MÔN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚCGiảng viên: TS Nguyễn Huy HoàngCâu hỏi kiểm tra điều kiện:1. Nêu quy trình cấp phát thanh toán vốn xây lắp, cấp phát vốn mua sắm thiết bị? Cần phải chú ý những điểm gì khi cấp phát vốn đầu tư XDCB2. Trình bày quy trình quyết toán trong các tổ chức công? Vai trò, chức năng và thẩm quyền của các cơ quan tài chính, kho bạc trong tổ chức việc quyết toán.CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC (TỔ CHỨC CÔNG)
Trang 1MÔN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
Giảng viên: TS Nguyễn Huy Hoàng Câu hỏi kiểm tra điều kiện:
1 Nêu quy trình cấp phát thanh toán vốn xây lắp, cấp phát vốn mua sắm thiết bị?Cần phải chú ý những điểm gì khi cấp phát vốn đầu tư XDCB
2 Trình bày quy trình quyết toán trong các tổ chức công? Vai trò, chức năng vàthẩm quyền của các cơ quan tài chính, kho bạc trong tổ chức việc quyết toán
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC (TỔ CHỨC CÔNG) 1.1 Khái quát về tổ chức công
1.1.1 Khái niệm:
Tổ chức công là những đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hànhquyết định thành lập nhằm quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó hoặc thực hiện mộtnhiệm vụ chuyên môn nhất định
Tổ chức công là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập hoạtđộng vì mục tiêu công, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng trên cơ sở các quy định củapháp luật
Tổ chức công có một số đặc điểm sau:
- Là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường,các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hoá cungứng cho mọi thành phần trong xã hội Mà các hoạt động sự gnhiệp này lại do các tổ chứccông được nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp cho thị trường Nhà nước vai trò là bộ máyquản lý nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấpnhững sản phẩm, dịch vụ cho thị truờng trước hêt nhằm thực hiện vai trò của Nhà nướctrong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng Do đó việccung ứng các hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạtđộng sản xuất kinh doanh
- Các tổ chức công được thành lập và hoạt động trên cơ sở của pháp luật Với các
tổ chức công thì đây là các cơ quan thực hiện các công việc trên cơ sở chấp hành cácnhiệm vụ pháp luật, chỉ đạo thực hiện các chủ trương kế hoạch của nhà nước Đối với các
cơ quan này trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của nhà nước, chịu sựlãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó
- Nguồn vốn để hoạt động đối với các tổ chức công do nhà nước cấp Sự tồn tại vàphát triển của Nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo để duy trì sự hoạtđộng bình thường của các cơ quan đơn vị trong tổ chức công Các đơn vị này có nhiệm
vụ phục vụ lợi ích công, không đòi hỏi người đuợc phục vụ trả thù lao Do đó, NSNNphải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các dơn vị này Hiện nay, trong hoạt độngquản lý nhà nước, có được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thukhác nhằm bổ sung nguồn kinh phí nhưng hiện nay chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp kinhphí
1.1.2 Phân loại tổ chức công
Có nhiều cách phân loại nhưng tựu chung lại có 2 loại cơ bản là:
- Các tổ chức hành chính bao gồm: Các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộcChính Phủ; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Toà án nhân dân các cấp;Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; Văn phòng hội đồng nhân dân, Văn phòng uỷ ban nhân
Trang 2dân, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW; Vănphòng hội đồng nhân dân, Văn phòng uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộcUBND các quận huyện, thành phố thị xã thuộc tỉnh thành phố thuộc TW.
- Các tổ chức sự nghiệp bao gồm các đơn vị sự nghiệp có vai trò quan trọng trongviệc cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao,khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sựnghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính gồm 3loại: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên(gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động); Đơn vị có nguồn thu sựnghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngânsách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) vàĐơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạtđộng thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộkinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộchi phí hoạt động)
1.1.3 Phân loại tổ chức công theo cấp dự toán:
Các tổ chức công trong cùng một ngành theo một hệ thống dọc được thống nhất tổchức thành các đơn vị dự toán các cấp: Đơn vị dự toán cấp I (Là đơn vị nhận trực tiếpngân sách năm do cấp chính quyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toánngân sách năm xuống cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấpmình và cấp dưới trực thuộc); Đơn vị dự toán cấp II (Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toáncấp I, có nhiệm vụ nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toáncho đơn vị dự toán cấp III, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phí của cấpmình và đơn vị dự toán cấp dưới); Đơn vị dự toán cấp III (Là đơn vị dự toán trực tiếp sửdụng kinh phí từ đơn vị cấp II hoặc đơn vị dự toán cấp I nếu không có cấp II, có tráchnhiệm tổ chức thực hiện quản lý kinh phí của đơn vị mính và đơn vị dự toán cấp dưới);Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III (Là đơn vị được nhận kinh phí để thực hiện phầncông việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện việc quản lý kinh phí theo sự hướng dẫn củađơn vị dự toán cấp III)
Các tổ chức này hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, dựa trênnguồn kinh phí do NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần và các nguồn khác dựa nguyên tắckhông bồi hoàn trực tiếp Tổ chức công với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phức tạp
và hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận
Các tổ chức công phải thực hiện việc lập dự toán thu chi hàng quý, hàng năm căn
cứ trên các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và dựa trên quy chế chitiêu nội bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với một số khoản chi thườngxuyên)
Trong quá trình hoạt động của mình, các tổ chức công phải tuyệt đối tôn trọng dựtoán năm đã được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì phải được cơ quan
có thẩm quyền cho phép nhưng không làm thay đổi tổng mức dự toán do cấp có thẩmquyền phê duyệt Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo đúng chế độ địnhmức và tiêu chuẩn nhằm mục đích cho các tổ chức công hoạt đông liên tục cũng là mộtnguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính của tổ chức công
1.3 Khái quát về quản lý tài chính trong các tổ chức công
1.3.1 Khái niệm
“Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công
cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạtđộng và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định Quản lý được sử dụng khi nói
Trang 3tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việclập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nócòn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức.
Tài chính được thể hiện là sự vận động của các dòng vốn gắn với sự tạo lập và sửdụng những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội trong đó phản ánh các mốiquan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể
Quản lý tài chính trong các tổ chức công là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong tổ chức công để đạt những mục tiêu đã định.
Chủ thể quản lý tài chính trong các tổ chức công ở đây chính là bộ máy quản lý tàichính cụ thể là những con người có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đếnhoạt động quản lý tài chính Trách nhiệm quản lý tài chính trong các tổ chức công trướchết thuộc về trách nhiệm của thủ trưởng và Ban lãnh đạo tổ chức công Vì quản lý tàichính là một nội dung quản lý chuyên ngành nên Phòng tài chính kế toán của các tổ chứccông và cá nhân Trưởng Phòng Tài chính kế toán cũng thuộc nhóm chủ thể trực tiếp quản
lý hoạt động tài chính trong các tổ chức công Bên cạnh đó trưởng các bộ phận Phòngban trực thuộc tổ chức công cũng như mỗi cá nhân trong tổ chức cũng có những đónggóp quan trọng tạo nên việc quản lý có hiệu quả tài chính trong tổ chức mình
Đối tượng quản lý của Quản lý tài chính trong các tổ chức công đó chính là hoạtđộng tài chính của những tổ chức này Đó là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối gắnliền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong mỗi tổ chức công Cụ thể làviệc quản lý các nguồn tài chính cũng như những khoản chi đầu tư hoặc các khoản chithường xuyên của tổ chức công
Quá trình quản lý tài chính trong các tổ chức công có thể được sử dụng nhiềuphương pháp như: Phương pháp hành chính, phương pháp tổ chức, phương pháp kinh tếcũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau: công cu pháp luật, các dòn bẩy kinh tế, kiểmtra giám sát Trong đó với quản lý tài chính, công cụ pháp luật được coi là một loại công
cụ quản lý có vai trò quan trọng đặc biệt Công cụ pháp luật được thể hiện dưới dạng: cácchính sách cơ chế quản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính kế toán, các văn bảnpháp luật quy đinh về các định mức tiêu chuẩn về tài chính
Cho dù sử dụng nhiều phương pháp hay nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưngmục đích hướng đến của quản lý tài chính trong các tổ chức công cũng là tính hiệu quảtrong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định của mỗi tổ chức
1.3.2 Đặc điểm
Quản lý tài chính trong các tổ chức công là một trong những nội dung quan trọngcủa quản lý tài chính công Do vậy đặc điểm của quản lý tài chính trong tổ chức công vừamang những nét cơ bản của quản lý tài chính công đồng thời lại gắn với đặc điểm vàmục đích hoạt động của mỗi tổ chức công Nhìn chung, quản lý tài chính công có nhữngđặc điểm liên quan đến chủ thể quản lý tài chính, nguồn lực tài chính và việc sử dụngnguồn lực tài chính trong tổ chức công
Tổ chức công ở đây là những đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền banhành quyết định thành lập nhằm quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó hoặc thực hiệnmột nhiệm vụ chuyên môn nhất định Ở đây tổ chức công chủ yếu đề cập đến cơ quanhành chính nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp Nhà nước Vậy chủ thể trực tiếp quản lý tàichính tổ chức công có thể là các cơ quan hành chính hoặc đơn vị sự nghiệp Cơ quanhành chính Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính công cho xã hội cònđơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và những dịch vụnhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành trong xã hội Với các chức năng và
Trang 4nhiệm vụ như vậy nên những hoạt động tổ chức công này hoàn toàn mang tính chất phục
vụ nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước và hoạt động của các tổ chức này đặcbiệt là hoạt động tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận Do những điểm riêng nênhoạt động quản lý tài chính trong tổ chức công được áp dụng theo chế độ quản lý tàichính đặc thù
Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của tổ chức công được lấy từ nhiềunguồn khác nhau với những hình thức và phương pháp khác nhau Tuy nhiên nguồn lựctài chính chủ yếu phục vụ cho hoạt động và duy trì sự tồn tại của bộ máy tổ chức là từNgân sách Nhà nước Việc tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính trong các tổ chức côngcăn cứ trên chế độ quy định pháp lý có liên quan hiện hành
Việc sử dụng nguồn lực tài chính trong các tổ chức công gắn liền với việc thựchiện các chức năng và nhiệm vụ được Nhà nước giao cho mỗi tổ chức công Nên việcđánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính bên cạnh việc đánh giá về mặt kinh tế cònxem xét đánh giá về mặt xã hội và việc đạt được những mục tiêu đã định trong sự pháttriển xã hội
1.3.3 Phạm vi quản lý tài chính của tổ chức công
a Nguồn lực tài chính trong tổ chức công
Các nguồn lực tài chính trong tổ chức công chủ yếu bao gồm 3 nguồn: Nguồn thu
từ ngân sách nhà nước, nguồn tự thu của tổ chức công và nguồn khác theo quy định
Nguồn thu Từ Ngân sách trong mỗi tổ chức công là nguồn kinh phí được cấp từ
ngân sách (Ngân sách Trung ương hoặc Ngân sách địa phương) cho tổ chức công nhằmđảm bảo cho tổ chức đó hoạt động để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được cơ quanquản lý cấp trên giao Các khoản thu do Ngân sách nhà nước cấp hàng năm được sử dụngtoàn bộ để đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi không thường xuyên của đơn
vị Các khoản thu từ ngân sách dựa trên cơ sở biên chế, kể cả biên chế dự bị (nếu có) vàđịnh mức phân bổ NSNN hàng năm tính trên biên chế và các khoản chi hoạt động nghiệp
vụ đặc thù theo chế độ quy định
Nguồn thu từ ngân sách của các tổ chức công còn có các khoản kinh phí từ ngânsách cấp cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chương trình đào tạobồi dưỡng cán bộ, viên chức; các chương trình mục tiếu quốc gia; các nhiệm vụ do cơquan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyềngiao; chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định; cho việc đầu tưxây dựng cơ bản; việc mua sắm tài sản, các trang thiết bị; việc sửa chữa lớn các tải sản cốđịnh phục vụ cho hoạt động sự nghiệp và những khoản vốn đối ứng thực hiện dự án cónguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao
Nguồn tự thu của tổ chức công: là những khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà
nước, những khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ được để lạiđơn vị
Trong các khoản tự thu trên của đơn vị, khoản thu từ phí và lệ phí chiếm tỷ lệ lớn
Khoản thu phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng thuần tuý theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó.
Khoản thu lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ cho công việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hệ thống phí hiện hành ở Việt Nam được phân loại theo tính chất công việcgắn với lĩnh vực, nhóm ngành có những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật tương tự nhau
Trang 5để tránh trùng lặp và gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác quản lý
và kiểm soát đối với từng loại phí
Theo lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, phí gồm nhiều loại khác nhau Phíphát sinh từ các lĩnh vực hoạt động kinh tế như phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phíthẩm định đầu tư, phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện…Phí phát sinh
từ các lĩnh vực hoạt động văn xã gồm phí tham quan, phí thẩm định văn hoá phẩm,học phí, viện phí…Phí phát sinh từ các lĩnh vực khác như án phí, phí dịch vụ pháplý…
Theo cấp quản lý thuộc bộ máy nhà nước, phí thuộc NSNN bao gồm phí trungương và phí địa phương Phí trung ương quản lý loại phí thuộc nguồn thu của Ngânsách trung ương và do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu Phí địaphương quản lý là loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương và do các cơquan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu
Hệ thống lệ phí hiện hành ở nước ta được phân loại theo nhóm các công việcquản lý nhà nước để thuận tiện cho các quản lý và kiểm soát đối với từng loại lệ phí;mỗi nhóm lại được chia thành các loại khác nhau
Theo tính chất của các dịch vụ thu lệ phí, lệ phí gồm nhiều loại khác nhau Lệphí quản lý nhà nước liên quan đền quyền và nghĩa vụ của công dân như lệ phí quốctịch, lệ phí hộ khẩu, lệ phí cấp hộ chiếu…Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đếnquyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính….Lệ phíquản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh như lệ phí cấp phép hànhnghề….lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia như lệ phí bay quavùng trời, lệ phí hoa hồng chữ ký…Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khácnhư lệ phí công chứng, lệ phí cấp văn bằng…
Theo cấp quản lý thuộc bộ máy nhà nước, lệ phí bao gồm lệ phí trung ương và
lệ phí địa phương Lệ phí trung ương quản quản lý là loại phí lệ thuộc nguồn thu củangân sách trung ương và do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu Lệ phíđiạ phương quản lý là loại lệ phí thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương và docác cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu
Ngoài ra, nguồn tự thu của tổ chức công còn có tiền thu từ những hoạt động sảnxuất hoặc cung cấp dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và chức năng của mỗi tổchức Những mức thu từ những hoạt động này do thủ trưởng mỗi tổ chức được quyềnquyết định dựa trên những quy định pháp luật có liên quan và nguyên tắc đảm bảo bù đắp
chi phí
Nguồn thu khác của tổ chức công theo quy định của pháp luật: là những khoản
thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng và những khoản thu khác theo quy định của phápluật
Quản lý quá trình thu tại đơn vị cần phải đáp ứng yêu cầu tập trung đầy đủ kịp thờicác nguồn lực tài chính của tổ chức công để đáp ứng kịp thòi nhu cầu hoạt động trongđơn vị Điều này đòi hỏi tổ chức công phải xây dựng được các khoản thu hợp lý đúng đắntheo quy định của các cơ quan chức năng, việc xây dựng kế hoạch thu của mỗi tổ chứccần phải theo sát với tình hình thực tế của đơn vị, quy trình thu phải hợp lý và khoa học,
tổ chức bộ máy thu hợp lý gọn nhẹ và hiệu quả Tổ chức công cần phải tiến hành kiểm tra
thường xuyên và có định kỳ đảm bảo quá trình thu đúng, thu đủ
b Các khoản chi trong tổ chức công
Trong tổ chức công các khoản chi được chia thành hai loại: Các khoản chi hoạtđộng thường xuyên và Các khoản chi hoạt động không thường xuyên
Các khoản chi thường xuyên:
Trang 6Các khoản chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp cóthẩm quyền giao, gồm: các khoản chi cho con người như: tiền lương, tiền công, cáckhoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn theo quy định hiện hành; các khoản chi hành chính: vật tư văn phòng, dịch vụ côngcông ); các khoản chi hoạt động nghiệp vụ (khoản chi đặc thù của đơn vị hay còn gọi làchi đặc thù của từng đơn vị) như chi thuốc, máu, dịch truyền của ngành Y tế, chi biênsoạn giáo trình tài liệu học tập của ngành Giáo dục – Đào tạo, chi cho vận động viên,huấn luyện viên của ngành Thể dục thể thao ; các khoản chi mua sắm tài sản, công cụthiết bị văn phòng, duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, cơ sở vật chất và cáckhoản chi khác theo chế độ quy định.
Các khoản chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí và hoạtđộng cung cấp dịch vụ của tổ chức công bao gồm: các khoản tiền lương, tiền công, cáckhoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ hoạt động thu phí, lệ phí
và hoạt động cung cấp dịch vụ; các khoản chi nộp thuế, tính khấu hao TSCĐ (nếu có),các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các
khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho các hoạt động này tại tổ chức công
Đặc điểm của chi thường xuyên:
Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ
nét Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từnghoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể của cơ quan đơn vị phải thực hiện
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của
vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của cơ quan đơn vị có hiệulực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng
Khi nghiên cứu cơ cấu các khỏan chi của cơ quan đơn vị theo mục đích sử dụngcuối cùng của vốn cấp phát, người ta thường phân loại các khoản chi thành hainhóm: Chi tích lũy và chi tiêu dùng Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chithường xuyên được xếp vào chi tiêu dùng, ở trong từng niên độ ngân sách đó cáckhoản chi thường xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hànhchính Nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các hoạt động sự nghiệp; các hoạt động
xã hội khác do Nhà nước tổ chức
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của cơ quan đơn vị gắn chặt với cơ
cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứngcác hàng hóa công cộng Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nêntất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo
sự hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước đó Nếu một khi bộ máy quản lýNhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó được giảmbớt và ngược lại Hoặc quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức
độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi vàmức độ chi thường xuyên của NSNN
Các khoản chi không thường xuyên: gồm những khoản chi để thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các khoản chi thực hiện chương trình đào tạo bồidưỡng cán bộ viên chức, các khoản chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, cáckhoản chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá hoặc khung giá do Nhànước quy định, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyđịnh, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, chi thực hiệntinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có), chi đầu tư phát triển baogồm: chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định
Trang 7thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chi thực hiện các dự án từ nguồnvốn viện trợ nước ngoài, chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết và các khoản chi kháctheo quy định (nếu có).
Các tổ chức công phải đảm bảo yêu cầu cung cấp đầy đủ các khoản chi đáp ứngnhu cầu thưc hiện các chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động của tổ chức, quản lý cóhiệu quả các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên trong các tổ chức
Các tổ chức công cần thiết xây dựng một chính sách chi hợp lý và hiệu quả, tổchức công phải xác định tính ưu tiên với mỗi khoản chi trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụthể, xây dựng quy trình cấp phát, kiểm soát và thành toán các khoản chi một cách chặtchẽ khoa học, thực hiện việc kiểm tra quá trình chi và các khoản chi đảm bảo tính tiếtkiệm và hiệu quả
1.3.4 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính trong tổ chức công
Việc quản lý tài chính trong các tổ chức công trước hết phải phù hợp với nhữngđiều kiện hoàn cảnh cụ thể tại mỗi tổ chức Nhưng dù tổ chức đó thuộc loại hình nào thìviệc quản lý tài chính cũng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc quản lý tài chính nhưsau:
- Đảm bảo các khoản chi thường xuyên của tổ chức phải tuân theo chế độ, định mứctiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ
đã được duyệt để tổ chức đó hoạt động liên tục và hiệu quả
- Trách nhiệm quản lý tài chính của các tổ chức công thuộc về tổ chức công mà ngườiđứng đầu chịu trách nhiệm ở đây chính là người lãnh đạo tổ chức
- Trong quá trình quản lý tài chính tại các tổ chức công cần phải tôn trọng dự toánnăm được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán cần được cơ quan có thẩmquyền cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho tổ chức hoàn thành tốt những chức năng vànhiệm vụ của mình
Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý tài chính trong các tổ chức công bao gồm: Lãnh đạo tổ chức công, Trưởng Phòng tài chính kế toán, Phòng tài chính kế toán, Trưởng các phòng bộ phận trong tổ chức.
Ban lãnh đạo tổ chức công là những cá nhân phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước
cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về các quyết định của mình trong quá trìnhquản lý tài chính của tổ chức Trong đó người thủ trưởng đơn vị là người chủ tài khoản,người trực tiếp đưa ra các quyết định quản lý việc huy động và sử dụng nguồn lực tàichính trong đơn vị
Thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lýtài sản theo đúng quy định của pháp luật, phản ảnh đầy đủ, kịp thời toàn bộ các khoản thu,chi của đơn vị trong sổ sách kế toán và thực hiện các quy định về chế độ thông tin, báo cáohoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành Đồng thời thủ trưởng đơn vịcũng là người thường xuyên phải kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán, quản lý tài
Ban lãnh đạo Thủ trưởng đơn vị Trưởng phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính
kế toán
Các phòng, bộ phận thuộc tổ chức Các phòng, bộ
phận thuộc tổ chức
Trang 8sản trong đơn vị nhằm chống thất thu, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lựctài chính trong đơn vị
Trưởng Phòng Tài chính kế toán là cá nhân phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
và cơ quan tài chính, cơ quan quản lý cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của
tổ chức Trưởng Phòng phải trực tiếp bố trí nhân lực điều hành công tác của phòng Tàichính kế toán, tổ chức điều hành bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện đúng cơ chế tự chủtài chính, Quản lý các khoản thu cũng như xây dựng các định mức chi và quản lý cáckhoản chi phát sinh trong tổ chức, thực hiện công tác kế toán và xây dựng báo cáo kếtoán theo quy định của pháp luật, thực hiện việc phân tích giám sát các hoạt động tàichính của tổ chức Bên cạnh đó ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng tư vấn tham mưucho lãnh đạo về hoạt động tài chính, đề xuất các phương án sử dụng tiết kiệm hiệu quảcác khoản chi và tăng các khoản thu của tổ chức
Phòng tài chính kế toán dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng chịu tráchnhiệm thực hiện công tác kế toán từ việc lưu trữ chứng từ kế toán đến việc hạch toán vào
sổ kế toán và xây dựng các báo cáo kế tóan, thực hiện việc lập dự toán các khoản thu chi,quản lý việc thực hiện các khoản thu chi tài chính cũng như toàn bộ vật tư tài sản trong tổchức
Bên cạnh đó trưởng các phòng hay bộ phận trực thuộc tổ chức cũng cần thiết phảiphối hợp với phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định phápluật, các quy chế nội bộ có liên quan đến các khoản thu hay những khoản chi tài chínhhay việc quản lý và sử dụng vật tư và tài sản của tổ chức
1.4 Nội dung quản lý tài chính trong tổ chức công
Quản lý tài chính trong các tổ chức công được tiến hành bắt đầu từ việc quản lýviệc lập dự toán thu chi tài chính sau đó là quản lý việc chấp hành dự toán cuối cùng làviệc quyết toán thu chi tài chính
1.4.1 Lập dự toán thu chi tài chính
Lập dự toán thu chi tài chính trong mỗi tổ chức công là khâu mở đồng quan trọngmang ý nghĩa quyết định đến toán bộ quá trình quản lý tài chính trong tổ chức Bởi nó là
cơ sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính sau này của đơnvị
Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính vàhướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cấp cóthẩm quyền giao; căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến chonăm kế hoạch; căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nướcquy định tổ chức công lập dự toán thu và dự toán chi tài chính theo đúng chế độ quy định
Dự toán thu của tổ chức công cần phải sát với hoạt động thực tế để đảm bảo khaithác có hiệu quả các khoản thu và nuôi dưỡng được nguồn thu Dự toán thu cụ thể từngnguồn thu, từng khoản thu: nguồn từ ngân sách cấp, nguồn do tổ chức công tự thu vànhững nguồn khác Qua đó có thể phân tích được tính ưu nhược điểm của từng khoảnthu, nguồn thu và là căn cứ cho việc xây dựng dự toán chi
Dự toán chi gồm có dự toán chi cho hoạt động thường xuyên và chi cho hoạt độngkhông thường xuyên của tổ chức Việc xây dựng dự toán chi đặc biệt là những khoản chithường xuyên phải tuân thủ theo đúng chính sách chế độ định mức đã quy định, cáckhoản chi phải gắn với hoạt động của đơn vị và đòi hỏi tính chính xác và hiệu quả sửdụng
Hiện nay việc xây dựng dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra đang là yêu cầu đặt
ra với các tổ chức công Bởi với phương thức này khi xây dựng dự toán tổ chức sẽ phảixác định cụ thể những mục tiêu và những cam kết rõ ràng về yêu cầu số lượng, chất
Trang 9lượng của hàng hoá dịch vụ công cung cấp cho xã hội tương ứng với số kinh phí mà ngânsách cấp cho đơn vị Khác với phương thức quản lý ngân sách truyền thống chủ yếu dựatrên cơ chế kiểm soát chi phí đầu vào, phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu rachủ yếu tập trung vào hiệu quả của các khoản chi và kết quả của quá trình hoạt động saucác khoản chi lấy kết quả đầu ra là đối tượng và mục tiêu chính để xây dựng dự toán thuchi tài chính cho mỗi tổ chức.
1.4.2 Chấp hành dự toán thu chi tài chính
Trong quá trình thực hiện dự toán, tổ chức công tuyệt đối chấp hành dự toán thuchi tài chính hành năm đã được duyệt theo chế độ chính sách của Nhà nước và toàn bộcác khoản thu chi trên thực tế phải được căn cứ trên các văn bản quy định pháp luật cóliên quan và dựa trên cơ sở cân đối giữa thu và chi
Đối với kinh phí ngân sách đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của tổ chức sẽđược cấp qua kho bạc Nhà nước trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt Tổ chức thực hiệnghi sổ kế toán và hạch toán quyết toán theo các mục cho của mục lục ngân sách Nhànước tương ứng với từng nội dung chi Còn đối với các khoản kinh phí khác như: kinhphí cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện tinh giản biên chế,thực hiện những nhiệm vụ đột xuất hoặc vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị được quản
lý và cấp phát theo dự toán đã được phê duyệt và cũng được ghi vào các mục chi trongMục lục ngân sách theo quy định Với nguồn thu khác tổ chức công chủ động tổ chức thu
và đảm bảo cân đối và phần chênh lệch thu chi được sử dụng căn cứ trên văn bản phápluật có liên quan và những đặc thù hoạt động của tổ chức
Quá trình thực hiện dự toán khi có phát sinh những yếu tố làm thay đổi nhữngmức kính phí được tăng hoặc giảm cần thiết phải điều chỉnh các nội dung, nhóm mụctrong dự toán thu chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với điều kiện thực tế, tổchức cần có văn bản để nghị bổ sung điều chỉnh dự toán kinh phí, giải trình chi tiết cácyếu tố làm tăng hoặc giảm dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp Cơquan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp 1) xem xéttổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp 1, cơ quan ở
TW và địa phương (đơn vị dự toán cấp 1) xem xét dự toán cho các đơn vị trực thuộc tổnghợp và lập dự toán chi NSNN thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính cùng cấp cóthẩm quyền quyết định Sau đó tổ chức phải gửi báo cáo đến kho bạc Nhà nước nơi tổchức mở tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý và việc điều chỉnh dự toán phải đượcthực hiện đầy đủ các bước theo quy định của pháp luật
Nếu có những biến động khách quan làm thay đổi dự toán (có thể tăng hoặc giảm
dự toán), tổ chức công sẽ được ngân sách nhà nước bổ sung hoặc giảm theo đúng thủ tụcquy định của Luật Ngân sách Nhà nước đảm bảo cho tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao
Tổ chức công phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện chi qua khobạc nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước và được mở tàikhoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu thi của cáchoạt động khác của đơn vị như hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ
Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và cáckhoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sửdụng Còn đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên, khi điều chỉnh cácnhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết,thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiệnhành
1.4.3 Quyết toán thu chi tài chính
Trang 10Đây là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý tài chính của tổ chức công Cuốiquý, cuối năm tổ chức công phải tiến hành lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thuchi tài chính về tình hình sử dụng nguồn tài chính để gửi đến các cơ quan chức năng theoquy định Báo cáo quyết toán ngân sách của tổ chức phản ánh tổng hợp tính hình tài sản,thu chi và kết quả sử dụng nguồn lực tài chính tại tổ chức nhằm cung cấp thông tin tàichính của đơn vị giúp cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị
1.5 Cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức công
1.5.1 Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính
Việc thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phíquản lý hành chính nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động hơn trong việc
sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành cácchức năng và nhiệm vụ được giao Quyền tự chủ gắn với trách nhiệm của người lãnh đạocũng như toàn bộ các cán bộ công chức trong cơ quan, thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộmáy lao động hiệu quả và sử dụng kinh phí quản lý hành chính hợp lý
Về biên chế, cơ quan hành chính được thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủđộng trong việc sử dụng biên chế như: được quyết định việc sắp xếo, phân công, điềuđộng cán bộ công chức theo vị trí công việc đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơquan, được quyền tiếp nhận số lao động trong biên chế bằng hoặc thấp hơn chỉ tiêu biênchế được cấp có thẩm quyền giao Trong trường hợp cơ quan có số biên chế thực tế thấphơn chỉ tiêu biên chế được giao vẫn được cơ quan có thẩm quyền giao kinh phí quản lýhành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao
Việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đượcthực hiện với nguồn kinh phí từ NSNN cấp, các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độquy định và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định pháp luật
Hàng năm nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho cơ quan hành chính được xác địnhtrên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, định mức phân bổ dự toán chingân sách tính trên biên chế, các khoản chi hoạt đọng nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quyđịnh và tình hình thực hiện dự toán năm trước Với các cơ quan TW, các Bộ thì định mứcphân bổ dự toán chi NSNN do Thủ tướng Chính phủ quyết định, còn đối với các cơ quanthuộc các Bộ, các Cơ quan TW do Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan TW quy định trên
cơ sở cụ thể hoá định thức phân bổ dự toán chi Ngân sách do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh
Với các khoản thu từ phí, lệ phí được để lại và các khoản thu khác: việc xác địnhmức phí, lệ phí được trích lại đảm bảo hoạt động phục vụ căn cứ vào các văn bản do cơquan có thẩm quyền quy định (trừ số phí, lệ phí được để lại mua sắm TSCĐ và các quyđịnh khác nếu có); các khoản thu khác được thực hiện theo quy định của pháp luật
Các khoản chi kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ trong cơ quan hànhchính gồm: những khoản chi thanh toán cho cá nhân (tiền lương, tiền công, phụ cấplương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi ); Chi thanh toán dịch vụcông cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc; Chihội nghị, công tác phí trong nước, chi đoàn đi công tác và đón các đoàn; Các khoản chinghiệp vụ chuyên môn; Các khoản chi đặc thù của ngành, chi mua sắm trang phục; Chimua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sửa chữa thường xuyên TSCĐ (ngoạitrừ nguồn kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn TSCĐ); các khoản chi có tính chất thườngxuyên khác và những khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định
Ngoài kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ trên, hàngnăm cơ quan hành chính còn được NSNN bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ
Trang 11nhưng không thực hiện chế độ tự chủ như: Chi mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ; Chi đóngniên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế; Chi thực hiệncác nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện cácchương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); Kinh phíđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Kinh phí nghiên cứu khoa học; Kinh phíđầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí thựchiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.
Trong quá trình quản lý tài chính bắt đầu từ khâu lập dự toán, căn cứ vào văn bảnhướng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính, cơ quan quản lý cấp trên và tình hình thực hiệnnhiệm vụ năm trước và năm kế hoạch, cơ quan hành chính thực hiện chế độ tự chủ phảilập dự toán trong đó phân ra chi ngân sách quản lý hành chính đề nghị giao thực hiện chế
độ tự chủ và dự toán chi ngân sách giao không thực hiện chế độ tự chủ dự toán Đồngthời phải thuyết minh chi tiết theo từng nội dung công việc gửi cơ quan chủ quản cấp (cơquan chủ quản tổng hợp gửi sang cơ quan tài chính đồng cấp) trên hoặc cơ quan tài chínhcùng cấp
Căn cứ dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản cấptrên (đơn vị dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơquan thực hiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán chi ngân sách nhà nướcgiao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thựchiện chế độ tự chủ Đối với cơ quan không có đơn vị dự toán trực thuộc, căn cứ vào dựtoán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phân
bổ dự toán được giao theo hai phần: Phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiệnchế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tựchủ, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quy định Dự toán chi ngân sách nhànước để thực hiện chế độ tự chủ được giao và phân bổ vào một nhóm mục chi của mụclục ngân sách nhà nước - nhóm mục các khoản chi khác Dự toán chi ngân sách giaokhông thực hiện chế độ tự chủ được giao và phân bổ vào 4 nhóm mục chi theo quy địnhhiện hành
Khi rút dự toán từ Kho bạc nhà nước, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải ghi rõnội dung chi thuộc nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ
Khi kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ, công việc đượcgiao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lýhành chính được giao thực hiện chế độ tự chỉ thì phần chênh lệch này được xác định làkinh phí quản lý hành chính tiết kệm được Tuy nhiên với khoản kinh phí đã được giaonhưng chưa hoàn thành công việc trong năm phỉa chuyên sang năm sau để hoàn thànhcông việc đó không được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
Với khoản kinh phí hành chính được tiết kiệm sử dụng để bổ sung thu nhập chocán bộ, công chức theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương nhưng tố đa không quá 1,0 lần so
vớ mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định; Chi khen thưởng và phúc lợi;Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quanthực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên sau khithống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức Công đoàn cơ quan
1.5.2 Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
Việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo hướng giao quyền tự chủ tự chịu tráchnhiệm cho đơn vị sự nghiệp với mục đích tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu tráchnhiệm cho đơn vị sự nghiệp đặc biệt thủ trưởng đơn vị; thúc đẩy phát triển hoạt động sựnghiệp theo hướng đa dạng hoá các loại hình đồng thời sắp xếp bộ máy tổ chức lao độnghợp lý hơn và tăng thêm thu nhập, phúc lợi và khen thưởng cho người lao động
Trang 12Nguồn tài chính trong đơn vị sự nghiệp gồm: Nguồn kinh phí NSNN cấp (kinh phíthực hiện các chức năng nhiệm vụ, kinh phí thực hiện những nhiệm vụ khoa học vàchương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng ), Nguồn thu
sự nghiệp (phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định, thu từ hoạtđộng dịch vụ phải nộp thuế được mở tài khoản tại ngân hàng, thu từ hoạt động sự nghiệpkhác nếu có, Lãi được chia từ những hoạt động liên doanh, liên kết, lãi từ tiền gửi ngânhàng); Nguồn vốn viện trợ, quà biếu tặng theo quy định của pháp luật; Nguồn khác(nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của các bộ, viên chức trong đơn
vị, nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quyđịnh)
Trong quá trình thực hiện các khoản thu, đơn vị sự nghiệp phải thực hiện thuđúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhucầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụthể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quákhung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảmcho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước Với các sản phẩmhàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơquan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợpđồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết,đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bùđắp chi phí và có tích luỹ
Các nội dung chi trong đơn vị sự nghiệp chia thành 2 loại: Chi thường xuyên vàChi không thường xuyên Chi thường xuyên gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm
vụ được cấp có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thuphí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sáchnhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theoquy định của pháp luật) Chi không thường xuyên gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoahọc và công nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chithực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặthàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nướcquy định; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chi thực hiện tinhgiản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); Chi đầu tư xây dựng cơ bản,mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt; Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; Chicho các hoạt động liên doanh, liên kết; Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)
Với các khoản chi thường xuyên Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mứcchi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết địnhphương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc và được quyết định đầu
tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật
Việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp bắt đầu từ việc lập dự toán ngân sáchtài chính cho đơn vị Việc lập ngân sách đối với đơn vị sự nghiệp được chia thành 2 loại:Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp và Lập dự toán 2 nămtiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp Dự toán kinh phí hoạt động
Trang 13của đơn vị sự nghiệp hoàn thành sẽ được gửi đến cơ quan quản lý cấp trên theo quy địnhhiện hành.
Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp: Căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chitiêu tài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chínhcủa năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch; xác định phân loại đơn
vị sự nghiệp; số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên(đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp dongân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); lập dự toán kinh phí chi khôngthường xuyên theo quy định hiện hành
Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiệnchức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụtăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyêncủa năm kế hoạch Đối với kinh phí hoạt động không thường xuyên, đơn vị lập dự toántheo quy định hiện hành
Sau đó, Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương); cơ quanchủ quản địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) quyết định giao
dự toán thu, chi ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định phân loại cho đơn vị sự nghiệp, trongphạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thốngnhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp
Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quảnquyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, trong đó kinh phí bảođảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm(bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quy định của cấp cóthẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị
sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động) trong phạm vi dựtoán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằngvăn bản của cơ quan tài chính cùng cấp
Trong quá trình thực hiện dự toán thu, chi: Đối với kinh phí chi hoạt động thườngxuyên: trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mụcchi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế củađơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tàikhoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán Kết thúc năm ngân sách, kinh phí
do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết,đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng Đối với kinh phí chi cho hoạt độngkhông thường xuyên: khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối nămchưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhànước và các văn bản hướng dẫn hiện hành
Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảmbảo một phần chi phí hoạt động, hàng năm sau khi đã trang trải các khoản chi phí, nộpthuế và các khoản nộp khác theo quy định phần chênh lệch thu lớn hơn chi - kết quả hoạtđộng tài chính của đơn vị được sử dụng bằng cách trích lập quỹ đơn vị như: Quỹ pháttriển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ Phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thunhập Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệpquyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ
Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạtđộng được sử dụng kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi
Trang 14đã trang trải hết các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác theo trình tự: Chi trả thunhâp tăng thêm, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa không quá 2 lầnquỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định; Chi khen thưởng cho tập thể, cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt độngcủa đơn vị; Chi phúc lợi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động; Chi tăng cường
cơ sở vật chất của đơn vị; với đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định
có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập ổn định cho người laođộng
CHƯƠNG II LẬP DỰ TOÁN TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG 2.1 Khái quát việc lập dự toán trong các tổ chức công
2.1.1 Khái niệm lập dự toán trong các tổ chức công
Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm xác lậpcác chỉ tiêu thu chi của đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch, đồng thời xáclập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã
đề ra
Lập dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính của đơn vị Tronghoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế, lập dự toán luôn là nhiệm vụ không thể thiếu
để hoạt động quan lý nền kinh tế có hiệu quả, lập dự toán là công cụ quản lý đắc lực của
cơ quan chức năng cũng như của chính bản thân đơn vị Quản lý việc lập dự toán gópphần cho quá trình lập được chính xác, hiệu quả và đúng chế độ
2.1.2 Ý nghĩa của việc lập dự toán:
Trong quy trình quản lý tài chính các tổ chức công, lập dự toán là khâu mở đầuquan trọng, bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý tài chính Nó có ý nghĩa vôcùng quan trọng, đó là:
Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về tài chính
của các đơn vị, từ đó phát huy tính hiệu quả đồng thời hạn chế những trở ngại trong quátrình sử dụng tài chính của các đơn vị
Trang 15Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu mà thu và chi
trong các tổ chức công không phải là đồng nhất với nhau về mặt thời gian, có những lúc
có nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngược lại Do đó, cần có kế hoạch thu và chi để cácnhà quản lý có thể chủ động điều hành đơn vị
Thứ ba, dự toán là cơ sở để tổ chức thực hiện Lập dự toán là hoạt động tiền khả
thi của quá trình thực hiện dự toán Do đó lập dự toán có vai trò quan trọng trong hoạtđộng tổ chức của một đơn vị, nó là cơ sở dẫn dắt quá trình thực hiện dự toán của đơn vịsau này Việc lập dự toán cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự toántrong các tổ chức công
2.1.3 Yêu cầu của việc lập dự toán:
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một đơn vị là nhằm phân tích, đánh giácác khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chitài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất Điều đó đòi hỏi việc lập dự toán phảiđáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức của nhà nước
- Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi
- Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo
- Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thểhiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục Ngân sách nhà nước và hướng dẫncủa Bộ Tài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt
- Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tínhtoán
2.1.4 Quy trình lập dự toán của các tổ chức công:
Quá trình lập dự toán được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thông báo số kiểm traBước 2: Lập dự toán
Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên
2.1.4.1 Thông báo số kiểm tra.
Hàng năm để lập dự toán trong các tổ chức công cần đòi hỏi phải có công táchướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trên và thông báo số kiểm tra dự toán
Trước ngày 31 tháng 5 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việcxây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau Căn cứ vàoChỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
dự toán ngân sách nhà nước năm sau, trước ngày 10 tháng 6 hàng năm, Bộ Tài chính banhành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán và thông báo sốkiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối vớicác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tổng sốthu, chi và một số lĩnh vực chi quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thờihạn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển và phối hợpvới Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước,vốn tín dụng đầu tư Sau đó, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tưhướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư vàyêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, địa phương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sáchnhà nước cho các đơn vị trực thuộc; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn vàthông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân
Trang 16dân cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sáchcho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp xã
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương,
Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước docác đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới đảm bảo số thu không thấp hơn sốkiểm tra, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu
Bước này còn được gọi là xác định và giao số kiểm tra từ cơ quan hành chính
ở trung ương và địa phương cho các cơ quan chủ quản cấp ngành và Uỷ ban nhândân cấp dưới Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp đã đượcphân cấp về quản lý chi của các tổ chức công lại cụ thể hoá các định mức chi cho phùhợp với điều kiện cụ thể của mình, tiếp tục hướng dẫn cho các đơn vị dự toán trựcthuộc, để các đơn vị này hướng dẫn theo hệ thống dọc cho xuống đến tận đơn vị dựtoán cấp cơ sở Ví dụ: Bộ Giáo dục & Đào tạo sau khi nhận được văn bản hướng dẫn
và số kiểm tra được giao để lập dự toán kinh phí của ngành Giáo dục – Đào tạo, phảitiếp tục cụ thể hoá các mức chi; phương pháp xác định các khoản chi hay khả năngtạo lập nguồn kinh phí; thời gian và cách thức lập, gửi, xét duyệt dự toán kinhphí; v.v thành văn bản hướng dẫn của ngành gửi các đơn vị dự toán cấp dưới trựcthuộc Công việc này còn tiếp tục diễn ra ở các đơn vị dự toán cấp II cho đến khi vănbản hướng dẫn và số kiểm tra được giao tới tận các đơn vị dự toán cơ sở thuộc BộGiáo dục & Đào tạo
Với hệ thống ngân sách địa phương qui trình giao số kiểm tra còn diễn ra ởnhiều cấp ngân sách và nhiều đơn vị dự toán thuộc các cấp khác nhau cho đến khinào đơn vị dự toán cơ sở (đơn vị dự toán cấp III) nhận được số kiểm tra và văn bảnhướng dẫn lập dự toán kinh phí, thì mới được coi là hoàn tất công việc của bước này
2.1.4.2 Lập dự toán.
Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị dựtoán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp trênhoặc cơ quan Tài chính
Căn cứ vào mức độ phân cấp về thu, chi, cơ quan Tài chính các cấp ở địaphương có trách nhiệm xem xét và tổng hợp dự toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị
dự toán cấp I của ngân sách cấp mình Ví dụ: Phòng Tài chính cấp huyện có nhiệm
vụ xem xét và tổng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị dự toán cấp I của ngân sáchcấp huyện để lập dự toán của ngân sách huyện; đồng thời báo cáo dự toán của ngânsách huyện cho Sở Tài chính Sở Tài chính có nhiệm vụ xem xét và tổng hợp dự toánkinh phí của đơn vị dự toán cấp I của ngân sách cấp tỉnh và dự toán của ngân sáchcác huyện để lập dự toán ngân sách tỉnh và báo cáo dự toán ngân sách tỉnh cho BộTài chính Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp dự toán kinh phí của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương - với tưcách là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, cùng với dự toán chi thườngxuyên từ ngân sách các tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) thành dự toán NSNN
Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp hàng năm phảilập đầy đủ dự toán thu và dự toán chi cho các nhiệm vụ từ nguồn thu phí, lệ phí và thukhác được để lại đơn vị theo chế độ quy định để gửi lên cơ quan chủ quản cấp trên Côngtác lập dự toán được tiến hành vào cuối quý II đầu quý III của năm báo cáo Căn cứ vàokết quả thực hiện kế hoạch tài chính năm trước để lập dự toán năm nay đồng thời trên cơ
sở các chính sách, chế độ hiện hành để xác định định mức cụ thể
Việc tổng hợp chi tiết tất cả các nguồn thu, nhiệm vụ chi được phản ánh đầy đủtrên Biểu Dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch (Phụ lục 01)
Trang 17Số ước thực hiện
2 Chi chuyên môn
3 Mua sắm, sửa chữa
Các đơn vị phải lập dự toán theo các bước sau:
Bước 1: Lập dự toán thu
Dự toán thu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lập dự toán chi và triển khainhiệm vụ chi đảm bảo chủ động thu, chi trong đơn vị Việc lập dự toán thu phải sát vớithực tế hoạt động của đơn vị, đánh giá đúng nguồn lực từ đó phát huy khả năng khai thác
và nuôi dưỡng nguồn thu của đơn vị Để việc lập dự toán được hiệu quả trước hết đơn vịcần phân tích tiềm năng, đánh giá thế mạnh và khả năng thu của đơn vị, trên cơ sở phântích đánh giá đó mới đảm bảo khai thác hiệu quả và nuôi dưỡng ngồn thu cho đơn vị.Cách thức tiến hành khai thác nguồn thu bắt đầu bằng cách thống kê đầy đủ các khoảnthu, phân tích phát hiện những ưu nhược điểm của từng khoản thu, xác định nguồn thunào có khả năng tăng thu, nguồn thu nào không có khả năng khai thác hoặc trong quátrình khai thác không có hiệu quả, lãnh đạo đơn vị trên cơ sở phân tích đánh giá để raquyết định
Trang 18Theo cách phân loại các tổ chức công có thể chia việc lập dự toán thu đối với các
Bước 2: Lập dự toán chi
Dự toán chi phản ánh nhu cầu chi dự kiến năm kế hoạch của đơn vị theo Mục lụcngân sách Để xây dựng được dự toán chi, trước hết đơn vị phải căn cứ chức năng nhiệm
vụ được giao, căn cứ vào định mức tiêu chuẩn chi và dự toán thu đã được lập của năm,sau đó dự báo nhu cầu chi trong năm kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu nămtrước để lập dự toán
Tuy nhiên, đối với mỗi đơn vị, việc lập dự toán chi đòi hỏi phải cụ thể theonguyên tắc:
- Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo
- Các khoản chi qua các năm phải tương đối ổn định
- Các khoản chi thường xuyên phải gắn chặt với các hoạt động của đơn vị
- Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quyđịnh hiện hành củanhà nước
- Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất
Bước 3: Lập Báo cáo thuyết minh dự toán
Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi, phòng Kế hoạch – Tài chính tiến hành lậpBản Báo cáo thuyết minh dự toán Trên Bản báo cáo thuyết minh dự toán phải chỉ rađược các nội dung sau:
- Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán
- Cơ cấu thu, chi tài chính dự toán có phù hợp với định mức quy định hay không
- Sự thay đổi thu chi tài chính dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo như thếnào, nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi đó
- Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán
2.1.4.3 Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên
Căn cứ vào dự toán đã được cơ quan quyền lực nhà nước đồng cấp thông qua
và đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; cơ quan Tàichính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan quyền lực Nhànước đồng cấp chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho mỗi ngành,mỗi cấp, mỗi đơn vị Theo Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm
2002 của Quốc hội khoá XI, thì Quốc hội phải phân bổ dự toán ngân sách trungương; Hội đồng nhân dân các cấp phải phân bổ dự toán ngân sách cấp mình Việc lập
dự toán chi thường xuyên chỉ được coi là hoàn tất và tuân thủ đúng qui định của LuậtNSNN hiện hành khi vào thời điểm trước này 31 tháng 12 của năm báo cáo, tất cảcác đơn vị dự toán cấp III đã nhận được thông báo về tổng số kinh phí theo dự toáncủa đơn vị đã được duyệt và đơn vị được quyền sử dụng cho năm kế hoạch
Đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, cơ quan tài chính cấp trênsau khi hướng dẫn các đơn vị lập dự toán phải tiếp tục hướng dẫn các đơn vị hoàn chỉnh
dự toán nếu có sự thay đổi về cơ cấu và định mức dự toán thu, chi Sau đó, các đơn vị
Trang 19phải trình dự toán lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời phải gửi kèm theo bảnthuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi Cụ thể:
- Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụđược giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp(trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vịcấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I
- Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm
vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp
- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I) lập dự toánthu, chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trựcthuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quanTài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp Các cơ quan nhà nước Trung ương gửibáo cáo trước ngày 20 tháng 7 năm trước Thời gian gửi báo cáo của các cơ quan nhànước địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định
2.2 Nội dung lập dự toán trong các tổ chức công
2.2.1 Lập dự toán thu
2.2.1.1 Sự cần thiết phải lập dự toán thu:
Đối với một nhà quản lý, việc quản lý dự toán thu là vô cùng quan trọng, các nhàquản lý phải nắm chắc nguồn thu, dự liệu được trước về khả năng thu, đảm bảo nhiệm vụchi
Trong thực tế, nhu cầu chi luôn là vô hạn trong khi nguồn thu lại bị giới hạn bởinguồn lực khan hiếm Vì vậy, để duy trì hoạt động và phát triển của đơn vị các nhà quản
lý cần xác định rõ nhu cầu chi cần thiết trên cơ sở các khả năng thu có thể đáp ứng
Như vậy, có thể thấy thông qua việc lập dự toán thu, các nhà quản lý có thể xácđịnh đầy đủ các khoản thu, đồng thời đánh giá được các tiềm năng và lợi thế của đơn vị,khả năng tăng thu, có phương án khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu Điều đó vừa tránhđược sự bỏ sót nguồn thu, đồng thời tạo điều kiện phát triển nguồn thu lâu dài cho đơn vị
Việc lập dự toán thu giúp cho nhà lập kế hoạch có thời gian và điều kiện để xáclập chỉ tiêu thu đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn Bên cạnh đó, việc lập dự toánthu làm kỹ, làm tốt tạo ra những dự báo nguồn lực thu cho đơn vị chính xác tạo điều kiệnthuận lợi cho các khâu tiếp theo đặc biệt là khâu chấp hành dự toán
2.2.1.2 Căn cứ lập dự toán thu
Để lập dự toán thu trong năm nay cần phải căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạchnăm trước và năm hiện hành cụ thể là dựa vào Báo cáo thực hiện năm trước và Báo cáo
kế hoạch thực hiện năm hiện hành để xây dựng kế hoạch năm nay Bên cạnh đó căn cứvào quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn luật hàng năm để xâydựng Cơ quan tài chính có chức năng giúp trực tiếp cho Thủ trưởng đơn vị đồng thời làchủ tài khoản xây dựng dự toán cho năm kế hoạch hàng năm Cụ thể:
- Lập dự toán thu phải căn cứ vào quy định của pháp luật
- Căn cứ vào chính sách chế độ thu ngân sách nhà nước
- Căn cứ nhiệm vụ kinh tế - văn hoá, các nhiệm vụ được giao để lập dự toán
- Căn cứ nhiệm vụ khác của đơn vị để lập khoản bổ sung
- Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu của nămngay trước đó và năm hiện hành để lập dự toán năm nay Tuy nhiên cần lưu ý rằngviệc lập dự toán thu của năm trước chỉ có ý nghĩa tham khảo, không nên áp đặtnăm trước cho năm sau vì thực tế các năm là khác nhau
2.2.1.3 Phương pháp lập dự toán thu
Việc xác định mức thu cho mỗi chỉ tiêu trên biểu này được xác định như sau:
Trang 20- Trong cột Chỉ tiêu dự toán thu:
Cột Chỉ tiêu dự toán thu là cột liệt kê toàn bộ các khoản thu của đơn vị Các khoảnthu này được nhà nước quy định về mức thu
Đối với khoản thu từ ngân sách nhà nước, đơn vị được cấp qua Kho bạc Nhà nướcdưới hình thức Kho bạc nhà nước sẽ cấp định kỳ hàng tháng khi các đơn vị trình Kho bạccác khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên của đơn vị
Đối với khoản thu phí và lệ phí của đơn vị được chia làm hai phần, một phần đểlại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loạiphí, lệ phí, một phần nộp ngân sách nhà nước Đối với những loại phí, lệ phí để lại và nộpngân sách nhà nước được chia theo tỷ lệ phần trăm thì hàng năm cơ quan có thẩm quyềngiao dự toán sẽ điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị
Xác định mức thu phí và lệ phí
Thẩm định quy định về phí và lệ phí là thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thunộp, quản lý và sử dụng tiền phí và lệ phí Phân cấp thẩm quyền quy định phí và
lệ phí được thực hiện dựa vào tính chất và phạm vi ảnh hưởng của từng loại, lệ phí
Chính phủ quy định đối với một số phí quan trọng, có số thu lớn, liên quan đếnnhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trungương quy định đối với một số loại phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên,thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương Bộ tài chínhquy định đối với các loại phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước
Chính phủ quy định đối với một số lệ phí quan trọng, có số thu lớn, có ý nghĩapháp lý quốc tế HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định đối với một sốloại lệ phí gắn chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương, phùhợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương Bộ tài chính quy định đối vớinhững lệ phí còn lại
Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm thu hồi vốntrong thời gian hợp lý, có tính đến những chính sách của Nhà nước trong từng thời ký.Mức thu phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải bảo đảm thu hồitrong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp
Căn cứ để xác định để xác định mức thu phí gồm vốn đầu tư để trang trải các chiphí thực hiện các dịch vụ thu phí, bao gồm cả các chi phí thực hiện các thu phí; khả năngthu phí, hiệu quả thu phí dự kiến trong đề án thu phí; tính chất, đặc điểm của từng dịch vụthu phí; chủ trương chính sách nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của cácvùng trong từng thời kỳ; mức thu loại phí tương ứng ở các nước trong khu vực và thế giớinếu có
Các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ thu phí bao gồm:
- Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tư, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định
kỳ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc…hoặc thuê ngoài tài sản trực tiếp phục vụcông việc thu phí Chi phí này được phân bổ theo mức độ hao mòn của những tài sản trựctiếp phục vụ công việc thu phí;
- Chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện công việcthu phí
- Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góptheo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí
Tổ chức, cá nhân được thu phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo đề ánthu phí để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định Đề án thu phí phải nêu rõphương thức đầu tư, thời gian đầu tư hoàn thành, thời gian đưa dự án đầu tư vào sử dụng,thời gian dự kiến bắt đầu thu phí, dự kiến mức thu và căn cứ xây dựng mức thu, đánh giá
Trang 21khả năng đóng góp của đối tượng nộp phí, hiệu quả thu phí và khả năng thu hồi vốn Mứcthu phí trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cần có ýkiến của cơ quan tài chính cung cấp (trừ trường hợp cơ quan xây dựng mức thu là cơquan tài chính) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính phải được gửi kèm trong hồ
sơ trình duyệt mức thu phí và là một căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xétquyết định mức thu phí
Việc xây dựng mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền của chính phủquy định được thực hiện theo quy định của chính phủ đối với từng loại phí cụ thể; nhữngloại phí thuộc thẩm quyền của Bộ tài chính và thuộc thẩm quyền của NĐND cấp tỉnh quyđịnh do UBND cấp tỉnh trình được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ tài chính
Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng côngviệc quản lý nhà nước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí để thực hiện công việc thu
lệ phí, phù hợp với thống kê lệ quốc tế
Tổ chức được thu lệ phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo văn bản đềnghị thu lệ phí gửi bộ tài chính để Bộ tài chính trình Chính phủ xem xét ban hành hoặc
Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền
Riêng lệ phí trước bạ, mức thu được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sảntrước bạ theo quy định của chính phủ
Đối với khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị tự xây dựng kế hoạchthu để điều hành trong năm
- Trong cột Ước thực hiện năm báo cáo:
Ước thực hiện năm báo cáo là phản ánh số thu dự kiến năm báo cáo (thực chất lànăm hiện hành tại thời điểm lập dự toán thu) Số liệu ghi cột này bao gồm 2 phần:
+ Số thực tế thực hiện lũy kế từ đầu năm báo cáo đến thời điểm lập dự toán (Nghĩa là
số liệu tính từ đầu năm đến cuối quý II đầu quý III năm báo cáo) Căn cứ vào số tổng hợpthu, chi của đơn vị theo chỉ tiêu báo cáo và quyết toán trong chế độ kế toán đơn vị để lấy
số liệu ở cột lũy kế của tháng cuối gần nhất với thời điểm lập dự toán Trên sổ này đã ghichép theo các nội dung thu tương ứng với các chỉ tiêu thu trong lập dự toán
+ Số ước thực hiện trong thời gian còn lại của năm báo cáo: Trên cơ sở số thực hiện
từ đầu năm, dự kiến khả năng thu thực hiện đến cuối năm Thông thường số ước thựchiện năm báo cáo ít nhất phải đạt dự toán về tổng thu của năm đó Nếu trong thực tế cókhoản thu nào bị hụt thì phải bù trừ bằng số thu của các nội dung khác sao cho chênh lệchgiữa ước thực hiện và dự toán đã được quyết định là nhỏ nhất Trừ trường hợp do nhữngnguyên nhân khách quan tạo ra sự đột biến như thiên tai, bão lụt thì số ước thực hiệnmới được phép xác định thấp hơn dự toán
- Trong cột Dự toán năm kế hoạch:
Dự toán năm kế hoạch được tiến hành trên cơ sở tính toán các khoản thu chủ yếucủa đơn vị, cách tính dựa vào công thức:
Số thu của Số đối tượng phải chịu Mức thu của mục đó
mỗi mục dự kiến = số thu dự kiến kỳ kế x trên một đối tượng
năm kế hoạch hoạch của mục đó dự kiến kỳ kế hoạch
Trong đó:
- Mức thu của mỗi mục dự kiến năm kế hoạch trên một đối tượng thu sẽ căn cứ vàocác văn bản quy định về chế độ thu, nộp hiện hành hoặc theo sự hướng dẫn trựctiếp của cơ quan tài chính các cấp
- Số lượng, đối tượng thu được tính toán cân nhắc trên cơ sở thực tế năm báo cáo và
dự kiến tăng giảm trong năm kế hoạch
2.2.2 Lập dự toán chi
Trang 22Các cơ quan hành chính phải cơ cấu lại nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cho phùhợp trên cơ sở thực hiện theo cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụngbiên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định nhằm tăng quyền tự chủ gắn vớitrách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và hiệu suất hoạt động Các đơn vị sựnghiệp công lập thực hiện theo quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; đồngthời, thực hiện thí điểm chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện sang hoạtđộng theo cơ chế doanh nghiệp
2.2.2.1 Căn cứ lập dự toán chi:
Hàng năm, đơn vị trên cơ sở ngân sách giao để lập kế hoạch chi Dự toán chi củađơn vị phải được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
- Nhiệm vụ chi ngân sách và dự báo nhu cầu chi trong năm kế hoạch
- Dự toán thu năm kế hoạch của đơn vị
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành
- Tình hình thực hiện dự toán của năm trước
Cụ thể:
- Đối với việc lập dự toán chi thường xuyên phải tuân theo các chính sách, chế độ,tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quỳên quy định Hằng năm, cácđơn vị căn cứ vào các chỉ tiêu do cấp trên giao như chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu quản lý nhànước, nhiệm vụ thường xuyên như nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ không thường xuyênnhư nhiệm vụ đặc thù của đơn vị để xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ
- Đối với việc lập dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào những dự án đầu tư
có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định về Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng vàphù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm, khả năng ngân sách hàng năm; đồng thời ưu tiên
bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp cóthẩm quyền quyết định và đang thực hiện dở dang
Để việc lập dự toán chi được chính xác, hiệu quả lãnh đạo đơn vị phải tổ chứckiểm tra quá trình thực hiện việc lập dự toán chi nhằm mục đích xác định:
- Mức độ tuân thủ các căn cứ lập dự toán
- Mức độ tuân thủ các báo biểu và tài liệu trong hồ sơ dự toán
- Tính hợp lý về mức độ của các chỉ tiêu dự toán
- Mức độ tuân thủ trình tự các bước và thời gian trong quá trình lập dự toán
2.2.2.2 Yêu cầu của lập dự toán chi:
Trong quá trình lập dự toán chi cần chú ý cân đối khả năng thu với nhu cầu chi,xác định nguồn kinh phí có thể đáp ứng, sau đó xác định tổng chi tương ứng với từngmục chi, lập danh sách thứ tự ưu tiên các khoản chi để lập biểu cân đối dự toán thu chi.Trên cơ sở biểu được lập, đơn vị lập bản giải trình các biện pháp dự kiến áp dụng để thựchiện các chỉ tiêu đã ghi trong dự toán
Để lập dự toán chi, đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tuân thủ sự hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trên
- Lập đúng nội dung, biểu mẫu và thời hạn
- Phải có thuyết minh rõ ràng về các căn cứ tính toán
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành
- Bố trí dự phòng chi
2.2.2.3 Phương pháp lập:
a Lập dự toán chi thường xuyên:
Trang 23Lập dự toán các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp
Đây được coi là nội dung chi quan trọng đầu tiên để có thể có được một trong
ba yếu tố đầu vào của bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động.Thuộc các khoản chi cho con người của khu vực hành chính - sự nghiệp, bao gồm:Tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góptheo tiền lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân Ngoài ra, ở một số đơn vịđặc thù là các trường còn có khoản chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theochế độ Nhà nước đã quy định cho mỗi loại trường hợp cụ thể và mức học bổng màmỗi sinh viên được hưởng cũng được tính trong cơ cấu chi thường xuyên thuộcnhóm mục này
Lương và phụ cấp lương là khoản chi cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất Việc lập
dự toán về quỹ lương và khoản trích nộp theo lương của đơn vị phai căn cứ vào thời gianlao động, chất lượng lao động để lập dự toán quỹ lương và khoản trích nộp theo lươngsao cho đảm bảo đúng quy định Vận dụng hình thức tính tiền lương và tiền thưởng theođúng quy định Quỹ lương và thưởng của đơn vị bao gồm:
Tiền lương chính là phần tiền lương trả cho công chức, viên chức theo ngạch bậc
do nhà nước quy định Theo quy định hiện nay, hệ thống bảng lương áp dụng cho đơn vịhành chính sự nghiệp như sau:
- Hệ thống bảng lương công chức, viên chức được quy định theo ngành có các ngạch vàtrong mỗi ngạch có các bậc lương thâm niên
- Ngạch phản ánh nội dung công việc và trình độ công chức, viên chức theo tiêu chuẩnchuyên môn, nghiệp vụ
- Bậc lương theo ngạch thể hiện thâm niên của công chức, viên chức theo ngạch đó Căn
cứ vào ngạch, bậc của công chức để xác định tiền lương chính tương ứng của công chức
đó dựa vào công thức sau:
Tiền lương chính = Mức lương x Hệ số lương
1người/tháng tối thiểu của công chức
- Thành phần tiền lương chính bao gồm:
+ Tiền lương biên chế của công chức theo ngạch bậc
+ Tiền lương tập sự
+ Tiền lương hợp đồng dài hạn
+ Tiền lương dôi ra ngoài biên chế
+ Tiền lương khác
Phụ cấp lương là phần tiền lương trả thêm ngoài phần tiền lương chính nhằm bù
đắp thêm hao phí sức lao động cho người lao động theo yêu cầu của công việc trongnhững trường hợp riêng theo quy định gồm 2 loại:
- Phụ cấp thường xuyên: Là khoản phụ cấp được tính và trả cho tất cả các tháng trongnăm
- Phụ cấp không thường xuyên: Là khoản phụ cấp chỉ được tính khi có sự việc hoạt động
đó xảy ra
Lập dự toán các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn
Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị hành chính - sự nghiệp đượcđảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyên của ngân sách ở mỗi ngành rất khácnhau Nếu như ở cơ quan Công chứng Nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn
là xác nhận tính hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ cho mỗi tổ chức, cá nhân cónhu cầu; thì ở các đơn vị sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là hoạt động giảng dạy, học
Trang 24tập và nghiên cứu khoa học; ở các đơn vị sự nghiệp Y tế lại là hoạt động phòng bệnh,khám bệnh và chữa bệnh; v.v
Được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn phải là những khoản chi mà xét về nộidung kinh tế của nó phải thực sự phục vụ cho hoạt động này Ví dụ: Các chi phí vềnguyên liệu, vật liệu; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hộithảo khoa học; chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo chođội ngũ nghiên cứu; chi phí để tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điểnhình tiên tiến về nghiên cứu và ứng dụng quy trình công nghệ của một số hoạt độngnào đó; v.v
Chính vì vậy, trong quá trình hạch toán các khoản chi thường xuyên phát sinhtại mỗi đơn vị hành chính - sự nghiệp rất cần phải có sự phân định theo nội dungkinh tế của nghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng, chuẩn xác Nhờ đó mà công tácthống kê, phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí ở mỗi đơn vị mới
có thể thấy được mức độ quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được ởmức độ nào đó Một đơn vị được đánh giá là quản lý và sử dụng kinh phí chi thườngxuyên có hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số chi của đơn
vị đó luôn phải được ưu tiên sau khi đã trang trải cá nhu cầu chi cho con người theoquy định
Lập dự toán các khoản chi mua sắm, sửa chữa
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính - sự nghiệp còn được cấp kinhphí để mua sắm thêm các tài sản (kể cả tài sản cố định) hay sửa chữa các tài sản đangtrong quá trình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng caohiệu suất sử dụng của các tài sản đó Nếu biết chi những đồng tiền để đáp ứng ngaycho các nhu cầu duy tu, bảo dưỡng tài sản trong quá trình sử dụng một cách đúnglúc, kịp thời thì sẽ góp phần tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ của tài sản, chấtlượng phục vụ của tài sản không bị sụt giảm; và vị thế hiệu quả của vốn đầu tư đượcnâng cao đáng kể
Tuy nhiên, mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị lại phụ thuộc vào:(i) tình trạng tài sản của đơn vị thuộc diện được sử dụng vốn NSNN; (ii) khả năngnguồn vốn NSNN có thể dành cho nhu cầu chi này ở mức độ nào?
Trong điều kiện hiện tại, được tính vào chi cho mua sắm, sửa chữa ở các đơn vịhành chính - sự nghiệp; bao gồm: Các khoản chi để mua sắm thêm tài sản (bao gồm
cả công cụ, dụng cụ và tài sản cố định) được hạch toán theo các mục: 110, 111, 144,
145, 147, 148 và 134 của Mục lục NSNN Các khoản chi để thực hiện sửa chữathường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định được hạch toán theo các mục: 117,
118, 134 của Mục lục NSNN
Lập dự toán các khoản chi khác
Thuộc phạm vi các khoản chi khác nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của mộtđơn vị, có thể nói một cách khái quát nhất là những khoản chi có thời hạn tác độngngắn nhưng chưa được đề cập tới ở 03 nhóm mục trên
Nếu tiếp cận theo góc nhìn từ phía các đơn vị sử dụng ngân sách, thì cơ cấu chithường xuyên cho các đơn vị này còn thiếu những nội dung thuộc về chi phí chungcho hoạt động của mỗi đơn vị đó Nên ở nhóm chi khác này phải bao gồm các khoảnmục chi phí chung và chi phí khác Các khoản mục thuộc về chi phí chung của mỗiđơn vị nhằm đáp ứng cho nhu cầu duy trì sự hoạt động quản lý điều hành của mỗiđơn vị đó Nó thường bao gồm các mục chi, như: Thanh toán dịch vụ công cộng(109); vật tư văn phòng (110); thông tin, tuyên truyền, liên lạc (111); hội nghị định
kỳ thuộc về quy định trong quản lý hành chính (112); công tác phí (113); chi phí thuê
Trang 25mướn phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính (114); chi đoàn ra, đoàn vào thuộccác giao dịch mang tính chất đối ngoại (115,116); chi cho các hoạt động mang tính
xã hội được lấy từ quỹ chung của cơ quan (122); chi tiếp khách (134) Ngoài nhữngchi phí chung mà mỗi đơn vị thường phát sinh như trên, ở một số đơn vị còn có thểphát sinh các khoản chi khác mà vẫn phải tính vào nội dung chi của đơn vị như: chi
xử lý không có thu hoặc thu không đủ chi; chi các khoản khác
Việc phân loại theo nội dung kinh tế là tiêu thức được dùng phổ biến nhất trongmỗi khâu của chu trình quản lý Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay đòi hỏi việc quản
lý và điều hành NSNN phải theo Luật NSNN hiện hành thì vấn đề cụ thể hóa từngnội dung chi phải được thể hiện ngay trong dự toán Mặt khác, thông qua việc phânloại chi thường xuyên theo nội dung kinh tế các nhà quản lý có thể thu thập được cácthông tin một cách chính xác về tình hình quản lý biên chế và quỹ lương; tình hìnhquản lý và sử dụng kinh phí đã hướng vào việc nâng cao hiệu quả chi thường xuyênđạt ở mức độ nào? Và tình hình tuân thủ các cuộc sống, chế độ chi tại mỗi đơn vị thụhưởng; những bất cập có thể nảy sinh trong quá trình chấp hành dự toán trong đó cónguyên nhân từ các chính sách chế độ chi thường xuyên, hay do cơ chế quản lý đốivới các khoản chi này v.v để kịp thời có được các biện pháp nhằm hạn chế nhữngsai lệch do bất cập đó có thể gây ra
Đối với các nguồn thu sự nghiệp trong đó nguồn thu từ phí và lệ phí được coi làchủ yếu Phương án thu phí, lệ phí phải thuyết minh rõ các khoản chi phí cần thiết đểthực hiện các dịch vụ thu phí, làm cơ sở xác định mức thu phí, lệ phí bao gồm:
- Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máymóc thiết bị, phương tiện làm việc thuê ngoài tài sản trực tiếp phục vụ cho việc thu phí,
lệ phí được phân bổ theo mức độ hao mòn của tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí,
lệ phí
- Chi phí vật tư, nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong quá trình thu
- Chi trả các khoản lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiềnlương, tiền công theo chế độ hiện hành đối với lao động trực tiếp thu phí, lệ phí
b Lập dự toán chi không thường xuyên:
Trong chi không thường xuyên, chi đầu tư hay còn gọi là chi đầu tư xây dựng
cơ bản là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu Sự vận động của tiền vốndùng để trang trải chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chịu chi phối trực tiếp bởi đặc điểmcủa đầu tư xây dựng cơ bản
Việc lập dự toán kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản căn cứ vào quy trình thẩm định
dự án, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán từng dự án có kế hoạch triển khai thực hiện trongnăm cũng như những dự án đang triển khai dở dang để tiếp tục lập kế hoạch chi trongnăm kế hoach Những dự án xây dựng cơ bản kết thúc trong năm kế hoạch phải bố trí lập
dự toán cho công tác nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán Trong thời gian lập dự toánngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu
tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp vào dựtoán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc bằng nguồn vốn chi sựnghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn khácnhau trong đó tách riêng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục, côngviệc hoặc các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có tỷtrọng lớn nhất trong tổng mức vốn đầu tư của dự án phải có đủ thủ tục đầu tư và xâydựng, được bố trí vào kế hoạch đầu tư và kế hoạch chi sự nghiệp hàng năm của Nhà nước
và có đủ điều kiện được thanh toán vốn theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Các dự
Trang 26án được đầu tư bằng vốn chi sự nghiệp có tính chất đầu tư chỉ được áp dụng trong cáctrường hợp sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, nhằm phụchồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định
Quy trình và thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơbản hàng năm của dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện theo quy định củaLuật NSNN Cụ thể là
1 Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra
Hàng năm, căn vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn,thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầutư; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiện thông báo số kiểmtra về dự toán ngân sách và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lập
kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản (kế hoạch vốn đầu tư đối với dự án sử dụngvốn đầu tư phát triển hoặc kế hoạch chi đầu tư bằng vốn sự nghiệp đối với dự án sửdụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư)
2 Lập, tổng hợp và phê duyệt kế hoạch
Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển căn cứ vào tiến độ và mụctiêu thực hiện dự án lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của dự án gửi cơ quanquản lý cấp trên Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư căn
cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có củađơn vị lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản gửi cơ quan quản lý cấp trên Cơquan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch vốn đầu tưxây dựng cơ bản gửi cơ quan quản lý cấp trên Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu
tư có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các chủ đầu tưvào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN
3 Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch
Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao dự toánngân sách, các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xâydựng cơ bản cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quyđịnh; đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước
Phương án phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của UBND các cấp phải trìnhHĐND cùng cấp thông qua và quyết định Cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch ởđịa phương có trách nhiệm dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án báo cáoUBND cấp tỉnh quyết định
Phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN phải tuânthủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi kế hoạch đầu tư hàng năm;
- Đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước vàvốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước;
- Tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và việc sử dụng từng nguồn vốnđầu tư đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn được để lại theo nghị quyết củaQuốc hội, quyết định của Chính phủ và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trungương cho ngân sách địa phương
- Bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã đượcphê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành mà còn thiếu vốn; vốn để thanhtoán chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán của dự án hoàn thành nhưngchưa được thanh toán do chưa phê duyệt quyết toán
- Ghi chú rõ vốn đầu tư được bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư nhưng
để thực hiện công tác chuẩn bị thực hiện dự án
Trang 27Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp ở địa phương có trách nhiệm thẩmtra phương án phân bổ vốn đầu tư của các Bộ và UBND các cấp về đảm bảo các quyđịnh phân bổ vốn đầu tư
Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được phân bổ hoặc saukhi điều chỉnh đã được cơ quan tài chính thẩm tra, chấp thuận; các Bộ và UBND cáccấp thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch chính thức cho các chủ đầu tư để thực hiện,đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản của dự án để theo dõi vàlàm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư
Tài liệu cơ sở của dự án chủ đầu tư phải gửi cơ quan tài chính các cấp để thẩmtra, thông báo danh mục thanh toán vốn đầu tư của các dự án bao gồm:
- Văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch, dự toán chi phícho công tác quy hoạch đối với dự án quy hoạch;
- Văn bản phê duyệt dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư đối với dự
án chuẩn bị đầu tư;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật, Quyết địnhđầu tư, các Quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); Quyết định phê duyệt thiết kế kỹthuật đối với dự án, tổng dự toán và Quyết định phê duyệt tổng dự toán
CHƯƠNG III THỰC HIỆN DỰ TOÁN TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG 3.1 Khái niệm và nội dung thực hiện dự toán trong tổ chức công
3.1.1 Khái niệm
Thực hiện dự toán ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập ngân sách của một chutrình ngân sách Thực hiện dự tóan Ngân sách là quá trình sử dụng tổng hợp các biệnpháp kinh tế – tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toánngân sách của đơn vị trở thành hiện thực
Mục tiêu của thực hiện dự tóan ngân sách
Trang 28- Biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán ngân sách năm của đơn vị từ khả năng, dự kiếnthành hiện thực Từ đó góp phần biến các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hộicủa Nhà nước cũng từ khả năng thành hiện thực.
- Thông qua việc thực hiện dự toán ngân sách mà tiến hành kiểm tra việc thực hiệncác chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế tài chính của nhà nước
Khi tiến hành hoạt động quản lý tài chính trong một đơn vị, để đảm bảo thu, chi cóhiệu quả đơn vị phải căn cứ vào các Nghị định và thông tư hướng dẫn Quá trình thựchiện thu chi phải đảm bảo đúng theo pháp luật quy định trên cơ sở việc thực hiện phảicân đối giữa thu và chi
3.1.2 Nội dung thực hiện dự tóan
Nội dung tổ chức thực hiện dự tóan ngân sách
Các tổ chức công (bao gồm cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp) cónhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách Tổ chứcthực hiện dự toán ngân sách nhà nước cũng là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành,các đơn vị có liên quan đến các hoạt động thu chi ngân sách nhà nước Nội dung tổ chứcthực hiện dự toán ngân sách như sau:
- Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan nhà nước và các đơn vị
dự toán cấp I giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúng với dự toán ngânsách được phân bổ, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhànước nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát, quản lý Trong trường hợp vào đầu năm ngânsách, dự toán ngân sách và chỉ tiêu phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho cácnhu cầu chi không thể trì hoãn được cho tới khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sáchđược quyết định
- Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đề ra nhữngbiện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao
- Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải thực hiện dự toán nghĩa
vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mụcđích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả
- Các cơ quan tài chính các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước,nộp đầy đủ, nộp đúng kỳ hạn các khoản phải nộp vào ngân sách
- Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước,trường hợp đặc biệt cơ quan thu được tổ chức thu trực tiếp và phải nộp đầy đủ, đúng thờihạn vào kho bạc nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính
- Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí đều trong năm
để chi Các khoản có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kế hoạch với cơ quan tàichính để chủ động bố trí kinh phí
- Việc cấp phát các khoản chi thường xuyên được thực hiện theo quy định sau:
+ Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, tiến độ triển khai công việc vàđiều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạcnhà nước nơi giao dịch, kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định
+ Kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử dụng ngânsách gửi, thực hiện việc thanh toán khi có đủ các điều kiện quy định
+ Việc thanh toán thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc nhà nước chongười hưởng Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thanh toán trực tiếp, Kho bạc nhànước tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán được giao, sau
đó thanh toán với Kho bạc theo đúng nội dung, thời hạn quy định
Trang 29- Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thựchiện ngân sách nhà nước gửi cho cơ quan tài chính Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quantài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí của tổ chức, cá nhân và chịutrách nhiệm về quyết định của mình
3.2 Tổ chức thực hiện dự toán thu
3.2.1 Thực hiện dự toán thu từ nguồn ngân sách nhà nước.
Đối với khoản thu từ ngân sách nhà nước, đơn vị được cấp qua Kho bạc Nhà nướcdưới hình thức Kho bạc nhà nước sẽ cấp các khoản thu trên cơ sở dự toán chi thườngxuyên và chi không thường xuyên theo dự toán đã được phê duyệt Hàng tháng căn cứvào các khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên đơn vị tiến hành làm thủ tụcrút tiền từ Kho bạc
a Nguyên tắc cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN:
- Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quátrình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước đượcphân bổ đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định đã được thủtrưởng dơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền quyết dịnh chi
- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theoniên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước Các khoản chi ngânsách nhà nước bằng ngoại tế, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toánbằng dồng Việt Nam theo tỷ giá ngoài tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cao quan
có thẩm quyền quy định
- Trong quá trình quản lý, thanh toán, quết toán chi ngân sách nhà nước, các khoảnchi sai phải thu hồi Căn cứ quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết dịnh của cơ quannhà nước có thẩm quền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhànước
b Yêu cầu đối với Kho bạc nhà nước và các đơn vị được cấp phát và thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước từ Kho bạc nhà nước:
- Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện chitrả, thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách nhà nước đủ điều kiện thanh toán theoquy định Đồng thời Kho bạc nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối chi trả, thanh toán
và thông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước biết trong trường hợp các đơn vị chikhông dúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt hoặc chi không dúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức theo quy định
- Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước: Các đơn vị sử dụng ngân sáchnhà nước phải mở tài khoản tài Khoa bạc nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơquan tài chính, Kho bạc nhà nước trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nướcđuợc giao và quyết toán ngânsách nhà nuớc theo chế dộ quy định
c Thủ tục rút tiền từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước:
Đối với các khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp, thì quyết định chi là
“lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểmsoát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát ngân sáchnhà nước theo qui định Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính
Đối với các khoản chi cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp, khi có nhu cầuchi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập và gửi Kho bạc Nhà nước giấy rút dự toánngân sách nhà nước (Phụ lục 04,05)
1/ Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước.
Trang 30- Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước và theo yêu cầunhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập giấy rút dự toán ngânsách nhà nước kèm theo các hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đểlàm căn cứ kiểm soát, thanh toán Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết cấp báchtrong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước năm được giao, nhưng vượt quá nhu cầu chiquý đơn vị đã gửi Kho bạc Nhà nước thì Kho bạc Nhà nước vẫn chi, song phải báo cáokịp thời cho cơ quan tài chính đồng cấp để chủ động cân đối nguồn;
- Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụngngân sách nhà nước theo quy định tại điểm 3 phần II của Thông tư này, nếu đủ điều kiệntheo quy định, thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội
và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhànước
- Khi thực hiện chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước, Kho bạc
Nhà nước thực hiện chi cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng các mục chithực tế trong phạm vi các nhóm mục đã được giao trong dự toán ngân sách nhà nước.Riêng nhóm mục chi khác trong dự toán ngân sách nhà nước được phép thanh toán để chicho tất cả các nhóm mục, song phải hạch toán theo đúng mục thực chi
2/ Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền.
- Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất củatừng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát ngân sách nhà nước theo chế độ quyđịnh;
- Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước và thanh toán cho đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tàichính
3/ Hồ sơ, chứng từ thanh toán
Ngoài dự toán năm được giao (gửi một lần vào đầu năm), nhu cầu chi quý đã gửiKho bạc Nhà nước (gửi một lần vào cuối quý trước), tuỳ theo tính chất của từng khoảnchi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm:
Chi thanh toán cá nhân:
- Đối với các khoản chi tiền lương:
+ Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt (gửi lần đầu);
+ Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi lần đầu);
+ Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt (nếu có)
- Đối với các khoản chi thuê ngoài lao động: bao gồm các khoản tiền lương, tiềncông, tiền nhuận bút, được ghi trong hợp đồng lao động
Chi nghiệp vụ chuyên môn: các hồ sơ chứng từ có liên quan.
Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định:
- Dự toán chi quý về mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định được cấp có thẩmquyền duyệt;
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp cóthẩm quyền (đối với trường hợp mua sắm phương tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thựchiện đấu thầu theo quy định);
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ;
- Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trường hợpmua sắm nhỏ không có hợp đồng mua bán); hoá đơn bán hàng, vật tư, thiết bị;
Trang 31- Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.
Các khoản chi khác:
- Bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền (phụ lục 01);
- Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan
Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ của đơn vị, bao gồm:
- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảmcác khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phân bổ
và nhu cầu chi quý đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước;
- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy địnhđối với từng khoản chi;
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chingân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhànước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phân bổ để kiểm soát và thanh toán cho đơn vị
Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị , Kho bạc Nhà nước thực hiện:
- Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi theo qui định, Kho bạc Nhà nướclàm thủ tục chi trả, thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo
- Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng được tạm ứng,Kho bạc Nhà nước làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
- Trường hợp không đủ điều kiện chi, Kho bạc Nhà nước được phép từ chối chi trả,thanh toán
3.2.2 Tổ chức thực hiện và quản lý thu Phí và lệ phí
Đối với nguồn thu từ phí và lệ phí, Phòng Kế hoạch – Tài chính đơn vị phối hợpcùng với các phòng ban liên quan tổ chức thu phí và lệ phí theo các đối tượng Tuỳ theoloại hình hoạt động của đơn vị để sử dụng biên lai thu theo đúng quy định của pháp luật.Trong trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã được giao ổn định thì đơn vịđược sử dụng toàn bộ số vượt thu (phần để lại) nhằm bổ sung quỹ tiền lương và kinh phíhoạt động của đơn vị theo quy định Trong trường hợp hụt thu so với dự toán được giaothu phí và lệ phí (phần để lại) thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng
Các khoản thu phí và lệ phí tỷ lệ để lại cho các đơn vị cần phải thực hiện theo quyđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mỗi loại phí và lệ phí
Tiền phí, lệ phí do cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu và trường hợp tổ chức khácthu phí, lệ phí đã được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí theo dựtoán hàng năm thì tổ chức thu phải nộp toàn bộ số tiền phí, lệ phí thu được vào NSNN Trường hợp tổ chức thu chưa được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thuphí, lệ phí hoặc tổ chức thu được uỷ quyền thu phí, lệ phí thì tổ chức thu được để lại mộtphần trong số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí; phầntiền phí, lệ phí còn lại phải nộp vào NSNN Phần phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu đểtrang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiềnphí, lệ phí thu được hàng năm Căn cứ vào nội dung chi cho việc thu phí và lệ phí, cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm để lại cho tổ chức thu phí và lệphí ổn định trong một số năm
Đối với phí thuộc NSNN mà tiền thu phí thu được được Nhà nước đầu tư trở lạicho tổ chức thu như học phí, viện phí…thì việc quản lý, sử dụng phải bảo đảm đúng mụcđích đầu tư trở lại và cơ chế quản lý tài chính hiện hành
Trang 32Tiền phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu không phải chịu thuế và được quản lý,
sử dụng như sau:
- Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí,
lệ phú như tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định đượctính trên tiền lương
- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, lệ phí như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện nước , công tác phí…theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trựctiếp cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, lệ phí; khấu hao tài sản cố định để thựchiện công việc, dịch vụ , thu phí;
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việcthực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, lệ phí;
- Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện công việc, dịch
vụ và thu phí, lệ phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đakhông quá ba tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đabằng hai tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay không cao hơn năm trước, sau khiđảm bảo các chi phí nêu trên
Cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịutrách nhiệm theo quy định của Chính phủ thì tiền phí và lệ phí để lại cho cơ quan, đơn vịđược quản lý và sử dụng theo chế độ quản lý tài chính nói trên
- Thu nộp tiền thu phí và lệ phí vào kho bạc nhà nước
Đối với phí, lệ phí do cơ quan thuế thu thì đối tượng nộp phí, lệ phí trực tiếp nộptiền phí, lệ phí vào KBNN ở địa phương nơi thu theo hướng dẫn của cơ quan thuế.Trường hợp KBNN chưa tổ chức thu tiền phí, lệ phí trực tiếp từ đối tượng nộp thì cơquan thuế thu tiền phí, lệ phí và cuối ngay phải làm thủ tục nộp hết số tiền phí, lệ phí đãthu trong ngày vào KBNN
Đối với phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế) thuthì cơ quan nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phí được mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phítại KBNN nơi thu để theo dõi, quản lý miễn phí, lệ phí Căn cứ vào tình hình thu phí, lệphí mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, các cơ quan nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phíphải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí vàphải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này
Trường hợp pháp luật quy định tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện nộp tiềnphí, lệ phí vào KBNN theo thông báo của cơ quan thuế thì trình tự, thủ tục được thựchiện như sau:
- Nhận được tờ khai thu, nộp phí lệ phí của tổ chức, cá nhân thu gửi tới cơ quan thuếthực hiện kiểm tra tờ khai và thông báo cho cơ quan thu phí, lệ phí về số tiền phí, lệ phíphải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo mục lục NSNN quyđịnh
- Căn cứ vào thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thuphí, lệ phí làm thủ tục nộp BKNN theo đúng thời hạn quy định Trường hợp đã đến thờihạn nộp phí, lệ phí mà chưa nhận được thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thuphí, lệ phí chủ động nộp phí, lệ phí vào BKNN theo tờ khai; nếu nộp thừa thì được trừvào số phí, lệ phí phải nộp của kỳ tiếp theo; nếu nộp nhiều thì phải nộp đủ số còn thiếuvào kỳ nộp phí, lệ phí kế tiếp theo
Tiền phí, lệ phí nộp vào BKNN được phân chia cho các cấp ngân sách và đượcquản lý, sử dụng theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành
Trang 33- Công tác kế toán phí và lệ phí
Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có trách nhiệm mở sổ sách kế toán để theo dõi,phản ánh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí theo chế độ kế toán hiệnhành của Nhà nước; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng số tiền phí, lệ phí thuđược theo quy định của nhà nước đối với từng loại phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khaitài chính theo quy định của pháp luật Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thuphí, lệ phí tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải quyết toán phí, lệ phí đúng thời hạn quyđịnh
3.2.3 Tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu khác
Ngoài các khỏan thu trên thì các tổ chức công còn có các khỏan thu khác như: thu
từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các khỏan đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cánhân trong và ngoài nước, các khỏan viện trợ không hoàn lại, các khỏan đóng góp tựnguyện khác theo quy định của pháp luật Các khoản thu này phát sinh không thườngxuyên và không lớn, nhưng có tính chất không hoàntrả nên chúng có tác dụng quan trọngtrong bổ sung tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho tổ chức công
Đối với khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trường hợp thu vượt thìđơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất vàkhi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng Các khỏan thu khác của tổ chức công đượctiến hành thu nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước hoặc thu nộp qua các cơ quan thu theocác quy định hiện hành đối với từng khỏan thu
3.3 Tổ chức thực hiện dự toán chi
3.3.1 Tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên
3.3.1.1 Căn cứ tổ chức thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên
Thời gian tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên ở nước ta được tính từ ngày 01tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Trong quá trình tổ chức thực hiện dựtoán dự toán chi thường xuyên cần dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu (hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh phí
đã nhận khoán) đã được duyệt trong dự toán Có thể nói đây là căn xứ mang tính quyếtđịnh nhất trong thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên đã có định mức, tiêu chuẩn,
đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và thông qua Đặc biệt trong điều kiện hiệnnay, cùng với việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, hệ thống văn bản quyphạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý chi thường xuyên ngày càng được hoànthiện Do đó chi tiêu của tổ chức công ngày càng được luật hoá Nhờ đó mà kỷ cươngtrong công tác quản lý chi thường xuyên ngày càng được củng cố
Thứ hai dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên
trong mỗi kỳ báo cáo Trong quản lý và điều hành hoạt động của tổ chức công ta luôn
phải tuân theo quan điểm “lường thu mà chi” Riêng chi thường xuyên của tổ chức công
luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu thường xuyên Do vậy, mặc dù cáckhoản chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán nhưng một khi số thu thường xuyênkhông đảm bảo vẫn phải cắt giảm một phần nhu cầu chi Đây cũng là một trong nhữnggiải pháp thiết lập lại sự cân đối giữa thu và chi trong quá trình thực hiện dự toán dự toán
Thứ ba dựa vào các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành Đây là căn cứ
mang tính pháp lý cho công tác tổ chức thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên Bởi
lẽ, tính hợp lệ, hợp lý của các khoản chi của tổ chức công sẽ được phán xét dựa trên cơ sởcác chính sách, chế độ chi của Nhà nước hiện đang có hiệu lực thi hành Trong điều kiệnnước ta hiện nay để cho chính sách, chế độ thi thường xuyên thực sự trở thành căn cứpháp lý trong quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên thì đòi hỏi bản thân chính
Trang 34sách, chế độ đó phải không ngừng được hoàn thiệt để vừa đáp ứng được các yêu cầu củaquản lý của tổ chức công lại vừa nâng cao tính thực tiễn của nó.
3.3.1.2 Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên.
Mục tiêu cơ bản của việc tổ chức thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên của tổchức công là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiếtkiệm và hiệu quả Để đạt được các mục tiêu cơ bản đó, trong quá trình tổ chức thực hiện
dự toán dự toán chi thường xuyên của tổ chức công cần chú trọng đến các yêu cầu cơ bảnsau:
- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, cách kịp thời, chặt chẽ tránh mọi
sơ hở hay lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồn vốn của cơ quan đơn vị
- Trong quá trình sử dụng các khoản vốn, kinh phí do NSNN cấp phát phải hết sứctiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi đó
Do sự hạn chế của nguồn vốn ngân sách cấp, do khả năng lập dự toán chưa cao nênchắc chắn giữa thực tế diễn ra trong quá trình thực hiện dự toán với dự toán chi sẽ cónhững khoảng cách nhất định Đặc biệt, trong hoàn cảnh nước ta còn có thể phát sinhnhững khoản chi đột xuất thuộc hoạt động thường xuyên mà các tổ chức công phải thựchiện, nên càng đòi hỏi trong quá trình thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên phải
có sự điều phối linh hoạt Song cũng cần phải tránh hai khuynh hướng; Hoặc quá cứngnhắc, hoặc quá tuỳ tiện, cũng đều làm giảm hoặc mất đi tính hiệu quả của các khoản chithường xuyên của tổ chức công Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay khi quyền tự chủ vềtài chính của các đơn vị đã và đang được phát huy thì quyền điều phối của thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách trong quá trình thực hiện dự toán là rất cao Do vậy, cần phải thiếtlập được một cơ chế đồng bộ nhằm phát huy cao độ quyền dân chủ ở cơ sở trong quản lýtài chính, kiểm soát tốt nhất sự lạm quyền hay quá cứng nhắc trong sử dụng kinh phí củathủ trưởng đơn vị
3.3.1.3 Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên
a Nguyên tắc quản lý theo dự toán:
Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và được
cơ quan có thẩm quyền xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh Xét trên giác độ quản lý,
số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của các cơ quan chứcnăng về quản lý tài chính với các đơn vị thụ hưởng ngân sách Từ đó, làm nảy sinhnguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán Việc đòi hỏi quản lý chi thườngxuyên của tổ chức phải theo dự toán là xuất phát từ những cơ sở sau:
Thứ nhất, các khoản chi của cơ quan đơn vị phụ thuộc vào sự quyết định của cơ quan
có thẩm quyền, đồng thời luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lựcNhà nước đó Do vậy, mọi khoản chi của cơ quan đơn vị chỉ có thể trở thành hiện thựckhi và chỉ khi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt và thông qua
Thứ hai, phạm vi các khoản chi của các tổ chức công rất đa dạng liên quan tới nhiều
loại hình đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Mức chi cho mỗi loại hoạtđộng được xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng, hoặc ngay giữa các cơ quantrong cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng điều kiện về trang bị cơ sở vật chất có sự khácnhau, quy mô và tính chất hoạt động có sự khác nhau sẽ dẫn đến các mức chi cho các cơquan đó cũng có sự khác nhau
Thứ ba, có quản lý theo dự toán mới: (i) đảm bảo được yêu cầu cân đối tài chính; (ii)
hạn chế được tính tuỳ tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các tổ chức công
Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý theo dự toán đối với các khoản chi thường xuyêncủa NSNN được nhìn nhận qua các giác độ sau:
Trang 35Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch nhất thiết phải được xácđịnh trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của cơ quan có thẩmquyền
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên mỗi ngành, mỗi cấp,mỗi đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sử dụng chocác khoản, mục chi và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định Sự linh hoạttrong quá trình sử dụng kinh phí chi thường xuyên dẫn đến sự sai lệch về mức chi chomỗi mục so với dự toán chỉ có thể được các cơ quan chức năng về quản lý tài chính Nhànước chấp nhận khi đó là các khoản chi thuộc kinh phí mà đơn vị đã nhận khoán
Định kỳ, theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các ngành, các cấp, các đơn
vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứđối chiếu so sánh Muốn vậy, dự toán chi đã được xác lập theo các chỉ tiêu nào, theokhoản, mục nào thì quyết toán chi cũng phải được lập như vậy
b Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàngđầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi một lẽ giản đơn rằng: Nguồn lực thì luôn có giớihạn nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào Do vậy, trong quá trình phân bổ và sửdụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưngvẫn đạt hiệu quả một cách tốt nhất
Mặt khác, nhu cầu chi của các tổ chức công luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khikhả năng huy động nguồn thu có hạn Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệuquả trong quản lý chi thường xuyên của tổ chức công
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả chỉ có thể được tôn trọng khi quá trình quản lý chithường xuyên của tổ chức công phải làm tốt và làm đồng bộ một số nội dung sau:
- Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượnghay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao Chỉ có như vậy các địnhmức, tiêu chuẩn chi thường xuyên mới trở thành căn cứ pháp lý xác đáng phục vụ choquá trình quản lý chi
- Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát ápdụng cho mỗi loại hình đơn vị, hay yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi một cách phùhợp
- Biết lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm chi sao chovới tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao
Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có được các phương án phân phối và sử dụng kinh phíkhác nhau Trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tối ưu nhất cho cả quá trình lập dựtoán, phân bổ và quá trình sử dụng kinh phí Có thể nói tiết kiệm hiệu quả là hai mặt củanguyên tắc này, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Vì vậy, khi xem xét đến vấn đềtiết kiệm các khoản chi thường xuyên phải đặt trong sự ràng buộc của tính hiệu quả vàngược lại
- Mặt khác, khi đánh giá tính hiệu quả của chi thường xuyên phải có quan điểm toàndiện Phải xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi thường xuyên tới các mỗi quan
hệ kinh tế, chính trị, xã hội khác và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó Vìvậy, khi nói đến hiệu quả của chi thường xuyên người ta hiểu đó là những lợi ích về kinh
tế - xã hội mà xã hội được thụ hưởng
c Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước
Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản
lý quỹ NSNN Vì vậy, Kho bạc Nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểmsoát chặt chẽ mọi khoản chi của các tổ chức công; đặc biệt là các khoản chi thường
Trang 36xuyên Để tăng cường vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi thường xuyêncủa các tổ chức công, hiện nay ở nước ta đã và đang triển khai thực hiện “chi trực tiếpqua Kho bạc Nhà nước” và coi đó như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có sự thamgia của 3 bên: Đơn vị sử dụng ngân sách; Kho bạc Nhà nước; tổ chức cá nhân được nhậncác khoản tiền do đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán chi trả (gọi chung là người đượchưởng) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Cách thức tiến hành cụ thể là:Đơn vị sử dụng ngân sách uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước trích tiền từ tài khoản củamình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nào
đó, nơi người được hưởng mở tài khoản giao dịch
Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước cần phải giảiquyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Thứnhất, tất cả các khoản chi thường xuyên phải được kiểm tra, kiểm soát một cáchchặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán đượcduyệt; tuân thủ đúng cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗi khoản chi; vàđược thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí chuẩn chi
Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án … sử dụng kinh phí ngân sách(gọi chung là đơn vị sử dụng kinh phí NSNN) phải được mở tài khoản tại Kho bạc Nhànước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quátrình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán kinh phíngân sách
Thứba, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách của các
cơ quan, đơn vị cùng cấp; kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán của các đơn vị dựtoán cấp trên cho các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới nếu không đúng dự toán ngânsách được giao, không phù hợp với cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗikhoản chi thì yêu cầu điều chỉnh lại Định kỳ, sau khi nhận được báo cáo quyết toán củacác đơn vị dự toán cấp I trực thuộc, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm địnhcác báo cáo quyết toán đó để tổng hợp số liệu vào quyết toán chi thường xuyên
Thứ tư, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiệnchi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi thường xuyên theo đúng quyđịnh; tham gia với các cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trongviệc kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và xác nhận số thực chi qua kho bạc của các đơnvị
Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả cáckhoản chi không đủ các điều kiện sau:
- Không có trong dự toán ngân sách được giao;
- Không phù hợp với cơ chế quản lý tài chính mà đơn vị được phép áp dụng đối vớimỗi khoản chi;
- Chưa được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;
- Không đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành về chi trực tiếp qua Kho bạcNhà nước
Thứ năm, lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi thườngxuyên cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện tại Cụ thể: Phương thức cấp phát,thanh toán đối với các khoản chi trả tiền lương và có tính chất như tiền lương sẽ khác vớiphương thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản mua sắm đồ dùng, trang thiết bị,phương tiện làm việc, sửa chữa và xây dựng nhỏ v.v
3.3.1.4 Nội dung, quy trình thực hiện dự toán chi thường xuyên
Trang 37Đối với chi thường xuyên, Kho bạc Nhà nước là nơi làm thủ tục chi trả và thanhtoán Việc cấp các khoản chi thường xuyên dưới các hình thức sau:
1 / Cấp tạm ứng.
a/ Đối tượng cấp tạm ứng:
- Chi hành chính;
- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn tài sản cố định chưa
đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng
b/ Mức cấp tạm ứng:
Mức cấp tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản chi theo đề nghị của đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước và phù hợp với tiến độ thực hiện Mức cấp tạm ứng tối đakhông vượt quá các nhóm mục chi trong dự toán ngân sách nhà nước được phân bổ
c/ Trình tự, thủ tục tạm ứng:
- Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước các hồ sơ, tài liệu liênquan đến từng khoản chi theo quy định kèm theo giấy rút dự toán ngân sách nhà nước(tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ giải quyết
và theo dõi khi thanh toán tạm ứng;
- Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu, nếu đủ điềukiện theo quy định thì cấp tạm ứng cho đơn vị
d/ Thanh toán tạm ứng:
Khi thanh toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm gửi đến Khobạc Nhà nước giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (phụ lục số 02), kèm theo các hồ sơ,chứng từ có liên có liên quan để Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán
- Trường hợp đủ điều kiện quy định, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toántạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước:
+ Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: căn cứ vào giấy đề nghị thanhtoán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phátthanh toán (số đã tạm ứng) và yêu cầu đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước đểcấp thanh toán bổ sung cho đơn vị (số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng);
+ Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn số đã cấp tạm ứng: căn cứ giấy đề nghị thanhtoán tạm ứng của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấpphát thanh toán (bằng số đề nghị thanh toán tạm ứng)
- Trường hợp số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán, các đơn vị sử dụng ngânsách nhà nước có thể thanh toán trong tháng sau, quí sau Tất cả các khoản đã tạm ứng đểchi theo dự toán ngân sách nhà nước đến hết ngày 31 tháng 12 chưa đủ thủ tục thanhtoán, được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên
độ ngân sách năm trước Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa đủthủ tục thanh toán, đơn vị phải đề nghị cơ quan tài chính đồng cấp xem xét cho chuyểntạm ứng sang năm sau Nếu không đề nghị hoặc đề nghị không được chấp thuận, thì Khobạc Nhà nước thu hồi tạm ứng bằng cách trừ vào mục chi tương ứng thuộc dự toán chingân sách năm sau của đơn vị Nếu dự toán chi ngân sách nhà nước năm sau không bố trímục chi tương ứng hoặc có bố trí, nhưng thấp hơn số phải thu hồi tạm ứng, Kho bạc Nhànước thông báo cho cơ quan tài chính biết và xử lý theo quyết định của cơ quan tài chính.Riêng khoản tạm ứng bằng tiền mặt đến cuối ngày 31 tháng 12 chưa chi hết phảinộp trả ngân sách nhà nước và hạch toán giảm chi ngân sách năm hiện hành, trừ cáckhoản phải chi theo chế độ, nhưng chưa chi như: tiền lương, phụ cấp lương, các khoảntrợ cấp cho các đối tượng theo chế độ và học bổng học sinh, sinh viên Để đảm bảo đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước có tiền mặt chi trong những ngày đầu năm, đơn vị sử
Trang 38dụng ngân sách nhà nước phải làm thủ tục với Kho bạc Nhà nước xin tạm ứng tiền mặtthuộc nguồn kinh phí ngân sách nhà nước năm sau
2 / Cấp thanh toán.
a/ Các khoản cấp thanh toán bao gồm:
- Lương, phụ cấp lương;
- Học bổng, sinh hoạt phí;
- Các khoản chi đủ điều kiện cấp thanh toán trực tiếp;
- Các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán tạm ứng
b/ Mức cấp thanh toán:
Mức cấp thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chi ngân sách nhà nước theo đềnghị của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Mức cấp thanh toán tối đa trong quí, nămkhông được vượt quá nhu cầu chi quý và dự toán ngân sách nhà nước năm được cơ quannhà nước có thẩm quyền phân bổ (bao gồm cả chi tạm ứng chưa được thu hồi)
c/ Trình tự, thủ tục cấp thanh toán:
- Khi có nhu cầu cấp phát thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửiKho bạc Nhà nước các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan theo chế độ quyđịnh;
- Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ;đối chiếu với dự toán ngân sách nhà nước được duyệt Trường hợp đủ điều thì thực hiệnthanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua đơn vị sửdụng ngân sách
3/ Tạm cấp kinh phí ngân sách nhà nước.
- Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ dựtoán ngân sách nhà nước chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hoặcphải điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định, Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhànước thực hiện tạm cấp kinh phí ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ chi sau:
+ Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
+ Chi nghiệp vụ và công vụ phí;
+ Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy, trừ các khoảnchi mua sắm thiết bị, sửa chữa;
+ Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới
- Căn cứ vào mức chi do cơ quan tài chính thông báo (bằng văn bản), Kho bạc Nhànước thực hiện tạm cấp kinh phí ngân sách nhà nước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhànước theo quy định Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không vượt quá mức chi bình quân 1tháng của năm trước
- Sau khi dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định, Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi số kinh phí tạmcấp bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng trong dự toán ngân sách nhà nước đượcphân bổ của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
4/ Chi ứng trước dự toán cho năm sau
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nướcthực hiện chi ứng trước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo quy nhưng tổng sốchi ứng trước dự toán chi ngân sách năm sau cho các cơ quan, đơn vị không vượt quá20% dự toán chi ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực tương ứng năm hiện hành đãđược giao hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách nhà nước đã thông báo cho cơ quan,đơn vị đó
Trang 39- Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi vốn ứng trước theo quyết định của Bộtrưởng Bộ Tài chính đối với ngân sách trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đối vớingân sách các cấp chính quyền địa phương.
5/ Kiểm soát và lưu giữ chứng từ tại Kho bạc Nhà nước.
- Đối với những khoản chi Kho bạc Nhà nước thanh toán trực tiếp: đơn vị sử dụngngân sách nhà nước phải gửi Kho bạc Nhà nước toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đểkiểm soát Kho bạc Nhà nước kiểm tra các hồ sơ, chứng từ, đóng dấu “Đã thanh toán” vàtrả lại đơn vị Kho bạc Nhà nước chỉ lưu dự toán ngân sách nhà nước được duyệt; bảngđăng ký biên chế - quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí; hợp đồng mua bán hàng hoá, thiết
bị, sửa chữa tài sản; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; quyết định chỉ định thầu;phiếu giá thanh toán; bảng kê thanh toán
- Đối với những khoản thanh toán tạm ứng:
+ Trường hợp thanh toán tạm ứng các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ, các đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước phải mang toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến Kho bạc Nhànước theo quy định để Kho bạc Nhà nước kiểm soát và lưu giữ chứng từ như trường hợpKho bạc Nhà nước thanh toán trực tiếp;
+ Trường hợp thanh toán tạm ứng đối với những khoản chi thường xuyên khác, cácđơn vị sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ vào chứng từ gốc của từng khoản chi để lập 2liên “bảng kê chứng từ thanh toán” (phụ lục số 01) gửi Kho bạc Nhà nước Kho bạc Nhànước kiểm tra, kiểm soát và lưu 01 liên bảng kê chứng từ thanh toán vào hồ sơ kế toán(kiểm soát chi) Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực,chính xác của bảng kê chứng từ thanh toán
3.3.1.5 Các biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên của tổ chức công trong quá trình thực hiện dự toán
Trong quá trình thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên của tổ chức công đòi hỏiphải tìm kiếm và áp dụng các biện pháp thích hợp Cụ thể là:
- Trên cơ sở dự toán chi thường xuyên đã được duyệt và các chính sách chế độ chingân sách hiện hành, cơ quan chức năng về quản lý chi ngân sách phải hướng dẫn mộtcách cụ thể, rõ ràng cho các ngành, các cấp, các đơn vị thi hành
- Tổ chức các hình thức cấp phát vốn thích hợp với sự thay đổi về cơ chế quản lý tàichính do những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nảy sinh Trên cơ sở đó
mà quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan liênquan đến các hình thức cấp phát đó nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thống nhất thựchiện Việc tổ chức cấp phát vốn ngân sách cho chi thường xuyên trong quá trình thựchiện dự toán cần phải quán triệt một yêu cầu gần như một nguyên tắc là: các khoản chithường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi cótính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn
vị sử dụng ngân sách Sao cho sự hình thành nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí đềuphải được hạch toán đúng, đủ chính xác và kịp thời Trên cơ sở đó mà đảm bảo chi việcquyết toán kinh phí và chi thường xuyên được nhanh, chính xác, đồng thời cung cấp cáctài liệu có tính chuẩn mực cao cho kiểm toán nhà nước xét duyệt các báo cáo quyết toánđó
- Cơ quan Tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho nhucầu chi thường xuyên từ nguồn vốn quỹ của Nhà nước để có được các biện pháp điềuchỉnh kịp thời nhằm thiết lập lại thế cân đổi mới trong quá trình thực hiện dự toán dựtoán
Các biện pháp điều chỉnh có thể diễn ra như sau:
Trang 40+ Trước hết, cố gắng khai thác tối đa các khoản thu thường xuyên để thoả mãn chocác nhu cầu chi thường xuyên theo dự toán đã được duyệt;
+ Trường hợp số thu thường xuyên đã được huy động một cách tối đa nhưng vẫnkhông đủ đảm bảo cho nhu cầu chi thường xuyên thì buộc phải cắt giảm số khoản chithường xuyên Những khoản bị cắt giảm đầu tiên sẽ là số dự kiến chi cho mua sắm tàisản, cho xây dựng nhỏ Nếu vẫn còn tiếp tục bị thâm hụt thì phải tiếp tục cắt giảm nhucầu chi của quản lý hành chính tại mỗi ngành, mỗi đơn vị
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị.Sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mứctiêu chuẩn hiện hành Nhờ đó mà góp phần nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả trongquản lý chi thường xuyên của tổ chức công Việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải đượctiến hành một cách liên tục và có hệ thống qua các hình thức khác nhau
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí chonhu cầu chi thường xuyên hình thức này do chính mỗi cán bộ có trách nhiệm kiểm soáttrước khi xuất quỹ của kho bạc nhà nước thực hiện
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo tàichính hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách Hình thức này do các cơ quan chứcnăng được nhà nước giao thẩm quyền thẩm định các báo cáo tài chính như: cơ quan tàichính và kho bạc nhà nước thực hiện Kiểm tra, giám sát theo định kỳ còn là trách nhiệmcủa cơ quan chủ quản cấp trên Với tư cách là đơn vị dự toán cấp trên, cơ quan chủ quảnphải xét duyệt các báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về số liệu đã duyệt quyết toán đó
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanhtra tài chính Hình thức này sẽ do các cơ quan chuyên trách của ngành hoặc của nhà nướcthực hiện, mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chính ởmột đơn vị nào đó
3.3.2 Tổ chức thực hiện dự toán chi không thường xuyên
Đối với chi không thường xuyên, hàng năm đơn vị được cấp trên phê duyệt một sốhoạt động chi lớn như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định, chi việcthực hiện tinh giản biên chế, chi nhiệm vụ đặc thù của đơn vị trước hết để được cấp cáckhoản chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc, đơn vị cần mở tàikhoản tại Kho bạc để tiếp nhận Đầu năm đơn vị phải gửi cho Kho bạc nơi giao dịch mộtbản kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm Nếu trong năm có nguồn đầu tư xây dựng
cơ bản được bổ sung thì đơn vị cần có quyết định mức cấp bổ sung do cơ quan có thẩmquyền phê duyệt nộp Kho bạc Tuy nhiên trong các khoản chi không thường xuyên thì chiđầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất
3.3.2.1 Tổ chức thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản
Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là công trình xây dựng liền với đất xây dựngcông trình Mỗi công trình xây dựng có một địa điểm xây dựng và chịu sự chi phối bởiđiều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu tư xâydựng công trình; nơi đầu tư xây dựng công trình cũng chính là nơi đưa công trình vàokhai thác sử dụng Sản phẩm xây dựng cơ bản chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng.Chính vì vậy, quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phải dựa vào dự toán chi phíđầu tư xây dựng công trình được xác định và phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư xâydựng công trình
Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục công trình,công trình có một thiết kế và dự toán riêng tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiệnđịa hình, địa chất, thuỷ văn, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu tư xây dựng công trình Vì