Khái quát về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cty cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng (Trang 40 - 43)

c, Năng lực tài chính

2.2.1.Khái quát về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam

Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh, nhưng nền kinh tế Việt nam vẫn tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được duy trì, trong giai đợn 2004 - 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,5%, chỉ số giá tăng 7%.

Nền kinh tế Việt nam đã hoà nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới . Năm 2006 đã để lại cột mốc cho người Việt nam cũng như thế giới. Chứng kiến nhiều thành công của Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế như: Việt nam đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC với sự đánh giá cao của 21 nền kinh tế thành viên tiếp đó là sự kiện Việt nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hoa kỳ thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội, thách thức lớn cho nền kinh tế Việt nam và là nền tảng để thực hiện hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010.

Tuy nhiên kinh tế Việt nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn: đó là tính cạnh tranh yếu , nguồn tài chính chưa mạnh và nhân lực chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển, nhập siêu cao, thị trường chứng khoán , thị

trường bất động sản còn non trẻ và phát triển chưa ổn định. Nhất là sáu tháng đầu năm 2008 nền kinh tế Việt nam có nhiều dấu hiệu bất ổn, tăng trưởng kinh tế chậm lại , lạm phát tăng cao, nhập siêu, nền tài chính tiền tệ biến động theo xu thế không tốt tác động xấu đến nền sản xuất hàng hoá. Măc dù trong phiên họp thường kỳ tháng 6 và tổng kết 6 tháng đầu năm 2008 của chính phủ đã đánh giá nền kinh tế nước ta hiện nay là:

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2008 có nhiều điểm sáng: GDP tăng 6,5%, tốc độ tăng giá, nhập siêu được kìm hãm, nhịp độ sản xuất, thu hút FDI tăng mạnh. Đây là bước tạo đà cho tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2008 đạt kết quả khả quan.

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2008

▲ GDP 6 tháng đầu năm tăng: 6,5%; ▲ Sản xuất công nghiệp tăng 16,5%;

▲ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,5%;

▲ Xuất khẩu tăng 34,5%, bước đầu thu hẹp nhập siêu;

▲ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 30%; ▲ Lạm phát 6 tháng đàu năm 2008: 18,44%.

▼ Lạm phát tháng 6 giảm mạnh, thấp nhất trong 6 tháng qua.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2008, GDP 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6,5%, sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp tuy có khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển, tăng về mặt giá trị; du lịch dịch vụ diễn ra sôi động; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao cả số vốn thực hiện và số vốn đăng ký mới... Lạm phát tháng 6 đã giảm mạnh

Tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,14%, là mức thấp nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 tháng đầu năm chỉ số giá tăng 18,44%. Yếu tố làm chỉ số giá tăng thấp có nguyên nhân quan trọng là giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 chỉ tăng 3,29%, đây là nhóm hàng quyết định tới khoảng 80% mức tăng chỉ số giá.

Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% kế hoạch, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 31,7% GDP, bảo đảm nhu cầu chi, nhất là bảo đảm cấp đủ kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đầu tư toàn xã hội so với GDP tăng 42%.

Kim ngạch xuất khẩu đạt cao, bước đầu thu hẹp nhập siêu

Theo thông tin mới nhất của Bộ Công Thương tại phiên họp, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 khoảng 6,12 tỷ USD, vượt qua kỷ lục 5,15 tỷ USD của tháng 5 trước đó và cao nhất trong 6 tháng qua (T1: 3,3 tỷ; T2: 3,8 tỷ; T3: 4,7 tỷ; T4: 5,1 tỷ; T5: 5,15 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng hơn 34,5% so với cùng kỳ, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ở mức 6,8 tỷ USD, giảm 11,3% so với tháng 5/2008.

Đến hết tháng 6/2008, đã có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (tăng 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm 2007 là điện tử, máy tính và gạo), trong đó có 2 mặt hàng đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD là dầu thô (5,6 tỷ USD), hàng dệt may (4 tỷ USD), giầy dép (2,3 tỷ USD), thủy sản (1,9 tỷ USD), gạo (1,5 tỷ USD)...Một số mặt hàng xuất khẩu mới có nhiều tiềm năng liên tục đạt mức tăng trưởng cao như sản phẩm nhựa, đá quý và kim loại, hạt điều...

Kim ngạch nhập siêu có xu hướng giảm, quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù 6 tháng đầu năm sản xuất nông nghiệp có nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 4,5% so với cùng kỳ 2007; riêng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp tăng 2,39% so với cùng kỳ. Sự gia tăng này là do sản lượng lúa vụ Đông Xuân ở miền Bắc, vụ Hè Thu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều được mùa lớn. Sản lượng lúa vụ Đông Xuân đạt trên 18 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với vụ Đông Xuân trước, góp phần đảm bảo ổn định thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng cao: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao cả về số vốn thực hiện và vốn đăng ký mới; thể hiện môi trường đầu tư tiếp tục hấp dẫn, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào

tương lai trung và dài hạn của Việt Nam, xem Việt Nam là điểm đến an toàn trong đầu tư, kinh doanh.

Sau 6 tháng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 31,6 tỷ USD, tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn cấp mới đạt 30,94 tỷ USD, cao hơn 1,5 lần mức thu hút của cả năm 2007 và tăng gần 4 lần so với mức cùng kỳ năm trước. Vốn FDI đăng ký mới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Mức giải ngân đạt 4,9 tỷ USD, tăng 37,6%.

Những kết quả bước đầu của tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008, cho thấy các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững đã bước đầu phát huy tác dụng, khẳng định hướng đi đúng và sẽ tạo đà phát triển tiếp cho những tháng còn lại của năm 2008 và những năm tiếp theo.

Một trong các vấn đề kinh tế vĩ mô nóng và nổi bật nhất trong những tháng vừa qua là tình hình lạm phát gia tăng, khiến các nhà hoạch định chính sách tốn khá nhiều thời gian để thảo luận nhằm tìm ra chiến lược ứng phó thích hợp nhất. Tỷ lệ lạm phát của 6 tháng đầu năm 2008 đã ở mức 18,44%. Tín dụng ngân hàng thu hẹp, lãi suất Ngân hàng tăng cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy TTCK đang dần được điều chỉnh nhờ một loạt các biện pháp chính sách nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều. Chính phủ đã chọn cách không để đồng tiền Việt Nam tăng giá nhiều nhằm tránh làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế. Quyết định này còn thể hiện mối lo ngại về khả năng không cân đối được các luồng tiền trong bảng cân đối tài sản tổng hợp của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng và sự hạn chế về các công cụ tài chính đế tự bảo vệ trước rủi ro do tỷ giá gây ra.

Tình hình kinh tế đất nước đã ảnh hưởng nhiều mặt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cty cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng (Trang 40 - 43)