Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng biện

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 59)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng biện

pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, công tác giải quyết các vụ việc về Hôn nhân và gia đình nói chung và các trường hợp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã đạt được những hiệu quả nhất định, phần lớn các trường hợp có yêu cầu hủy đều giải quyết một cách triệt để quan hệ hôn nhân của các bên tránh tình trạng kết hôn trái pháp luật duy trì kéo dài làm ảnh hưởng đến bản thân các đương sự cũng như sự phát triển của toàn xã hội; các quan hệ về tài sản và quan hệ con cái được giải quyết hiệu quả, hợp tình hợp lý nên không có kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể. Song bên cạnh đó, quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc nói trên vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, vướng mắc, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật cũng như làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2000, chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm nhiều cơ quan và cá nhân khác nhau như Viện kiểm sát, Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bố mẹ, vợ chồng, con của các bên kết hôn…Tuy nhiên, do những bất cập của các quy định của pháp luật cũng như những hạn chế về mặt thực tiễn nên trong những năm qua, số vụ việc yêu cầu do các chủ thể Viện kiếm sát, hội liên hiệp phụ nữ, ủy ban dân số gia đình và trẻ em thực hiện hầu như không được triển khai trên thực tế mà chủ yếu do bản

thân các bên kết hôn yêu cầu. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác, một khi các bên đã chủ động tiến hành kết hôn trái pháp luật thì việc tự bản thân họ có yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật của bản thân mình là điều hi hữu. Xuất phát từ thực tiễn đó nên rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật đặc biệt là những trường hợp tảo hôn, cưỡng ép, ép buộc hôn nhân tự nguyện tiến bộ chưa được xử lý, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề của phong tục tập quán như huyện Nam Đông, huyện A Lưới…Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình ổn định, tiến bộ và bền vững. Mặt khác, khi những trường hợp kết hôn trái pháp luật được duy trì lâu mà không co sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì những hậu quả phát sinh lại càng khó giải quyết vì tính chất phức tạp sẽ gia tăng. Do đó, những quan hệ này nếu không được giải quyết kịp thời vừa cản trở quan hệ hôn nhân tiến bộ, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các đương sự, vừa gây những khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình thụ lý và giải quyết các yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật một cách có hiệu quả.

Thứ hai, trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, một yếu tố cấu thành là các trường hợp kết hôn có yêu tố nước ngoài. Trong thực tiễn, kết hôn có yếu tố nước ngoài vi phạm các điều kiện kết hôn như kết hôn giữa những người có quan hệ thân thuộc; kết hôn vi phạm sự tự nguyện, bị lừa dối, cưỡng ép, ép buộc hoàn toàn có thể được tiến hành do những khó khăn trong việc xác minh quan hệ tình cảm giữa các bên kết hôn của các cán bộ tư pháp có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn. Như đã phân tích trên, các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài vi phạm điều kiện kết hôn thường nhằm trốn tránh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo lãnh ra nước ngoài, nhằm mục đích kinh tế. Chỉ khi nào việc bảo lãnh ra nước ngoài không thực hiện được bản thân các đương sự mới có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trong những trường hợp nói trên, việc giải quyết yêu cầu hủy thông thường vắng mặt bị đơn do bị đơn đang ở nước ngoài. Điều này tạo nên những khó khăn nhất định cho cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật, đặc biệt là quan hệ tài sản và quan hệ con cái. Đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, trong đó có quyền lợi của công dân Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài.

Thứ ba, một trong những vấn đề còn tồn tại gây ảnh hưởng lớn nhất đến các trường hợp kết hôn trái pháp luật hớn nhất hiện nay ở thừa Thiên Huế là chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp xã chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ tư pháp ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…Ở những khu vực nói trên, chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp chưa cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Bên cạnh việc gặp khó khăn trong quá trình xác minh tình trạng hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống, tính tự nguyện của các đương sự khi tiến hành đăng ký kết hôn dẫn đến việc đăng ký kết hôn trái pháp luật thì một bộ phận cán bộ tư pháp xã còn tồn tại tâm lý nể nang, quên biết nên đã tiến hành đăng ký kết hôn cho các bên nam nữ. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến thực trạng kết hôn trái pháp luật và việc áp dụng biến pháp chế tài hủy quan hệ hôn nhân bất hợp pháp ở Thừa thiên Huế hiện nay.

Như vậy, những vướng mắc về mặt thực tiễn nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thụ lý và giải quyết các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện nay, tác động tiêu cực đến việc xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình bình đẳng, tiến bộ và bền vững.

3.2. Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng hủy việc kết hôn trái pháp luật

Qua quá trình nghiên cứu về mặt lý luận trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình nói chung và vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng đồng

thời cùng với việc tìm hiểu thực trạng kết hôn trái pháp luật cũng như việc áp dụng biện pháp này của các cơ quan có thẩm quyền tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy việc giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đã đạt được những hiệu quả nhất định. Song bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn bộc lộ một số bất cập, thực tiễn giải quyết vẫn còn gặp phải những vướng mắc, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung; tác động tiêu cực đến lợi ích của bản thân các đương sự nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả xin kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần vào việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và giải quyết tốt hơn các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Hy vọng rằng với việc đưa ra những giải pháp này phần nào giúp cho những độc giả quan tâm hiểu được ý nghĩa của vấn đề và hỗ trợ cho các cơ quan chức năng có thêm những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nói trên đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)