1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội

63 582 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 543 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/1/2007 củaChính phủ về những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xãhội và ngân sách Nhà nước năm 2007, Chương trình công tác của Chính phủ vàThủ tướng Chính phủ, năm qua, Bộ Xây dựng đã tập trung công tác xây dựngpháp luật, triển khai thực hiện các đề án được thông qua với tư tưởng chỉ đạoxuyên suốt là xây dựng đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạmpháp luật về các lĩnh vực thuộc ngành Xây dựng theo hướng phủ kín các lĩnhvực hoạt động, phân cấp mạnh, rõ quyền, rõ trách nhiệm, các thủ tục đơn giản,thông thoáng tạo điều kiện phát huy nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động xây dựngcủa các tổ chức và cá nhân theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế Với địnhhướng phát triển ngành Xây dựng công tác quản lý ngành ngày một hoàn thiện,các DNNXD đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 Bước vàonăm 2008, những thuận lợi và khó khăn đan xen đòi hỏi toàn Ngành phải nỗ lựcrất nhiều Trong năm này, Ngành Xây dựng tiếp tục huy động các nguồn lực chođầu tư phát triển, dự kiến thực hiện đầu tư hàng năm cho giai đoạn 2006 - 2010của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng bình quân khoảng 25.000 tỷ đồng/năm Nhucầu về vốn của các DNNXD rất lớn, trong khi đó, các DNNXD - đặc biệt làdoanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cậnnguồn vốn cho vay của các NHTM

Đối với Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, DNNXD là mộtđối tượng khách hàng quan trọng, được quan tâm đặc biệt từ năm 2006 đến nay,với tỷ trọng dư nợ cho vay DNNXD luôn chiếm hơn 40% trong tổng dư nợ chovay của Chi nhánh trong 2 năm 2006-2007 Tuy nhiên, công tác quản lý chấtlượng cho vay của Chi nhánh đối với các DNNXD vẫn chưa được chú trọng bởiđây là đối tượng khách hàng mới, các cán bộ cho vay vẫn chưa có kinh nghiệmthẩm định, phân tích cũng như quản lý khoản cho vay Do đó, việc nâng cao

Trang 2

chất lượng cho vay DNNXD là một đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranhgiữa các NHTM ngày càng gia tăng

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực tập tại Chi nhánhNHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, em đã được tìm hiểu hoạt động cho vay

DNNXD Xuất phất từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội” làm chuyên đề tốt

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng tại Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1 Hoạt động cho vay của các NHTM

1.1 Khái niệm cho vay

Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc Ban hành quy chế cho

vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay là một hình thức cấp tín

dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

(Khoản 1, Điều 3)

Hoạt động cho vay trước tiên phải được đặt trên quan hệ tín nhiệm, do đódoanh nghiệp muốn vay vốn được từ ngân hàng thì nhất thiết phải tạo được uytín, niềm tin đối với các ngân hàng trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện vayvốn của ngân hàng Nhìn chung, khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn cầnđảm bảo 3 nguyên tắc:

- Doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho vay

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và doanhnghiệp thoả thuận và ghi vào hợp đồng cho vay Doanh nghiệp phải cam kết sửdụng vốn vay đúng mục đích thoả thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốnvay và khả năng thu hồi nợ sau này Do vậy, về phía ngân hàng trước khi chovay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của doanh nghiệp đồng thời phải kiểm traxem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay

Trang 4

không Về phía các doanh nghiệp, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảokhả năng trả nợ cho ngân hàng Từ đó, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối vớingân hàng và củng cố quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng.

- Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng cho vay

Hoàn trả nợ gốc và lãi vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạtđộng cho vay Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn

mà ngân hàng sử dụng để cho vay Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng

để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trongmột thời hạn nhất định ngân hàng cần thu hồi vốn gốc và lãi cho vay để cónguồn thu để trả gốc và lãi tiền gửi

- Ngân hàng tài trợ dựa trên những phương án (dự án) có hiệu quả

Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng thu hồiđược vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng Các khoản tài trợ của ngân hàngphải gắn liền với việc hình thành tài sản của doanh nghiệp Trong trường hợpthấy kém an toàn, ngân hàng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảokhi vay

1.2 Vai trò của hoạt động cho vay

Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng thương mại.Vai trò của hoạt động cho vay thể hiện trên 2 mặt:

Một mặt, hoạt động cho vay là hoạt động đem lại tỷ trọng thu nhập lớnnhất so với các hoạt động khác của ngân hàng Thông qua việc thu hồi gốc và lãicho vay, NHTM chi trả các chi phí huy động vốn và chi phí duy trì hoạt động,đạt được mục tiêu lợi nhuận để tiếp tục phát triển

Mặt khác, hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần tài trợ chi tiêu củacác doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ Với các doanh nghiệp,thông qua hoạt động cho vay của các NHTM, các doanh nghiệp huy động đượcvốn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư mở rộng

Trang 5

sản xuất, từ đó, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng quan hệ, đạt doanh thu và lợinhuận cao hơn,… Với các cá nhân, hộ gia đình, nhờ các khoản vay từ NHTM,các cá nhân và hộ gia đình có thể thực hiện mua sắm cơ sở vật chất, đi du học,tham gia các khoá đào tạo để nâng cao trình độ,… từ đó chất lượng cuộc sốngđược nâng cao, người dân có năng lực để tham gia vào quá trình sản xuất và táisản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Với Chính phủ, các khoản cho vaycủa NHTM tài trợ cho một số dự án của Chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng,

kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo an ninh và phục vụ các mục tiêu xã hội,… Nhưvậy, hoạt động cho vay của các NHTM đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế -

xã hội, đặc biệt tại địa bàn mà ngân hàng hoạt động

1.3 Phân loại hoạt động cho vay

Có nhiều tiêu chí để phân loại hoạt động cho vay của các ngân hàng,trong đó, những tiêu chí thường gặp là:

1.3.1 Phân loại theo thời gian

Theo cách phân loại này, hoạt động cho vay của ngân hàng được phânthành 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay từ 12 tháng trở xuống, thường tàitrợ cho tài sản lưu động;

- Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm, thường tài trợcho tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, các trangthiết bị chóng hao mòn;

- Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay trên 5 năm, thường tài trợ cho côngtrình xây dựng, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu

1.3.2 Phân loại theo hình thức đảm bảo

Về nguyên tắc, mọi khoản cho vay của ngân hàng đều phải có đảm bảo.Tuy nhiên, ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng cho vay loại đảm bảo mà ngân hàng

có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ Do đó, theo hình thức đảmbảo có thể phân loại hoạt động cho vay thành 2 loại:

Trang 6

- Cho vay không cần tài sản đảm bảo: được cấp cho khách hàng có uy tín,các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc đối tượng có chỉ thị của Chínhphủ là không cần tài sản đảm bảo

- Cho vay dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàngphải ký hợp đồng đảm bảo Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận khoảncho vay về việc dùng tài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng hoặc khả năngtrả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng Ngân hàng phải kiểm tra, đánhgiá được tình trạng của tài sản đảm bảo, có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc

có khả năng bảo quản tài sản đảm bảo

1.3.3 Phân loại theo mức độ rủi ro

Cho vay bao gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp

Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn

cứ để chia loại rủi ro Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giálại khoản mục cho vay, dự trù quỹ cho các khoản cho vay rủi ro cao, đánh giáchất lượng cho vay Theo cách này, ngân hàng có thể phân loại các khoản chovay thành 4 nhóm:

- Các khoản cho vay lành mạnh: là các khoản cho vay có khả năng thu hồicao;

- Các khoản cho vay có vấn đề: các khoản cho vay có dấu hiệu khônglành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm,khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính,…

- Các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là các khoản nợ đã quá hạnvới thời hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo cógiá trị lớn,…

- Các khoản nợ quá hạn khó đòi: là các khoản nợ quá hạn quá lâu, khảnăng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp có giá trị nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàngchây ì,…

Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện phân loại nợ theo Quyết định

số 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng

Trang 7

dự phòng để quản lý rủi ro tín dụng, trong đó, các khoản cho vay (các khoản nợcủa khách hàng) được phân thành 5 nhóm:

- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khảnăng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trongtương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;

- Nhóm 2: nợ cần chú ý - nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ - bao gồm nợquá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

- Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn - nợ được đánh giá là không có khả năngthu hồi gốc và lãi khi đến hạn - bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và

nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;

Nhóm 4: nợ nghi ngờ nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợquá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn nợ được đánh giá là không còn khảnăng thu hồi, mất vốn - bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

Mặc dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ nhưtrên, các NHTM vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợnào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giákhả năng trả nợ của khách hàng suy giảm

1.3.4 Phân loại theo các tiêu chí khác

Có thể phân loại các khoản cho vay theo các tiêu chí khác như:

Theo đối tượng khách hàng (khách hàng mới, khách hàng có quan hệ lâunăm,…);

Theo ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,…);

Theo mục đích sử dụng (sản xuất, tiêu dùng);

Trang 8

Các cách phân loại trên cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá tronghoạt động cho vay của ngân hàng Việc phân loại cho phép ngân hàng theo dõi

và đánh giá các khoản cho vay để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức vàchính sách mở rộng phù hợp

1.4 Các hình thức cho vay

Để thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, ngân hàngluôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức cho vay Ngân hàng thường áp dụngcác hình thức cho vay sau:

1.4.1 Cho vay trực tiếp từng lần

Đây là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấphạn mức thấu chi Với hình thức này, mỗi lần doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn,doanh nghiệp phải lập một bộ hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng, ngânhàng sẽ tiến hành phân tích doanh nghiệp và ký kết hợp đồng cho vay, xác địnhquy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảonếu cần Toàn bộ quá trình xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát tình hình vốnvay và thu hồi nợ được thực hiện theo từng hợp đồng

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trongquá trình doanh nghiệp sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích vàhiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợtrước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố dịnh hoặc thả nổi theothời điểm tính lãi Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo

Hình thức cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt Do đó, hình thức này phù hợp với những doanhnghiệp chưa có độ tín nhiệm cao, chưa có quan hệ lâu dài với ngân hàng

1.4.2 Cho vay theo hạn mức

Đây là hình thức thuận tiện cho những doanh nghiệp vay mượn thườngxuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Theohình thức này, ngân hàng và doanh nghiệp xác định và thoả thuận một hạn mức

Trang 9

cho vay duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Trong khoảng thời gian

đó, doanh nghiệp có thể thực hiện vay trả nhiều lần song dư nợ không được vượtquá hạn mức cho vay Hạn mức có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, đó là số dưtối đa tại thời điểm tính Hạn mức cho vay được cấp trên cơ sở kế hoạch sảnxuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp

Mỗi lần vay, doanh nghiệp chỉ cần trình bày phương án sử dụng tieề vay,nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay.Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ ngân hàng sẽ pháttiền cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không có biểu hiện vi phạm trong hợpđồng cho vay như: sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả, cónguy cơ mất vốn,… thì thông thường hạn mức cho vay sẽ được tái lập khi hếthạn hiệu lực của hợp đồng cho vay theo hạn mức, doanh nghiệp lập hồ sơ vayvốn của kỳ tiếp theo và gửi cho ngân hàng để xem xét duy trì hoặc điều chỉnhhạn mức cho vay cho kỳ tới

Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ Khidoanh nghiệp có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó, tạo chủ động quản lýngân quỹ cho doanh nghiệp Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các

kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay.Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi doanh nghiệp nộp báo cáo tài chínhhoặc dư nợ lâu không giảm sút

1.4.3 Cho vay trả góp

Khi cho vay, ngân hàng và doanh nghiệp xác định và thoả thuận số lãi vayphải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thờihạn cho vay Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có quy

mô nhỏ với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho hàng lâu bền, tuy nhiênhình thức này ít áp dụng

1.4.4 Cho vay theo hạn mức thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép doanh nghiệpđược chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một

Trang 10

giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định Giới hạn này được gọi làhạn mức thấu chi

Để được thấu chi, doanh nghiệp phải làm đơn xin ngân hàng hạn mứcthấu chi và thời gian thấy chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng) Trongquá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ,…vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (song không vượt quá hạn mức thấu chi) Khidoanh nghiệp có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi

Cho vay theo hạn mức thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn, linh hoạt,thủ tục đơn giản, phần lớn không có đảm bảo giúp cho doanh nghiệp thuận lợitrong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh, kịp thời Hình thức này nhìn chungchỉ sử dụng đối với các doanh nghiệp có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳthu nhập ngắn

1.4.5 Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là hình thức cho vay dựa trên sự luân chuyển chohàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể chovay để mua hàng và thu nợ sau khi doanh nghiệp đã bán hàng Đầu năm hoặcquý, doanh nghiệp làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và doanh nghiệpthoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức cho vay, các nguồn cung cấphàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức cho vay có thể được thoả thuận trong 1năm hoặc nhiều năm Đây không phải thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngânhàng xem xét lại mối quan hệ với doanh nghiệp để quyết định có cho vay nữahay không

Việc cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫndoanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoándòng ngân quỹ trong thời gian tới Doanh nghiệp phải cam kết các khoản vay sẽđược trả cho người bán và mọi khoản thu từ việc bán hàng đều dùng để trảkhoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán củadoanh nghiệp

Trang 11

Cho vay luân chuyển thường được áp dụng với các doanh nghiệp thươngmại hoặc các doanh nghiệp sản xuất cho chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệthường xuyên với ngân hàng Hình thức này rất thuận tiện cho các doanhnghiệp, thủ tục đơn giản chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay, doanh nghiệpđược đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho ngươờ cung cấp

sẽ nhanh gọn Tuy nhiên, trong hình thức này nếu doanh nghiệp gặp khó khăntrong khâu tiêu thụ thì ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn do thời hạn của khoản vaykhông được quy định rõ ràng

Ngoài các hình thức kể trên, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng cóthể áp dụng những hình thức cho vay khác không trái với quy định của pháp luậtnhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và đem lại lợi ích cao nhấtcho ngân hàng

1.5 Chính sách cho vay và quy trình của NHTM

1.5.1 Chính sách cho vay của NHTM

Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thànhhướng dẫn chung cho cán bộ cho vay và các nhân viên ngân hàng, tăng cườngchuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạtđộng cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời

Đối với các doanh nghiệp, chính sách cho vay của ngân hàng cần xem xétđến các nhân tố ảnh hưởng:

- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực khác nhau;

- Khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của các doanh nghiệp trong tìnhhình nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực;

- Chính sách của Chính phủ đối đối với các ngành, lĩnh vực và với cácdoanh nghiệp, như chính sách ưu đãi, chính sách phát triển ngành, đổi mới sắpxếp lại doanh nghiệp trong ngành,…;

- Quy mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vaymượn của ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu,… ảnh hưởng đến chính sách cho

Trang 12

vay của ngân hàng Ví dụ, với nguồn tiền gửi lớn, ổn định, ngân hàng có thể giatăng các khoản cho vay trung và dài hạn.

Nội dung của chính sách cho vay của NHTM bao gồm:

- Chính sách khách hàng

Ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp theo quan hệ của doanhnghiệp với ngân hàng, như phân loại thành: khách hàng truyền thống, kháchhàng quan trọng, khách hàng khác,…Với từng nhóm khách hàng, ngân hàng cóchính sách ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp trong nhóm đó Đây là nội dung

có liên quan đến chính sách marketing của ngân hàng Đồng thời việc phânnhóm khách hàng sẽ giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc quản lý các khoảncho vay, tiết kiệm chi phí thu thập thông tin và phân tích

- Chính sách quy định quy mô và giới hạn cho vay

Ngân hàng cam kết tài trợ cho doanh nghiệp với số tiền hoặc hạn mứcnhất định Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của doanh nghiệp và phùhợp với các điều luật dựa trên các tính toán của ngân hàng về rủi ro và lợinhuận Ngoài các giới hạn do luật quy định, ngân hàng thường đưa ra quy địnhriêng về quy mô và giới hạn cho vay theo từng loại hình doanh nghiệp, từngngành nghề kinh doanh Chính sách này được quy định cho từng thời kỳ trongnăm, có tính đến quy mô và tính chất của nguồn vốn của ngân hàng

- Chính sách quy định lãi suất và phí suất cho vay

Ngân hàng có các mức lãi suất và phí suất cho vay khác nhau tuỳ theo kỳhạn, tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo đối tượng khách hàng Khi thoả thuận vớidoanh nghiệp về lái suất cho vay, ngân hàng phải tính đến rủi ro, lãi suất hoàvốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường, lãi suất trần do ngân hàng nhà nước quyđịnh, hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Bên cạnh khung lãi suất địnhtrước, ngân hàng còn quy định lãi suất thoả thuận với từng khách hàng cụ thể.Lãi suất có thể cố định trong cả kỳ hạn cho vay hoặc biến đổi linh hoạt theo tìnhhình cụ thể

Trang 13

Ngoài việc trả lãi vay, doanh nghiệp có thể phải trả cho ngân hàng mộtkhoản phí được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết (còn gọi là phísuất tín dụng), có thể là phí bảo lãnh, phí cam kết, phí quản lý,…Phí suất đượcxác định chủ yếu dựa trên rủi ro, chi phí huy động vốn, hoặc các chi phí khác.

- Chính sách quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ

Các giới hạn về thời hạn luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi

vì thời hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp Chính sách cho vay phải giải quyết mối quan hệ thờihạn của nguồn (chủ yếu do người gửi và người cho ngân hàng vay quyết định)

và thời hạn cho vay (xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp vay do đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp)

- Chính sách quy định về các khoản đảm bảo

Chính sách quy định về các khoản dảm bảo bao gồm các quy định vềtrường hợp cho vay cần đảm bảo bằng tài sản, các khoản đảm bảo cho mỗi loạihình cho vay, danh mục các khoản đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỷ lệphần trăm cho vay trên giá trị khoản đảm bảo, đánh giá và quản lý khoản đảmbảo

- Chính sách đối với các tài sản có vấn đề

Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn hoặc khóđòi, hoặc không đòi được) và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ (chứng khoán bịgiảm giá, các khoản bảo lãnh có nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ,…)

Chính sách đối với các tài sản có vấn đề bao gồm quy định về cách thứcxác định nợ xấu và các tài sản đáng ngờ khác, tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận vàmức độ xấu của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác

Chính sách tín dụng được quy định rõ ràng cho các khoản cho vay sẽgiúp ngân hàng quản lý tốt các khoản cho vay, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năngsinh lời đối với các khoản cho vay này

1.5.2 Quy trình cho vay đối với của NHTM

Trang 14

Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối vớikhách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình cho vay Quy trình này được

áp dụng chung cho các đối tượng cho vay, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của khoản vay Nộidung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến doanh nghiệp baogồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồnngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quanđến doanh nghiệp

Phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp làphỏng vấn trực tiếp (thăm quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc

và người lao động, xem xét vật thế chấp,…); mua hoặc tìm kiếm thông tin quacác trung gian; thu thập thông tin từ các báo cáo của doanh nghiệp (báo cáo tàichính, báo cáo bán hàng, báo cáo thường niên,…) qua đó đánh giá nhu cầu vốn,như cầu vay vốn, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, nhưữg rủi ro cóthể xảy ra,…

Nội dung phân tích thường có:

- Đánh giá tài sản của doanh nghiệp;

- Đánh giá các khoản nợ;

- Phân tích luồng tiền;

- Phân tích các tỉ lệ: tỉ lệ đo khả năng thanh khoản, tỉ lệ đo khả năng sinhlời, tỉ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn tự có, tỉ lệ đo rủi ro;

- Phân tích các điều kiện kinh tế hiện tại và dự đoán tương lai đối vớidoanh nghiệp

Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng cho vay

Hợp đồng cho vay là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người nhận tàitrợ (doanh nghiệp) và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kếtcấp cho doanh nghiệp một khoản tiền vay (hoặc hạn mức cho vay) trong mộtkhoảng thời gian và lãi suất nhất định Đây là văn bản mang tính pháp luật xác

Trang 15

định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng Do đó, cả ngân hàng

và doanh nghiệp khi kí hợp đồng cho vay đều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng Nộidung chính của hợp đồng cho vay thường có:

- Thông tin doanh nghiệp;

- Điều kiện và hình thức giải ngân;

- Điều kiện và hình thức thanh toán;

- Các điều kiện khác,…

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Sau khi hợp đồng cho vay đã được kí kết, ngân hàng phải có trách nhiệmcấp tiền cho doanh nghiệp như đã thoả thuận Kèm theo đó, ngân hàng kiểm soátviệc sử dụng tiền vay của doanh nghiệp, tình hình làm ăn của doanh nghiệp, …Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng cho vay đangđược đảm bảo Ngược lại, khi chất lượng khoản cho vay bị đe doạ, ngân hàngcần có biện pháp xử lý kịp thời Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn,ngừng giải ngân, nếu doanh nghiệp vi phạm hợp đồng cho vay, hoặc yêu cầudoanh nghiệp bổ sung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay,… Đây cũng là quátrình ngân hàng thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp để ra các quyết định cụthể nhằm ngăn chặn kịp thời các khoản cho vay xấu

Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới

Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi Các khoảncho vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ, đúng hạn là các khoản cho vay an toàn Một

số trường hợp khoản cho vay không được hoàn trả hoặc không được hoàn trả đủ,đúng hạn Ngân hàng cần tìm nguyên nhân và đưa ra phán quyết kịp thời

Trang 16

- Nếu doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ dây dưa, làm ănyếu kém không còn phương cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh

lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi khoản cho vay, bao gồmphong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi,…

- Nếu doanh nghiệp có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìmcách khắc phục để trả được nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thácnhư gia hạn nợ, giảm lãi, hoặc cho vay thêm

Nhìn chung, các bước trên là những bước cơ bản trong quy trình cho vaycác DNNXD của các NHTM Các ngân hàng có thể cụ thể hoá các bước của quytrình nhằm hướng dẫn chi tiết cho các cán bộ cho vay và các phòng ban có liênquan

2 Chất lượng cho vay của NHTM

2.1 Khái niệm chất lượng cho vay của NHTM

Các nhà kinh tế đưa ra khái niệm chât lượng bằng nhiều cách Tổ chức

Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá ISO định nghĩa “chất lượng” như sau: “Chất lượng

là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình

để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan"

Khái niệm “chất lượng” như trên có thể coi là một khái niệm hẹp, bởi vớikhái niệm trên, nhu cầu của khách hàng được đưa ra làm tiêu chí chủ yếu đểđánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ Trong hoạt động cho vay của ngânhàng, việc các ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng chỉ phản ánhđược một phần chất lượng cho vay Ngân hàng còn phải xem xét đến những rủi

ro của khoản cho vay, và phải đảm bảo tính an toàn cũng như tính sinh lời củacác khoản cho vay này Do đó, cần phải đưa ra một khái niệm riêng về chấtlượng cho vay của các NHTM

Khi xem xét chất lượng cho vay, cần nhìn nhận từ 3 góc độ:

- Nhìn nhận từ góc độ khách hàng

Trang 17

Chất lượng cho vay là khả năng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng vớilãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tịên, phù hợp với khả năng củakhách hàng

- Nhìn nhận từ góc độ ngân hàng

Chất lượng cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ và giới hạn cho vay phảiphù hợp với thực lực của ngân hàng, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thịtrường, đảm bảo các nguyên tắc cho vay Chất lượng cho vay phải thể hiện ở chỉtiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng, dư nợ tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảođúng quy định và hợp lý

- Nhìn nhận từ góc độ nền kinh tế quốc dân

Các khoản cho vay của ngân hàng đã đóng góp như thế nào vào sự pháttriển của nền kinh tế như mức độ phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thônghàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, giúp các doanh nghiệp và cánhân tận dụng cơ hội đầu tư, cải thiện đời sống,…

Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm về chất lượng cho vay của một NHTM:

Chất lượng cho vay của một NHTM là toàn bộ khả năng của hoạt động cho vay của ngân hàng đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại

và phát triển của ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh

tế quốc dân.

Như vậy, chất lượng cho vay của NHTM là một khái niệm vừa cụ thể vừatrừu tượng Cụ thể ở chỗ chất lượng cho vay có thể thể hiện qua các chỉ tiêu tínhtoán được như tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ đảm bảo an toàn, lợi nhuận từ khoản vay,

…và trừu tượng ở những chỉ tiêu định tính như sự hài lòng của khách hàng trong

và sau quá trình vay vốn

Chất lượng cho vay đối của NHTM là một khái niệm tổng hợp, là kết quảcủa quá trình kết hợp hoạt động giữa ngân hàng và doanh nghiệp vì mục đíchchung là an toàn và hiệu quả đối với khoản cho vay Do đó, để đạt được chấtlượng cho vay cao thì cần có sự phối hợp hoạt động của các bên tham gia quan

hệ tín dụng

Trang 18

2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của NHTM

2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

- Sự tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay

Những quy định pháp luật về hoạt động cho vay là những quy định cótính bắt buộc, cụ thể hoá toàn bộ quy trình cho vay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tiếpnhận khách hàng, đến khi thu hồi được vốn và lãi Các nhà hoạch định chínhsách đã dựa trên những đặc điểm về rủi ro tín dụng, đặc thù của nền kinh tế,tham khảo những quy định quốc tế,… để đưa ra những quy định áp dụng chocác NHTM Việt Nam như Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 (được sửa đổi,

bổ sung một số điều năm 2004), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việcBan hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng,… là cơ sởđảm bảo các khoản cho vay của các NHTM được an toàn và hiệu quả Do vậy,việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động cho vay là thước đo quantrọng trong việc đánh giá chất lượng cho vay

- Sự tuân thủ các nguyên tắc cho vay và quy trình cho vay hợp lý

Việc chấp hành tốt nguyên tắc cho vay là rất quan trọng vì sẽ giúp cho cácNHTM phòng ngừa rủi ro, là nền tảng cho một khoản cho vay tốt, là thước đođánh giá chất lượng cho vay Hoạt động cho vay của NHTM tuân thủ nhữngnguyên tắc như đã nêu trong phần 1.1.1 nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năngsinh lời Bên cạnh đó, việc ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, tức

là việc thực hiện phải logic, bài bản, sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá đúng tìnhhình của doanh nghiệp từ đó ra quyết định cho vay hợp lý, đảm bảo cho ngânhàng, hạn chế hoạt động rủi ro

- Đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp được đánh giácao khi ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp

lý của doanh nghiệp Doanh nghiệp đạt được sự hài lòng không chỉ về khoảncho vay mà họ được nhận, mà còn hài lòng về thái độ và tác phong làm việc củacán bộ cho vay, lãi suất và kỳ hạn cho vay hợp lý, thủ tục cho vay đơn giản

Trang 19

thuận tiện,…Để đạt được điều này, ngân hàng cần phải có hệ thống phân tích,đánh giá, dự báo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp một cách nnhanh chóng vàchính xác.

3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

* Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng

- Doanh số cho vay (DSCV): được tính bằng cách cộng dồn các khoảncho vay trong một kỳ kế toán Chỉ tiêu này phải ánh lượng vốn mà ngân hàng đãgiải ngân trong kỳ Theo dõi chỉ tiêu này qua các kỳ kế toán (thường là 1 năm)

để đánh giá xu hướng hoạt động cho vay của NHTM đang mở rộng hay thu hẹp

Có thể sử dụng tỉ lệ tăng trưởng DSCV để đánh giá xu hướng này Công thức:

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV năm N = DSCV năm N – DSCV năm N-1

DSCV năm N-1

- Doanh số thu nợ (DSTN): được tính bằng cộng dồn các khoản thu nợtrong một kỳ kế toán Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà ngân hàng cho vay

đã được hoàn trả trong một thời kỳ Theo dõi chỉ tiêu này và so sánh với DSCV

để đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản cho vay DNNXD trong quá khứ.DSCV lớn thì kèm theo DSTN phải cao Nếu DSTN thấp chứng tỏ khả năng thuhồi vốn và lãi thấp, tức là chất lượng tín dụng không tốt

- Dư nợ cho vay (DNCV): được tính trên số dư nợ cuối kỳ kế toán củangân hàng, chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đang giải ngân chovay tại một thời điểm cụ thể Đây là chỉ tiêu mà ngân hàng theo dõi hàng ngày

để biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp có đúng mục đích không.Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cho biết thu nhập của ngân hàng trong tương lai Nếumột ngân hàng có DNCV cuối kỳ giảm có thể do ngân hàng hàng đó không thuhút được khách hàng, không mở rộng cho vay, chứng tỏ chất lượng cho vaykhông tốt Tuy nhiên, chỉ tiêu này cần xem xét cùng với các chỉ tiêu khác, kếthợp với việc phân tích chiến lược hoạt động, cũng như điều kiện cụ thể của ngânhàng trong thời kỳ xem xét

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng cho thấy khả năng của ngân hàng trong việcđáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng, khả năng cạnh tranh, thu hút khách

Trang 20

hàng của ngân hàng nên phần nào phản ánh chất lượng cho vay Tuy nhiên, đểphản ánh rõ chất lượng cho vay của NHTM, cần xem xét thêm các chỉ tiêu sau.

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 quyđịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, “nợ quá hạn là các khoản nợ

mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn”

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ những khoản nợ quá hạn trên tổng dư nợ cuối kỳcủa ngân hàng Khi nhìn vào chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá các khoản cho vaycủa ngân hàng có mức độ rủi ro cao hay thấp Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn cuối kỳ

Dư nợ cuối kỳ

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh rõ nhất về chất lượng cho vay của NHTM Tỷ

lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ nguy cơ mất vốn của ngân hàng cao và kèm theo đó

là thu nhập của ngân hàng giảm, ngân hàng gặp khó khăn trong việc phân phốiluồng vốn và đối mặt với việc mất khả năng thanh toán Trên thực tế các ngânhàng luôn cố gắng hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn và với tỷ lệ dưới 2% được coi làchấp nhận được

* Vòng quay vốn cho vay

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Vòng quay vốn cho vay = Dư nợ bình quân kỳ kế toánDoanh số thu nợ trong kỳ

Vòng quay vốn cho vay của ngân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng đãluân chuyển vốn nhanh hay không, có tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinhdoanh và lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp hay không Với số lượngvốn nhất định nhưng tốc độ quay vòng vốn cho vay nhanh nên ngân hàng khôngnhững đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp mà còn có thêm nguồnvốn để tiếp tục cho vay doanh nghiệp khác Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cao phảnánh các khoản cho vay của ngân hàng có khả năng thu hồi cao hay không, bởivòng quay vốn cao là do doanh nghiệp thường trả nợ đúng hạn và trước hạn,đem lại thu nhập cao cho ngân hàng, phản ánh chất lượng tín dụng tốt

Trang 21

* Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay Lợi nhuận

ở đây được hiểu là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi vay của các khoản cho vayvới chi phí đầu vào tức là lãi suất huy động Lợi nhuận từ hoạt động cho vay caochứng tỏ nhiều khoản vay đã được thu hồi cả gốc và lãi, bên cạnh đó, thể hiệnkhả năng thu hút khách hàng của ngân hàng Tuy nhiên, cần xem xét tỷ trọng lợinhuận từ hoạt động cho vay một đối tượng khách hàng trên tổng lợi nhuận từhoạt động cho vay của ngân hàng để đánh giá các khoản cho vay đối với đốitượng khách hàng đó có thực sự đóng góp lớn vào thu nhập của ngân hàng haykhông

3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM

3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng

* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có phương hướngphát triển nhất quán, giúp ngân hàng khai thác tốt năng lực hiện có của đơn vị,đồng thời giúp ngân hàng thích ứng với những biến đổi trong môi trường kinhdoanh Chính vì vậy, công tác lập chiến lược kinh doanh hiện đang được cácngân hàng hết sức coi trọng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập sau khi Việt Namchính thức gia nhập WTO, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gaygắt và quyết liệt Chiến lược kinh doanh sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng chovay qua những mục tiêu về đối tượng khách hàng, lợi nhuận, … của ngân hàng

* Chính sách cho vay của ngân hàng

Trang 22

Mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ và với từng đối tượng khách hàng sẽđưa ra chính sách cho vay để đạt được mục tiêu chiến lược đã đặt ra Chính sáchcho vay ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô, tính chất của các khoản cho vay cũngnhư phương thức hoạt động của ngân hàng Chính sách cho vay đúng đắn, rõràng, hợp lý sẽ đảm bảo tính an toàn và sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ

sở phân tán rủi ro, tuân thủ luật pháp, kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của ngườigửi tiền, người vay và chính ngân hàng Sự không chặt chẽ của chính sách chovay sẽ tạo điều kiện cho một số cán bộ và nhân viên ngân hàng lợi dụng khe hở

để luồn lách, gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngân hàng

* Quy trình cho vay của ngân hàng

Quy trình cho vay rõ ràng, các bước của quy trình được các cán bộ vànhân viên ngân hàng thực hiện đầy đủ, hiệu quả, thì sẽ đảm bảo tính an toàn vàkhả năng sinh lời của các khoản cho vay DNNXD Ngay từ Bước 1: phân tíchtrước khi cấp tín dụng, nếu được thực hiện tốt, ngân hàng sẽ có nguồn thông tin

về doanh nghiệp, đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp, thì rủi ro sẽđược hạn chế Bên cạnh đó, việc kiểm soát các doanh nghiệp có sử dụng vốnvay đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của doanh nghiệp,… đượcthực hiện chặt chẽ và thường xuyên sẽ giúp ngân hàng ngăn chặn được nguy cơ

có các khoản nợ xấu

* Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng

Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng mở rộng và hiện đại, đòi hỏi trình độchuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao để có thể sử dụng các phương tiện hiệnđại, nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế, thị trường,… phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Các cán bộ, nhân viên thực hiện hoạt động chovay phải có trình độ chuyên môn cao thì mới có thể phân tích được những thôngtin của doanh nghiệp và dự đoán tình hình của doanh nghiệp trong tương lai, qua

đó đánh giá được lợi ích của ngân hàng khi thực hiện khoản cho vay Bên cạnh

đó, với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc, các cán bộ cho vay

có thể phát hiện được những vấn đề bất ổn trong khi kiểm soát khoản cho vay,

Trang 23

để đưa ra những quyết định kịp thời Ngoài ra, yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũngảnh hưởng đến chất lượng cho vay

* Sự phù hợp giữa quy mô hoạt động cho vay và năng lực của ngân hàng

Ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt động cho vay nhằm gia tăng lợinhuận Tuy nhiên, cần có sự phù hợp giữa quy mô hoạt động cho vay và nănglực của ngân hàng Quy mô hoạt động cho vay càng lớn đòi hỏi ngân hàng phải

có trình độ quản lý cao, có khả năng kiểm soát các khoản cho vay, đầu tư trangthiết bị máy móc hiện đại,… Nếu không có sự phù hợp giữa việc mở rộng hoạtđộng cho vay và năng lực của ngân hàng thì dù có tốc độ tăng trưởng cao, vẫnkhông thể đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng là tốt được

3.2 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

* Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở mức vốn tự có của doanhnghiệp tham gia và dự án sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, tài sản đảm bảolớn Đây là một nhân tố quan trọng nhằm bù đắp những rủi ro trong hoạt độngcủa DNNXD Nếu doanh nghiệp có vốn tự có quá nhỏ sẽ ít có khả năng chốngchọi với hoàn cảnh bất lợi Bên cạnh đó, nếu tỷ trọng vốn nợ/vốn tự có cao,doanh nghiệp phải chịu chi phí lãi vay lớn, có thể dẫn đến mất khả năng thanhtoán Từ góc độ ngân hàng, vốn tự có của doanh nghiệp là điều kiện để đảm bảokhả năng thu hồi nợ

* Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phương án vay vốn có khả năng thực thi cao, có khả năng tạo ra lợinhuận, ít rủi ro thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo Khi doanhnghiệp sử dụng tiền vay đúng mục đích và có hiệu quả thì mới có khả năng trảgốc và lãi vay cho ngân hàng Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sức cạnh tranh trên thị trường, trình độquản lý, nhân lực,… của doanh nghiệp

* Đạo đức, uy tín của doanh nghiệp

Trang 24

Doanh nghiệp có uy tín sẽ luôn tìm cách hoạt động kinh doanh có hiệuquả để trả nợ ngân hàng đúng hạn, không chây ỳ, lừa đảo gây tổn thất cho ngânhàng Đạo đức, uy tín của doanh nghiệp ảnh hưởng đến độ chính xác của thôngtin cung cấp cho cán bộ thẩm định của ngân hàng, là yếu tố tác động tới hoạtđộng thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng Nhân tố này ảnh hưởnglớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng.

3.3 Các nhân tố khác

Hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh

tế-xã hội Do đó, các nhân tố từ môi trường kinh tế-tế-xã hội cũng có ảnh hưởng đếnhoạt động cho vay của ngân hàng Những nhân tố thường được xem xét là:

* Môi trường kinh tế và chính sách vĩ mô

Môi trường kinh tế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay.Một nền kinh tế phát triển lành mạnh trên tất cả các lĩnh vực, các chủ thể thamgia nền kinh tế sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô các hoạt động cho vay, đồng thờicác doanh nghiệp làm ăn phát đạt sẽ có khả năng trả nợ, và tích cực trả nợ gốc

và lãi đúng hoặc trước hạn để có thể vay thêm phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, do đó, chất lượng cho vay được nâng lên Trong nền kinh tế suythoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, nhu cầu vay vốn giảm, khả năng trả nợkém, dẫn đến những khoản cho vay có vấn đề

Những biến động về chính sách vĩ mô như tỷ giá, lãi suất trên thị trườngcũng ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô, thời hạn và lãi suất cho vay ngân hàng,đồng thời tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đếnchất lượng các khoản cho vay

* Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp lýliên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nóiriêng Với một hệ thống văn bản pháp luật thiếu đồng bộ sẽ gây khó khăn chongân hàng khi ký kết, thực hiện các hợp đồng cho vay Đặc biệt nếu các quyđịnh pháp luật có sự sơ hở, tạo điều kiện để lách luật, sẽ ảnh hưởng xấu đến việc

Trang 25

quản lý các khoản cho vay của ngân hàng Sự thay đổi chủ trương, chính sáchcủa Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, ảnh hưởng đến khả năng trả nợcủa doanh nghiệp.

Tóm lại, nội dung những vấn đề lý luận về chất lượng cho vay của NHTM

đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm cho vay DNNXD, khái niệm chất lượng chovay, những chỉ tiêu phản ánh và những nhân tố tác động đến chất lượng cho vaycủa NHTM Đây sẽ là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng cho vaytại đơn vị cụ thể, qua đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chovay tại đơn vị đó

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH NHTMCP XNK EXIMBANK HÀ NỘI

1 Khái quát về Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội

Trang 26

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội

1.1.1 Giới thiệu chung về NHTMCP XNK Eximbank

NHTMCP XNK Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo

quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là

Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một

trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốnđiều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới làNHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export ImportCommercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank Đến tháng 12năm 2007 vốn điều lệ của Eximbank là 2.800.000.000.000 đồng VN

* Hệ thống chi nhánh

NHTMCP XNK Việt Nam (Eximbank) có địa bàn hoạt động rộng khắp cảnước với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 64 Chi nhánh, phòng giaodịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh,Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM Đã thiết lập quan

hệ đại lý với hơn 720 ngân hàng ở tại 65 quốc gia trên thế giới Tháng 09/2007,Eximbank đồng loạt khai trương thêm một số điểm giao dịch tại nhiều tỉnhthành như Nghệ An, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh,… nâng tổng số điểm giaodịch của Eximbank lên con số 56 Đầu năm 2008, Eximbank vừa hợp tác với 4nhà kinh doanh địa phương là Công ty Cổ phần Saigontourist, Chứng khoánRồng Việt, Công ty Xây dựng và Kiến trúc Nhà Vui và tập đoàn Savimex đểthành lập CTCP Bất động sản Eximland

Bảng 2.1: Hệ thống chi nhánh của Eximbank Hội Sở - Hồ Chí Minh

1 Sở Giao Dịch - 10 Chi Nhánh - 16 PGD

Hà Nội

6 Chi Nhánh - 8 Phòng giao dịch

Trang 27

2 Chi Nhánh - 5 Phòng giao dịch 1 Chi Nhánh - 2 Phòng giao dịch

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấuchi, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay theo hạn mức cho vay bằng VND,ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản;

- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi(Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option);

- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hànghóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chiphí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O,Cheque;

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ EximbankMasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card Chấp nhận thanhtoán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB, thanh toán qua mạng bằng Thẻ;

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thuđổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước;

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanhtoán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước );

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học;

- Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ;

Trang 28

- Dịch vụ đa dạng về Địa ốc, Home-Banking, Telephone-Banking;

- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợpThomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùngvới những dịch vụ và tiện ích ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng

* Các thành tựu đạt được

- Năm 1991 và năm 1992 được Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính

tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của ThụyĐiển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu;

- Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình

viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân ngân hàng cũng nhận được mộtphần viện trợ từ chương trình này;

-Năm 1993, tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân

Hàng Nhà Nước Việt Nam;

- Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liênngân hàng toàn cầu) từ năm 1995;

- Năm 1995, Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài

trợ phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP) ;

- Được Ngân Hàng Nhà Nước chọn là ngân hàng đầu mối tham giachương trình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ ThươngMại Việt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp nước cộng hòaIndonesia;

- Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệthống giao dịch Reuters;

- Được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự ánhiện đại hoá ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân Hàng Nhà NướcViệt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới;

- Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master CardInternational và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức(principal member);

Trang 29

- Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng

giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”;

- Tháng 11/2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn

hệ thống;

- Tháng 3/2005, kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa

Vietcombank – Eximbank;

- Tháng 6/2005, là ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối

ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằngkhen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu tráiphiếu chính phủ tại NHNN;

- Tháng 9/2005, nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho

sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ côngnghiệp Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùngbáo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức;

- Tháng 11/2005, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát

hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit;

- Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng

Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc

tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanhtoán viễn thông liên ngân hàng);

- Tháng 01/2006, đã vinh dự nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong

cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) doMạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợptác tổ chức;

- Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt

Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn Quy trìnhđánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúctiến Thương Mại tổ chức;

Trang 30

- Năm 2007, Eximbank được trao tặng: Danh hiệu Ngân hàng đạt chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc 2006 do HSBC trao tặng; Giải thưởng

“Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt

nam bình chọn Quy trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Namphối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức;

- Năm 2008, Eximbank được trao tặng Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn Quy

trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cụcxúc tiến Thương Mại tổ chức

1.1.2 Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội

Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội được thành lập năm 1990,

có trụ sở đặt tại địa chỉ Số 19, Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, là

1 đơn vị trong số 6 chi nhánh và 8 phòng giao dịch thực hiện các lĩnh vực hoạtđộng của NHTMCP Eximbank trên địa bàn Hà Nội

Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội được thành lập nhằm phục

vụ hoạt động kinh doanh, đối ngoại, thanh toán quốc tế, cho vay, nhận tiền gửi,

và các dịch vụ tài chính khác trên địa bàn Hà Nội

Với Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên có độ tuổi trungbình khá trẻ, năng động và nhiệt tình, chi nhánh Eximbank Hà Nội có thể coi làđơn vị hoạt động tốt nhất so với các chi nhánh phía Bắc của Eximbank

Các hoạt động cơ bản của Chi nhánh:

* Hoạt động huy động vốn

- Huy động tiền gửi tiết kiệm

Eximbank Chi nhánh Hà Nội nhận tiền gửi tiết kiệm của các khách hàng

cá nhân bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng với các kỳ hạn, phương thức trảlãi đa dạng

- Cung cấp tài khoản tiền gửi thanh toán

Trang 31

Chi nhánh cung cấp tài khoản tiền gửi thanh toán, dịch vụ thẻ ATM, thanhtoán tiền hàng hóa dịch vụ, phát hành Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu,… chocác khách hàng cá nhân

* Hoạt động sử dụng vốn

- Cho vay

Cho vay cá nhân: Eximbank chi nhánh Hà Nội đáp ứng nhu cầu vay vốncủa các hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, đầutư,… với nhiều hình thức cho vay như cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ cógiá, chứng khoán, cung cấp nghiệp vụ thấu chi tài khoản,…

Cho vay doanh nghiệp: Với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp,Chi nhánh Eximbank Hà Nội cung cấp các khoản cho vay theo hạn mức chovay, cho vay theo từng phương án kinh doanh, cho vay theo dự án đầu tư,…Khách hàng chủ yếu của Eximbank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với sảnphẩm truyền thống và là thế mạnh của Chi nhánh là cho vay tài trợ xuất nhậpkhẩu, bao thanh toán

- Đầu tư: Eximbank Hà Nội thực hiện đầu tư các công cụ tài chính trên thịtrường chứng khoán

* Các hoạt động khác

- Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng

Chi nhánh Eximbank Hà Nội thực hiện các nghiệp vụ giao dịch hối đoáiphục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền ra nướcngoài,… và nghiệp vụ kinh doanh vàng cho đối tượng khách hàng cá nhân

Ngoài ra, Chi nhánh còn cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho các doanhnghiệp mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ… qua hệ thống Swift với 594 ngân hàng lớn tại 58 quốc gia trênthế giới

- Quan hệ đối ngoại

Trong quan hệ đối ngoại, Chi nhánh Eximbank Hà Nội hoạt động dựa trênmối quan hệ giữa Eximbank với hơn 700 ngân hàng tại nhiều quốc gia, vùng

Ngày đăng: 02/04/2013, 15:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. ThS Đỗ Quan Hải (2001), “Cần quy định chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng, Số 05/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần quy định chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
Tác giả: ThS Đỗ Quan Hải
Năm: 2001
13. Đặng Ngọc Ba (2004), “Khách hàng và chiến lược khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng, Số 10/2004 14. www.eximbank.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khách hàng và chiến lược khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác giả: Đặng Ngọc Ba
Năm: 2004
1. Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, Báo cáo thường niên năm 2005, Hà Nội Khác
2. Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, Báo cáo thường niên năm 2006, Hà Nội Khác
3. Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, Báo cáo thường niên năm 2007, Hà Nội Khác
4. Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, Báo cáo cho vay năm 2005, Hà Nội Khác
5. Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, Báo cáo cho vay năm 2006, Hà Nội Khác
6. Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, Báo cáo cho vay năm 2007, Hà NộiB- CÁC SÁCH, GIÁO TRÌNH Khác
7. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (Chủ biên) (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội Khác
8. PGS. TS Lê Văn Tề (Chủ biên) (2004), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội Khác
9. PGS. TS Lưu Thị Hương (Chủ biên) (2004), Giáo trình Thẩm định Tài chính dự án, NXB Tài Chính, Hà Nội Khác
10. TS Nguyễn Kim Định (2005), Giáo trình Quản trị chất lượng, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, TP HCM Khác
11. PGS. TS Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận Chính trị, Hà NộiC – BÁO, TẠP CHÍ, WEBSITE Khác
20. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 - được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004 Khác
21. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Hệ thống chi nhánh của Eximbank Hội Sở - Hồ Chí Minh  - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.1 Hệ thống chi nhánh của Eximbank Hội Sở - Hồ Chí Minh (Trang 27)
Bảng 2.1: Hệ thống chi nhánh của Eximbank - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.1 Hệ thống chi nhánh của Eximbank (Trang 27)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHTMCP NXK Eximbank Hà Nội (2005-2007) - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHTMCP NXK Eximbank Hà Nội (2005-2007) (Trang 33)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh  NHTMCP NXK Eximbank Hà Nội (2005-2007) - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHTMCP NXK Eximbank Hà Nội (2005-2007) (Trang 33)
Bảng 2.3: Báo cáo hoạt động cho vay của Chi nhánh NHTMCP NXK Eximbank (2005-2007) - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.3 Báo cáo hoạt động cho vay của Chi nhánh NHTMCP NXK Eximbank (2005-2007) (Trang 34)
2. Thực trạng chất lượng cho vay DNNXD tại Chi nhánh NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
2. Thực trạng chất lượng cho vay DNNXD tại Chi nhánh NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội (Trang 36)
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh (Trang 36)
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh (Trang 36)
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng trong hoạt động cho vay DNNXD (2005-2007) - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng trong hoạt động cho vay DNNXD (2005-2007) (Trang 38)
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng trong hoạt động cho vay  DNNXD (2005-2007) - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng trong hoạt động cho vay DNNXD (2005-2007) (Trang 38)
Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNXD - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNXD (Trang 41)
Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNXD - Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp Ngành Xây dựng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank Hà Nội
Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNXD (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w