Các sản phẩm và dịch vụ ở ACB hiện nay rất đa dạng và phong phú, có khoảng hơn 200 sản phẩm, đáp ưng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
3.1.4 Mạng lưới kênh phân phối và các đối tác chiến lược
a) Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 113 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:
- Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 33 phòng giao dịch. - Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh): 2 Sở giao dịch (Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.
- Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): 6 chi nhánh và 3 phòng giao dịch.
- Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 4 chi nhánh, 2 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt).
- Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch.
- 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB, 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
b) Các công ty trực thuộc
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA). Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
b) Các công ty liên kết
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
c) Các công ty liên doanh
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC).
3.1.5 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ
a) Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 16/09/1994 theo giấy phép thành lập số 52/QĐUBT của ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ. Giấy chứng nhận cho phép mở chi nhánh trong nước thuộc ngân hàng TMCP do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp số 002/QTC ngày 21/11/1994 và giấy phép kinh doanh số 063984 do ủy ban kế hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày 19/06/1995.
Trụ sở: 17- 19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Điện thọai: (0710). 825610 – 825625 – 816817
Fax: (0710) 825610 a) Sản phẩm dịch vụ
ACB chi nhánh Cần Thơ có đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu khách hàng như tại hội sở chính. Các sản phẩm chủ yếu như: nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, bão lãnh, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, du học,…
b) Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng giao dịch ngân quỹ
Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và các kiểm soát viên, giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, tổ thẻ, kiều hối, WU, bộ phận ngân quỹ và kiểm ngân viên.
Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khỏan tiền gửi, tài khỏan tiết kiệm, tài khỏan cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH PHÒNG GIAO
DỊCH NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN VI TÍNH
Kiểm ngân viên
Thủ quỹ
Bộ phận giao dịch Bộ phận ngân quỹ
Kiểm toán viên Bộ phận Xử lý nợ xấu Giao dịch viên Dịch vụ khách hàng Tổ thẻ, Kiều hối, WU Bộ phận Thẩm định khách hàng Bộ phận Thẩm định và quản lýTSTC Bộ phận Tiếp thị khách hàng Bộ phận thanh toán quốc tế PHÒNG HÀNH CHÁNH TỔ CHỨC Tạp vụ Lái xe Bảo vệ Vi tính Văn thư Bộ phận Pháp lý chứng từ Kế toán tổng hợp
quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi… mua bán ngọai tệ, vàng, bạc, thanh tóan thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi thu tiền mặt, ngọai tệ, chuyển tiền trong và ngòai nước, chi trả kiều hối…
Thường xuyên kiểm soát chứng từ. Đối chiếu số dư ngày, tháng … với số liệu của phòng kế toán.
Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ TGTK của khách hàng, phòng giao dịch co smột phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ …)
- Phòng kinh doanh
Về nhân sự gồm có trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận và các bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị, thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm định và quản lý tài sản thế chấp, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận pháp lý chứng từ và bộ phận xử lý nợ xấu.
Tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định và phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức do tổng giám đốc quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ, chỉ định, hướng dẫn của nhà nước và ACB.
Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.
Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo trình tự dễ quản lý, kiểm tra thuận tiện việc theo dõi nợ vay.
Đề xuất ý kiến về việc giải quyết, khởi tố các vụ kiện liên quan đến họat động tín dụng của chi nhánh.
Thường xuyên tiến hành tổng hợp số liệu cho vay và thanh toán quốc tế theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước và ACB.
- Phòng kế toán vi tính
Bộ phận kế toán bao gồm: kế toán tổng hợp, vi tính
Quản lý các tài khỏan tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tại quỹ quản lý chung, hạch toán thu nhập, phí phải thu, phải trả, quản lý thu chi đúng nguyên tắc chế độ của ngân hàng Á Châu, phối hợp với
phòng hành chánh tổ chức xem xét nhu cầu quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh.
Mặt khác phối hợp với phòng giao dịch và nagan quỹ luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý, kiểm soát chứng từ, hạch tóan, nhập chứng từ vào máy vi tính để quản lý, lên bảng cân đối ngày, tháng, năm theo đúng chế độ kế toán quy định và truyền số liệu qua mạng theo hướng dẫn của ngân hàng Á Châu.
Quản lý mạng máy tính của chi nhánh và bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, bảo mật sổ sách, chứng từ kế toán và mẫu kế toán theo chế độ quy định.
- Phòng hành chánh tổ chức
Về nhân sự gồm có văn thư, bảo vệ, lái xe, tạp vụ.
Là đơn vị đắc lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nơi tổ chức điều hành cơ cấu nhân sự, mua sắm trang thiết bị, tổ chức công tác bảo vệ, chữa cháy và công văn thư hành chánh lễ tân. Phối hợp bộ phận kho quỹ, bảo vệ an toàn kho quỹ. Đảm bảo phương tiện di chuyển tiền an toàn.
* Nguồn nhân lực
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số cán bộ, công nhân viên tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ là 98 người trong đó gồm 01 Giám đốc, 04 trưởng, phó phòng và 93 nhân viên. Hiện nay, chi nhánh có 03 đảng viên. Hầu hết các nhân viên ACB Cần Thơ đều có trình độ chuyên môn cao, đam mê với công việc và luôn làm hài lòng các khách hàng đến giao dịch.
Bảng 1: Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên ACB Cần Thơ (tính đến ngày 31/12/2007) Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chuyên môn Từ thạc sĩ trở lên 01 1.02 Cử nhân (Đại học) 67 68.37 Cao đẳng 03 3.06 Trung cấp 03 3.06
Ngoại ngữ
Cử nhân 10 10.20
Bằng C 17 17.34
Băng B 32 32.65
Bằng A 05 5.10
(Nguồn: Phòng hành chánh tổ chức ACB chi nhánh Cần Thơ)
d) Mục tiêu hoạt động trong năm 2008
- Mục tiêu về kinh doanh/ công việc
+ Lợi nhuận trước thuế: 18,8 tỷ đồng
+ Dư nợ cho vay: 1.250 tỷ đồng, trong đó: Khách hàng doanh nghiệp là 850 tỷ đồng, khách hàng cá nhân là 400 tỷ đồng.
+ Số dư huy động: 740 tỷ đồng, trong đó: Khách hàng doanh nghiệp là 40 tỷ đồng, khách hàng cá nhân là 700 tỷ đồng.
+ Thu phí dịch vụ: 5 tỷ đồng, trong đó: Khách hàng doanh nghiệp là 1,5 tỷ đồng, khách hàng cá nhân 3,5 tỷ đồng.
+ Nợ quá hạn: Khách hàng doanh nghiệp <= 0,3%, khách hàng cá nhân <= 1,0%
- Mục tiêu hướng đến khách hàng
Đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng bên ngoài: + Không quá 12 khiếu nại của khách hàng trong năm.
+ Thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 01 ngày từ khi nhận được thông tin khiếu nại.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng: Điểm tổng kết năm đo lường từ chương trình đánh giá chất lượng dịch vụ (MS) tại đơn vị đảm bảo đạt 85 điểm.
- Mục tiêu xây dựng áp dụng quy trình nội bộ của đơn vị và của ngân hàng
Mức độ áp dụng ISO: Đạt từ 85% trở lên. Mức độ áp dụng 5S: Đạt từ 85% trở lên.
- Mục tiêu về đào tạo và phát triển
100% nhân viên được đào tạo về chuyên môn trước khi đảm nhiệm công việc. Đảm bảo đào tạo 100% qui trình nội bộ cho nhân viên tại đơn vị.
Đảm bảo mỗi vị trí quản lý có 01 nhân sự kế thừa.
Tham gia đào tạo 100% các khóa TCBS cho các chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực miền Tây.
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua ba năm
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06
2005 2006 2007 Số tiền % Sô tiền %
Tổng doanh thu 17.017,00 26.128,00 49.552,00 9.111,00 53,54 23.424,00 89,65 Tổng chi phí 11.553,00 19.361,00 40.127,00 7.808,00 67,58 20.766,00 107,26 LN trước thuế 5.464,00 6.767,00 9.425,00 1.303,00 23,85 2.658,00 39,28 Thuế TNDN (28%) 1.529,92 1.894,76 2.639,00 364,84 23,85 744,24 39,28 LN ròng 3.934,08 4.872,24 6.786,00 938,16 23,85 1.913,76 39,28
(Nguồn: Phòng kế toán ACB chi nhánh Cần Thơ)
Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005, 2006, 2007 ngày càng có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua lợi nhuận ròng tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 lợi nhuận ròng ACB Cần Thơ đạt 3.934,08 triệu đồng, năm 2006 tăng 23,85% so với năm 2005 đạt 4.872,24 triệu đồng và năm 2007 lợi nhuận ròng của ngân hàng là 6.786,00 triệu đồng tăng 39,28% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng qua các năm được thể hiện qua hình vẽ sau:
3.934,08 4.872,24 6.786,00 0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00 7.000,00 Năm 2005 2006 2007 Triệu đồng
Hình 4: Lợi nhuận ròng của ACB Cần Thơ qua ba năm
Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
- Các nhân tố tác động từ bên ngoài đó là xu thế phát triển khá mạnh và bền vững của toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước, chúng ta chứng kiến sự đảo chiều khá ngoạn mục về phía các ngân hàng TMCP từ năm 2006 đến nay, chứng minh sức sống và sự phát triển của loại hình ngân hàng này. Sự phát triển ngoạn mục này thể hiện ở những khía cạnh sau: Vốn chủ sở hữu tăng lên nhanh chóng, lợi nhuận bình quân ngày càng cao, quy mô tăng trưởng cả về nguồn vốn, doanh thu, tổng dư nợ cho vay và đầu tư, chiến lược nguồn nhân lực có sự đột phá, sự đa dạng về dịch vụ ngân hàng và áp dụng công nghệ thông tin… Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong thờigian gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng là một động lực cho sự phát triển của các ngân hàng TMCP. Một yếu tố tác động cũng rất quan trọng là trong những năm gần đây ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản mới nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP.
- Các nhân tố bên trong: ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ đã tập trung phát triển các sản phẩm thị trường, không ngừng cải thiện hoàn thiện các sản phẩm hiện tại cho phù hợp yêu cầu của thực tế và đảm bảo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế
thương mại điện tử và nền kinh tế tri thức, chuẩn bị điều kiện và khả năng hội nhập được với thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế.
17.017,00 11.553,00 26.128,00 19.361,00 49.552,00 40.127,00 0,00 10.000,00 20.000,00 30.000,00 40.000,00 50.000,00 Năm 2005 2006 2007 Triệu đồng
Hình 5: Sự biến động doanh thu và chi phí qua các năm
Tổng doanh thu Tổng chi phí
Nếu xét về lợi nhuận ròng thì rõ ràng hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang rất có hiệu quả. Tuy nhiên khi xem xét mối quan hệ giữa sự gia tăng doanh thu và chi phí ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, cụ thể vào năm 2006 doanh thu tăng 53,54% so với năm 2005, trong khi đó chi phí lại tăng 67,58%, năm 2007 doanh thu tăng 89,65% so với năm 2006, chi phí lại tăng 107,26%. Sự biến động không đều giữa doanh thu và chi phí này có thể được giải thích là vào những năm 2006, 2007 ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ cần tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, nên chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng hệ thống thiết bị máy tính, mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cấp sàn giao dịch vàng, đào tạo nhân viên nâng cao trình độ nghề nghiệp, chuyên môn ... Tất cả những điều này đòi hỏi một lượng kinh phí đầu tư tương đối lớn. Trước mắt điều này làm cho chí phí tăng nhanh, tuy nhiên trong những năm tiếp theo chắc chắn tốc độ tăng của chi phí sẽ giảm lại vì khi đó ngân hàng đã có đầy đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết, chỉ tập trung phát triển sản phẩm và gia tăng doanh thu.
3.2.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua ba năm
Trong hoạt động của NHTM việc tạo lập vốn cho ngân hàng được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Ngoài vốn tự có và nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác, vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ở các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Tại ACB chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn được huy động dưới hai hình thức chủ yếu là: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh 06/05 So sánh 07/06
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
- Tiền gửi của
TCKT 17.800,00 47.467,00 31.149,00 29.667,00 166,67 -16.318,00 -34,38