Thực trạng áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp

tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ xã hội cơ bản. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp cũng như các yêu cầu về lĩnh vực này là loại vụ việc tương đối phổ biến tại Tòa án nhân dân các cấp nói chung và ngành Tòa án thừa Thiên Huế nói riêng. Theo thống kê của Tòa án nhân dân các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2006 đến năm 2000 số lượng các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà các cơ quan có thẩm quyền đã thụ lý giải quyết như sau:

Bảng 2.1 Số lượng các loại án hôn nhân và gia đình

Đơn vị: Vụ việc Loại án Năm Ly hôn Hủy việc kết hôn trái pháp luật Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Xác định quan hệ cha, mẹ, con Tranh chấp cấp dưỡng Tổng số 2006 838 07 16 5 12 3 881 2007 932 03 11 12 5 7 970 2008 1068 03 5 8 9 2 1095 2009 1293 04 2 13 6 1 1319 2010 1321 02 9 8 5 4 1349

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo số liệu thống kê nói trên, số lượng các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm tỉ lệ không cao. Phần lớn, các trường hợp giải quyết quan hệ về hôn nhân và gia đình đều là quan hệ ly hôn với tỷ lệ gần như chiếm tuyệt đối (luôn nằm trong khoảng từ 95% đến 98%). Các loại án còn lại như hủy việc kết hôn trái pháp luật, tranh chấp cấp dưỡng,

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân...chỉ chiếm từ 2% đến 5% tổng số các vụ việc về hôn nhân và gia đình. Trong đó, hủy việc kết hôn trái pháp luật chiếm tỉ lệ thấp nhất với từ 1 đến 4 vụ việc mỗi năm. Năm 2006, số lượng yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cao nhất với 7 trường hợp, chiếm 0,79%. Năm 2007, loại án này chỉ thụ lý giải quyết 03 trường hợp với 0,30% trong tổng số các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà Tòa án nhân dân các cấp tại Thừa thiên Huế đã giải quyết. Các năm còn lại số lượng các trường hợp này chỉ chiếm tỉ lệ từ 0,14% đến 0,27%. Sở dĩ số lượng các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật không nhiều là do quan điểm về hôn nhân hiện nay đã có phần thay đổi so với quan điểm hôn nhân dưới xã hội phong kiến, các trường hợp kết hôn thiếu tính tự nguyện như trước đây hay các trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi cũng đã có sự suy giảm hơn trước rất nhiều. Song cũng cần phải nhìn nhận khách quan rằng, bên cạnh đó, việc thực hiện quyền yêu cầu của các chủ thể còn tương đối hạn chế, một số chủ thể như Viện kiểm sát, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nay thuộc phòng Lao động – thương binh và xã hội)… hầu như không tham gia khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, thực hiện quyền yêu cầu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong khi đó, số lượng các trường hợp liên quan đến kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế tương đối lớn. Chẳng hạn “vấn nạn” tảo hôn tại các huyện miền núi như Nam Đông, A Lưới là một thực trạng đáng báo động và liên tục tiếp diễn trong những năm gần đây. Điều này cho thấy, trường hợp kết hôn trái pháp trên thực tế vẫn chưa có sự quan tâm và nhìn nhận đúng mức nên việc áp dụng các chế tài còn hạn chế. Hủy việc kết hôn trái pháp luật mặc dù chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng quá trình giải quyết cũng còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá thực trạng này theo chúng tôi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng tới hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này

cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra cũng như hoàn thiện và pháp điển hóa hệ thống pháp luật việt Nam nói chung.

Mặt khác, theo thống kê, thực tiễn giải quyết các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong các năm từ 2006 đến 2010 tại Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Bảng 2.2. Tình hình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình

Đơn vị: Vụ việc Năm Thụ lý Tạm đình chỉ Đình chỉ định sơ Quyết thẩm Lưu hạ (tồn đọng) 2006 07 00 01 06 00 2007 03 01 00 02 00 2008 03 00 01 02 00 2009 04 01 00 03 00 2010 02 0 00 02 00

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực tiễn giải quyết các vụ án về hủy việc kết hôn trái pháp luật tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã đạt được những hiệu quả nhất định, phần lớn các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật đều được giải quyết một cách triệt để, góp phần quan trọng vào việc củng cố chế độ hôn nhân và gia đình, tránh các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không được xử lý dẫn đến các hậu quả tác động tiêu cực lên toàn xã hôi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc nâng cao ý thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng dân cư. Qua bảng số liệu trên cho thấy, phần lớn các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đều được giải quyết bằng các quyết định sơ thẩm. Trong đó, năm 2010 chiếm tỉ lệ tuyệt đối với 100% trên tổng số vụ việc (02/02 vụ việc đã thụ lý giải quyết). Năm 2006 đã giải quyết số vụ việc tương ứng là 6 vụ

trên tổng số 7 vụ việc, chiếm tỉ lệ thấp hơn với khoảng 85,7% tống số đã thụ lý. Những năm còn lại số vụ việc thụ lý giải quyết bằng các bản án sơ thẩm chiếm tỉ lệ thấp hơn song nhìn chung vẫn ở mức cao so với các quyết định khác. Cụ thể, năm 2008 đã giải quyết 02/03 vụ việc, chiếm tỉ lệ 66,6%; năm 2009 chiếm tỉ lệ 75,0% với 03/04 vụ việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Một thực tế mà hầu hết các Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết là phần lớn các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều được quyết định hủy do vi phạm điều kiện kết hôn mà không ra các quyết định khác như không công nhận là vợ chồng hay bác yêu cầu của chủ thể yêu cầu. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song chủ yếu là do phần lớn những trường hợp có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì tại thời điểm yêu cầu các bên đều không đảm bảo đúng các điều kiện kết hôn như vẫn chưa đủ tuổi, một số trường hợp kết hôn thiếu tính tự nguyện thì khi có yêu cầu hủy trước đó họ không có cuộc sống hạnh phúc, không hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ và bền vững. Vì vậy, đối với những trường hợp này Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật mà không thể áp dụng những chế tài khác nhằm đảm bảo thực thi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó, thực trạng giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật cho thấy, một số trường hợp yêu cầu bị tạm đình chỉ hay đình chỉ giải quyết. Thông thường những trường hợp này là do đương sự đã được triệu tập hợp lệ nhưng vẫn không có mặt tại thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Điều đáng chú ý là thực tiễn giải quyết các trường hợp hủy việc kết hôn trái luật không xảy ra tình trạng tồn động án như những loại án hôn nhân và gia đình khác (ly hôn, xác định quan hệ cha mẹ con, tranh chấp cấp dưỡng…). Bởi, quan hệ hôn nhân trái pháp luật có số lượng án không nhiều, việc thu thập chứng cứ tài liệu không quá phức tạp.

Mặc dù hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp áp dụng không thực sự phổ biến trong thực tiễn thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình tại tỉnh Thừa Thiên Huế song nhìn chung việc áp dụng biện pháp này có sự phân bố khá rõ nét giữa các địa phương khác nhau trong toàn tỉnh. Sự phân hóa đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, phong tục tập quán, tâm lý và quan niệm về hôn nhân và gia đình…nhưng quan trọng và mang tính quyết định nhất vẫn là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn có sự chênh lệch đáng kể. Các yếu tố này đã tạo nên sự tác động mạnh mẽ dẫn đến các trường hợp kết hôn trái pháp luật diễn ra trên thực tế và tương ứng với nó là việc áp dụng chế tài hủy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, số vụ việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà các Tòa án nhân dân tại các địa phương đã thụ lý như sau:

Bảng 2.3. Số lượng yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế

Đơn vị: Vụ việc

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Thụ lý 07 03 03 04 02

TAND tinh Thừa Thiên Huế 02 00 01 00 00

Thành phố Huế 00 00 00 00 00 Tx. Hương Thủy 00 00 00 00 00 Tx. Hương Trà 00 00 00 00 01 Phong Điền 01 00 00 01 00 Quảng Điền 00 00 01 00 00 Phú Vang 00 01 00 00 00 Phú Lộc 01 00 00 00 00 Nam Đông 01 02 01 01 00 A Lưới 02 00 00 02 01

Như vậy, căn cứ vào số liệu thống kê trên cho thấy, ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn như thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, Huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang…các yêu cầu giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật chiếm tỉ lệ rất thấp so với các loại án về hôn nhân và gia đình khác. Cụ thể, trong 5 năm qua, Tòa án nhân dân thành phố Huế và thị xã Hương Thủy không thụ lý giải quyết bất kỳ một trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Thị xã Hương Trà, huyện Phú Lộc, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang chỉ thụ lý và giải quyết duy nhất 1 trường hợp trong vòng 5 năm từ 2006 đến 2010. Trong khi đó, cũng giải quyết quan hệ này, ở những huyện miền núi rẻo cao của tỉnh, nơi tập trung phần lớn các dân tộc thiểu số; đời sống vật chất tinh thần còn hạn chế; chất lượng dân trí chưa cao; nạn tảo hôn; kết hôn bị ép buộc, cưỡng ép diễn ra phổ biến hơn thì tương ứng với nó, số vụ việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều. chẳng hạn, số vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật ở các huyện như Nam Đông, A Lưới chiếm tỉ lệ khá cao và diễn ra đều ở các năm. Cụ thể, năm 2007, huyện Nam Đông đã giải quyết 02/03 vụ việc chiếm tỉ lệ 66,6%, Năm 2009, huyện A Lưới có 02/04 vụ việc chiếm tỉ lệ 50% tổng số vụ việc của tòa tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, mặc dù quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài mang tính chất đặc thù riêng song về cơ bản việc giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn tuân thủ theo những quy định tại Điều 15 đến Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành vấn đề này. Vì vậy, liên quan đến quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã thụ lý một số trường hợp có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số các vụ việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà Tòa án nhân dân các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã thụ lý giải quyết. Ví dụ, năm

2006, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết 02/07 vụ việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, chiếm tỉ lệ 28,5%, năm 2008 giải quyết 01/03 vụ với tỉ lệ 33,3%. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố kinh tế và những vướng mắc về thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài chi phối, nên nhiều trường hợp đã lợi dụng quy định của pháp luật, kết hôn vi phạm những điều cấm của pháp luật như kết hôn giữa những người có cùng trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối hay bị ép buộc, kết hôn khi một trong hai bên hoặc cả hai bên đều chưa đủ tuổi… theo quy định của pháp luật để bảo lãnh người thân ra nước ngoài đoàn tụ. Chính vì vậy, khi mục đích bảo lãnh ra nước ngoài đoàn tụ không đạt được do những vướng mắc về mặt thủ tục nên bản thân các đương sự hoặc những chủ thể có quyền khác mới yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Quá trình thụ lý và giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn cho thấy, các vụ việc kết hôn trái pháp luật bị hủy tập trung chủ yếu ở một số vi phạm về tính tự nguyện (các bên bị lừa dối, cưỡng ép, ép buộc khi kết hôn); kết hôn vi phạm độ tuổi, kết hôn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng… Hầu hết các trường hợp nói trên chiếm tỉ lệ lớn, các nguyên nhân dẫn đến hôn nhân bị hủy như kết hôn do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập; kết hôn giữa những người đồng tính; kết hôn giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa bố mẹ nuôi với con nuôi hoặc những người đã từng là bố mẹ nuôi với con nuôi chiếm tỉ lệ rất thấp và hầu như không xảy ra trên thực tế. Điều này đã phần nào phản ánh thực trạng quan hệ hôn nhân trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Theo thống kê, số vụ việc vi phạm điều kiện kết hôn mà các mà cơ quan có thẩm quyền tại Thừa Thiên Huế đã thụ lý như sau:

Bảng 2.4. Nguyên nhân hủy việc kết hôn trái pháp luật Đơn vị: Vụ việc Năm Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010 Thụ lý 07 03 03 04 02 Vi phạm tính tự nguyện

(Bị cưỡng ép, ép buộc, lừa dối) 02 01 00 00 01

Vi phạm độ tuổi 02 02 01 02 00 Vi phạm chế độ một vợ một chồng 01 00 01 02 00 Vi phạm do có quan hệ trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời 01 00 01 00 01 Vi phạm do kết hôn cùng giới tính 00 00 00 00 00 Vi phạm do người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn 00 00 00 00 00 Vi phạm khác 01 00 00 00 00

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Như vậy, theo thống kê nói trên, các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế chiếm tỉ lệ nhiều nhất là do vi phạm điều kiện về độ tuổi luôn chiếm từ khoảng 1/3 vụ việc (năm 2006 chiếm tỉ lệ 28,5%; năm 2007 và 2010 chiếm tỉ lệ tương ứng là 33,3% và 50%); Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự chi phối bởi các yếu tố về điều kiện kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán và quan điểm hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số…đặc biệt, sự giao thoa văn hóa và thay đổi các nhìn nhận về quan hệ hôn nhân của một bộ phận

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)