NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu Cần Thơ (Trang 33)

Việc đánh giá các khoản cho vay tiêu dùng thật không đơn giản. Lý do thứ nhất là cá nhân dễ dàng giữ kín các thông tin đáng ra phải trình bày (như triển vọng về công việc hay sức khỏe của họ). Hơn nữa cá nhân thường không dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính so với 1 hãng kinh doanh. Trên thực tế các khoản cho vay tiêu dùng không được thanh toán thường lớn hơn nhiều lần so với các khoản cho vay kinh doanh khác.

Một đặc điểm chính giúp cho Ngân hàng giảm bớt thua lỗ từ các khoản cho vay này là giá trị của chúng thường nhỏ và được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp dễ bán trên thị trường. Các cán bộ tín dụng đã tổng kết rằng trong hầu hết các loại cho vay, cho vay tiêu dùng có số lượng không được thanh toán lớn nhất.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Á Châu. - Tên giao dịch: Asia Commercial Bank. - Tên viết tắt: ACB.

- Hội sở tại : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 84-8-929 0999 Fax: 84-8-839 9885

- Telex: 813158 ACBVT SWIFT: ASCBVNVX - Email: acb@acb.com.vn Website: www.acb.com.vn

Tầm nhìn: Trở thành và duy trì vị trí là ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập theo quyết định số 0032 NHCP ngày 20/04/1993 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam và theo quyết định số 533 QĐUB ngày 13/05/1993 do ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho phép thành lập ngân hàng TMCP Á Châu.

Ngân hàng TMCP Á Châu đi vào họat động vào ngày 04/06/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hành trình 14 năm tính đến ngày 12/12/2007 vốn điều lệ của ACB đã tăng lên là 2.360.059.960.000 đồng. “Hành trình 14 năm của ACB là một cuộc chạy đua tiếp sức của những người lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ nhân viên của mình, trong một cuộc đua tiếp sức, thắng lợi chỉ thuộc về đội ngũ có sự cộng hưởng những nổ lực cao nhất của từng thành viên trong đội ngũ đó”. Không chỉ tăng trưởng mạnh về nguồn lực tài chính , đội ngũ giúp vận hành hiệu quả sự cộng hưởng đó cũng đã lớn mạnh hơn rất nhiều. Vào ngày đầu mở cửa hoạt động, ACB chỉ có 27 nhân viên, bây giờ con số đó đã tăng lên là 4.600 nhân viên. Hành trình 14 năm của ACB có thể được tóm tắt qua các sự kiện nổi bật sau:

- 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động.

- 27/04/1996: ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – MasterCard.

- 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB- Visa.

- Năm 1997:

+ Bắt đầu thực hiện chương trình đào tại nghiệp vụ ngân hàng toàn diện để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

+ Thành lập hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ- Có (ALCO).

+ Mở siêu thị địa ốc: ACB trở thành ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhất Việt Nam.

- Năm 1999: ACB băt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.

- Năm 2000: Bắt đầu thực hiện chương trình tái cấu trúc (2000- 2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.

- 29/06/2000: Thành lập Công ty chứng khoán ACBS. Với sự ra đời của Công ty chứng khoán, ACB chính thức tham gia thị trường vốn. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.

- 02/01/2002: ACB chính thức vận hành TCBS.

- 06/01/2003: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại hội sở.

- 14/11/2003: ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB- Visa Electron.

- 01/12/2004: Đưa ra sản phẩmquyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB tiếp tục khẳng định mục tiêu trở thành ngân hàng luôn dẫn đầu cung cấp dịch vụ đa dạng và tiện ích cho khách hàng.

- 17/06/2005: Standard Chartered Bank (SCB) và ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật. SCB chính thức trở thành cổ dông chiến lược của ACB.

- 04/07/2006: Nhận giải thưởng Euromoney.

- 21/11/2006: Khai trương giao dịch cổ phiếu ACB- Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực nhân sự

a) Cơ cấu tổ chức

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu

GVHD: TS Lê Khương Ninh SVTH: Nguyễn Đỗ Thùy Uyên

Đại hội đồng cổđông

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát nội bộ Khối CNTT Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Văn phòng hội đồng quảntrị Khối khách hàng Cá nhân Các hội đồng Khối giám sát Điều hành Khối Quản trị nguồn lực Khối phát triển kinh doanh Khối Ngân quỹ Khối khách hàng Doanh nghiệp Ban chính sách và quản lý rủi ro TD Phòng quan hệ Quốc tế Ban chiến lược Ban đảm bảo chất lượng Phòng đầu tư Phòng thẩm định giá tài sản

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Trung tâm thẻ, Trung tâm ATM và trung tâm vàng

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Giám sát điều hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin;

- Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.

- Hai phòng: Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.

- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có 04 Hội đồng, bao gồm:

+ Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.

+ Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống.

+ Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

+ Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

- Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạ tđộng hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số nhân viên nghịêp vụ của ngân hàng Á Châu là 4.600 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93% , thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center).

3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ chính

Các sản phẩm và dịch vụ ở ACB hiện nay rất đa dạng và phong phú, có khoảng hơn 200 sản phẩm, đáp ưng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.

- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.

- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.

- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

3.1.4 Mạng lưới kênh phân phối và các đối tác chiến lược

a) Mạng lưới kênh phân phối

Gồm 113 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

- Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 33 phòng giao dịch. - Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh): 2 Sở giao dịch (Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.

- Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): 6 chi nhánh và 3 phòng giao dịch.

- Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 4 chi nhánh, 2 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt).

- Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch.

- 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB, 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.

b) Các công ty trực thuộc

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).

Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA). Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).

b) Các công ty liên kết

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).

c) Các công ty liên doanh

Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC).

3.1.5 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ

a) Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 16/09/1994 theo giấy phép thành lập số 52/QĐUBT của ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ. Giấy chứng nhận cho phép mở chi nhánh trong nước thuộc ngân hàng TMCP do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp số 002/QTC ngày 21/11/1994 và giấy phép kinh doanh số 063984 do ủy ban kế hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày 19/06/1995.

Trụ sở: 17- 19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Điện thọai: (0710). 825610 – 825625 – 816817

Fax: (0710) 825610 a) Sản phẩm dịch vụ

ACB chi nhánh Cần Thơ có đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu khách hàng như tại hội sở chính. Các sản phẩm chủ yếu như: nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, bão lãnh, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, du học,…

b) Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng giao dịch ngân quỹ

Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và các kiểm soát viên, giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, tổ thẻ, kiều hối, WU, bộ phận ngân quỹ và kiểm ngân viên.

Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khỏan tiền gửi, tài khỏan tiết kiệm, tài khỏan cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH PHÒNG GIAO

DỊCH NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN VI TÍNH

Kiểm ngân viên

Thủ quỹ

Bộ phận giao dịch Bộ phận ngân quỹ

Kiểm toán viên Bộ phận Xử lý nợ xấu Giao dịch viên Dịch vụ khách hàng Tổ thẻ, Kiều hối, WU Bộ phận Thẩm định khách hàng Bộ phận Thẩm định và quản lýTSTC Bộ phận Tiếp thị khách hàng Bộ phận thanh toán quốc tế PHÒNG HÀNH CHÁNH TỔ CHỨC Tạp vụ Lái xe Bảo vệ Vi tính Văn thư Bộ phận Pháp lý chứng từ Kế toán tổng hợp

quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi… mua bán ngọai tệ, vàng, bạc, thanh tóan thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi thu tiền mặt, ngọai tệ, chuyển tiền trong và ngòai nước, chi trả kiều hối…

Thường xuyên kiểm soát chứng từ. Đối chiếu số dư ngày, tháng … với số liệu của phòng kế toán.

Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ TGTK của khách hàng, phòng giao dịch co smột phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ …)

- Phòng kinh doanh

Về nhân sự gồm có trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận và các bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị, thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm định và quản lý tài sản thế chấp, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận pháp lý chứng từ và bộ phận xử lý nợ xấu.

Tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định và phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức do tổng giám đốc quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ, chỉ định, hướng dẫn của nhà nước và ACB.

Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.

Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo trình tự dễ quản lý, kiểm tra thuận tiện việc theo dõi nợ vay.

Đề xuất ý kiến về việc giải quyết, khởi tố các vụ kiện liên quan đến họat động tín dụng của chi nhánh.

Thường xuyên tiến hành tổng hợp số liệu cho vay và thanh toán quốc tế theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước và ACB.

- Phòng kế toán vi tính

Bộ phận kế toán bao gồm: kế toán tổng hợp, vi tính

Quản lý các tài khỏan tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tại quỹ quản lý chung, hạch toán thu nhập, phí phải thu, phải trả, quản lý thu chi đúng nguyên tắc chế độ của ngân hàng Á Châu, phối hợp với

phòng hành chánh tổ chức xem xét nhu cầu quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh.

Mặt khác phối hợp với phòng giao dịch và nagan quỹ luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý, kiểm soát chứng từ, hạch tóan, nhập chứng từ vào

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu Cần Thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w