1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam

88 4,9K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Với tình hình trên, chúng tôi đã chọn đề tài này để phân tích: đưa ra khái niệm chung về thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại; khái niệm phân chia di sản thừa kế; những qui

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỖ THỊ VÂN GIANG

THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TRONG

PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

MÃ SỐ : 60 3830

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Công Lạc

HÀ NỘI - NĂM 2007

Trang 2

CHƯƠNG 1: Lý luËn chung vÒ thanh to¸n vµ ph©n chia di s¶n 1

1.3.1 Thiết lập khối di sản đƣợc phân chia 24

CHƯƠNG 2: Thanh to¸n vµ ph©n chia di s¶n thõa kÕ trong ph¸p luËt

Trang 3

2.2.1.1 Công bố di chúc 45 2.2.1.2 Họp mặt những người thừa kế 46 2.2.1.3 Người quản lý di sản và người phân chia di sản 47 2.2.2 Phân chia di sản theo di chúc 48 2.2.2.1 Các trường hợp phân chia di sản theo di chúc 48 2 2 2 2 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 49

2 3.1 Người thừa kế theo hàng thừa kế 52

2.3.3 Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới 54 2.3.4 Trường hợp có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế 55 2.3.5 Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung,

đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác

55

CHƯƠNG 3:Thực tiễn áp dụng, nguyên nhân và một số kiến nghị nhằm

hoàn thiện các qui định của pháp luật về thanh toán và phân chia di sản

3.1.4 Xác định di sản phân chia trong khối tài sản chung 72

3.2 Những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình giải quyết c¸c

tranh chÊp thanh to¸n vµ ph©n chia di s¶n

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

BLDS năm 1995 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 tại kỳ họp thứ 8 Khoá IX là một bước ngoặt của pháp luật dân sự Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của đất

nước, với nhiệm vụ “bảo vệ quyền, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng

và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” Tiếp đến tại kỳ họp thứ 7, khoá XI ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLDS năm 2005 Đây là BLDS đã quán triệt và kịp thời thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001; Xây dựng BLDS này là luật chung điều chỉnh các quan hệ xã hội được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự chịu trách nhiệm, tự thoả thuận giữa các chủ thể; hạn chế sự can thiệp mang tính hành chính của Nhà nước vào các quan hệ dân sự, tôn trọng và phát huy sự tự thoả thuận, tự định đoạt của các chủ thể

BLDS năm 2005 đã rút gọn từ 838 Điều của BLDS năm 1995 xuống còn

777 Điều và vẫn được chia thành bẩy phần Toàn bộ phần thứ tư của BLDS qui định riêng về Thừa kế gồm từ Chương XXII đến Chương XXV cộng với Chương XXXIII thừa kế quyền sử dụng đất, ngoài ra còn khoản 2- Điều 742 trong phần Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Điều 767 trong phần Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Vậy, có tất cả hơn 60 Điều luật qui định về thừa kế Tuy nhiên, khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế không chỉ áp dụng BLDS mà còn bị chi phối bởi nhiều các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực khác như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai…

Do vậy, một số qui định trong chế định Thừa kế đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các văn bản pháp luật đó và phù hợp với thực tế vì các tranh

Trang 6

chấp về thừa kế đang ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội

Riêng phần qui định về Thanh toán và phân chia di sản thừa kế đã có một số những điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng những phản ánh từ thực tiễn thi hành chế định này Thực tế các tranh chấp về thanh toán và phân chia di sản ít được các bên tranh chấp đưa ra Toà án nhân dân giải quyết mà thường các bên tự giải quyết bằng nhiều con đường hoà giải khác nhau: anh, chị, em, thuyết phục lẫn nhau; nhờ trưởng họ, hội đồng gia tộc đứng ra phân chia di sản hoặc các bên cùng ra Phòng công chứng Nhà nước viết Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế Theo kết quả khảo sát đối với những đối tượng, thành phần khác nhau về việc chia thừa kế cho thấy có 57% di sản được chia theo thoả thuận của các thừa kế, theo di chúc là 12,67%, theo luật tục là 16,92%, tại Toà án nhân dân là 10,77% Vậy, chỉ có những vụ phức tạp, thời điểm mở thừa kế quá lâu, người thừa kế thuộc hàng thứ nhất đã có người

đã chết các bên mới đưa đơn khởi kiện ra Tòa

Nhìn chung, việc giải quyết tranh chấp về thanh toán và phân chia di sản liên quan đến nhiều quan hệ dân sự khác như quan hệ mua, bán, tặng, cho, thế chấp, cầm cố, vay mượn trong một thời gian dài Các qui định về thanh toán và phân chia di sản có ảnh hưởng rất nhiều trong việc thực hiện, áp dụng

và giải quyết tranh chấp thừa kế

2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm về thừa kế không chỉ mang tính đạo đức truyền thống gia đình mà nó đã bị chi phối bởi kinh tế - lợi ích vật chất Hiện tượng tranh giành nhau tài sản giữa những người trong quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng trong gia đình ngày nay đang rất phổ biến, kéo theo việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Các hành vi này có thể

là hành động như đánh, giết lẫn nhau hoặc không hành động như để mặc tình thế nguy hiểm đến tính mạng của người để lại di sản hay nó có thể diễn ra

Trang 7

ra gây tình trạng án tồn đọng không thể giải quyết được tại Toà án các cấp bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan Tại các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực các việc liên quan đến lập di chúc, khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia di sản thừa kế, khước từ quyền thừa kế ngày một gia tăng Phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân các cấp khi tiếp nhận đơn yêu cầu của đương sự cũng phải rất thận trọng cho từng vụ việc vì rất có thể thông qua những yêu cầu đó các đương sự muốn lẩn tránh một trách nhiệm hay nhận quyền hưởng di sản không theo đúng qui định của pháp luật Còn tại các Toà

án nhân dân, việc thụ lý giải quyết một vụ án về tranh chấp di sản thừa kế dường như gặp rất nhiều khó khăn vì tính phức tạp của vụ việc đồng thời cũng do bởi các qui định của pháp luật về chế định Thừa kế còn rất chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu và cách giải quyết khác nhau giữa các toà Ví

dụ như có Toà án rất lúng túng trong việc giải quyết thanh toán phần công sức trông coi, duy trì, bảo quản di sản; hay như việc phân chia di sản theo hiện vật hay bằng giá trị tương đương nhưng xác định giá trị di sản vào thời điểm nào? Thời điểm phân chia di sản thì theo khung giá của Nhà nước hay theo giá thị trường…

Với việc chọn đề tài “Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt nam” chúng tôi nhận thấy đây là một trong những chế

định quan trọng trong các qui định về thừa kế của luật dân sự Việt Nam Việc làm rõ các khoản phải thanh toán, trách nhiệm người thanh toán, người được thanh toán, xác định khối di sản còn lại để giải quyết những tranh chấp về phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế là rất cần thiết

Từ trước đến nay, thừa kế luôn là một trong những đề tài được các nhà nghiên cứu luật học quan tâm và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu Đã có rất nhiều luật văn thạc sỹ, Luật án tiến sĩ tập chung vào các chế định về thừa kế

như đề tài " Những qui định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt

Nam" của Thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn, " Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân

sự Việt Nam" của Thạc sỹ Đinh Duy Thanh, Luật án tiến sĩ có " Thừa kế theo

Trang 8

pháp luật của công dân Việt nam theo qui định của pháp luật từ năm 1945 đến nay" của Tiến sĩ Phùng Trung Tập, " Thừa kế theo di chúc theo qui định của Bộ Luật Dân Sự Việt Nam" của Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết Tuy nhiên, chế

định Thanh toán và phân chia di sản dường như vẫn đang còn bỏ ngỏ, có rất ít công trình nghiên cứu làm sáng tỏ chế định trên theo qui định của pháp luật Việt Nam, ngoài cuốn sách "Bình luận khoa học về Thừa kế" của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện

Với tình hình trên, chúng tôi đã chọn đề tài này để phân tích: đưa ra khái niệm chung về thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại; khái niệm phân chia di sản thừa kế; những qui định của pháp luật về thanh toán nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản; quyền và nghĩa vụ của người lĩnh trách nhiệm thanh toán thay thế người đã chết; làm rõ khối di sản còn lại sau khi đã thực hiện việc thanh toán để phân chia di sản; tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về thanh toán và phân chia di sản; từ đó tìm

ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về chế định này

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Theo tư tưởng triết học Mác- Lênin, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu điển hình:

- Phương pháp so sánh: Đặt các qui định của pháp luật về thanh toán và phân chia di sản thừa kế so sánh với các qui định về thừa kế khác trong Bộ luật dân sự, các qui định tương đương trong quá trình phát triển chế định Thừa kế của pháp luật dân sự Việt Nam, các bộ luật dân sự của các nước trên thế giới

- Phương pháp phân tích: Phân tích qua lại trong mối quan hệ biện chứng với những yếu tố tác động cả mặt tốt lẫn mặt hạn chế của vấn đề

- Phương pháp tổng hợp: Rút ra những nhận định mang tính logíc và cố gắng tạo ra được sự thuyết phục cho đề tài

Trang 9

Với những phương pháp cơ bản trên, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ có được

sự nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và mang tính logíc cao

4 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Bố cục của Luận văn được chia như sau:

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về thanh toán và phân chia di sản thừa kế

CHƯƠNG 2: Chế định thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam

CHƯƠNG 3:Thực tiễn áp dụng, nguyên nhân và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật về thanh toán và phân chia di sản thừa kế

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN VÀ

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

1 QUYỀN THỪA KẾ VÀ DI SẢN THỪA KẾ

1.1.1 Quyền thừa kế :

Chế độ tư hữu ra đời kèm theo đó là sự phân hoá giai cấp trong xã hội Nhà nước và pháp luật ra đời không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà là sản phẩm tất yếu của tiền đề trên Quyền tư hữu đối với công cụ sản xuất và các sản phẩm do thành quả trong quá trình lao động, chiếm hữu, bóc lột… mà con người có được dần dần được Nhà nước và pháp luật bảo vệ Chế định quyền

sở hữu phát triển theo năm tháng đã góp phần bảo vệ thành quả lao động của mỗi cá nhân trong quá trình sống tồn tại và phát triển trong xã hội

Một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu là thừa kế Từ điển

Tiếng việt định nghĩa “ Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho” Nói cách khác, thừa kế là một chế định pháp lý nhằm đẳm bảo sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống Chế định pháp lý này rất cần thiết và quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu, bảo toàn và gia tăng của cải cho xã hội Nếu sau khi chết chủ sở hữu tài sản biết được rằng khối di sản của mình sẽ được chuyển dịch sang cho chính con cháu, người thân của mình thì

sẽ kích thích sự năng động trong việc phát triển khối tài sản lúc mình còn sống và như vậy sẽ gián tiếp làm gia tăng của cải cho xã hội

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan

hệ sở hữu và phát triển với sự phát triển của xã hội loài người Nhà nước xuất hiện, bằng công cụ pháp luật, Nhà nước ghi nhận, điều chỉnh và đảm bảo thực hiện các quan hệ xã hội theo ý chí của mình trong đó có quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể Thừa kế là một chế định pháp luật, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự do luật

Trang 11

định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Quyền thừa kế là chế định pháp luật bảo hộ quyền của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trong việc chuyển dịch tài sản để lại sau khi họ chết cho những người còn sống, quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Các hình thức chuyển dịch di sản của một người đã chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật là những cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản Như vậy quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu và có những đặc điểm sau:

- Quyền thừa kế là phương thức kế thừa quyền sở hữu tài sản của người chết Do đó quyền thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu

- Quyền thừa kế chỉ có hiệu lực sau khi người để lại di sản chết và tài sản của người đó vẫn còn

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là công cụ duy trì và bảo vệ chế độ

tư hữu về tài sản;

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều phản ánh trình độ phát triển kinh tế

- xã hội của chế độ trong xã hội có giai cấp

Trong xã hội phong kiến, gia đình Việt Nam theo truyền thống phụ hệ,

do vậy, khối tài sản do các thành viên trong gia đình tạo ra không những để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày mà còn để tích luỹ dịch chuyển cho các thế

hệ sau Sự bất bình đẳng trong quan hệ thừa kế phong kiến diễn ra do mục đích bảo tồn những quan niệm chuẩn mực đạo đức như thờ cúng tổ tiên, quyền và nghĩa vụ của người con trưởng, cháu đích tôn trong nội tộc Quyền thừa kế của người vợ trong gia đình bị trói buộc theo thuyết “Tam tòng” và còn bị các quan hệ nội tộc phía nhà chồng làm cho mờ nhạt

Đến giai đoạn hiện nay, quan hệ hôn nhân được coi trọng theo nguyên tắc

vợ chồng bình đẳng trong việc để lại di sản và quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước Quyền thừa kế còn đảm bảo cho công dân có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản, không phân biệt giới tính, già trẻ, có năng

Trang 12

lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự, Điều 634 BLDS

năm 2005: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho

người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” Các qui

định pháp luật về thừa kế của nhà nước ta không những đảm bảo quyền tự do

cá nhân trong việc thể hiện ý chí của mình mà còn kết hợp hài hoà với những truyền thống tốt đẹp trong trong quan hệ gia đình, trong dòng tộc

1.1.2 Di sản thừa kế

Trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển Nhà nước và pháp luật, chế định thừa kế thường được các Nhà nước từ thời cổ đại đều đặc biệt quan tâm Tuy bản chất của mỗi Nhà nước khác nhau, ví dụ như Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến…nhưng đều có quan niệm chung là di sản thừa kế là những gì thuộc về quyền sở hữu hợp pháp của người chết Tuy nhiên, nếu trong nhà nước chủ nô, bản chất của nhà nước là chế độ chiếm hữu nô lệ thì nô lệ được coi như là một loại tài sản và do vậy “người” nô lệ cũng bị coi là di sản được

để lại thừa kế Một trong những tài sản có giá trị nhất trong mọi thời đại đó là đất đai, đây là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với các hình thái nhà nước khác nhau Do vậy pháp luật các Nhà nước đều điều chính tương đối chặt chẽ về vấn đề đất đai đặc biệt trong Nhà nước phong kiến Ở Việt Nam, dưới triều Lê, Điền thổ là vấn đề được đặt lên hàng đầu Theo GS Vũ Văn Mẫu viết trong cuốn Hồng Đức Thiện chính thư [Sài

Gòn, 1959, tr 15] thì “điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng

nông, chỉ có điền thổ mới được coi là yếu tố chính yếu, các động sản khác chỉ

là những vật có ít giá trị” Do vậy, trong Quốc triều hình luật, các qui định về

thừa kế không nhiều vì một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu về ruộng đất là thừa kế nên các Điều 374, 375, 376 và Điều 390 qui định về thừa

kế nằm trong chương Điền sản Luật phong kiến Tây Âu thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của các chủ thể như quyền sở hữu của công xã, quyền sở hữu

của tư nhân, Luật ghi nhận “ Không đất nào là đất không có chủ” Tuy nhiên,

Trang 13

chế độ phong kiến chỉ thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của quý tộc phong kiến và đó là đặc quyền của họ

Đến Nhà nước tư sản, khi sự phát triển của lực lượng sản xuất là những công cụ máy móc thay sức lao động của con người, của cải làm ra nhiều hơn thúc đẩy thông thương buôn bán thì tài sản quí giá của con người không chỉ là đất đai, sự giầu có của các thương nhân không chỉ được đánh giá thông qua

họ sở hữu bao nhiêu m2 đất mà đánh giá qua việc họ chiếm được bao nhiêu

cổ phiếu trong các tập đoàn kinh tế Di sản để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì áp bức bóc lột.

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển tự do cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin tin học, tài sản không chỉ đơn thuần là những gì nhìn thấy, hay sờ thấy ngay được, hay nói cách khác không chỉ đơn thuần là những

gì hiện hữu có tại thời điểm hiện tại mà còn là những gì sẽ có và sẽ được hình thành trong tương lai ví dụ như : Lợi tức; các quyền ưu tiên; quyền lựa chọn; các tài khoản mở tại ngân hàng; các chứng chỉ tiền gửi; các văn bằng sáng chế; các tác phẩm văn học; tên thương hiệu; các bất động sản được hình thành trong tương lai Tất cả chính là tài sản và đương nhiên cũng là di sản khi chủ

sở hữu của chúng qua đời

Pháp luật Việt Nam trong tiến trình phát triển chế định thừa kế cũng đưa

ra khái niệm di sản là gì Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chính xác tài sản người chết để lại thừa kế bao gồm những gì, ở đâu, trị giá bao nhiêu để giải quyết tốt các tranh chấp về thừa kế, phân chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế, xác định di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản để tặng cho

Như chúng ta đã biết sau năm 1945 với Sắc lệnh 97-SL ngày 22 -5-1950 của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh chưa có quy định cụ thể về di sản thừa kế nhưng bước đầu những qui định cơ bản của Sắc lệnh đã gián tiếp đề cập di sản thừa kế của một người sau khi chết bao gồm tài sản mà không bao gồm

Trang 14

nghĩa vụ tài sản của người đó với người khác Đến khi Thông tư số 594/NCPL ngày 27-8-1968 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế được ban hành, vấn đề di sản thừa kế bước đầu được hướng dẫn xác định như sau:

“ Di sản thừa kế bao gồm không những quyền sở hữu cá nhân về những

tài sản mà người chết đó để lại mà còn gồm cả những quyền tài sản và nghĩa

vụ tài sản phát sinh do quan hệ hợp đồng hoặc do việc gây thiệt hại mà người chết đó để lại”

Như vậy, di sản theo Thông tư này không chỉ bao gồm những tài sản, quyền tài sản mà còn bao gồm nghĩa vụ tài sản của một người đã chết được chuyển cho người thừa kế hợp pháp

Ngày 24-7-1981 Toà án nhân dân tối cao đã ra Thông tư số 81/TATC hướng dẫn toà án các cấp trong việc xét xử các tranh chấp về không đồng bộ của pháp luật dân sự thời điểm đó Thông tư này hướng dẫn:

“ Di sản thừa kế bao gồm:

- Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế và thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ

- Các quyền về tài sản mà người để thừa kế được hưởng theo quan hệ hợp đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại

- Các nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế phát sinh do quan hệ hợp đồng, do việc gây thiệt hại hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

Hoàn cảnh ra đời của Thông tư là trước đó ít lâu, Nhà nước vừa ban hành Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam thống nhất và xã hội chủ nghĩa (Hiến pháp năm 1980) với nền tảng kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được tập trung hầu hết trong tay Nhà nước và Hợp tác xã Vì thế đối tượng của sở hữu của công dân chủ yếu là những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất Sở hữu của công dân bị giới hạn ở “ những công cụ sản xuất trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ”(Điều

Trang 15

khuôn khổ những tài sản mà pháp luật qui định công dân có quyền sở hữu Mặt khác, khi một người đã chết đi không chỉ để lại các tài sản thuộc quyền

sở hữu của mình mà còn để lại các quyền về tài sản như quyền đòi nợ từ hợp đồng cho vay, quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng hoặc các nghĩa vụ tài sản như một khoản nợ phải trả, một khoản bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng chưa thực hiện Trong khi đó, về mặt lập pháp, chúng ta lại chưa có văn bản nào qui định cụ thể khái niệm và phân loại tài sản

Pháp lệnh Thừa kế được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 30-8-1991

đã được coi là vản bản có giá trị pháp lý cao nhất, qui định toàn diện và đầy

đủ nhất về thừa kế tại Điều 4- khoản 1 qui định: “Di sản bao gồm tài sản

riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp." Đây là văn bản dưới luật

nên phải triệt để tuân thủ Hiến pháp và luật Hiến pháp năm 1980 và Luật đất đai 1988 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và chưa qui định việc Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ổn định lâu dài nên quyền sử dụng đất cũng chưa được quy định là di sản thừa kế Tuy nhiên, vào thời điểm này, Nhà nước ta đã bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nên quyền sở hữu công dân theo chủ trương chung cũng được mở rộng đối với cả tư liệu sản xuất nhất định

Theo qui định trên, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại không thuộc

di sản thừa kế Điểm này xuất phát từ thực tế xã hội là đại đa số người dân Việt Nam đều quan niệm trước khi nhắm mắt xuôi tay luôn cố gắng trang trải

nợ nần những chi phí liên quan đến bản thân mình, kể cả dành một chút cho việc ma chay cho chính mình để khỏi phải phiền luỵ đến con cái Hơn nữa, mỗi người khi còn sống đều nghĩ đến trách nhiệm, bổn phận tạo dựng tài sản

để nâng cao cuộc sống cho chính bản thân sau đó yên tâm để lại thừa kế cho con cháu, còn việc để lại nghĩa vụ về tài sản là việc ngoài ý muốn Nếu có xẩy

Trang 16

ra thì đã được đảm bảo bằng phần di sản hoặc phân chia theo kỷ phần thừa kế

mà mỗi người thừa kế nhận được

Sự ra đời Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và BLDS năm 1995 đã tập trung điều chỉnh đầy đủ, chặt chẽ các quan hệ dân sự trong điều kiện xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Điều

637 BLDS năm 1995 đã quy định đầy đủ, ngắn gọn, súc tích hơn về di sản:

-“1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của

người chết trong tài sản chung với người khác

-2- Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo qui định ” và tại Điều 172 qui định về tài sản: “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản” Quyền sử

dụng đất cũng là di sản thừa kế và được để lại theo quy định riêng được qui định trong phần khác của BLDS Quy định này phù hợp với chính sách đổi mới về quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước trong những năm qua Tuy nhiên, việc khẳng định quyền sử dụng đất thuộc di sản thừa kế đã có những hạn chế nhất định Nếu quyền sử dụng đất được để lại thừa kế thì những quyền về tài sản khác có được coi là di sản không Chính vì qui định chưa rõ này mà trong thời gian qua đã có những cách hiểu nhau về di sản, gây khó khăn trong áp dụng

Đến BLDS năm 2005, Điều 634 đã bỏ khoản 2 và chỉ giữ lại qui

định:“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người

chết trong tài sản chung với người khác” Qui định như vậy đã mở rộng khái

niệm tài sản Quyền sử dụng đất được coi gần như tài sản sở hữu vì người có quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi (Điều 106 Luật đất đai năm 2004) và quyền

sử dụng đất đã được khằng định là một tài sản tại Điều 174 BLDS qui định về

Trang 17

xây dựng gắn liền với đất đai Khác với qui định về di sản trong BLDS năm

2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 1600 của Bộ

luật Dân sự và thương mại Thái Lan lại chỉ rõ di sản là: “ Tuỳ thuộc vào

những qui định của bộ luật này, tài sản của một người đã chết bao gồm mọi loại tài sản của người đó, cũng như các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đó, trừ những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà theo qui định của pháp luật hoặc theo tính chất của chúng hoàn toàn mang tính cá nhân đối với người chết.” Đây là một điều chúng ta nên so sánh và nghiên cứu Theo

chúng tôi, điểm đáng lưu ý tại qui định là nghĩa vụ của người chết cũng được coi là di sản Đây chính là một trong nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của những người được hưởng quyền thừa kế Chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam không chỉ rõ nghĩa vụ của người chết để lại là di sản nhưng những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ này kể từ thời điểm mở thừa kế, Điều

636 BLDS năm 2005 qui định: “ Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người

thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”

Tóm lại theo qui định của pháp luật Việt Nam, kể từ thời điểm mở thừa kế, người đã chết để lại di sản gồm các tài sản, quyền tài sản và trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản sau:

- Di sản là tài sản thuộc sở hữu của người chết như các tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc, nhà ở, vốn cổ phần, tư liệu sản xuất mà người đó đã sử dụng

để tiến hành sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hoặc góp vốn vào công ty

- Di sản gồm phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác: phần tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc mua chung với người khác, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng

- Quyền sở hữu về những hiện vật và tiền sẵn có của người để lại di sản trước khi chết, quyền tài sản phát sinh từ quan hệ hợp đồng, hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống Ví dụ, quyền đòi tiền làm thuê chưa

Trang 18

trả hết, quyền đồi bồi thường thiệt hại, quyền đòi lại tiền cho vay cả gốc và lãi

- Di sản còn gồm cả quyền tài sản phát sinh sau khi người quá cố chết và

do sự kiện chết đó Ví dụ, tiền đòi bồi thường tai nạn giao thông do lỗi của người gây tai nạn, hành khách khi mua vé đi các phương tiện vận tải mà xẩy

ra tai nạn, thì số tiền bồi thường về bảo hiểm thuộc di sản của hành khách đó Trong hợp đồng bảo hiềm tính mạnh (bảo hiểm nhân thọ), nếu không nói rõ ai

sẽ được hưởng hoặc không nói là người thừa kế sẽ được hưởng tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện chết, thì số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm trả thuộc di sản của người mua bảo hiểm sau khi người này chết

- Các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng hay do việc người chết đã gây thiệt hại cho người khác khi còn sống.Ví dụ, nghĩa vụ trả những món nợ

mà người chết đã vay khi còn sống, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà người chết đã gây ra cho người khác khi còn sống

Di sản không bao gồm những quyền tài sản và nghĩa vụ tài gắn với nhân thân người để lại di sản Ví dụ, Quyền được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp thương tật những quyền tài sản và nghĩa vụ này chấm dứt khi người để lại di sản chết và không chuyển cho những người thừa kế Trong trường hợp những quyền và nghĩa vụ này khi còn sống người để lại di sản chưa được lĩnh hoặc chưa thanh toán hết thì đến thời điểm người đó chết sẽ được gộp vào khối di sản

Trang 19

luật hoặc chỉ chia theo di chúc không cho phép một phần di sản được chia theo di chúc, một phần di sản được chia theo pháp luật Thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật có sự khác nhau về chủ thể được thừa kế, căn cứ để chia di sản, cách thức phân chia di sản và phần di sản người thừa kế được hưởng 1.1.3.1 Thừa kế theo di chúc:

Điều 646 BLDS năm 2005 qui định: “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá

nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” do vậy, di

chúc có thể được pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận, hoặc chỉ thừa nhận một phần tuỳ thuộc vào điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật qui định Về hình thức, di chúc được chia thành hai loại: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng Trường hợp một người không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng, tuy nhiên pháp luật đòi hỏi phải có ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, thì di chúc mới được coi là hợp pháp Sau 3 tháng, kể từ thời điểm có di chúc miệng mà người để lại di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ (Khoản 2- Điều 651, BLDS năm 2005) Di chúc bằng văn bản bao gồm 4 loại: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

Di chúc có công chứng hoặc chứng thực Dù là di chúc bằng văn bản hay bằng miệng, người lập di chúc phải thoả mãn các điều kiện qui định tại Điều

652 BLDS năm 2005:

“1 Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không

bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật ”

Xuất phát từ sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, nên dù di chúc đã được lập nhưng người lập di chúc vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế huỷ bỏ di chúc bất cứ lúc nào (Điều 662) Tuy nhiên, đối với di chúc

Trang 20

chung vợ chồng thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ phải được sự đồng

ý của người kia, nếu một bên đã chết thì người còn sống chỉ có quyền sửa đổi,

bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình

Thực chất di chúc là giao dịch dân sự một bên, người có tài sản quyết định chuyển giao không có đền bù một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hay nhiều người khác mà không cần biết đến ý chí của người thụ hưởng việc chuyển giao đó Do vậy, di chúc hợp pháp chỉ có hiệu lực khi người để lại di chúc chết và kể từ thời điểm mở thừa kế, việc chuyển giao tài sản mới bắt đầu được thực hiện theo trình từ do pháp luật qui định

Người được thừa kế theo di chúc là bất kỳ chủ thể nào: cá nhân, tổ chức với điều kiện vẫn đang hoạt động tại thời điểm mở thừa kế Pháp luật không giới hạn phạm vi các mối quan hệ giữa người để lại di chúc với người được di chúc là quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ tại sản Tuy nhiên, pháp luật có giới hạn quyền của người lập di chúc đối với những trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của chúc 1.1.3.2 Thừa kế theo pháp luật:

Điều 674 BLDS năm 2005 qui định : “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế

theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định.” Thừa

kế theo pháp luật chỉ phát sinh khi xẩy ra các tình huống sau: không có di chúc; một phần hoặc toàn bộ di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan

tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật

Người được hưởng thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân và được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên phân theo hàng thừa kế

Trang 21

tồn trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người nhằm củng cố

cơ sở vật chất của mối quan hệ gia đình - nền tảng của mọi xã hội

1.2.THANH TOÁN DI SẢN

Xã hội bất cứ dưới hình thức nào, là gì thì nó là sự tác động lẫn nhau giữa người với người, điều này chỉ cho chúng ta thấy rằng xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người Mặt khác xã hội bao giờ cũng được định dạng thông qua hành vi xử sự của con người hiện hữu, sự điều chỉnh của pháp luật thực chất là điều chỉnh hành vi của các chủ thể còn sống

để hướng cho các hành vi ấy có sự chuẩn mực Do đó nếu một người đang sống, đang bị ràng buộc bởi các mối quan xã hội mà chính nhờ vào các mối quan hệ xã hội này họ tồn tại và phát triển thì khi chết đi không có nghĩa các mối quan hệ này đương nhiên chấm dứt Nó cần phải được giải quyết một cách có trật tự và trọn vẹn để đảm bảo người đã chết được hưởng sự ra đi thanh thản, đúng truyền thống đạo lý, đảm bảo các quyền và lợi ích mà người chết đương nhiên được hưởng nhưng sẽ là phần di sản để những người thừa

kế có quyền thừa kế, đảm bảo các nghĩa vụ phải thanh toán mà khi còn sống người đã chết phải thực hiện và hơn tất cả đảm bảo trật tự xã hội duy trì sự tồn tại và phát triển cho những mối quan hệ xã hội mà người chết đó đã từng tham gia Kể từ thời điểm mở thừa kế, dù thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc, di sản được chuyển sang cho cho các thừa kế và chính họ sẽ là những

người thay thế người đã chết giải quyết các mối quan hệ này

Thanh toán di sản là nghĩa vụ về tài sản mà những người có quyền hưởng

di sản phải có trách nhiệm thực hiện thay cho người để lại di sản những khoản

nợ của di sản mà nếu còn sống họ phải có nghĩa vụ thực hiện

Trang 22

- Thứ nhất, toàn bộ khối di sản để lại lớn hơn số nợ phải trả, lúc này các thừa kế có thể hy vọng sau khi thanh toán hết các khoản nợ, phần di sản còn lại sẽ được phân chia

- Thứ hai, toàn bộ khối di sản để lại vừa đủ để thanh toán các khoản

nợ và sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thì không còn lại cái gì cho những người thừa kế

- Thứ ba, toàn bộ khối di sản không đủ để trả nợ Đến trường hợp này pháp luật bắt buộc phải điều chỉnh để giải quyết những tranh chấp phát sinh khi các chủ nợ đòi nợ và thực tế đó là những khoản nợ không có khả năng thanh toán

Trong luật cổ Việt Nam, tất cả các khoản nợ nần đều do người chủ gia đình gánh chịu nếu cha chết thì hỏi mẹ; nếu mẹ chết thì hỏi cha; nếu cả cha,

mẹ đều đã chết thì các chủ nợ của cha, mẹ hỏi đến con, cháu và lúc này con,

cháu phải thực hiện đúng giáo điều của đạo đức phong kiến "phụ trái tử

hoàn" tức là phải chịu trách nhiệm trả tất cả các khoản nợ nần do cha mẹ để

lại một cách vô hạn Trong gia đình, vợ - chồng phải đảm bảo trả nợ với tất cả

những gì mình có trong tay Với tư cách là người thừa kế của chồng(vợ) đã

chết, người vợ (chồng) còn sống có nghĩa vụ trả nợ di sản một cách vô hạn - ultra vies successionis – [trích - Bình luận KH về TK - Nguyễn Ngọc Điện, tr

430] Trường hợp vợ - chồng chết mà không có con chung, pháp luật thời nhà

Lê qui định đối với những nợ nần mà cả hai vợ chồng cùng nợ thì lấy tài sản chung ra để trả, nếu vẫn không đủ thì số nợ ấy được chia làm hai, nợ của chồng thì lấy tài sản của chồng để trả, nợ của vợ thì lấy tài sản của vợ để trả,

họ hàng cha, mẹ, anh chị em không phải liên đới chịu trách nhiệm

Pháp luật cận đại, để duy trì lợi ích của giai cấp thống trị gồm các địa chủ đồng thời là các chủ nợ của nhiều di sản, nên qui tắc của luật cổ và phạm vi nghĩa vụ của vợ chồng vẫn được đem ra áp dụng Điều 374 BLDS Bắc và Điều 379 BLDS Trung qui định rằng trong trường hợp có nhiều con thì những người này phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn trong việc trả nợ di sản

Trang 23

Người trả nợ nhiều có thể kiện đòi người trả nợ ít hoàn trả cho mình phần chi trả vượt mức Như vậy không có nguyên tắc phân chia nghĩa vụ nhưng tồn tại nguyên tắc đóng góp theo tỷ lệ Án lệ Nam kỳ lại thừa nhận nguyên tắc phân chia nợ và nếu người thừa kế tự nguyện trả nợ vượt quá phần mình phải gánh chịu thì giải pháp là họ phải thương lượng với những người thừa kế khác về mức đóng góp còn pháp luật không có qui định rõ trường hợp này

Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972 cũng quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Nhưng dù là thừa kế theo hình thức nào thì tất cả những người thừa kế phải cùng nhau gánh chịu những công

nợ của di sản tùy theo kỷ phần của mỗi người được hưởng, chỉ trừ khi người đó

từ chối nhận di sản, đây là trách nhiệm liên đới giữa những người thừa kế Tuy nhiên, các thừa kế chỉ phải thanh toán công nợ của di sản tới giới hạn kỷ phần được hưởng mà thôi Nếu có một người thừa kế được chia một bất động sản được dùng để bảo đảm thực hiện một món nợ mà phải trả quá tỷ lệ đúng ra phải chịu thì

có quyền yêu cầu những người thừa kế khác thanh toán lại cho mình phần phải trả vượt quá đó (Đ558 đến Đ560 - BLDS Sài gòn 1972)

BLDS năm 2005 Việt Nam qui định kể từ thời điểm mở thừa kế người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đồng thời phải gánh chịu nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Nếu di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện dựa trên sự thoả thuận của những người thừa kế Nếu di sản đã được phân chia thì mỗi người thực hiện phần nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần mà mình được hưởng Nhưng dù di sản đã được phân chia hay chưa thì những người thừa kế cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi khối di sản để lại Tuy nhiên pháp luật cũng qui định cho những người thừa kế có thể cùng thoả thuận chi trả vượt mức, tức là họ sẽ dùng tài

sản riêng của mình để thanh toán món nợ di sản do người chết để lại Trong

trường hợp không có thoả thuận nhưng một trong những người thừa kế đã đứng ra thanh toán vượt mức kỷ phần mình được nhận thì BLDS Việt Nam

Trang 24

hiện nay cũng chưa có qui định nào qui định họ có quyền kiện đòi các thừa kế

khác thanh toán phần vượt mức

Vậy, nếu các khoản nợ di sản lớn hơn tài sản có thuộc di sản thì khoản

nợ nào được ưu tiên giải quyết trước?

Trong chế độ kinh tế thuần nông, đa số các khoản nợ nhằm đáp ứng các nhu cầu sống còn của con người cũng như nhu cầu sống của gia đình Sản xuất được quan niệm trước hết là nuôi sống gia đình chứ không phải là một khâu của lưu thông hàng hoá Các khoản nợ thường là tiền thuê mướn, tô tức đến hạn mà không trả được do mùa màng thất bát, cái chết của người chủ gia đình cũng là một khoản nợ khi chi phí mai táng và ma chay vượt mức khả năng đảm đương của khối tài sản có trong gia đình Thế nên dẫn đến cái nợ truyền từ đời này đến đời khác không đời nào trả được, thân phận con người

đã thấp bé lại càng thấp bé vì cha làm thuê trả nợ lại đến con đến cháu bỏ

công sức ra làm thuê nhưng vẫn không trả được nợ

Ngày nay, do nhu cầu hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các khoản nợ lớn không đơn thuần là để phục vụ cho nhu cầu của gia đình mà chủ yếu là những khoản đầu tư cho sản xuất kinh doanh Hành động của mỗi cá nhân trong giao dịch liên quan đến tài sản chủ yếu phục vụ cho mục đích của riêng họ, hơn nữa cấu trúc gia đình hiện đại đã mang đến sự bình đẳng giữa

vợ và chồng, còn trong mối quan hệ huyết thống là các quyền và nghĩa vụ tương hỗ giữa cha, mẹ và con Theo qui định của BLDS Việt Nam hiện hành thì nợ di sản có thể chia thành hai loại:

- Các khoản nợ do người chết để lại : Đây là những khoản phát sinh trước khi có sự kiện chết của người để lại di sản mà nếu còn sống, bắt buộc chính họ phải thanh toán, bao gồm: tiền cấp dưỡng còn thiếu; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các món nợ khác đối với nhà nước; tiền phạt; các khoản nợ đối với các tổ chức; cá nhân

Trang 25

- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến thừa kế: Đây là khoản phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế Mặc dù người đã chết không thể giao kết những khoản chi phí này nhưng do có mối liên hệ chặt chẽ đến di sản để lại cho nên nó được coi là khoản nợ di sản chứ không phải của riêng người thừa

kế nào Các khoản chi phí bao gồm:

- Chi phí mai táng: có thể tính theo tục lệ chi phí cho tang lễ, chôn cất,

ma chay và cả chi phí cúng viếng trong thời kỳ chịu tang;

- Chi phí cho việc bảo quản di sản: Có thể tính đến cả chi phí cho việc lập danh mục di sản, chi phí kiện đòi tài sản Những chi phí phát sinh như làm mới, sữa chữa, nâng cấp không có liên quan gì đến việc chuyển giao di sản, do vậy những chi phí này không được tính vào khối

sẽ chấp nhận nhận nợ theo tỷ lệ Đối với những chủ nợ như đã nhận thế chấp, cầm cố thì họ được ưu tiên thanh toán nợ nhờ vào việc bán đấu giá hay bán được tài sản đã được dùng để thế chấp, cầm cố trên cơ sở hợp đồng thế chấp, cầm cố đã được giao kết với người đã chết Nếu đã sử dụng biện pháp trên mà vẫn không trả hết nợ thì họ tiếp tục là những người xếp hàng ngang như với các chủ nợ khác Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn A chết để lại khối di sản là 300 triệu đồng gồm 01 căn

hộ chung cư, 05 sổ tiết kiệm Thanh toán chi phí mai táng hết 10 triệu đồng Các khoản nợ còn lại bao gồm:

- Nợ ngân hàng bằng thế chấp nhà : 200 triệu đồng

- Nợ ông B : 70 triệu đồng

- Các khoản nợ khác : 100 triệu đồng

Trang 26

Theo giao kết trong hợp đồng thế chấp, Ngân hàng bán đấu giá tài sản thế chấp để thanh toán được 130 triệu đồng còn nợ 70 triệu đồng

Di sản còn lại là : 300 triệu - ( 130 triệu + 10 triệu ) = 160 triệu đồng

Số nợ còn lại là : 70 triệu + 70 triệu + 100 triệu = 240 triệu đồng

Vậy tỷ lệ trả nợ như sau:

Trả nợ ngân hàng = 70 triệu/ 240 triệu x 160 triệu = 46,6 triệu đồng Trả nợ ông B = 70 triệu/ 240 triệu x 160 triệu = 46,6 triệu đồng Trả nợ khác = 100 triệu/ 240 triệu x 160 triệu = 66,6 triệu đồngTrên thực tế, các chủ nợ thường không đến đòi nợ cùng một lúc cho nên giải pháp thứ hai là, những khoản nợ nào đã đến hạn thì được ưu tiên thanh toán trước; tiếp đến chủ nợ nào có yêu cầu thanh toán nợ trước thì sẽ được thanh toán trước, chủ nợ nào yêu cầu sau nếu di sản không còn đủ để thực hiện nghĩa vụ thì coi như họ mất khả năng được thanh toán

Trong trường hợp người để lại di sản có di chúc và trong di chúc có di tặng dù là di tặng một vật đặc định hay một vật cùng loại, thì trong trường hợp di sản chưa chia, họ chỉ được nhận phần được di tặng khi nào đã thanh toán hết các khoản nợ của di sản, trong trường hợp di sản không đủ để thanh toán thì vật được di tặng cũng được dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ Như vậy, có thể coi người được di tặng là một chủ nợ của di sản nhưng họ thực hiện quyền chủ nợ của mình sau tất cả các chủ nợ khác BLDS Việt Nam hiện hành không qui định trong trường hợp nếu đã thực hiện việc chuyển giao di sản là vật cho người được di tặng nhưng sau đó mới phát hiện còn có những khoản nợ di sản chưa được thanh toán trong khi phần

di sản còn lại của những người hưởng di sản không đủ để trả nợ thì có được truy tìm lại di sản đã được di tặng hay không

1.2.2 Trách nhiệm đối với nghĩa vụ thanh toán nợ di sản

Trong Luật cổ và tục lệ, nghĩa vụ của người thừa kế đối với các khoản

nợ của di sản được xác định tuỳ theo vị trí của người này trong mối quan hệ đạo đức với người có di sản nhưng đều trên nguyên tắc chung là người nắm

Trang 27

người thứ ba Người đứng đầu này thường là người chủ gia đình Nếu hai vợ chồng cùng tạo lập tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì khi cha chết, mẹ còn sống trả tất cả các khoản nợ của gia đình, nếu cả cha và mẹ đều đã chết thì con trai trưởng và các con khác đóng vai trò người phải trả nợ Người chủ

nợ khi muốn đòi nợ thì họ thường gặp và nói chuyện với những người này mà thôi Trong trường hợp con gái đã đi lấy chồng mà cha, mẹ ruột không có con trai, nếu họ chết thì con gái có thể lãnh nợ thay cho cha, mẹ nhưng phải có sự đồng ý của nhà chồng

Khi gia đình tuyệt diệt thì di sản sẽ được giao cho cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thuộc bằng hệ Họ được chuyển giao di sản với tư cách là người có quan hệ huyết thống với người đã chết Tuy nhiên, họ không bị buộc phải gánh trách nhiệm đối với các khoản nợ di sản, họ có thể từ chối tiếp nhận di sản mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ hoặc thực hiện trả nợ trong phạm

vi tài sản có của di sản

Theo qui định của pháp luật ở hầu hết các nước, việc xác định người trả

nợ không còn theo tôn ti trật tự như trước mà những người đồng thừa kế cùng tiếp nhận di sản một lúc và cùng đảm nhận vai trò con nợ thay cho người chết,

ví dụ Điều 870 BLDS Pháp: “ Các đồng thừa kế cùng phải trả các món nợ và

nghĩa vụ khác của di sản, mỗi người theo tỷ lệ phần mình được hưởng”

Những người có quyền thừa kế này có thể là vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, cha, mẹ của người chết, có thể là những người trong quan hệ huyết thống được xếp vào các hàng và diện thừa kế theo luật định hoặc là những người được chỉ định trong di chúc

Trong trường hợp có di chúc, nếu di chúc chỉ định người nào đó phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các khoản nợ mà khi còn sống người để lại di sản chưa thực hiện xong hoặc thực hiện chưa đầy đủ, thì người này phải có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi khối di sản với điều kiện di chúc được lập hợp pháp Trách nhiệm của người được chỉ định trong di chúc sẽ phụ thuộc vào

Trang 28

nội dung di chúc, có thể là thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi toàn bộ khối di sản để lại hoặc trong phạm vi phần di sản được hưởng trong di chúc

Người được di tặng cũng phải cùng gánh trách nhiệm trả nợ thông qua việc họ sẽ không được hưởng phần di sản dành cho di tặng nếu toàn bộ khối

di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ nợ

1.3 PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người có quyền thừa kế có các quyền

và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Di sản được chuyển giao về mặt pháp

lý cho những người thừa kế và thuộc sở hữu chung theo phần của những người thừa kế Khái niệm phân chia di sản chỉ đặt ra khi có ít nhất từ hai người có quyền thừa kế trở lên còn nêú như chỉ có một người duy nhất có quyền hưởng di sản thì chỉ có mình họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại và cũng chỉ có mình họ được sở hữu toàn bộ khối di sản sau khi đã thực hiện hết các nghĩa vụ

Phân chia di sản thừa kế là việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người có quyền hưởng thừa kế trong khối di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của di sản

1.3.1 Thiết lập khối di sản được phân chia

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế phải cử người đứng ra quản lý khối di sản hoặc theo chỉ định của người lập di chúc Người quản lý

di sản phải có trách nhiệm lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm giữ, bảo quản di sản Một trong những công việc quan trọng và cần phải làm ngay của người quản lý là tập hợp di sản là tài sản có bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác và tài sản nợ là những khoản nợ của di sản Cần chú ý là đối với những khoản tài sản có mà người đã chết chỉ được hưởng khi còn sống như quyền được cấp dưỡng thì không được kê biên Đối với những chi phí phát sinh sau thời điểm mở thừa kế mà

Trang 29

yêu cầu thanh toán di sản như chi phí tu bổ, sữa chữa tài sản thuộc di sản thì không phải là khoản nợ của di sản

Trong trường hợp người để lại di sản khi chết đi không có di chúc, thì đương nhiên khối di sản sẽ được chia theo pháp luật Phần của mỗi người thừa kế theo pháp luật được hưởng sẽ bằng khối di sản trừ đi các khoản phải thanh toán nghĩa vụ nợ di sản Trong trường hợp có di chúc và giả định rằng

Tuy nhiên,trong trường hợp đã phân chia di sản, nếu di tặng là một vật đặc định thì đến thời điểm người được di tặng nhận biết quyền của mình mà không còn thì đương nhiên họ không có quyền hưởng vật ấy và cũng không

có quyền đòi bồi hoàn từ những người thừa kế

Về di sản dùng vào việc thờ cúng, đây là một trong những chế định không thể thiếu từ luật cổ và tục lệ Việt Nam cho đến nay, chỉ khác nhau ở chỗ nếu theo Luật cổ và tục lệ việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là bắt buộc đối với những người có quyền hưởng thừa kế như tại Điều

388 Bộ Quốc Triều hình luật di sản thờ cúng được lập trong trường hợp không để lại di chúc, được ấn định là 1/20 giá trị toàn bộ điền sản làm hương

hoả và tại Điều 390 qui định: “ Như người cha làm trưởng họ lấy ruộng đất

mấy nơi làm phần hương hoả, đến khi con làm trưởng họ, thì lại đem những ruộng đất hương hoả của cha nhập vào phần các con, chia ra xem mỗi phần được bao nhiêu mới lấy một phần hai mươi làm hương hoả Cháu làm trưởng

họ thì cũng thế Nhưng khi có trường hợp người nhiều mà ruộng ít, thì phần hương hoả và phần các con cháu, cho tuỳ tiện mà chia, miễn là thuận tình cả không có sự tranh giành nhau, thì cho tuỳ nghi.” Luật thời Nguyễn chỉ qui

Trang 30

định mức tối đa về giá trị của di sản thờ cúng trong trường hợp di sản không

có người thừa hưởng Tại Lệnh năm thứ 4 đời Thiệu Trị, mức này là 3/10 di sản, nhưng nếu di sản không đáng kể thì có thể dành trọn vào việc thờ cúng Các Thẩm phán thời kỳ thuộc địa còn thừa nhận rằng nếu có con, thì di sản thờ cúng không thể vượt quá phần thừa kế của một người con, trừ trường hợp người lập di chúc quyết định khác Trong luật hiện đại thì chỉ khi người lập di chúc có xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì mới bắt buộc những người thừa kế phải thực hiện theo nội dung di chúc này, khoản 1- Điều 670:"

Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế " Di sản dùng vào việc

thờ cúng được lập, quản lý và chuyển dịch như vừa có chủ sở hữu riêng lại như vừa thuộc về tất cả những người có quyền lợi liên quan đến thờ cúng tổ tiên Ngoài ra di sản dùng vào việc thờ cúng không thể được chuyển nhượng

và không thể bị kê biên

Nhiều khi khối lượng di sản dùng vào việc thờ cúng không chỉ là một số

ít những vật để thờ cúng mà theo năm tháng những cổ vật thờ cúng rất có giá trị, thậm chí những người có trách nhiệm còn củng cố và đầu tư cho việc lập nơi thờ tự rất lớn có khi là cả một gia tài Do vậy, nếu không có qui định cụ thể về giới hạn tối đa cho khối di sản này thì sẽ dẫn đến trường hợp lạm dụng

nó cho những việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, hay những đầu cơ xấu, ảnh hưởng trật tự trị an xã hội Các BLDS Bắc, Trung đã ngăn ngừa việc thực hiện quyền lập di sản thờ cúng nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của bản thân người đứng lập đã qui định phần hương hoả không vượt quá 1/5 di sản BLDS Việt Nam hiện hành đã ngăn ngừa hoàn toàn việc lạm dụng

di sản thờ cúng để trốn tránh nghĩa vụ bằng qui định tại Điều 670- khoản 2:“

Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dùng một phần di sản vào việc thờ cúng”

Trang 31

Như vậy, sau khi đã trừ những khoản phải thanh toán trên, phần di sản còn lại mới được phân chia cho những người có quyền hưởng di sản và có hai con đường để họ lựa chọn trong việc giải quyết phân chia đó là: Giữa họ có sự thoả thuận chia như thế nào, ai được vật gì, ai được phần nào, thanh toán chênh lệnh ra sao, nếu không chia được bằng vật thì cùng nhau bán vật đó đi

để qui thành tiền hoặc một trong những người có quyền hưởng di sản có thể kiện đòi phân chia tại Toà án

1.3.2 Thời điểm phân chia di sản

Việc phân chia di sản thừa kế làm chấm dứt tình trạng sở hữu chung của những người thừa kế trên cùng một khối di sản Quyền yêu cầu phân chia di sản này có thể vào bất cứ lúc nào kể từ thời điểm mở thừa kế Tuy nhiên, những người thừa kế có thể cùng thoả thuận duy trì tình trạng sở hữu chung theo phần trong một thời hạn hoặc người để lại di sản di chúc rằng không được phân chia trước khi hết một thời hạn nhất định

Thông thường, nếu giữa những người có quyền thừa kế không có mâu thuẫn thì họ duy trì tình trạng chưa chia di sản một cách mặc nhiên, họ có thể giao cho người đang sử dụng được tiếp tục sử dụng tài sản cho đến khi chia di sản hay thoả thuận giao cho ai đó bảo quản ( trừ trường hợp trong di chúc chỉ định người quản lý và phân chia di sản) Pháp luật không qui định cụ thể thời hạn duy trì sở hữu chung khối di sản là bao lâu Nếu các đồng thừa kế không thoả thuận cụ thể thời hạn thì một trong những người chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu phân chia di sản bất kỳ lúc nào Nếu có thoả thuận về thời hạn thì chỉ khi hết thời hạn đó một trong những chủ sở hữu chung mới có quyền yêu cầu phân chia di sản Tuy nhiên, nếu các thừa kế thoả thuận được thì họ

có thể thay đổi, huỷ bỏ, rút ngắn thời gian đã thoả thuận về duy trì tình trạng

sở hữu chung trên BLDS Việt nam hiện hành tại khoản 2- Điều qui định:

“Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản"

Nhưng trên thực tế vì nhiều lý do khác, việc họp mặt những người thừa kế

Trang 32

không thể thực hiện được, do vậy thoả thuận mặc nhiên không có văn bản diễn ra rất phổ biến

Việc phân chia di sản thường làm manh mún khối tài sản vốn là một thể thống nhất bao gồm tài sản riêng của ngươì chết, tài sản riêng của vợ (chồng) còn sống, tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của con cái trong quá trình lao động sản xuất mà có được Khối tài sản đó là một yếu tố sinh lợi và

là vật chất đảm bảo cho việc nuôi sống các thành viên trong gia đình, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Do vậy, nếu một người chồng hoặc vợ chết, người mà khi còn sống là chủ lực trong việc nuôi dưỡng gia đình, thì có thể dẫn đến đời sống gia đình bị sa sút Cho nên để duy trì tính ồn định cần thiết của kinh tế gia đình, người lập di chúc đưa ra một thời gian thường là cho đến khi người vợ hoặc chồng còn lại cũng chết thì lúc đó di sản của họ mới được phân chia Ý nguyện này thường

được thể hiện trong di chúc vợ chồng

Trong thực tiễn xét xử, đôi khi việc phân chia di sản còn bị phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục tố tụng Nếu như các đương sự yêu cầu Toà án giải quyết những tranh chấp phát sinh do không thoả thuận được việc phân chia di sản,

họ có thể làm đơn kiện ra toà án nhân dân để yêu cầu giải quyết Thông thường để giải quyết một vụ án phân chia di sản phải mất hàng tháng trời có khi mất mấy chục năm, qua rất nhiều cấp xét xử Do vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân việc phân chia di sản bị hạn chế và phải đến khi nào Toà án ra quyết định thì các đương sự mới có thể tiến hành nhận hay thanh toán kỷ phần di sản thuộc về mình

CHƯƠNG 2

CHẾ ĐỊNH THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN

THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Trang 33

2.1.1 Trách nhiệm thanh toán

2.1.1.1 Thực hiện việc thanh toán khi di sản chưa được phân chia

a - Nghĩa vụ của những người có quyền thừa kế:

Điều 636 BLDS năm 2005 đã qui định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế,

những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”

Theo qui định trên và theo qui định tại Điều 637 thì những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại Nghĩa vụ này là bắt buộc đối với bất cứ người hưởng thừa kế nào dù đó là

cá nhân, pháp nhân hay Nhà nước Thậm chí bao gồm cả những người được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và người nhận tài sản di tặng trong trường hợp toàn bộ khối di sản thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ của người này (Điều 670- khoản 2 và Điều 671- khoản 2) Tuy nhiên, qui định của BLDS 2005 cũng đã khẳng định rất rõ ràng là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nói trên của những người hưởng di sản thừa kế chỉ nằm trong phạm vi di sản của người chết để lại mà thôi và qui định này được áp dụng đối với mọi người thừa kế Đây là một qui định hết sức rõ ràng so với BLDS 1995 trước kia và thực sự tiến bộ nếu chúng ta so sánh với những qui định của pháp luật trước năm 1945, ví dụ như qui định tại Điều 379 của Bộ Luật Trung Kỳ năm 1936, trong đó có sự phân biệt trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giữa con cháu của người để lại di sản với những người thừa kế khác, và nếu là con cái được

Trang 34

hưởng di sản của cha mẹ “thời phải liên đới trả cho hết tất cả các khoản nợ

của cha mẹ” Những qui định như vậy là rất bất lợi cho những người hưởng

thừa kế là con cháu của người chết nếu như những khoản nợ đó là quá lớn so với cả tài sản mà họ có

b - Trách nhiệm của người được di tặng

Điều 671 BLDS- khoản 2 qui định: “ Người được di tặng không phải

thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ

di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần

di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”

Khi nói đến nghĩa vụ thanh toán của người được di tặng trong BLDS 2005 ta cũng thấy có điểm khác biệt khi đối chiếu với qui định của BLDS Pháp, tại Điều 871 chia ra thành hai trường hợp: di tặng một phần di sản chỉ xác định giá trị và di tặng hiện vật Người được di tặng một phần di sản thì phải cùng trả nợ với những người thừa kế theo tỷ lệ được hưởng Còn người được di tặng một hoặc nhiều đồ vật xác định thì không phải trả nợ trừ trường hợp bất động sản di tặng được thế chấp Trong khi đó BLDS của nước ta không chia trường hợp quy định nghĩa vụ theo tài sản di tặng mà khẳng định rằng dù tài sản di tặng là gì thì người được di tặng cũng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản, chỉ trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ Thực ra qui định như vậy dường như gây thiệt thòi cho những người thừa kế của người lập di chúc nếu giả sử có một trường hợp xảy ra như sau: ông A có

vợ là B, hai người con đã thành niên là C và D, khi chết đi ông để lại khối tài sản trị giá 400 triệu đồng với một bản di chúc nói rằng di sản của ông được chia làm 04 phần bằng nhau, 1/4 trong đó tặng cho ông F là bạn thân của A Giả thiết rằng di chúc đó đáp ứng được những điều kiện về chủ thể để hợp pháp, như vậy nội dung cũng hợp pháp vì theo di chúc đó, phần bà B được hưởng là 100 triệu đồng, lớn hơn suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là 2/3 * (400 triệu : 3) = 89,33 triệu đồng Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tổng số nghĩa vụ phải thanh toán sau khi ông A chết là 300 triệu? Nếu cứ căn

Trang 35

cứ theo Điều 671 thì ông F sẽ không có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện các nghĩa vụ vì số tiền còn lại sau khi di tặng vẫn đủ để thực hiện toàn bộ những nghĩa vụ nói trên Và như thế, sau khi thực hiện thanh toán hết các nghĩa vụ, những người thừa kế chính thức của ông A sẽ không còn được hưởng một chút gì Liệu như vậy có đảm bảo được nguyên tắc của pháp luật về thừa kế là củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình hay không? Thực tế ở nước ta, khi nói đến di tặng người ta thường chỉ hình dung ra việc tặng cho một hoặc một vài tài sản xác định đã được nêu trong di chúc Di tặng chỉ có ý nghĩa như là một phần tài sản mà người lập di chúc tặng cho một người khác với một ý nghĩa kỷ niệm, với ý nghĩa như vậy thì nó sẽ chỉ là một phần nhỏ trong khối di sản của người chết và không ảnh hưởng đến những người thừa kế Vì vậy có thể nói rằng không phải qui định của pháp luật Việt Nam khác so với BLDS Pháp, mà chỉ là thiếu sót, trong khi qui định về vấn đề này những nhà lập pháp đã chưa dự phòng được những trường hợp có thể xảy ra

c - Trách nhiệm của người quản lý di sản:

Kể từ thời điểm mở thừa kế, thông thường ít khi di sản được chuyển ngay cho những người thừa kế hoặc được phân chia ngay Di sản thường trải qua một thời kỳ dài hay ngắn ở tình trạng chưa được chia Trong khi đó, có thể xẩy ra tình trạng khối di sản không có người quản lý trông coi sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng, thất lạc, không lập được danh mục di sản, không thu hồi được di sản thuộc sở hữu của người chết mà người khác đang chiếm hữu và quan trọng nhất không gìn giữ được khối di sản trước các chủ nợ Điều 638 BLDS năm 2005 qui định về người quản lý di sản:

“1 Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do

những người thừa kế thoả thuận cử ra

2 Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”

Trang 36

Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế, người quản lý di sản đóng vai trò rất quan trọng cho đến khi di sản được đem chia Vì lúc này, việc khó nhất và phức tạp nhất là giải quyết các nghĩa vụ về tài sản người đã chết trong khối di sản để lại Hầu hết các chủ nợ chỉ quan tâm và làm việc với người quản lý di sản, trong khi đó những người được hưởng di sản thừa kế thì không xuất hiện Trách nhiệm đứng ra giải quyết của người quản lý di sản là rất lớn, do vậy pháp luật qui định rất cụ thể quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người quản lý di sản tại các Điều 638, Điều 639, Điều 640 BLDS Tại khoản 2 - Điều 637 qui

định: “ Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do

người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế” Như vậy có thể coi người quản lý di sản là con nợ ra

mặt còn những người thừa kế là con nợ đích thực nhưng không ra mặt, họ

phải gánh vác một công việc rất phức tạp nhưng chỉ dựa trên nguyên tắc “Tất

cả các hành vi mà người quản lý di sản làm chỉ trong khuôn khổ thi hành các nghĩa vụ của một người được uỷ quyền không ràng buộc các tài sản riêng của người này và chỉ chừng nào di sản còn được đặt dưới thẩm quyền của người quản lý và không bị trộn lẫn vào sản nghiệp của người này, thì việc trả

nợ di sản được đảm bảo chỉ bằng các tài sản có thuộc di sản” - theo TS

Nguyễn Ngọc Điện Tuy nhiên, trong các điều khoản của BLDS về thừa kế không có một điều nào đề cập đến điều kiện để một người có thể trở thành người quản lý di sản thừa kế Nếu áp dụng qui định của phần chung BLDS thì

để một người có thể tham gia vào những giao dịch khi đại diện cho những người thừa kế trong thời gian di sản chưa được phân chia thì đó phải là người

có đầy đủ năng lực hành vi pháp luật dân sự Nhưng, như vậy đã đủ chưa? Nếu so sánh với qui định tại Điều 1718 của BLDS Thái Lan thì ngoài việc khẳng định điều kiện đầy đủ năng lực hành vi dân sự, pháp luật nước này còn quy định người đó phải là người không bị Tòa án tuyên bố phá sản Qui định này sẽ đảm bảo một cách chắc chắn hơn khả năng bảo toàn khối di sản mà người chết để lại khi trao nó vào tay của người quản lý Nên chăng pháp luật

Trang 37

Việt Nam cũng cần xây dựng những điều kiện như vậy!? Người quản lý di sản

sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo di chúc hay theo thỏa thuận với những người thừa kế hoặc theo qui định của pháp luật

Các đồng thừa kế có thể thoả thuận thanh toán nghĩa vụ tài sản kể cả khi

có di chúc hay không Việc thoả thuận có thể xẩy ra những tình huống sau:

- Những người thừa kế thoả thuận để tự cho các chủ nợ tuỳ ý định đoạt khối di sản: Trường hợp này xẩy ra khi khả năng thanh toán của di sản không chắc chắn Lúc này người quản lý di sản sẽ phải đứng ra thu xếp và tổ chức việc thanh toán trong phạm vi khối di sản, còn những người thừa kế thì không quan tâm đến nữa

- Những người thừa kế có thể thỏa thuận thanh toán nghĩa vụ tài sản vượt quá khối di sản hiện có

- Người quản lý di sản vì lý do nào đấy sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh

nợ vượt quá khối di sản bằng tài sản riêng của mình Trong trường hợp này người quản lý di sản không có quyền kiện đòi những người thừa kế thanh toán phần chênh lệch mà mình đã bỏ ra dưới bất kỳ lý do nào

d - Trường hợp di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước:

Theo Điều 644 BLDS : “ Trong trường hợp không có người thừa kế theo di

chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận

di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước” Theo Điều luật trên, ta có thể hiểu như sau:

Đến thời điểm mở thừa kế, người để lại di sản chết không để lại di chúc, những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật không có, không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì di sản có thể đang trong tình trạng vô chủ không có người quản lý hoặc có người quản lý nhưng người này không biết mình phải làm gì đối với khối di sản đó Nhà nước với tư cách là người nắm trong tay quyền lực công cộng sẽ thu nhận khối di sản đó và thực hiện nghĩa vụ như một người thừa kế cuối cùng đối với các khoản nợ của di sản Vậy, Nhà nước có thể cử người quản lý di sản và thay mặt Nhà

Trang 38

nước thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ di sản Sau đó, nếu vẫn không có người nhận thì di sản thuộc về Nhà nước Nhưng để thực hiện quyền kiện đòi tài sản, quyền sở hữu hợp pháp cũng như quyền được yêu cầu bên chủ thể mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ để đem lại lợi ích của người mang quyền thì họ vẫn có quyền yêu cầu thanh toán từ di sản của người chết để lại Thực hiện việc thanh toán di sản có thể do người quản lý di sản theo qui định của Điều 637 BLDS Sau khi thanh toán các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, phần tài sản còn lại mới thuộc về Nhà nước theo qui định tại Điều 644 BLDS, Điều 1- khoản 1 và Điều 6- khoản 1 trong Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 100/TC –QLCS ngày 23/1/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính 2.1.1.2.Thực hiện việc thanh toán khi di sản đã được phân chia

Tại Điều 637- khoản 3 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp di sản

đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác” Trong trường hợp này nghĩa

vụ tài sản do người chết để lại thường là những khoản nợ chưa được trả hoặc chưa trả hết Những người thừa kế khi bị kiện đòi thanh toán thì họ bắt buộc phải yêu cầu hoặc cùng thoả thuận để chia nhỏ nghĩa vụ liên quan đến cho tất cả những người thừa kế không phân biệt thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật và cũng áp dụng cho cả di tặng nếu trong di chúc chỉ định rõ Ví dụ, người thừa kế nhận 1/3 trong tổng giá trị di sản thì họ chỉ chịu trách nhiêm đối với 1/3 tổng số nợ di sản đó mà thôi

2.1.2 Những người được thanh toán nghĩa vụ tài sản

Vấn đề tiếp theo cần thực hiện khi thanh toán di sản đó là xác định những người được thanh toán di sản, hay nói cách khác là những người có quyền yêu cầu thanh toán từ khối di sản của người chết để nhằm đạt được

Trang 39

xác định là những người có quyền trong quan hệ pháp luật mà khi còn sống người để lại di sản đã tham gia với tư cách là người có nghĩa vụ Những nghĩa

vụ đó có thể đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện (trong đó chưa được thực hiện có thể hiểu là chưa kịp thực hiện hoặc chưa đến thời hạn thực hiện) thì người có nghĩa vụ chết Trong trường hợp này, pháp luật yêu cầu những người hưởng thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản đó bằng chính tài sản của người chết Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng vì đây là những quan hệ pháp luật dân sự phát sinh nghĩa vụ được pháp luật thừa nhận

và bảo vệ nên tất cả những nghĩa vụ phát sinh từ những giao dịch dân sự bất hợp pháp thì những người thừa kế không phải thực hiện Ngoài ra, nhằm bảo

vệ quyền lợi hợp pháp cho những người hưởng thừa kế thì những nghĩa vụ mà người chết đã thực hiện không phải phục vụ cho chính bản thân mình, thì pháp luật cho phép họ không phải thực hiện Điều đó cũng có nghĩa là những người có quyền và lợi ích không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ không

có quyền yêu cầu người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ Theo qui định của pháp luật thì những người sau có quyền được thanh toán:

- Người dùng tài sản riêng để lo việc mai táng cho người để lại di sản;

- Người được cấp dưỡng (con chưa thành niên của người chết mà người

đó khi còn sống có nghĩa vụ cấp dưỡng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình, người bị người chết gây thiệt hại và người chết khi còn sống có nghĩa vụ phải cấp dưỡng theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…);

- Người sống nương nhờ vào người chết (ông, bà nội, ngoại của người chết mà không còn con, cháu; người chưa thành niên gọi người chết là ông, bà nội, ngoại mà không còn cha, mẹ,…);

- Người lao động chưa được trả công;

- Người bị thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của người chết;

- Nhà nước với quyền yêu cầu người chết nộp thuế trong kinh doanh, sản xuất, thu nhập,…;

Trang 40

- Người bị vi phạm hợp đồng dân sự, cơ quan nhà nước yêu cầu nộp phạt

do vi phạm hành chính,…;

- Các chủ nợ trong các giao dịch dân sự: mua bán, cho vay, cho thuê, cầm cố, thế chấp…;

- Người bỏ phí để bảo quản di sản;

- Các chủ thể khác có quyền đối với nghĩa vụ mà người chết phải thực hiện khi còn sống

Về nguyên tắc, tất cả các nghĩa vụ của người chết đều phải được thanh toán nếu chủ thể có quyền yêu cầu và nghĩa vụ đó là hợp pháp Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người chết để lại khối di sản có giá trị nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ tài sản mà người đó có nghĩa vụ thanh toán nếu còn sống và các khoản phí khác, trong đó có những khoản cần được đảm bảo thanh toán hơn nếu so với các khoản khác Từ thực trạng này, những nhà lập pháp đã đưa ra biện pháp khắc phục dựa vào mức độ cần thiết của tài sản đối với người được thanh toán đồng thời với việc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể thông qua qui định thứ tự ưu tiên thanh toán tại Điều 683 BLDS Theo thứ

tự sắp xếp các khoản được thanh toán của Điều luật này thì phải thanh toán lần lượt từng nghĩa vụ bằng tài sản của người chết, nghĩa vụ tiếp theo sau chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước nó đã được thanh toán xong hoặc thanh toán theo yêu cầu của người có quyền Nếu thanh toán đến một nghĩa

vụ theo thứ tự ưu tiên thanh toán mà di sản đã hết thì việc thanh toán sẽ dừng lại ở đó, và những người có quyền của những nghĩa vụ tiếp ngay sau đó sẽ không được quyền yêu cầu thanh toán nữa

Tuy nhiên, pháp luật không cho phép những người có quyền đòi những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại khởi kiện vô hạn Điều 645 BLDS năm 2005 đã bổ sung thời hiệu khởi kiện của những người này là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế Nếu sau ba năm người có quyền không yêu cầu thì khi đó họ bị mất quyền lợi của mình Việc

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Phùng Trung Tập (2002), “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Luận án Tiến sĩ luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Tác giả: Phùng Trung Tập
Năm: 2002
14. Phạm Văn Tuyết (2003), “ Thừa kế theo di chúc theo qui định của Bộ luật dân sự Việt Nam” , Luận án Tiến sĩ luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa kế theo di chúc theo qui định của Bộ luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Tuyết
Năm: 2003
15. Phạm Văn Tuyết (2002), “ Bàn về khái niệm thừa kế”, Tạp chí Luật học số 6/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về khái niệm thừa kế”
Tác giả: Phạm Văn Tuyết
Năm: 2002
16. Trường ĐH Luật Hà Nội (1998), “Giáo trình luật dân sự Việt Nam -Tập 2”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường ĐH Luật Hà Nội (1998), “"Giáo trình luật dân sự Việt Nam -Tập 2”
Tác giả: Trường ĐH Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1998
17. Tủ sách luật (1973), “ Bộ dân luật”, Nhà sách khai trí, Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tủ sách luật (1973), “ "Bộ dân luật”
Tác giả: Tủ sách luật
Năm: 1973
18. Tưởng Duy Lượng (2002), “Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về thừa kế”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về thừa kế”
Tác giả: Tưởng Duy Lượng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
19. Trần Thị Huệ (2005), “Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong bộ luật dân sự” , Tạp chí Luật học số 2/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong bộ luật dân sự”
Tác giả: Trần Thị Huệ
Năm: 2005
20. Vũ Thị Phụng (1993), “Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam”, NXB CAND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thị Phụng (1993), “"Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Phụng
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 1993
21.Viện sử học Việt Nam (1991),”Bộ Quốc Triều Hình luật”, NXB Pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Bộ Quốc Triều Hình luật”
Tác giả: Viện sử học Việt Nam
Nhà XB: NXB Pháp lý
Năm: 1991
22. Vũ Văn Mẫu (1971), “ Chế độ hôn sản lược khảo” , Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ hôn sản lược khảo”
Tác giả: Vũ Văn Mẫu
Năm: 1971

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w