MỤC LỤC
Phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp là phỏng vấn trực tiếp (thăm quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, xem xét vật thế chấp,…); mua hoặc tìm kiếm thông tin qua các trung gian; thu thập thông tin từ các báo cáo của doanh nghiệp (báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, báo cáo thường niên,…) qua đó đánh giá nhu cầu vốn, như cầu vay vốn, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, nhưữg rủi ro có thể xảy ra,…. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu doanh nghiệp vi phạm hợp đồng cho vay, hoặc yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay,… Đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp để ra các quyết định cụ thể nhằm ngăn chặn kịp thời các khoản cho vay xấu.
- Nếu doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ dây dưa, làm ăn yếu kém không còn phương cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi khoản cho vay, bao gồm phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi,…. Các khoản cho vay của ngân hàng đã đóng góp như thế nào vào sự phát triển của nền kinh tế như mức độ phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, giúp các doanh nghiệp và cá nhân tận dụng cơ hội đầu tư, cải thiện đời sống,….
Tuy nhiên, cần xem xét tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay một đối tượng khách hàng trên tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của ngân hàng để đánh giá các khoản cho vay đối với đối tượng khách hàng đó có thực sự đóng góp lớn vào thu nhập của ngân hàng hay không. Tuy nhiên, cần xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay để có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng cho vay, từ đó mới đưa ra được những biện pháp khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở mức vốn tự có của doanh nghiệp tham gia và dự án sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo lớn. Đạo đức, uy tín của doanh nghiệp ảnh hưởng đến độ chính xác của thông tin cung cấp cho cán bộ thẩm định của ngân hàng, là yếu tố tác động tới hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng.
Sự thay đổi chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tóm lại, nội dung những vấn đề lý luận về chất lượng cho vay của NHTM đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm cho vay DNNXD, khái niệm chất lượng cho vay, những chỉ tiêu phản ánh và những nhân tố tác động đến chất lượng cho vay của NHTM.
Trong quan hệ đối ngoại, Chi nhánh Eximbank Hà Nội hoạt động dựa trên mối quan hệ giữa Eximbank với hơn 700 ngân hàng tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; duy trì mạng lưới tài khoản Nostro tại các Ngân hàng đại lý có tầm vóc lớn, chất lượng dịch vụ thanh toán hàng đầu thế giới, tạo điều kiện để hệ thống Eximbank nói chung và Chi nhánh Eximbank Hà Nội nói riêng thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu của Chi nhánh Eximbank Hà Nội là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên nhiều lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng,… Phương thức và quy trình cho vay được Chi nhánh Eximbank Hà Nội cụ thể hoá tới từng đối tượng khách hàng để quản lý hiệu quả hơn.
Hoạt động cho vay nói chung và cho vay DNNXD của Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội luôn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay như Luật các Tổ chức tín dụng 1997 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN,… Chưa có tình trạng vi phạm pháp luật về hoạt động cho vay xảy ra tại Chi nhánh. Tại Chi nhánh, quy trình cho vay được xây dựng cụ thể căn cứ theo các quy định pháp luật về hoạt động cho vay, nội quy của ngân hàng và nội quy của Phũng Tớn dụng cũng quy định rừ những quyền hạn, và trỏch nhiệm của cỏn bộ, nhân viên trong từng bộ phận để thuận lợi cho việc quản lý, giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc cho vay và quy trình cho vay của ngân hàng.
Đối tượng doanh nghiệp ngành xây dựng là khách hàng mới được chú trọng trong 2 năm 2006-2007, chủ yếu khách hàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng thông qua 2 cách: quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ cho vay của Chi nhánh hoặc với những đối tác khách hàng của Chi nhánh, và chủ động tìm đến Chi nhánh đề nghị vay vốn. Tuy nhiên, điều này cho thấy xu hướng “độc canh tín dụng” có thể xảy ra, khi Chi nhánh tận dụng thời điểm thị trường bất động sản và ngành xây dựng đang tăng trưởng cao và làm ăn thuận lợi, nhu cầu vay vốn tăng cao để mở rộng cho vay DNNXD mà ít chú trọng tới những nhóm khách hàng cũ như doanh nghiệp ngành nông, lâm, thuỷ hải sản, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,….
Chi nhánh đã có sự chủ động trong việc mở rộng quan hệ với đối tượng khách hàng là các DNNXD, quan tâm đến nhu cầu vay vốn và coi các doanh nghiệp trong ngành này là một trong những đối tượng khách hàng mục tiêu để mở rộng hoạt động cho vay của Chi nhánh. Chi nhánh đã đạt được những kết quả trên nhờ việc xác định hướng đi mới trong chiến lược kinh doanh là ngày càng quan tâm đến nhu cầu vay vốn của DNNXD, chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng khách hàng và với sự biến động của thị trường, đồng thời nâng cao trình độ cán bộ cho vay để tạo uy tín đối với khách hàng, kiểm soát chặt chẽ khoản cho vay để ngăn ngừa rủi ro.
- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh không cao so với quy định, song với các khoản cho vay DNNXD, ngân hàng duy trì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng dần và chiếm 42% tổng dư nợ cho vay DNNXD thì nguy cơ rủi ro vẫn cao, nhất là khi các DNNXD gặp khó khăn do tình trạng giá cả leo thang, chính sách kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ đối với thị trường bất động sản,…. Bên cạnh đó, ngành xây dựng có đặc thù riêng là chịu rủi ro lớn, đặc biệt ra rủi ro khi thay đổi chính sách vĩ mô, rủi ro do lạm phát,… nên Chi nhánh chưa thể mở rộng cho vay một cách tràn lan cho đối tượng doanh nghiệp trong ngành này, mà cần có lộ trình mở rộng dần dần để vừa tạo quan hệ, vừa nâng cao trình độ của cán bộ cho vay trong việc quản lý các khoản cho vay DNNXD.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, từ đó phát hiện, xử lý, sửa chữa kịp thời những sai sót, nhằm nâng cao ý thức chấp hành các thể lệ, chế độ quy định, cán bộ nhân cho vay làm việc có nề nếp, tác phong chuyên nghiệp, và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Trên cơ sở những định hướng trên và tình hình thực tế tại Chi nhánh NHTMCP XNK Eximbank Hà Nội, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với đối tượng là các DNNXD tại Chi nhánh.
Trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại Quốc tế WTO, đồng nghĩa với việc phải từng bước mở cửa hội nhập, thì các DNNXD mà đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay của các NHTM để tài trợ cho dự án sản xuất kinh doanh. Ví dụ, với khách hàng lâu dài, Chi nhánh có thể đưa ra ưu đãi về lãi suất, hoặc có thể triển khai các sản phẩm thuận lợi hơn cho doanh nghiệp như cho vay theo hạn mức, thấu chi,… Đồng thời, thông qua đối tượng khách hàng lâu dài, ngân hàng có thể khai thác thêm khách hàng mới qua quan hệ của các doanh nghiệp cùng ngành, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả thì những doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với các doanh nghiệp này cũng có thể là doanh nghiệp kinh doanh ổn định.
Khi đưa ra các hình thức cho vay khác nhau, các cán bộ cho vay cần tư vấn, giải thích và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các hình thức cho vay này, đây là một phần của khâu marketing, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, làm tiền đề phát triển các dịch vụ tư vấn tài chính mà hiện nay các ngân hàng còn bỏ ngỏ. - Cử cán bộ có kiến thức, nghiệp vụ ngân hàng và có kiến thức ngành xây dựng đến địa bàn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để trực tiếp điều tra, kết hợp với bạn hàng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, lĩnh vực, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương,…Từ đó đưa ra những đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp, uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Chi nhánh cần xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo hướng xây dựng thang điểm để chấm điểm doanh nghiệp, xếp loại rủi ro tín dụng để đưa ra những quyết định cho vay phù hợp và kịp thời ngăn ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giải quyết các khoản nợ tồn đọng bằng quỹ dự phòng rủi ro, tăng cường hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo, tích cự thu hồi nợ của các doanh nghiệp, kết hợp với hoạt động của các công ty quản lý nợ để xử lý các khoản nợ này.
Nhìn chung, những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNXD nêu trên có tính chất chung, đòi hỏi Chi nhánh thực hiện trong thời gian lâu dài, có lộ trình cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về hoạt động của các DNNXD và các quy định liên quan đến hoạt động cho vay của các NHTM đối với DNNXD;. Để thực hiện những giải pháp và kiến nghị trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi nhánh với hệ thống NHTMCP XNK Eximbank, với Chính phủ, các Bộ, cơ quan, ban, ngành có liên quan và trên tinh thần hợp tác, tuân thủ pháp luật của các DNNXD.