân sự
Về mặt khái niệm chung, mức rủi ro hợp lý là mức thấp phù hợp với thực tế có thể kiểm soát được (ALARP) trong trường hợp chi phí giảm rủi ro ngày càng không tương đương với mức giảm rủi ro Nếu chi phí thực hiện không tương ứng, việc giảm rủi ro có thể yêu cầu hỗ trợ kĩ thuật có tên là Phân tích lợi ích chi phí
Nếu rủi ro không được đánh giá là (ALARP) việc triển khai và thực hiện biện pháp kiểm soát cần phải tuân theo đúng qui trình, sau đó đề nghị giám đốc xem xét lại các hoạt động cần thiết Nếu hoạt động này được cho là cần thiết cần phải xác định và xem xét thêm các phương thực thực hiện khác