nhằm giáo dục ý thức pháp luật trong cộng đồng dân cư nhằm hạn chế các trường hợp kết hôn trái pháp luật, hiện nay, hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng đã quy định vấn đề này
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ LÊ HUYỀN
HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT QUA THỰC TIỄN
XÉT XỬ TẠI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Hà Thị Mai Hiên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Lê Huyền
Trang 3MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Tính mới và những đóng góp của đề tài 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
1.1.1 Kết hôn 6
1.1.2 Kết hôn trái pháp luật 7
1.1.3 Hủy việc kết hôn trái pháp luật 8
1.2 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật 9
1.2.1 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ phong kiến (tính từ thời Lê – Thế kỷ XV) 10
1.2.2 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ thực dân phong kiến 12
1.2.3 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay 15
Trang 41.3 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt
Nam hiện hành và nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực
tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật 18
1.3.1 Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành 18
1.3.2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử các trường hợp kết hôn trái pháp luật 28
1.3.3 Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay 30
Chương 2: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 36
2.1 Sơ lược về thực trạng hôn nhân trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế 36
2.2 Thực trạng áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế 38
2.3 Nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế 46
2.3.1 Do điều kiện kinh tế chi phối 46
2.3.2 Do ảnh hưởng của phong tục tập quán 48
2.3.3 Do ảnh hưởng của chế độ phong kiến 50
2.3.4 Do hiểu biết về pháp luật về Hôn nhân và gia đình còn hạn chế 51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 53
3.1 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế 53
Trang 53.2 Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng hủy việc
kết hôn trái pháp luật 55
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình, đặc biệt là các quy định về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật 56
3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến và tuyên truyền pháp luật về Hôn nhân và gia đình 60
3.2.3 Đẩy mạnh việc nâng cao công tác cán bộ 61
3.2.4 Tăng cường sự tham gia của các cơ quan hữu quan 62
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng các loại án hôn nhân và gia đình 38 Bảng 2.2 Tình hình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình 40 Bảng 2.3 Số lượng yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật tại các địa
phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế 42 Bảng 2.4 Nguyên nhân hủy việc kết hôn trái pháp luật 45
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ xã hội cơ bản Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, quan hệ hôn nhân và gia đình
đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ Bên cạnh các yếu tố tích cực tác động vào đời sống gia đình thì hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề gây ảnh hưởng xấu đối với việc xây dựng quan hệ hôn nhân tự nguyện và tiến
bộ Cùng với nó là sự gia tăng ngày càng nhiều càng trường hợp ly hôn, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hay thậm chí là
cả các trường hợp kết hôn trái pháp luật Mặc dù, các trường hợp nói trên đường lối giải quyết khác nhau nhưng nhìn chung đều dẫn tới những hậu quả pháp lý nhất định như chấm dứt quan hệ nhân thân giữa nam và nữ; việc giải quyết quan hệ về tài sản giữa họ tương đối phức tạp và đặc biệt là những hậu quả tác động đến quan hệ về con cái Thực tế cho thấy không ít các trường hợp việc chấm dứt quan hệ nhân thân của cha mẹ những đứa trẻ này đã dẫn tới những hệ lụy tiêu cực đối với con cái Trong đó nổi bật là vấn đề trẻ em sa vào các tệ nạn xã hội do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục, yêu thương của cả cha và mẹ Bên cạnh các hậu quả chung nói trên, việc kết hôn trái pháp luật còn để lại nhiều tác động xấu ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội như vấn đề về đạo đức, thuần phong mỹ tục theo quan điểm phương đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng, các vấn đề về sức khỏe, duy trì nòi giống và hướng tới việc xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững cũng không được đảm bảo tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính vì vậy, kết hôn trái pháp luật là một trong những vấn đề đang được Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền và toàn
xã hội đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh những biện pháp
Trang 8nhằm giáo dục ý thức pháp luật trong cộng đồng dân cư nhằm hạn chế các trường hợp kết hôn trái pháp luật, hiện nay, hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng đã quy định vấn đề này một cách cụ thể và nghiêm khắc thể hiện qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật Đối với vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại các Điều từ 15 đến 17 của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 Thực tiễn áp dụng trong những năm qua cho thấy các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật này đã góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ liên quan tới việc kết hôn trái pháp luật và việc áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật đóng vai trò như là một công cụ hữu ích nhằm hạn chế các trường hợp vi phạm quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung Từ đó, góp phần vào việc xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và bền vững Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định về biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, một số quy định chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế trong giai đoạn hiện nay Do đó, quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thiếu sự nhất quán, đồng bộ Mặt khác, những quy định của pháp luật về vấn đề này chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân các đương sự
Xuất phát từ những phân tích nói trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hủy việc
kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” Với
đề tài này, tác giả mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật Từ đó, nhận thức một cách đầy đủ hơn về cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải
Trang 9quyết các vụ việc về biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung Mặt khác, tác giả cũng hy vọng có thể đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này, góp phần vào việc xây dựng, củng cố chế
độ Hôn nhân và gia đình cũng như xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: “Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” nhằm các mục tiêu sau:
Về mặt khoa học:
- Quá trình tìm hiểu đề tài sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa những quy định của pháp luật hiện hành quy định về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật; phân tích và chỉ ra những điểm bất cập của các quy định này trong thực tiễn xét xử
- Trang bị kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết trong lĩnh vực Hôn nhân
và gia đình nói chung và việc áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng trong giai đoạn hiện nay
Về mặt thực tiễn:
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hủy việc kết hôn trái pháp luật tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế quan hệ Hôn nhân và gia đình trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt, việc nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật giúp chúng ta đánh giá một cách đúng đắn, khoa học về nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện nay
Trang 103 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một trong những biện pháp chế tài quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, việc áp dụng chế tài này đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển quan hệ hôn nhân bình đẳng, bền vững, hạnh phúc và tiến bộ Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cả trên phương diện lý luận cũng như quá trình
áp dụng pháp luật Do đó, với việc nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các quan hệ hôn nhân bất hợp pháp; làm rõ những điểm bất cập, chưa phù hợp của các quy định này; phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các trường hợp kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, trên cơ sở đánh giá thực trạng hôn nhân trái pháp luật và việc áp dụng chế tài hủy quan hệ hôn nhân này, tác giả mong muốn
có thể đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật
và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt đề tài của mình, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu hai vấn đề chính:
Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Thứ hai, khoá luận đề cập đến thực trạng hôn nhân trái pháp luật và việc
áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn xem xét thực trạng áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được dùng chủ yếu để phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình nói chung và vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng Ngoài ra, nó còn được dùng để phân tích những số liệu thô về số vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật mà Toà án đã thụ lý trong các năm
- Phương pháp tổng hợp, thống kê: Quá trình thu thập số liệu chủ yếu dùng phương pháp này thống kê các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật diễn ra trong thực tế
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này nhằm để đối chiếu tốc độ gia tăng cũng như về tính chất của các vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa năm này với năm khác
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận được cơ cấu thành ba Chương:
Chương 1 Khái quát một số vấn đề của pháp luật Việt Nam về hủy
việc kết hôn trái pháp luật và vấn đề áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử
Chương 2 Thực trạng hôn nhân trái pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật trong việc giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu
quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện nay
Trang 12Chương 1
KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Kết hôn
Trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây như LHN&GĐ 1959, LHN&GĐ 1986 không đưa ra khái niệm về kết hôn Khái niệm kết hôn được
chính thức định nghĩa tại khoản 2 điều 8 LHN&GĐ 2000 như sau: "Kết hôn
là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" Trên cơ sở đó, việc kết hôn phải đảm bảo
các yếu tố sau:
Thứ nhất, việc kết hôn phải thể hiện ý chí của nam nữ muốn kết hôn
Để đảm bảo nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ thì việc kết hôn của hai bên nam nữ phải thể hiện sự thống nhất về mặt ý chí Hay nói cách khác, họ phải thật sự mong muốn được chung sống và xây dựng gia đình mà không có sự ép buộc, lừa dối
Thứ hai, việc kết hôn phải tuân theo những điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật
Việc kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về điều kiện cũng như thủ tục tiến hành đăng ký kết hôn Sở dĩ đây là một trong hai yếu tố không thể thiếu bởi vì thông qua việc đăng ký kết hôn, Nhà nước có thể quản lý một cách thống nhất quan hệ hôn nhân phát sinh giữa vợ và chồng Mặt khác, đây cũng là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của nam nữ sau khi kết hôn Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
Trang 13định tư cách chủ thể trong các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này
Đây là một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 Mặc dù chế định kết hôn đã được quy định trong các văn bản pháp luật trước
đó điều chỉnh về lĩnh vực này song các văn bản này mới chỉ dừng lại ở việc quy định về các điều kiện kết hôn cụ thể hay hủy việc kết hôn trái pháp luật
mà chưa có văn bản nào chính thức quy định kết hôn là như thế nào Như vậy với việc định nghĩa một cách rõ ràng cụ thể khái niệm kết hôn tại điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã góp phần đảm bảo cho việc vận dụng pháp luật một cách thống nhất Từ khái niệm trên có thể hiểu kết hôn là sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau
1.1.2 Kết hôn trái pháp luật
Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm vào các các trường hợp cấm kết hôn thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp Bởi vì, chỉ có tuân thủ các điều kiện kết hôn thì mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại phù hợp với bản chất của nó Và chỉ có những cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa của nó Nếu các bên nam nữ quyết định kết hôn mà vi phạm điều cấm thì hôn nhân sẽ trái pháp luật Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm bảo vệ Vì vậy Nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với những vi phạm là buộc các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng Điều đó thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi phạm trong việc kết hôn và cũng khẳng định rằng trong việc kết hôn thì lợi ích của những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội Xuất phát từ
ý nghĩa đó, lần đầu tiên khái niệm kết hôn trái pháp luật đã được quy định cụ
Trang 14thể tại Khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 như sau:
"Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định"
Như vậy, kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn tuy đã được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng sau đó mới phát hiện một hoặc cả hai bên kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định quyết định của toà án nhân dân có thẩm quyền huỷ bỏ (tiêu hôn) đối với hôn nhân trái pháp luật, tức là hôn nhân vi phạm các quy định về các điều kiện kết hôn, những trường hợp cấm kết hôn (được quy định ở điều 9, 10 của Luật hôn nhân và gia đình 2000 của Việt Nam)
1.1.3 Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Nhằm đảm bảo thực thi các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình cũng như duy trì và phát triển chế độ hôn nhân tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc
và bền vững, việc đặt ra các chế tài để áp dụng trong các trường hợp có vi phạm các quy định về quan hệ hôn nhân là rất cần thiết Tuy nhiên, vấn đề này chưa từng được đề cập cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay Trong các văn bản pháp luật trước đây như Luật Hôn nhân và
gia đình 1986 cũng chỉ mới quy định tại Điều 4 “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết
hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…Cấm người đang có vợ có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác” và Điều 9 “Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có
vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật”
Vấn đề này mặc dù đã được Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định cụ thể
và rõ ràng hơn tại các điều 15, Điều 16 và Điều 17 Tuy nhiên, về khái niệm
Trang 15hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn chưa được đề cập Do đó, từ các quy định nói trên có thể hiểu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lí đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiê ̣n kết hôn nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật hôn nhân và gia đình, thể hiê ̣n thái độ phủ đi ̣nh của nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của cộng đồng và tác động xấu đến toàn
xã hội Do đó, việc đặt ra chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật là hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa trong việc xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình nói chung
1.2 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật
Lịch sử Việt Nam đi từ hình thái xã hội đầu tiên là Công xã nguyên thủy, đến Chiếm hữu nô lệ, tiếp theo là gắn liền với chế độ Phong kiến kéo dài hàng nghìn năm và sau đó trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến rồi tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội Ở mỗi hình thái nhà nước khác nhau, pháp luật Việt Nam cũng có sự điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ Hôn nhân và gia đình khác nhau Trải qua các thời kỳ phát triển, quan hệ Hôn nhân
và gia đình ở Việt Nam chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của các tư tưởng triết học, Nho giáo, Phật giáo hình thành nên các phong tục, tập quán, các quan hệ đạo đức ứng xử Trong đó, việc kết hôn trái pháp luật và những chế tài của nó cũng bị chi phối bởi các yếu tố đó Hủy việc kết hôn trái pháp luật được luật pháp Việt Nam ghi nhận khá sớm Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, các quy định về vấn đề này còn rất hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc tạo cơ sở pháp lý đầu tiên là bước khởi đầu cơ bản cho việc hình thành nên các chế định độc lập về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong các văn bản quy
Trang 16phạm pháp luật về Hôn nhân và gia đình sau này Cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội, các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng dần hoàn thiện hơn, đáp ứng giải quyết các vấn đề mới nảy sinh có tính chất đa dạng và phức tạp trong giai đoạn hiện nay
1.2.1 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ phong kiến (tính từ thời Lê – Thế kỷ XV)
Do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, hệ thống pháp luật thời kỳ phong kiến đặc biệt quan tâm tới các chế định về hôn nhân và gia đình nhằm củng cố vai trò vị trí của người gia trưởng Nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình như kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ
và con, nhận nuôi con nuôi…đã được các văn bản quy phạm pháp luật dưới thời phong kiến như Bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Bộ luật Gia Long…điều chỉnh Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này ít đề cập tới vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật Chương Hộ Hôn của Quốc triều Hình
luật (Bộ luật Hồng Đức) quy định chế độ hôn nhân và gia đình thời phong
kiến có 58 điều Trong đó có nhiều điều khá tiến bộ Người nào lấy cô, dì, chị
em gái, kế nữ (tức con riêng của vợ), người thân thích đều bị xử theo tội gian dâm Không những thế, nếu là anh, em hoặc học trò mà lấy vợ của em, anh, thầy (dù họ đã chết) đều bị xử tội lưu; còn người đàn bà sẽ bị xử giảm một bậc; và đều phải ly dị Người con gái được hứa gả (chưa thành hôn) mà người chồng tương lai bị ác tật, phạm tội hoặc phá tán gia sản thì người con gái được phép kêu đến quan để trả đồ lễ; trường hợp người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ; ai làm trái sẽ bị phạt 80 trượng Bên cạnh
đó, ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì cũng bị xử phạt; hoặc vì quá say mê nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì bị xử tội biếm Phàm là chồng mà bỏ vợ năm tháng không đi lại (vợ đã trình quan sở tại và xã quan làm chứng) thì sẽ bị mất vợ, người vợ được phép lấy chồng khác, ngoại trừ trường hợp chồng vì việc quan
Trang 17mà phải đi xa Nếu vợ đã có con thì thời hạn trên là một năm Nếu đã bỏ vợ
mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì cũng phải tội biếm Ngoài ra, Bộ luật Hồng Đức chỉ quy định một cuộc hôn nhân được xem là không hợp pháp nếu không có sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng và phạm vào những trường hợp cấm kết hôn như quy định tại Điều 314, Điều 316, Điều 323 và Điều 324, cụ thể, cấm kết hôn khi một trong hai bên kết hôn đang có tang cha mẹ, tang chồng; cấm quan lại lấy người làm nghề hát xướng, lấy con gái ở nơi tri nhậm; cấm kết hôn giữa những người trong họ hàng thân tộc [43, 1]
Cũng giống như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long quy định việc kết hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ hai nên hoặc những người họ hàng thân thuộc nếu cha mẹ không còn (Điều 94); cấm kết hôn giữa những người có họ hàng thân thích (Điều 100, 101, 102); cấm kết hôn khi có tang cha mẹ hoặc tang chồng (Điều 98); cấm kết hôn khi cha mẹ đang ở tù (Điều 99) Đặc biệt
Bộ luật Gia Long đề cao tính trật tự và đẳng cấp trong hôn nhân nên quy định thêm cấm kết hôn giữa nô tì và dân tự do, kết hôn phải tuân thủ trật tự thê thiếp (Điều 94, 96, 103, 107, 109) Trong Bộ luật Gia Long cũng có một số điều khoản gián tiếp thừa nhận sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn Điều 109 Bộ luật Gia Long quy định: “Phàm cưới gả sái luật, nếu do ông bà, cha mẹ, bác, thím, cô, huynh đệ và ông bà ngoại của đôi trai gái đứng chủ hôn thì tội sái luật chỉ buộc vào chủ hôn, trai gái không tôi Những người thân khác, chủ hôn (là những bà con ti ấu, đại công trở xuống, tôn trưởng ti ấu, ti ấu) việc do chủ hôn thì người ấy là thủ, chủ hôn là tòng…”[47, 1]
Như vậy, về cơ bản pháp luật phong kiến mà điển hình là pháp luật dưới triều Lê và triều Nguyễn không có những quy định cụ thể về hủy việc kết hôn trái pháp luật, không quy định rõ hậu quả pháp lý và đường lối giải quyết cụ thể các trường hợp tiêu hôn Các quy định về hôn nhân trái pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn thì hôn nhân đó không được pháp luật và nhà nước phong kiến bảo hộ
Trang 181.2.2 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ thực dân phong kiến
Từ năm 1858 đến năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi biến Việt Nam thành một nước nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Cùng với những thay đổi về mặt hành chính, chúng cũng lần lượt ban hành những văn bản pháp luật mới trong đó có quan hệ Hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở của Bộ luật Dân sự Napoleon 1804 Trong Bộ luật này, quan hệ Hôn nhân và gia đình được quy định tại quyển 1- về người (Des personns) Từ Điều 7 đến Điều 515 bao gồm các quy định về chứng thư, hộ tịch, như chứng thư khai sinh, chứng thư kết hôn, chứng thư khai tử, nơi cư trú, mất tích, hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa cha, mẹ, con; quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền của cha mẹ, tình trạng vị thành niên, giám hộ, tự lập; tình trạng thành niên và những người thành niên được pháp luật bảo hộ Trên cơ sở đó, thực dân Pháp và phong kiến đã ban hành ba bộ luật ở ba miền: Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ ban hành năm 1883,
Bộ dân luật Bắc kỳ được ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1931 và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật ban hành năm 1939 Trong đó đáng chú ý nhất là Bộ dân luật Bắc kỳ vì đây là bộ luật đã phản ánh trung thực các phong tục tập quán điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình của người Việt, đặc biệt là trong đó
có các quy định về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật (tiêu hôn).[23, 1] Trong các văn bản quy phạm pháp luật này quy định việc kết hôn sẽ bị vô hiệu nếu vi phạm một trong các quy định cấm kết hôn sau đây:
Thứ nhất, kết hôn giữa những người thân thích về trực hệ và một số người thuộc bàng hệ (Điều 74 Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt Trung
kỳ hộ luật) Ngoài ra Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật còn quy định cấm kết hôn giữa chồng với con gái riêng của vợ hoặc vợ góa với con trai riêng của chồng (Điều 74)
Trang 19Thứ hai, pháp luật quy định cấm lấy vợ thứ nếu chưa lấy vợ chính (Điều 81 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 79 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật)
Thứ ba, do ảnh hưởng của chế độ phong kiến mà Bộ dân luật Bắc kỳ và
Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật còn quy định cấm kết hôn khi một trong hai bên kết hôn đang có tang cha hoặc tang mẹ (thời kỳ chịu tang là 27 tháng); nếu lễ kết hôn đã làm trước khi phát tang hay còn gọi là cưới chạy tang thì việc kết hôn có giá trị Nếu vợ chính chết trước thì chồng chỉ được lấy vợ khác khi đã hết tang vợ chính (thời hạn là 1 năm); người vợ phải chịu tang chồng 27 tháng rồi mới được tái giá; phụ nữ đã ly dị chồng chỉ được cải giá sau thời hạn 10 tháng kể từ thời điểm ly dị chồng (Điều 84 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật và Bộ dân luật Bắc kỳ)
Mặt khác, việc kết hôn phải đảm bảo được sự tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn (Điều 76) đồng thời phải đảm bảo được sự đồng ý của cha
mẹ Điều 77 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định “ phàm không khi nào không có sự bằng lòng của cha mẹ mà kết hôn được” Nếu mẹ không bằng lòng thì cần sự đồng ý của người cha là đủ; Nếu cha mẹ chết hoặc không thể bày tỏ ý chí được thì phải được ông bà bằng lòng, nếu bà không đồng ý thì chỉ cần ông bằng lòng là đủ; Nếu không có cha mẹ, ông bà hoặc có nhưng không thể bày
tỏ ý chí được thì người dưới 21 tuổi, con trai cũng như con gái phải có người giám hộ bằng lòng mới được kết hôn (Điều 77, Điều 78)
Ngoài các việc vi phạm các điều kiện kết hôn nói trên thì việc kết hôn cũng có thể bị xem là vô hiệu nếu việc kết hôn không khai với hộ lại hoặc hương bộ theo quy định tại Điều 82 Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung
kỳ hộ luật.; khi người đàn bà trước đã có giá thú làm chính thất hoặc thứ thất
mà chưa tiêu hôn; Bên cạnh đó, khi một trong hai bên kết hôn bị bệnh tâm thần thì không được xin tòa án tuyên bố hôn nhân vô hiệu nữa (Điều 84 Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật)
Trang 20Nếu việc kết hôn mà do một bên bị nhầm lẫn hoặc bị cưỡng ép thì có thể xin Tòa án cho tiêu hôn Sự nhầm lẫn chỉ là duyên cớ cho tiêu hôn khi nhầm từ người nọ thành người kia hoặc người đàn bà bị lừa dối về thứ bậc vợ chính thất, thứ thất
Về người có quyền xin Tòa án cho tiêu hôn, Trong trường hợp người bị nhầm lẫn, người bị lừa dối kết hôn đã thành niên thì có thể tự mình xin Tòa án cho tiêu hôn Trong trường hợp người đó chưa thành niên thì người có quyền xin tiêu hôn là những người có quyền ưng thuận việc kết hôn đó (Điều 88 Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật) Nếu việc kết hôn không được ông bà, cha mẹ đồng ý thì những người này cũng có thể xin Tòa án cho tiêu hôn Trong trường hợp người vợ đang có thai hoặc đã có con thì cha mẹ, ông bà hay người giám hộ không có quyền xin tiêu hôn nữa cho dù trước đó
họ không bằng lòng về việc các bên kết hôn
Về thời hiệu yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu, thời hạn xin tiêu hôn là 1 năm Tuy nhiên pháp luật không quy định rõ thời hạn 1 năm kể từ ngày nào, từ ngày các bên kết hôn hay từ ngày các bên phát hiện bị cưỡng
vợ đã bị bán đi để chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng người chồng thì người vợ cũng không có quyền đòi lại nữa Số tài sản chung còn lại được chia đều cho vợ chồng Trong trường hợp khi tiêu hôn các bên có con chung thì quy định không thanh toán tài sản Người vợ được hưởng một phần khối tài sản chung phụ thuộc vào công sức đóng góp của vợ để tăng khối tài sản
Trang 21chung đó và do Tòa án quyết định Người vợ có quyền được lấy tư trang, phục sức của mình Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con cái, con sinh ra trong cuộc hôn nhân đó vẫn là con chính thức, các quyền và nghĩa vị giữa cha mẹ đối với con cũng được áp dụng tương tự như khi cha mẹ ly hôn Việc tiêu hôn phải được hộ lại ghi vào sổ giấy tờ và hộ tịch (Điều 89 và Điều 90 Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật)
Như vậy, pháp luật thời kỳ này đã có sự tiến bộ rõ nét trong việc quy định về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật so với hệ thống pháp luật phong kiến đã tồn tại trước đó Về vấn đề tiêu hôn đã quy định một cách cụ thể và rõ ràng hơn trong Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật Trong đó, các vấn đề như những trường hợp nào thì xử lý tiêu hôn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, người có quyền yêu cầu xin Tòa án tiêu hôn cũng như hậu quả pháp lý của việc tiêu hôn đã được điều chỉnh cụ thể
1.2.3 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công và đã mở ra một thời kỳ mới đối với
hệ thống pháp luật về Hôn nhân và gia đình Các chế định pháp lý đã dần xoá
bỏ các hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân gia đình nói chung
và đối với chế định kết hôn nói riêng Năm 1959, ở nước ta có hai luật về hôn nhân cùng được ban hành Đó là Luật Hôn nhân và gia đình 1959 của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ở miền Bắc) và Luật I/59 về gia đình của chính phủ Việt Nam cộng hòa (ở miền Nam) Sắc lệnh I /59 quy định khá chặt chẽ về điều kiện kết hôn, theo đó, kết hôn bị xem là trái pháp luật nếu vi phạm một trong các điều kiện sau đây:
Một là, theo Luật I/59, nam phải đủ 18 tuổi, nữ phải đủ 15 tuổi mới được phép kết hôn Sở dĩ Luật I/59 đặt ra điều kiện trên là vì trước đó tại nước
ta, nhiều vùng dân cư có tập quán cho nam nữ kết hôn quá sớm hoặc hủ tục
Trang 22tảo hôn, dễ dẫn đến hậu quả xấu như nguy hại cho sức khỏe của phụ nữ vì sinh nở quá sớm Tuy nhiên, nam nữ dưới 21 tuổi sẽ không thể kết hôn nếu không được sự ưng thuận của cha mẹ
Hai là, điều kiện cốt yếu cho việc lập hôn thú là phải có sự ưng thuận của hai bên Như vậy, theo quy định của Luật I/59, lần đầu tiên việc kết hôn được ghi nhận trên cơ sở của sự tự nguyện tiến bộ, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác Đây là một bước tiến quan trọng hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng và bền vững
Ba là, không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn sau: những người có quan hệ trực hệ về huyết thống hay do hôn nhân (không kể thứ bậc), kể cả con nuôi được lập hợp pháp; hoặc có quan hệ bàng hệ gồm những người trong phạm vi bốn đời gồm: anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha (kể cả con nuôi); anh chị em con chú, con bác, con cậu, con cô, con dì; anh chị em cháu chú, cháu bác, cháu cậu, cháu
cô, cháu dì; cháu với chú, bác, cậu, cô, dì hoặc với ông chú, ông bác, ông cậu,
bà cô, bà dì; đặc biệt, bác gái, thím, mợ với cháu chồng, dượng với cháu vợ,
bà bác, bà thím, bà mợ với cháu chồng, ông dượng với cháu vợ; chị dâu, em dâu với anh chồng, em chồng, anh rể, em rể với chị vợ, em vợ cũng không được lấy nhau
Bốn là, người đã kết hôn phải ly hôn xong thì mới được lấy vợ (hoặc chồng) khác Điểm tiến bộ nổi bật nhất của văn bản luật nói trên là bãi bỏ chế
độ đa thê thời phong kiến
Như vậy, theo quy định của luật I/59, nhằm đảm bảo các quy định về điều kiện kết hôn, pháp luật đã hôn thú có thể bị vô hiệu trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, không có sự ưng thuận của một hoặc hai bên Nếu một bên
đã ưng thuận vì bị nhầm lẫn về người hoặc về căn cước thì bên bị nhầm lẫn có
Trang 23thể kiện xin tiêu hôn Tương tự, trường hợp bị cưỡng bức kết hôn cũng có hể xin tiêu hôn Nếu người bị nhầm lẫn hoặc bị cưỡng bức còn vị thành niên thì cha mẹ của người đó có quyền khởi tố xin tiêu hôn Quyền kiện xin tiêu hôn chỉ có giá trị trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phát hiện sự nhầm lẫn, hoặc hết sự cưỡng bức
Thứ hai, hôn thú có thể bị kiện xin xử tiêu vì sự bất lực vĩnh viễn đã có
trước khi lập hôn thú của một trong hai bên Quyền kiện tiêu hôn trong trường hợp này chỉ có giá trị trong thời hạn một năm, kể từ khi khám phá ra sự bất lực
Thứ ba, nếu nam chưa đủ 18 tuổi, nữ chưa đủ 15 tuổi đã kết hôn mà
không được đặc cách cho miễn tuổi thì cũng bị xử tiêu hôn Tuy nhiên, đến thời điểm bị phát giác mà hai bên đã đủ tuổi kết hôn, hoặc người vợ đã thụ thai thì sẽ không bị tiêu hôn
Thứ tư, hôn thú của những người bị cấm kết hôn
Thứ năm, hôn thú cũng có thể bị tiêu hôn nếu sau khi ly hôn lần trước
mà người vợ đã tái hôn trước mười tháng, kể từ ngày bản án có hiệu lực; hoặc khi quả phụ tái giá trước mười tháng, kể từ ngày chồng chết
Về hậu quả pháp lý của việc tiêu hôn, con sinh trong các cuộc hôn thú
bị tuyên là vô hiệu bị coi như con ngoại hôn Khác với quy định của pháp luật thời Lê và thời Nguyễn, con sinh ra khi hôn thú đoạn tiêu vẫn được xem là con chính thức thì pháp luật thời kỳ này không thừa nhận quan hệ vợ chồng nên cũng không thừa nhận quan hệ cha mẹ con của các đương sự Điều này
vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân các bên tham gia quan hệ pháp luật đặc biệt là con cái, bởi vì căn cứ làm phát sinh quan hệ cha mẹ con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha
mẹ Do đó, để đảm bảo quyền lợi của các đương sự thì theo chúng tôi việc ghi nhận con sinh ra vẫn là con chính thức như pháp luật phong kiến là phù hợp
Nếu hôn thú bị vô hiệu do lỗi của một bên có gian ý thì người có gian ý
Trang 24có thể bị phạt giam từ ba tháng đến một năm và có thể bị phạt tiền từ một ngàn đến 100 ngàn đồng Bên ngay tình có thể được tòa án tuyên buộc bên gian ý bồi thường thiệt hại một khoản tiền
1.3 Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành và nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật
1.3.1 Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành
1.3.1.1 Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy đi ̣nh căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm những căn cứ sau:
Thứ nhất, một bên hoặc cả hai bên nam và nữ đều chưa đến tuổi kết
hôn Theo quy định của pháp luật hiện nay quy định “nam từ 20 tuổi trở lên,
nữ từ 18 tuổi trở lên” mới được kết hôn Theo Nghị quyết
02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn việc tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch, nghĩa là chỉ căn cứ vào năm sinh, cứ bước qua ngày 1/1 của năm tiếp theo là tính thêm một tuổi Nếu các bên chưa đến tuổi quy định nói trên mà đăng ký hết hôn thì việc kết hôn này là pháp luật về vê nguyên tắc thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể xử hủy
Thứ hai, việc kết hôn không có tính tự nguyện do một bên bị ép buộc,
bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn Để xác định sự tự nguyện pháp luật quy định hai bên nam nữ muốn kết hôn phải cùng đến Uỷ ban nhân dân cơ sở nộp
hồ sơ xin đăng ký kết hôn Tại lễ đăng ký kết hôn đại diện Uỷ ban nhân dân hỏi lại nếu hai người vẫn đồng ý thì mới cho họ ký tên vào giấy chứng nhận kết hôn Người đại diện Uỷ ban nhân dân cơ sở hoặc hai bên nam nữ tuyệt đối không được ký trước vào giấy chứng nhận kết hôn
Thứ ba, việc kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng do một bên
Trang 25hoặc cả hai bên nam nữ đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp khác mà vẫn kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng Quy định này là sự cụ thể hoá của Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 2005 và cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, xoá bỏ sự đối
xử bất bình đẳng đối với phụ nữ, xây dựng hôn nhân tiến bộ xã hội chủ nghĩa
Thứ tư, việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là cha mẹ
nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người có cùng trực
hệ, có họ trong phạm vi ba đời Luật Hôn nhân và gia đình 2000 mở rộng phạm vi hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Luật Hôn nhân và gia đình 1986 chỉ cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 mở rộng thêm những trường hợp còn lại
Thứ năm, kết hôn giữa những người cùng giới tính Việc kết hôn giữa
những người có cùng giới tính không đảm bảo sự phù hợp về mặt di truyền học cũng như không đảm bảo thuần phong mỹ tục, cản trở quá trình tái sản xuất sức lao động – một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội Do đó, khác với hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới như Nauy, Thụy Điển, Hà Lan, Canada…pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp kết hôn cùng giới tính là kết hôn trái pháp luật và phải hủy bỏ
Thứ sáu, người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn Người mất năng
lực hành vi dân sự là người không thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đỉnh yêu cầu người kết hôn phải
có tính tự nguyện, có như vậy mới bảo đảm cho việc xây dựng và củng cố gia đình Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đáp ứng được yêu cầu nói trên vì vậy pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân của những người mất năng lực hành vi dân sự khi đi đăng ký kết hôn
Trang 261.3.1.2 Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, những trường hợp sau có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật:
“Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật (việc kết hôn vi phạm khoản 2 điều 9)
Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 và điều 10 của Luật
Đối với cá nhân, tổ chức sau có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 và điều 10 Luật Hôn nhân - gia đình bao gồm:
+ Vợ chồng, cha mẹ, con của các bên kết hôn
+ Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ
Ngoài ra các cá nhân, tổ chức khác cũng có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.”
Tuy nhiên, với quy định trên còn tồn tại một số vướng mắc, gây khó khăn trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền
Thứ nhất, hiện nay theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì
Viện kiểm sát không có quyền khởi tố vụ án dân sự Song Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 và điều 10 của Luật.” Như vậy, giữa hai văn bản quy phạm pháp luật nói trên đã có sự chống chéo, thiếu thống nhất
Thứ hai, hiện nay Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em không còn là cơ
quan tồn tại độc lập trông hệ thống các cơ quan nhà nước Cơ quan này hiện đã
Trang 27được sáp nhập vào Ủy ban dân số gia đình và trẻ em Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn điều chỉnh cho phù hợp với
sự thay đổi về mặt tổ chức này Điều này dẫn đến một thực trạng là pháp luật trao quyền yêu cầu giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật cho cơ quan không
hề tồn tại trên thực tế do đó quy định này không có tính thực thi
Thứ ba, theo khoản 1 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì chỉ
có “bên bị cưỡng ép kết hôn", "bên bị lừa dối kết hôn” mới có quyền tự mình
yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn đã vi phạm qui định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 Tuy nhiên, theo giải thích của Nghị quyết số 02/2000/ NQ-HĐTP về vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn tại Khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì hành vi vi phạm điều kiện tự nguyện bao gồm 03 hành bao gồm: hành vi ép buộc, hành
vi lừa dối và hành vi cưỡng ép kết hôn Trong đó, nghị quyết số 02/2000/ HĐTP đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp đối chiếu tương ứng với từng hành vi là khác nhau nhau Cụ thể như sau:
NQ-“b.1 Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh
thần hoặc dùng vật chất ) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;
b.2 Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu ) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;
b.3 Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ:
bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người
nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau ) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.”
Như vậy, theo hướng dẫn này, quy định của pháp luật đã liệt kê thiếu
Trang 28mất một chủ thể có quyền "tự mình yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật" Đó là "bên bị ép buộc kết hôn", nạn nhân của hành vi ép buộc kết hôn như đã nói ở trên Điều này là chưa phù hợp bởi thực tế những người bị ép buộc kết hôn hoàn toàn có thể có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
tương tự như “bên bị cưỡng ép kết hôn", "bên bị lừa dối kết hôn” nhằm bảo
đảm quyền lợi hợp pháp của các đương sự
1.3.1.3 Thẩm quyền và trình tự thủ tục hủy việc kết hôn trái pháp luật
Căn cứ vào Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 15 của Luật này, Tòa án xem xét và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong sổ đăng
ký kết hôn” và Điểm g mục 2 Điều 35 Luật số 65/2011/QH12 của Quốc hội Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định: “Tòa
án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”, thẩm quyền giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật được xác định thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ Trên cơ sở đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện sẽ có thẩm quyền giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật đó Về mặt nguyên tắc chung, việc đăng ký kết hôn nhưng vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình
2000 là kết hôn trái pháp luật, khi có yêu cầu của các chủ thể theo quy định của pháp luật thì Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền xem xét và ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đó Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, quan
hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ đặc thù, trong đó yếu tố tình cảm là yếu tố chủ đạo và chi phối mối quan hệ giữa các chủ thể Do đó, nếu hủy việc kết hôn trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tâm sinh lý
Trang 29của các đương sự và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đặc biệt là con cái Vì vậy, khi xem xét giải quyết các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật Tòa án nhân dân có thẩm quyền càn chú ý làm rõ hành vi, tính chất, mức độ, hoàn cảnh vi phạm điều kiện kết hôn Đặc biệt, cần đánh giá và nhìn nhận khách quan thực trạng mối quan hệ tình cảm trong quá trình chung sống
từ khi tiến hành kết hôn trái pháp luật đến khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật để có những phán quyết phù hợp
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 28 và điều 311 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì việc giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là vụ việc dân sự Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 lại không quy định cụ thể trình tự thủ tục cách giải quyết loại vụ việc này Vì vậy, cách thức giải quyết vẫn tuân theo các quy định về giải quyết vụ việc dân sự nói chung từ điều 312 đến 318 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu của mình bằng việc nộp đơn yêu cầu giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật kèm theo các tài liệu chứng minh yêu cầu có căn cứ và hợp pháp tới Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền Tòa án sau khi xem xét nếu không đủ điều kiện thụ lý thì phải trả lại đơn khởi kiện hoặc chuyển đơn yêu cầu đến tòa án nhân dân có thẩm quyền; nếu có đủ điều kiện
để thụ lý sẽ tiến hành thụ lý giải quyết và ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự Việc hủy việc kết hôn trái pháp luật không cần qua thủ tục hoà giải vì đối với việc này, không thể để cho hai bên tiếp tục hôn nhân bất hợp pháp Trình tự thủ tục tiến hành phiên họp được quy định rõ tại Điều 314
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra như đã phân tích trên, hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo trình tự thủ tục giải quyết việc dân sự Khái niệm “Việc dân sự” được định nghĩa tại Điều 311 đoạn 2 như sau “là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công
Trang 30nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; (hoặc) yêu cầu Tòa
án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” Như vậy theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
2004, việc dân sự không mang tính tranh chấp Vậy giả sử trong trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng giữa các đương sự tồn tại các tranh chấp
về tài sản chung, tranh chấp về quyền nuôi con thì quan hệ này sẽ không còn
là việc dân sự nữa mà sẽ trở thành một vụ án dân sự Như vậy, trình tự thủ tục giải quyết luật này phải tuân theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
2004 về giải quyết vụ án dân sự Điều này sẽ tạo ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền cũng như gây khó khăn cho các đương sự Vì cùng một quan hệ pháp luật nhưng phải giải quyết nhiều lần theo những trình tự thủ tục khác nhau
1.3.1.4 Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật
Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật đã được đề cập trong hai văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân và gia đình là Luật Hôn nhân và gia đình 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình 1986 Tuy nhiên, hai văn bản này chưa quy định một cách rõ ràng và cụ thể về hướng giải quyết hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật Trên cơ
sở kế thừa những quy định này, luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã điều chỉnh một cách chặt chẽ và chi tiết hơn, nhằm định hướng cho việc giải quyết các quan hệ phát sinh khi hủy việc kết hôn trái pháp luật một cách có hiệu quả
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm 2000, khi viê ̣c kết hôn t rái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồngkể từ thời điểm bản án hoặc quyết định của Tòa án về hủy việc
Trang 31kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật Nếu viê ̣c kết hôn bi ̣ hủy do có vi phạm về tuổi kết h ôn, thì người tiếp tục duy trì quan hệ như vợ chồng hoặc người chưa đủ tuổ i kết hôn sẽ bi ̣ xử phạt h ành chính hoă ̣c bi ̣ truy cứu trách nhiê ̣m hình sự về tô ̣i tảo hôn Nếu không có bên nào đủ tuổi để chi ̣u trách nhiêm hình sự thì người tổ chức viê ̣c duy trì quan hê ̣ đó sẽ phải chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự về tô ̣i tổ chức tảo hôn
Nếu viê ̣c bi ̣ hủy do vi pha ̣m do vi pha ̣m chế đô ̣ mô ̣t vợ mô ̣t chồng thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị xử lí h ành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
Nếu viê ̣c kết hôn bi ̣ hủy do các hôn bên có quan hê ̣ thân thuô ̣c trực hê ̣ hoă ̣c quan hê ̣ anh , chị, em cùng cha khác me ̣ hoă ̣c cùng cha hay cù ng me ̣ thì các bên duy trì quan hệ như vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tô ̣i loa ̣n luân
Nếu viê ̣c kết hôn trái pháp luâ ̣t có sự cưỡng ép hoă ̣c lừa dối thì còn phải phân biê ̣t các trường hợp cụ thể để giải quyết Thứ nhất, nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện thì coi như không còn sự ép buô ̣c hoă ̣c lừa dối Hai bên có thể đăng kí la ̣i viê ̣c kết hôn Nếu không đăng kí lại, hai bên rơi vào tình tra ̣ng chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, tình trạng này luật không khuyến khích Thứ hai, nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tu ̣c cưỡng ép bên kia duy trì quan hê ̣ như vợ chồng trái với
ý chí của bên kia thì người cưỡng ép có thể bi ̣ xử lí hành chính hoă ̣c hình sự
* Quan hê ̣ tài sản
Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật nghĩa là giữa các bên nam nữ không tồn tại quan hệ vợ chồng hay nói cách khác là quan hệ hôn nhân của họ không được pháp luật thừa nhận Do đó, khối tài sản mà họ tạo lập được trong thời
kỳ chung sống với nhau như vợ chồng không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng mà là tài sản chung theo phần Vì vậy, viê ̣c
Trang 32thanh toán và phân chia tài sản chung của hai bên được thực hiê ̣n n hư trong trường hợp thanh toán và phân chia tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự
2005 Theo đó, về nguyên tắc, sau khi việc kết hôn bi ̣ hủy thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyề n sở hữu riêng của người đó , tài sản chung được c hia theo thỏa thuâ ̣n, nếu không thỏa thuâ ̣n được thì yêu cầu tòa án giải quyết , có tính đến đóng góp công sức của mỗi bên , ưu tiên bảo vê ̣ lợi ích chính đáng của phụ nữ và các con Đây là một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó điều chỉnh về vấn đề này Quy định mới này đã trao thẩm quyền chia tài sản cho các bên trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận đó không phù hợp với các quy định của pháp luật Khi chia, Tòa án phải xem xét công sức đóng góp của các bên vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung đó Trong đó, việc chia tài sản phải chú ý đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con bởi đây là những đối tượng thường gặp nhiều khó khăn hơn sau khi hủy việc kết hôn trái pháp luật Điều này đã thể hiện bản chất ưu việt của nhà nước trong việc bảo
vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em nói chung
* Quan hê ̣ giữa cha me ̣ và con
Cơ sở làm phát sinh quan hệ cha mẹ con là dựa trên sự kiện sinh đẻ và
sự kiện nhận nuôi con nuôi, có nghĩa là quyền và nghĩa vu ̣ giữa cha me ̣ và con được pháp luâ ̣t quy đi ̣nh không phu ̣ thuô ̣c vào hôn nhân của cha me ̣ có hợp pháp hay không hợp pháp, còn tồn tại hay chấm dứt Do đó, khi có quyết định hoặc bản án của Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì hai người kết hôn trái pháp luâ ̣t tuy không phải là vợ chồng nhưng v ẫn là cha mẹ của con chung, quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha me ̣ ly hôn (khoản 2 điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) Khi hủ y kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn là nhằm
Trang 33bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con Theo đó, việc giao con cho ai nuôi
sẽ theo thỏa thuận của các bên Trong trường hợp không thỏa thuận được thì
sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, điều kiện kinh tế của các bên đảm bảo cho việc nuôi dưỡng con cái một cách tốt nhất Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, con từ
9 tuổi trở lên phải hỏi ý kiến của trẻ Như vậy, với quy định này, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khi hôn nhân bị hủy bỏ Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của
pháp luật dân sự nói chung và đảm bảo quyền lợi của các đương sự nói riêng
* Quan hê ̣ thừa kế
Như đã phân tích trên, khi hủy việc kết hôn trái pháp luật nghĩa là giữa các bên chưa tùng tồn tại quan hệ hôn nhân trước đó, hay nói cách khác là giữa họ chưa bao giờ được coi là vợ chồng hợp pháp đối với nhau Vì vậy, giữa những người mà quan hê ̣ hôn nhân bi ̣ thủ tiêu cũng không thể có quan hê ̣ thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự Nếu mô ̣t trong hai bên ch ết trước khi hôn nhân bi ̣ hủ và bên kia còn sống đã được thừa nhận là người thừa kế thì tư cách là người thừa kế sẽ bị hủy bỏ Nếu bên còn sống đã được nhâ ̣n mô ̣t số tài sản trong khuôn khổ phân chia d i sản thừa kế thì những người thừa kế khác có quyền đòi lại
* Về vấn đề cấp dưỡng
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi giữa hai bên nam nữ tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp Do đó, khi hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quan hệ cấp dưỡng cũng không được đặt ra vì pháp luật không thừa nhận mối quan hệ vợ chồng của các đương sự Tuy nhiên, đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái thì vẫn phải thực hiện tương tự như trong trường hợp bố mẹ ly hôn
Trang 341.3.2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử các trường hợp kết hôn trái pháp luật
Hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất trong các quan hệ xã hội hiện nay Bởi, gia đình được xem là cái nôi sản sinh ra con người, nuôi dưỡng và giáo dục con người cho xã hội, muốn có một xã hội phát triển và lành mạnh thì cần phải có những con người tốt, muốn
có những con người tốt phải có những gia đình tiến bộ Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, chế định về kết hôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Chính vì vậy, để đảm bảo quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thực thi nghiêm chỉnh trên thực tế, đối với các quan hệ hôn nhân trái pháp luật, việc áp dụng pháp luật cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1.3.2.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ thể đều có trách nhiệm đưa những yêu cầu của pháp luật vào thực tế cuộc sống; phải xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật; bất cứ chủ thể nào có hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng các chế tài xử lý Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình, đây là một quan hệ
xã hội có tính chất đặc thù Trong đó, các chủ thể được gắn kết với nhau bởi quan hệ tình cảm thân thuộc Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về vấn đề này, trong đó, việc xác lập quan hệ hôn nhân luôn luôn phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định Nếu có sự vi phạm một trong các điều kiện đó thì quan hệ hôn nhân ấy không được Nhà nước thừa nhận, buộc áp dụng các chế tài xử lý nhằm đảm bảo xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ Trên cơ sở đó, đối với các trường hợp
vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp hủy việc kết
hôn trái pháp luật Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Theo
yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này,
Trang 35Tòa án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong sổ đăng
ký kết hôn” Điều này cho thấy, Nhà nước ta kiên quyết bày tỏ thái độ phủ
nhận đối với các quan hệ hôn nhân trái pháp luật trong xã hội hiện nay Việc
áp dụng chế tài này là thật sự cần thiết, bởi áp dụng hủy việc kết hôn trái pháp luật là một chế tài của Luật hôn nhân và gia đình, nhằm đảm bảo thực thi pháp luật trong thực tiễn Từ đó, duy trì và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình theo hướng bền vững và tiến bộ.Mặt khác, việc thực thi pháp luật chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp khuyến khích, giáo dục và cưỡng chế Có như vậy mới đảm bảo việc chấp hành một cách nghiêm chỉnh pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng trong cộng đồng dân cư
1.3.2.2 Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình
đó là đảm bảo hôn nhân tự do thực sự, nghĩa là quan hệ hôn nhân ấy phải xuất phát trên cơ sở của sự tự nguyện giữa các bên Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất nhằm đảm bảo cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững Nguyên tắc này cũng chính là sự cụ thể hóa của Điều 64
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 “Nhà nước bảo
hộ hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” Trên cơ sở đó, Luật Hôn nhân và gia
đình 2000 cũng quy định “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cảm trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.” (Điều 4); “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào,không ao được cưỡng ép
Trang 36hoặc cản trở” (Điều 9) Như vậy, để đảm bảo nguyên tắc, nếu các bên có
sự vi phạm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Hôn nhân và gia đình
1.3.2.3 Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi luôn luôn phải đặt con người ở vị trí trung tâm trong mọi đường lối và chính sách phát triển Việc áp dụng các biện pháp chế tài mặc dù nhằm đảm cho sự ổn định của xã hội song quan trọng hơn nó còn hướng con người trong xã hội ấy đến với cuộc sống lương thiện, tốt đẹp hơn Chính vì vậy, đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật, về mặt nguyên tắc chung thì Nhà nước không công nhận đó là các quan hệ hôn nhân hợp pháp; không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng của các bên kết hôn Do đó, trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật, khi có yêu cầu, Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp chế tài này có ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của bản thân các đương sự và con cái của
họ Vì vậy, khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật, căn cứ vào từng hoàn cảnh, mức độ vi phạm cụ thể kết hợp với việc xem xét và đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm của các bên để Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định xử lý và áp dụng từng biện pháp khác nhau cho phù hợp Vì thế, Nghị quyết số 02/HĐTP-TAND đã quy định, khi xem xét tất cả các yếu tố nói trên, Tòa án có thể quyết định cho các bên ly hôn, không công nhận là
vợ chồng hoặc ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật, nhằm đảm bảo đường lối giải quyết đúng đắn, hợp tình, hợp lý, tránh những tác động xấu đối với các đương sự, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
1.3.3 Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay
Như đã phân tích trên, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia
Trang 37đình, các trường hợp kết hôn trái pháp luật về nguyên tắc Tòa án nhân dân
có quyền xử hủy Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật không chỉ tác động tới bản thân của các bên kết hôn mà còn kéo theo các hệ lụy khác ảnh hưởng tới những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đặc biệt là con cái
và để lại hậu quả tiêu cực tới toàn xã hội Do đó, nếu việc kết hôn là trái pháp luật, thì việc huỷ bỏ việc kết hôn đó còn phải được xem xét trên rất nhiều góc độ, đặc biệt có tính toán đến lợi ích của gia đình, mà có thể không huỷ bỏ việc kết hôn Mặt khác, nếu việc kết hôn bị huỷ, trong nhiều trường hợp các bên không thể trở lại tình trạng ban đầu như trước khi kết hôn, bởi họ còn có nghĩa vụ và quyền liên quan đến nhau (Ví dụ: quyền và nghĩa vụ đối với con chung vẫn còn sau khi việc kết hôn bị huỷ) Vì vậy, tùy theo từng trường hợp, căn cứ vào các hoàn cảnh, tính chất, mức độ vi phạm và quan
hệ hôn nhân trái pháp luật đã tồn tại trước đó giữa các bên mà Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định hướng xử lý khác nhau cho phù hợp với thực tiễn Trên cơ sở đó Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP-TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 như sau:
1.3.3.1 Trường hợp kết hôn về phạm điều kiện kết hôn tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2000
* Hôn nhân vi phạm khoản 1 điều 9
Đối với những trường hợp kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp mà giải quyết như sau:
+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật
+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua