Lập hồ sơ cho vay và phỏng vấn khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu Cần Thơ (Trang 27 - 28)

2.4.1.1 Lập hồ sơ vay

Gồm có các chứng từ sau

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu): Khi người vay đến ngân hàng thì cán bộ tín dụng (AO hoặc Loan CSR) có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng khai đầy đủ chi tiết như mẫu đơn quy định. Trong đó chú ý tên, địa chỉ rõ ràng, sử dụng vốn vào việc gì? Có nguồn thu nhập nào, TSĐB là gì, số tiền vay, phương thức trả nợ.

- Các giấy tờ có liên quan đến mục đích vay, nhu cầu vay vốn (nếu có). Ví dụ hóa đơn, giấy báo giá, dự trù chi phí… Cung cấp càng đầy đủ càng tốt. Tuy nhiên trong trường hợp vay sinh hoạt không thể cung cấp chứng từ thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng tự khai và thẩm định lời khai đó.

- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập như giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận thu nhập của cơ quan sử dụng lao động, bảng lương, giấy xác nhận nghề nghiệp khác, giấy ủy nhiệm trích lương hàng tháng từ ngân hàng nếu người vay là CBCNV có tài khoản tại ngân hàng… Yếu tố này rất quan trọng trong việc trả nợ sau này, khả năng thu nhập càng cao, tính ổn định lâu dài càng nhiều thì việc trả nợ sẽ dễ dàng. Vì vậy nên giải thích rõ ràng để khách hàng am hiểu, không quá nặng nề mà chỉ cung cấp chứng từ có thể linh hoạt dưới nhiều hình thức thích hợp, gọn nhẹ.

- Hồ sơ pháp lý liên quan đến TSĐB: bao gồm + Bản sao giấy tờ bất động sản thế chấp. + Bản sao giấy tờ động sản cầm cố.

+ Bản sao giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố của người bảo lãnh (nếu có). + Các giấy tờ khác (Chứng khoán có giá, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi,…). Nếu có điều kiện cần kiểm tra từ đầu bản chính các loại chứng từ này, nếu khách hàng không xuất trình được thì phải tìm cách thẩm định tính trung thực, chính xác, hạn chế các trường hợp giấy tờ giả mạo, lừa đảo.

2.4.1.2 Phỏng vấn khách hàng

Đây là bước đầu khi khách hàng đặt mối quan hệ với ngân hàng, cán bộ phỏng vấn khi tiếp nhận hồ sơ phải am tường kỹ thuật nghiệp vụ của loại vay này,

cách thức phỏng vấn phải nhằm tạo mối quan hệ thiện cảm của khách hàng đối với ngân hàng ngay từ đầu, giúp khách hàng hiểu rõ những quy định cụ thể, biết cách thức lập hồ sơ một cách nhẹ nhàng, đơn giản.

Qua phỏng vấn trực tiếp giúp:

- Ngân hàng phát hiện khách hàng tiềm năng, có thể đến các quan hệ vay, dịch vụ khác sau này.

- Ghi nhận nhu cầu vay vốn làm cơ sở để thương lượng tiếp theo. - Giúp khách hàng thấy rõ quy trình cho vay, trả nợ.

- Ghi nhận các thông tin cần thiết cho việc thẩm định thông tin, đồng thời lưu trữ thông tin khách hàng trong dữ liệu của ngân hàng, giúp hỗ trợ công tác thống kê, khai thác tài liệu, dữ liệu sau này khi tiến hành lập thủ tục vay thế chấp, cầm cố...

- Giúp sàng lọc khách hàng ngay từ đầu, tránh lãng phí nguồn nhân lực của ngân hàng.

- Sau cùng, người phỏng vấn phải cho khách hàng biết được khoản vay có khả năng phê duyệt hay không, cần bổ sung thêm những chứng từ gì. Tuy nhiên cũng cần cho khách hàng biết họ không phải là người phê duyệt cuối cùng, các chỉ tiêu cụ thể của khoản vay còn phải qua quá trình thẩm định, phân tích bổ sung chứng từ và phải qua HĐTD/ BTD phê duyệt chính thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu Cần Thơ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w