1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những điểm mới về giao kết hợp đồng trong Bộ Luật dân sự năm 2005

103 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Để đạt được những mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Làm rõ vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong điều kiện thực hiện B

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM CÔNG DÂN

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

TRONG BỘ LUÂT DÂN SỰ NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM CÔNG DÂN

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

TRONG BỘ LUÂT DÂN SỰ NĂM 2005

Chuyên ngành : Luật Dân sự

Mã số : 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Chí Hiếu

Hà nội, 2011

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu: 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn 4

6 Nội dung nghiên cứu: 4

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 5

1.1 Nhận thức chung về hợp đồng và giao kết hợp đồng 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng 5

1.1.2 Phân loại hợp đồng 9

1.1.3 Bản chất pháp lý của giao kết hợp đồng 11

1.2 Các nội dung của giao kết hợp đồng 13

1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 13

1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 21

1.2.3 Thời điểm và địa điểm xác lập quan hệ hợp đồng 25

1.3 Pháp luật về giao kết hợp đồng 28

1.3.1 Vai trò của pháp luật đối với việc giao kết hợp đồng 28

1.3.2 Nguồn luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình giao 29

1.3.3 Các nội dung cơ bản của pháp luật về giao kết hợp đồng 35

Chương 2 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH 37

2.1 Điểm mới trong nhất thể hóa các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng 37 2.2 Điểm mới trong quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng 39

Trang 4

2.2.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật,

đạo đức xã hội 39

2.2.2 Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 43 2.3 Điểm mới trong quy định về hình thức của hợp đồng: 47

2.4 Điểm mới trong quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 51

2.4.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 51

2.4.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 55

2.4 3.Thời điểm, địa điểm hình thành hợp đồng 58

2.4.4 Giao kết hợp đồng dưới sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin điện tử 60

Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 71

3.1 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng 71

3.2 Yêu cầu và định hướng của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng 75

3.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng 80

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong xã hội hiện đại, hợp đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng Hợp đồng là công cụ pháp lý để các tổ chức, cá nhân xác lập quan hệ với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc kinh doanh thu lợi nhuận Vì vậy, quan hệ hợp đồng phát sinh hàng ngày hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi với nội dung vô cùng phong phú và đa dạng Trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hợp đồng càng có vai trò quan trọng bởi lẽ hầu hết các quan hệ dân sự, kinh tế đều phát sinh từ hợp đồng ký kết giữa các bên Hợp đồng là sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện Khi giao kết hợp đồng, các bên được tự do thể hiện ý chí của mình, phù hợp với nhu cầu, năng lực của mình Tuy vậy, để sự thoả thuận của các bên không tác động xấu đến lợi ích của người thứ ba, lợi ích của Nhà nước và trật tự công cộng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chính các bên tham gia quan hệ hợp đồng, đòi hỏi sự thỏa thuận tự nguyện đó phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật Do

đó, các nước, nhất là những nước theo truyền thống luật thành văn đều xây dựng và ban hành nhiều quy định pháp luật, điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh từ hợp đồng

Nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, ngay từ những năm đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong quá trình cải cách nền kinh tế, Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật về hợp đồng như: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (PLHĐKT), Pháp lệnh Hợp đồng dân

sự năm 1991; Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 và gần đây là BLDS năm

2005 Ngoài những văn bản pháp luật quy định chung về hợp đồng, Nhà nước ta còn ban hành nhiều quy định liên quan đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng

Trang 6

không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông thủy nội địa, Luật Đường sắt Việt Nam, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở Trong thời gian qua, các quy định pháp luật về hợp đồng đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ký kết, thực hiện hợp đồng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh của các

tổ chức, cá nhân

Đặc biệt, năm 2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua BLDS mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế cho BLDS năm 1995 và PLHĐKT BLDS năm 2005 thống nhất điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng, cho dù chúng phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hay tiêu dùng Chứa đựng nhiều nội dung mới về hợp đồng, BLDS năm

2005 cũng dành nhiều quy định cho vấn đề giao kết hợp đồng, tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tiễn giao kết hợp đồng của các chủ thể pháp luật Mặc

dù BLDS 2005 đã có hiệu lực hơn 4 năm, nhưng trên thực tế, nhiều tổ chức,

cá nhân chưa nắm bắt được các quy định mới của BLDS nên việc giao kết hợp đồng nhiều khi vẫn bị ảnh hưởng bởi cách tư duy và cách làm cũ trong việc phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, việc áp dụng các quy định của BLDS mới còn nhiều lúng túng và bỡ ngỡ Bên cạnh đó, mặc dù được đánh giá là có nhiều quy định mới, tiến bộ về hợp đồng, nhưng BLDS năm 2005 vẫn không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện, trong đó có những quy định về giao kết hợp đồng

Chính vì những lí do trên, em lựa chọn đề tài “Những điểm mới về giao kết hợp đồng trong BLDS năm 2005” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật

của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các tư tưởng và nội dung mới của BLDS năm 2005 về giao kết hợp đồng; đánh giá sự tác động của các

Trang 7

điểm mới đó tới thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng; chỉ ra các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung và BLDS năm 2005 nói riêng

Để đạt được những mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Làm rõ vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong điều kiện thực hiện BLDS 2005;

- Chỉ rõ cấu trúc pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng;

- Phân tích và chỉ ra những tư tưởng và nội dung mới trong các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng trong BLDS 2005;

- Đánh giá được những tác động của các quy định mới đó tới thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng, đồng thời chỉ ra các khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định mới đó;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng, cũng như các biện pháp nhằm áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật trong thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng

3 Phương pháp nghiên cứu:

Để triển khai nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, tổng hợp, so sánh luật, khảo sát thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

BLDS năm 2005 chứa đựng nhiều quy định mới về hợp đồng nói chung Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cao học luật, tác giả không nghiên cứu tất cả những điểm mới của BLDS 2005 mà giới hạn phạm vi nghiên cứu là

Trang 8

các quy định của BLDS năm 2005 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành tiêu biểu liên quan đến việc giao kết hợp đồng để tìm ra những điểm mới, chỉ

ra những hạn chế, những điểm còn chưa đồng nhất giữa các văn bản pháp luật hiện hành và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật

về hợp đồng trong điều kiện hiện nay

5 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Luận văn dự kiến đạt những kết quả nghiên cứu sau đây:

- Làm rõ vai trò của pháp luật trong việc giao kết hợp đồng; cấu trúc của pháp luật về hợp đồng trong điều kiện thực hiện BLDS 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và một số văn bản pháp luật khác;

- Chỉ ra những điểm mới trong BLDS năm 2005 liên quan đến giao kết hợp đồng, đồng thời đánh giá sự tác động của các điểm mới đó đối với thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng;

- Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng

và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng

6 Nội dung nghiên cứu:

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng

- Chương 2: Những điểm mới về giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thi hành

- Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

1.1 Nhận thức chung về hợp đồng và giao kết hợp đồng

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng

Khái niệm hợp đồng ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, là hình thức của quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các chủ thể trong xã hội Trong đời sống kinh tế - xã hội, các chủ thể thường xuyên có nhu cầu tham gia các quan hệ sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hoá, cung ứng dịch vụ… nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận Hình thức pháp lý của các quan hệ đó chính là hợp đồng Do vậy, hợp đồng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, là công cụ pháp lý quan trọng và hữu hiệu để các chủ thể tiến hành các hoạt động của mình Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện Ngay từ thời kỳ La Mã cổ đại, hợp đồng đã được coi là một nội dung quan trọng của pháp luật về nghĩa vụ Hợp đồng được coi là hình thức thể hiện của các giao dịch song phương mà việc xác lập chúng có thể trực tiếp làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ [26,tr 8] Bản chất của hợp đồng được xác định trong Luật La Mã cổ đại vẫn không thay đổi cho đến ngày nay

Tuy vậy, trong pháp luật của các quốc gia có những cách diễn đạt khác nhau về hợp đồng Theo quy định của Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa

Kỳ, hợp đồng được coi là tập hợp các nghĩa vụ pháp lý là kết quả của sự thoả thuận của các bên theo quy định của Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ

và các nguyên tắc pháp luật khác Điều 110 BLDS Pháp quy định: “Hợp đồng

là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó” [16,tr 667] Điều 2 Luật Hợp đồng năm 1999 của Trung

Trang 10

Quốc quy định: “Hợp đồng là sự thoả thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng, tự nhiên nhân, pháp nhân, các tổ chức khác” [48] Điều 420 BLDS của Liên bang Nga quy định hợp đồng là thỏa thuận, ký kết bởi hai hoặc nhiều người làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự [45].

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm hợp đồng nhưng nhìn chung trong pháp luật của tất cả các nước trên thế giới, hợp đồng đều được coi là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên và từ sự thỏa thuận đó sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau

Ở Việt Nam, khái niệm về hợp đồng cũng được diễn đạt khác nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế,

xã hội Trong giai đoạn trước ngày 01/01/2006, pháp luật về hợp đồng phân biệt rất rõ rang ba loại hợp đồng: hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp

đồng lao động Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định: “Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình” Điều 394 BLDS năm 1995 đưa ra

khái niệm hợp đồng dân sự như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Khái niệm này được giữ nguyên trong BLDS năm 2005 (Điều 388 BLDS năm 2005) Bộ luật Lao động năm 1994 cũng đưa ra khái niệm riêng về hợp đồng lao động, theo đó hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 26)

Trang 11

Như vậy, dù được diễn đạt theo những cách khác nhau, với các mức độ chi tiết khác nhau nhưng tựu trung lại, hợp đồng theo quan niệm của pháp luật Việt Nam thể hiện các đặc trưng pháp lý cơ bản sau đây:

Một là, hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên có vị trí pháp

lý độc lập, bình đẳng với nhau Tham gia quan hệ hợp đồng phải có ít nhất hai bên và các bên phải có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, đó có thể là các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác Thực tế kinh doanh hay có hiện tượng các công ty ký hợp đồng với các đơn vị phụ thuộc của mình (được tổ chức dưới các hình thức: chi nhánh, văn phòng đại diện, phân xưởng, xí nghiệp, nhà máy, cửa hàng, trạm, trại, đội sản xuất…) Các đơn vị trực thuộc này không có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, bởi vậy không có năng lực pháp luật để ký hợp đồng với chính công ty của mình Điều đó có nghĩa là không

có quan hệ hợp đồng nào tồn tại giữa công ty và các đơn vị trực thuộc của mình

Khi tham gia hợp đồng, các chủ thể phải thỏa thuận tự nguyện với nhau

Ý chí của các bên thể hiện qua các nội dung cụ thể của hợp đồng phải là ý chí thật sự của mỗi bên và ý chí đó phải thống nhất với nhau; nếu không có sự thống nhất ý chí thì không thể hình thành quan hệ hợp đồng Pháp luật của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều thể hiện quan điểm coi sự tự

do ý chí trong thoả thuận hợp đồng là một căn cứ cơ bản để xác lập và bảo đảm hiệu lực của hợp đồng, đồng thời xác định sự thoả thuận đó phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật, cụ thể thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội… Các hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, đe doạ đều bị coi là vô hiệu Pháp luật của Đức quy định tự do hợp đồng bao gồm cả quyền tự do ký kết hợp đồng và tự do thể hiện nội dung của hợp đồng Cá nhân được quyền tự do

ký kết hoặc không ký kết hợp đồng, cũng như tự do quyết định nội dung của hợp đồng mà mình ký kết Tuy nhiên, để hạn chế sự lạm dụng quyền tự do

Trang 12

hợp đồng, BLDS Đức cũng như nhiều luật khác của Đức đều quy định những

hạn chế nhất định với nguyên tắc này [30,tr 21]

Hai là, sự thoả thuận của các bên trong một quan hệ hợp đồng phải

hướng tới những đối tượng cụ thể Đối tượng của hợp đồng có thể là hàng hóa, tài sản hoặc việc thực hiện công việc Nếu đối tượng hợp đồng là tài sản thì phải được xác định cụ thể và là loại tài sản được phép lưu thông, thuộc quyền định đoạt hợp pháp của bên giao dịch Nếu đối tượng hợp đồng là một công việc thì công việc đó phải có thể thực hiện được và việc thực hiện công việc đó không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội Do đó, các thỏa thuận mua bán những vật dụng “ảo” trên mạng trong các trò chơi trực tuyến (game online), thỏa thuận bán nội tạng cơ thể người, thỏa thuận sinh con thuê… như phản ánh của báo chí không được coi là hợp đồng, không được pháp luật bảo vệ

Ba là, sự thoả thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các

quyền và nghĩa vụ pháp lý Quyền là những điều các bên được hưởng, còn nghĩa vụ là việc các bên phải thực hiện Pháp luật dân sự của nhiều quốc gia (Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp) chỉ đề cập đến nghĩa vụ, bởi họ quan niệm trong một quan hệ hợp đồng thì quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Theo Điều 280 BLDS năm 2005 của Việt Nam thì nghĩa vụ dân sự

là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền) Đây là các nghĩa vụ được pháp luật bảo vệ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự dưới các hình thức khác nhau như: phạt vi phạm nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại, trả lãi suất,

bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng…

Trang 13

Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng không phải thoả thuận nào giữa các bên cũng tất yếu dẫn đến việc hình thành hợp đồng Chỉ những thoả thuận nào được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật thì làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ pháp lý

1.1.2 Phân loại hợp đồng

Trên thực tế, các loại hợp đồng khá đa dạng và phong phú Vì vậy, việc phân loại hợp đồng theo từng nhóm dựa vào những dấu hiệu pháp lý đặc trưng có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Có thể phân loại hợp đồng theo các tiêu chí cơ bản sau:

- Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ của các bên mà hợp đồng

được chia thành hai loại là hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế Hợp

đồng ưng thuận là hợp đồng mà thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm GKHĐ, ví dụ hợp đồng mua bán, hợp đồng đại lý… Hợp đồng thực tế là loại hợp đồng mà hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm các bên chuyển giao cho nhau đối tượng hợp đồng, ví dụ hợp đồng tín dụng, hợp đồng gửi giữ tài sản…

- Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà

mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với bên kia Mỗi bên tham gia hợp đồng đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ; quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng và có quyền nhận tiền bán hàng, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền và có quyền nhận hàng hoá Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ mà không được hưởng quyền, còn bên kia được hưởng quyền mà không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào, ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản

- Trong lĩnh vực kinh tế, căn cứ vào tính chất đền bù lợi ích cho các bên

chủ thể, mà người ta còn phân biệt hợp đồng thành hai loại là hợp đồng mang

Trang 14

tính đền bù và hợp đồng không mang tính đền bù Hợp đồng mang tính đền

bù là hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng, ví dụ, người bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá khi giao hàng cho người mua sẽ được người mua đền

bù cho một số tiền theo sự thoả thuận giữa các bên Hợp đồng không mang tính đền bù là hợp đồng, theo đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải đền bù cho bên đó bất kỳ lợi ích nào, ví dụ bên được tặng cho tài sản được nhận tài sản từ bên tặng cho nhưng không phải thực hiện bất

kỳ lợi ích gì cho bên tặng cho tài sản

- Căn cứ vào tính phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực mà các hợp đồng

được chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ Hợp đồng chính là hợp

đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào một hợp đồng khác Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào một hợp đồng khác (hợp đồng chính) Ví dụ: trong quan hệ thế chấp tài sản, để bảo đảm cho một khoản vay ngân hàng thì hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ còn hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính Theo quy định tại Điều 410 BLDS năm 2005, “sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Quy định này không

áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính”

- Căn cứ vào hình thức hợp đồng, người ta chia hợp đồng thành hợp đồng bằng lời nói (hay nhiều người gọi là hợp đồng miệng), hợp đồng bằng

cử chỉ và hợp đồng bằng văn bản Hợp đồng miệng là hợp đồng được các bên

dùng ngôn ngữ để thoả thuận, thống nhất, xác nhận những nội dung của hợp đồng Hợp đồng bằng cử chỉ là hợp đồng được các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau thông qua các hành vi, cử chỉ cụ thể Ví dụ: các siêu thị bày hàng có

Trang 15

niêm yết giá trên kệ; khách hàng nhặt hàng cho vào giỏ của mình và thanh toán tiền Như vậy, thông qua các hành vi bày hàng, niêm yết giá, nhặt hàng cho vào giỏ và thanh toán tiền, giữa siêu thị và khách hàng đã ký kết và thực hiện xong một hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng bằng văn bản là các hợp đồng mà trong đó, những nội dung cụ thể mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất với nhau, được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản hợp đồng hoặc các công văn, giấy tờ, tài liệu khác mà các bên trao đổi cho nhau Các văn bản này có thể được các bên trao đổi trực tiếp bản gốc mà cũng có thể được các bên chuyển qua fax, telex, email và các hình thức thông tin điện tử khác

Các hợp đồng ký bằng văn bản cũng có thể có nhiều hình thức khác nhau như: hợp đồng ký bằng văn bản thông thường, hợp đồng ký bằng văn bản có công chứng, chứng thực Một số loại hợp đồng mà pháp luật bắt buộc phải ký bằng văn bản có công chứng, chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các hợp đồng mua bán nhà và một số bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu khác, hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê trên 6 tháng ) thì phải làm công chứng, chứng thực cho hợp đồng

1.1.3 Bản chất pháp lý của giao kết hợp đồng

Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận trên cơ sở tự do ý chí của các bên nên hợp đồng chỉ được coi là đã hình thành khi các bên đạt được sự thoả thuận Giao kết hợp đồng (GKHĐ) được hiểu là một quá trình, trong đó các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng thực hiện các hành vi thỏa thuận, thống nhất, xác nhận với nhau các nội dung của hợp đồng GKHĐ, một mặt được coi là tiền đề cho việc thiết lập quan hệ hợp đồng, mặt khác có vai trò quan trọng đảm bảo cho hợp đồng đã ký kết là có hiệu lực pháp luật, đảm bảo tính chặt chẽ trong các nội dung của hợp đồng để ngăn ngừa vi phạm hợp đồng GKHĐ chính là cầu nối cho việc tạo lập mối quan hệ ổn định lâu dài cho các bên

Bên cạnh đó, ý chí của các bên được xác lập thông qua quá trình GKHĐ phù hợp quy định của pháp luật chính là căn cứ để pháp luật bảo vệ quyền và

Trang 16

lợi ích hợp pháp cho họ Những thoả thuận vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình giao kết hợp đồng sẽ không làm phát sinh quan hệ hợp đồng ràng buộc các bên và có thể gây ra tổn thất cho mỗi bên tham gia hợp đồng Ngược lại, những điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng là kết quả của quá trình giao kết hợp đồng tuân thủ quy định của pháp luật, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như thanh lý hợp đồng

và tạo cơ sở cho các cơ quan tài phán khi giải quyết các tranh chấp phát sinh

từ quan hệ hợp đồng

Ngoài ra, thông qua quá trình GKHĐ, các ý đồ không lành mạnh (nếu có) cũng được bộc lộ, qua đó giúp cho các đối tác có sự lựa chọn để tránh những điều khoản có thể gây thiệt hại cho mình cũng như tránh được các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng Như vậy, có thể thấy GKHĐ không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong quan

hệ hợp đồng mà còn góp phần thiết lập trật tự chung trong xã hội

GKHĐ có thể được tiếp cận dưới hai góc độ khác nhau Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì GKHĐ là hành vi xác nhận của các bên về một hợp đồng đã được hình thành Với cách hiểu này, GKHĐ hay bị đánh đồng với khái niệm

“ký kết hợp đồng” Hiểu theo nghĩa rộng, GKHĐ được hiểu là toàn bộ quá trình tuyên bố (thể hiện) ý chí của các bên nhằm thỏa thuận và thống nhất về các nội dung của hợp đồng Phụ thuộc ý chí của các chủ thể mà GKHĐ có thể

là một quá trình đàm phán kéo dài hoặc chỉ diễn ra trong giây lát Về cơ bản, quá trình GKHĐ được bắt đầu bởi việc một bên (bên đề nghị GKHĐ) bày tỏ ý chí muốn GKHĐ với bên kia (bên được đề nghị GKHĐ) bằng cách đưa ra đề nghị GKHĐ và kết thúc khi bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị GKHĐ

từ bên được đề nghị GKHĐ Như vậy, GKHĐ là một quá trình, trong đó:

- Có sự tham gia của ít nhất hai bên chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với loại hợp đồng mà các bên muốn ký kết và tự

Trang 17

nguyện GKHĐ Họ có thể chính là các bên chủ thể của hợp đồng sẽ hình thành hoặc đại diện hợp pháp của hai bên chủ thể của quan hệ hợp đồng;

- Có sự bày tỏ chủ động, trực tiếp ý chí muốn GKHĐ của một bên (bên

đề nghị giao kết hợp đồng) thông qua các thông tin cụ thể bên đó đưa ra và được BLDS gọi là “đề nghị giao kết hợp đồng”;

- Có sự chấp thuận của bên kia (bên được đề nghị giao kết hợp đồng) bằng các thông tin cụ thể bên đó đưa ra và được BLDS gọi là về những nội dung trong đề nghị GKHĐ thể hiện qua chấp nhận đề nghị GKHĐ;

- Xác lập quan hệ hợp đồng dưới một hình thức theo quy định của pháp luật (có thể bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng văn bản)

Quá trình GKHĐ diễn ra có nhanh chóng hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên, nhưng thường phải trải qua các giai đoạn sau:

Có thể biểu hiện quá trình GKHĐ bằng sơ đồ sau:

Đề nghị GKHĐ

Gửi Chấp nhận đề nghị GKHĐ

Trong quá trình GKHĐ, các bên có thể đàm phán, thương lượng (trực tiếp hoặc gián tiếp) và hợp đồng được hình thành khi các bên thỏa thuận được

với nhau về các nội dung của hợp đồng trên cơ sở tự nguyện

1.2 Các nội dung của giao kết hợp đồng

1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng

1.2.1.1 Các dấu hiệu nhận biết đề nghị GKHĐ

Như phần trên đã trình bày, để hình thành một quan hệ hợp đồng thì phải

có một bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng (offer) Đề nghị GKHĐ là

Gửi

Nhận

Nhận

Đàm phán, thương lượng

Trang 18

một yếu tố đầu tiên và rất quan trọng để xác lập hợp đồng, vì khi một bên đưa

ra đề nghị GKHĐ và được bên kia chấp nhận thì sẽ hình thành một hợp đồng Chính vì vậy, pháp luật của các nước cũng như pháp luật quốc tế đều quy định khá chi tiết về đề nghị GKHĐ Công ước Viên về hợp đồng mua bán quốc tế năm 1980 quy định: “Một đề nghị kí kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp

có sự chấp nhận chào hàng đó Một đề nghị được coi là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định về: số lượng, giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định những thể thức xác định những yếu tố này” (Điều 14) Cũng với cách tiếp cận tương tự, trong “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” do Viện Thống nhất Tư pháp quốc tế soạn thảo đưa ra khái niệm về

đề nghị giao kết hợp đồng như sau: “một đề nghị được coi là đề nghị GKHĐ nếu nó rõ ràng, đầy đủ và nêu rõ ý định của bên đưa ra đề nghị mong muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng khi đề nghị GKHĐ được chấp thuận” (Điều 17) Theo Điều 396 BLDS năm 1995 thì khi một bên đề nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời, thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 cũng có cách tiếp cận tương tự khi quy định “Chào hàng là một đề nghị GKHĐ mua bán hàng hóa trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng

mua bán hàng hóa” (Điều 51) Khoản 1 Điều 390 BLDS năm 2005 quy định:

“Đề nghị GKHĐ là việc thể hiện rõ ý định GKHĐ và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”

Bản chất của đề nghị GKHĐ là hành vi pháp lý đơn phương của bên đề nghị GKHĐ, thể hiện rõ ý định GKHĐ và chịu sự ràng buộc với đề nghị đó

Trang 19

Như vậy, xét ở bình diện chung nhất thì một thông tin được coi là đề nghị GKHĐ khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải thể hiện rõ ý định GKHĐ của bên đề nghị Thông

thường, một thông tin được coi là thể hiện rõ ý định GKHĐ khi chứa đựng

các nội dung chủ yếu của loại hợp đồng mà các bên muốn xác lập Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa phải có nội dung về hàng hóa, số lượng và giá cả hoặc các phương thức xác định chúng trong lời đề nghị của mình Tuy vậy, cũng cần lưu ý là các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung chủ yếu của hợp đồng Pháp luật Anh – Mĩ chỉ cần thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng (tên hàng, số lượng); điều khoản về giá cả là không bắt buộc Các bên tham gia quan hệ hợp đồng có thể xác định giá hoặc giá được xác định bằng phương pháp chung trên thị trường Trong khi đó pháp luật của Pháp lại quy định điều khoản về giá cả phải rõ ràng Còn theo quy định của công ước Viên thì để xác định một chào hàng có hiệu lực thì chào hàng cần phải nêu rõ tên hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp hoặc thể thức xác định nó

BLDS năm 1995 quy định khá chi tiết về các nội dung được coi là nội dung chủ yếu của hợp đồng Theo Điều 401 BLDS năm 1995 thì nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó, thì hợp đồng không thể giao kết được; nội dung nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định; nếu pháp luật không quy định thì theo thỏa thuận của các bên BLDS năm 1995 còn quy định cụ thể những nội dung được coi là nội dung chủ yếu của từng loại hợp đồng Nhưng theo BLDS năm 2005, để đảm bảo tối đa quyền tự do thoả thuận nội dung của hợp đồng cho các bên, đã bỏ quy định về các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng mà chỉ gợi ý những điều khoản mà các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng tại Điều 402 Tuy BLDS năm 2005 không quy định rõ về những nội dung cần phải có của

đề nghị GKHĐ nhưng nhìn chung, đề nghị GKHĐ phải tương đối đầy đủ để

Trang 20

tạo cơ sở xác định được các quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên nếu đề nghị GKHĐ được bên kia chấp nhận

Thứ hai, đề nghị GKHĐ phải thể hiện rõ ý chí của bên đề nghị muốn

GKHĐ với một hoặc một số đối tượng xác định Nếu đề nghị hướng tới một

tập hợp người không xác định như: áp phích, quảng cáo, tờ rơi… thì không được coi là đề nghị GKHĐ Đề nghị GKHĐ khác với quảng cáo bởi quảng cáo là một hình thức xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy việc mua, bán hàng hoá hay sử dụng dịch vụ của thương nhân Có thể có những quảng cáo chứa đựng một số nội dung của hợp đồng nhưng quảng cáo không phải là đề nghị GKHĐ vì không hướng tới chủ thể xác định mà hướng đến số đông người tiêu dùng nói chung Do đó người quảng cáo không bắt buộc phải giao kết và thực hiện hợp đồng với những người xem quảng cáo của mình

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại hình thức đề nghị GKHĐ mà bên đưa

ra đề nghị không chỉ rõ những đối tượng được xác định trước Ví dụ: hình thức bán hàng tại các siêu thị, thông báo công khai về việc gửi giữ xe đạp, xe máy, niêm yết của các ngân hàng về mức lãi suất cho vay nhận tiền gửi hay cam kết hứa thưởng và thi có giải… Dưới dạng đề nghị này, các bên mặc nhiên thừa nhận và thực hiện hợp đồng mà không cần phải có sự thỏa thuận Một số tác giả cho rằng đây là dạng đặc biệt của đề nghị GKHĐ mà trong khoa học pháp lý gọi là đề nghị GKHĐ công cộng Điểm khác nhau giữa đề nghị GKHĐ thông thường và đề nghị GKHĐ công cộng là ở tính cụ thể của đối tượng mà đề nghị đó hướng tới Đề nghị GKHĐ công cộng được hướng tới tập người không xác định Còn đề nghị GKHĐ thông thường được gửi đến cho đối tượng xác định cụ thể Pháp luật các nước cũng đã có quy định về đề nghị GKHĐ công cộng, chẳng hạn Liên bang Nga quy định ở Bộ luật Dân sự (Điều 437)

Ở Việt Nam, đây là vấn đề tuy đã xuất hiện nhiều trong thực tiễn nhưng được đề cập nhiều trong pháp luật về hợp đồng Vì vậy, sự ràng buộc trách

Trang 21

nhiệm của các bên như thế nào, đặc biệt là trách nhiệm của bên đưa ra đề nghị GKHĐ công cộng là vấn đề chưa được xác định rõ ràng trong các quy định của Pháp luật Việt Nam

Thứ ba, đề nghị GKHĐ phải xác định rõ thời hạn trả lời Trong thời hạn

đề nghị GKHĐ có hiệu lực, nếu bên được đề nghị chấp nhận hoàn toàn đề nghị GKHĐ thì sẽ làm phát sinh quan hệ hợp đồng giữa bên đề nghị và bên được đề nghị Vấn đề thời hạn của đề nghị GKHĐ cũng được pháp luật các nước quy định khác nhau Pháp luật một số nước không bắt buộc đề nghị GKHĐ phải quy định rõ thời hạn trả lời; nếu một đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời được coi là có giá trị ràng buộc người đưa ra đề nghị trong một khoảng thời gian hợp lý (khi giải quyết tranh chấp, thẩm phán có toàn quyền đánh giá mức thời gian hợp lý tùy vào tính chất và hoàn cảnh của giao dịch) Đối với đề nghị GKHĐ không quy định thời hạn trả lời thì bên đề nghị có toàn quyền thay đổi hay rút lại đề nghị chừng nào chưa nhận được trả lời của bên kia BLDS của Cộng hòa Pháp quy định đề nghị GKHĐ có thể quy định hoặc không quy định thời hạn trả lời

Công ước Viên lại đưa ra giải pháp khác để xử lý tình huống khi đề nghị GKHĐ không xác định rõ thời hạn trả lời, theo đó nếu người chào hàng không ấn định thời hạn của chào hàng thì thời hạn của chào hàng được xác định hợp lý phụ thuộc vào tình tiết của giao dịch, trong đó xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng (khoản 2 Điều 18) Trong pháp luật các nước, về mặt khái niệm, ý chí đơn phương của một bên nếu không được đáp ứng các điều kiện của một đề nghị GKHĐ như đã

nêu ở trên được xác định là một đề nghị giao dịch hay đề nghị thương lượng

(invitation for offer)

Khác với đề nghị GKHĐ, đề nghị giao dịch hay đề nghị thương lượng không ràng buộc trách nhiệm của người tuyên bố Khi đưa ra đề nghị GKHĐ với một chủ thể xác định, người đề nghị bị ràng buộc với một chủ thể xác

Trang 22

định, người đề nghị bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi nếu có sự chấp thuận của người được đề nghị thì hợp đồng được hình thành Sự khác biệt cơ bản chính

là hậu quả pháp lý của chúng: việc bên được đề nghị giao dịch chấp nhận đề nghị không dẫn đến sự ra đời của một hợp đồng mà chỉ dẫn đến sự hình thành của một đề nghị GKHĐ, trong khi đó, việc chấp nhận đề nghị GKHĐ dẫn tới

sự hình thành một quan hệ hợp đồng Ví dụ: Nhà máy sản xuất xi-măng A gửi văn bản cho Công ty Xây dựng B với nội dung: Nhà máy chúng tôi có khả năng cung cấp các loại xi-măng chất lượng đảm bảo với giá thấp hơn giá thị trường ít nhất 10% Công ty Xây dựng B gửi văn bản cho Nhà máy xi-măng

A yêu cầu giao 100 tấn xi-măng mác PC-400 tại chân công trình xây dựng

Do văn bản Nhà máy sản xuất xi-măng A gửi văn bản cho Công ty Xây dựng

B không có các nội dung cụ thể, không có thời hạn trả lời nên không được coi

là đề nghị GKHĐ Việc Công ty Xây dựng B gửi văn bản cho Nhà máy măng A yêu cầu giao 100 tấn xi-măng mác PC-400 tại chân công trình xây dựng mới được coi là đề nghị GKHĐ

xi-Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về đề nghị giao dịch, nhưng pháp luật của nhiều nước đã có sự phân biệt đề nghị GKHĐ và đề nghị giao dịch Ví dụ: pháp luật Singapore yêu cầu lời đề nghị GKHĐ phải được đưa ra với mục đích ràng buộc các bên Nếu một người chỉ đưa ra lời đề nghị hoặc yêu cầu thông tin mà không hướng tới sự ràng buộc, thì coi là người đó đưa ra lời mời thương lượng Hay theo quy định của án lệ Anh, việc trưng bày hàng hoá ở cửa hàng không phải là đề nghị GKHĐ của chủ hiệu mà chỉ là sự mời chào khách đến mua hàng (đề nghị thương lượng) Do đó người bán hàng

có quyền chấp thuận hoặc từ chối bán hàng theo ý mình (vụ Fisher kiện Bell,

1961) [15,tr 52] Tuy vậy, đề nghị giao dịch hiện nay cũng chưa có cách hiểu

thống nhất: một số nước (như: Liên bang Nga, Pháp…) quan niệm việc ấn định giá ở các cửa hàng, siêu thị hoặc trong một catalogue cũng được coi là một đề nghị GKHĐ, nhưng các nước khác (như: Anh, Mĩ…) thì đây chỉ là

Trang 23

một đề nghị giao dịch (lời mời thương lượng) Pháp luật Việt Nam về GKHĐ không có khái niệm pháp lý cho hành động tuyên bố ý chí này Theo phương pháp suy đoán loại trừ vì không thỏa mãn các đề nghị của một GKHĐ nên đây không được coi là một đề nghị GKHĐ

1.2.1.2 Hiệu lực của đề nghị GKHĐ

Việc xác định hiệu lực của đề nghị GKHĐ có ý nghĩa quan trọng, bởi vì trong thời hạn hiệu lực của đề nghị GKHĐ, bên đề nghị bị ràng buộc trách nhiệm với đề nghị GKHĐ mà mình đã đưa ra và nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị trong thời gian có hiệu lực của đề nghị GKHĐ thì hợp đồng hình thành Theo thông lệ chung thì thời hạn có hiệu lực của đề nghị GKHĐ do bên đưa ra đề nghị GKHĐ ấn định Tuy vậy, để có thể xử lý các tình huống, trong đó, bên đề nghị GKHĐ không ấn định thời gian có hiệu lực của đề nghị GKHĐ, pháp luật một số nước có quy định về cách thức xác định thời hạn có hiệu lực của đề nghị GKHĐ (chi tiết xin xem mục 1.2.1.1)

Thời điểm đề nghị GKHĐ bắt đầu có hiệu lực cũng được quy định khác nhau trong pháp luật của các nước Một số nước quy định đề nghị GKHĐ bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm bên đề nghị GKHĐ gửi đề nghị GKHĐ cho bên

được đề nghị Trong khi đó, một số nước khác, trong đó có Việt Nam lại quy định đề nghị GKHĐ chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị

GKHĐ nhận được đề nghị đó Thông thường, bên được đề nghị GKHĐ được coi là đã nhận được đề nghị GKHĐ khi đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân hoặc đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị hoặc khi bên được đề nghị biết được đề nghị GKHĐ thông qua các phương thức khác

Đề nghị GKHĐ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp bên nhận được

đề nghị trả lời không chấp nhận; hết thời hạn trả lời chấp nhận; bên đề nghị GKHĐ thông báo hợp lệ về việc thay đổi, rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị GKHĐ;

Trang 24

theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

1.2.1.3 Thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị GKHĐ phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình từ khi đề nghị được chuyển đi Tuy nhiên trách nhiệm này của bên đề nghị GKHĐ chỉ phát sinh sau khi bên đề nghị nhận được đề nghị Do đó, bên đề nghị có quyền thay đổi hoặc rút lại đề nghị của mình Vấn đề này được quy định trong Công ước Viên 1980: “Chào hàng dù là loại chào hàng cố định vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến được người chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng” (khoản 2 Điều 15) và: “cho tới khi Hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng trước khi

người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng” (khoản 1 Điều 16) Theo

khoản 2 Điều 4 của “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” thì đề nghị GKHĐ không thể hủy bỏ trong các trường hợp: (i) Lời đề nghị có ấn định thời hạn cố định để trả lời hoặc ấn định nó không thể bị hủy ngang; (ii) Bên được đề nghị có thể tin tưởng một cách hợp lý là đề nghị không thể bị hủy ngang và bên được đề nghị hành động trên cơ sở tin tưởng vào lời đề nghị đó Còn theo pháp luật của Nhật bản, Đức và các nước Châu Âu lục địa, trong thời gian có hiệu lực của chào hàng cố định (đề nghị giao kết hợp đồng/chào hàng không hủy ngang) thì người chào hàng không có quyền hủy chào hàng của mình

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, người đề nghị được quyền thay đổi hoặc rút lại đề nghị vào bất cứ thời điểm nào trước khi người được đề nghị chấp nhận đề nghị nhưng không được rút lại đề nghị nếu đã hứa trước một thời hạn để đề nghị này có hiệu lực và đã nhận được của người nhận một nghĩa vụ đối ứng như là một sự trả giá cho việc giữ lời hứa trên Pháp luật của một số bang của Hoa Kỳ cũng quy định có những đề nghị GKHĐ không được

rút lại [20; tr 82,183] BLDS của Ý quy định: bên đề nghị GKHĐ gửi lời đề

Trang 25

nghị đến một đối tượng cụ thể thì có thể rút lại đề nghị của mình trước khi hợp đồng được ký kết trừ trường hợp có ấn định thời hạn có hiệu lực trong đề

nghị GKHĐ [99; tr 27]

Còn theo quy định của BLDS năm 2005, bên đề nghị GKHĐ có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; hoặc điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại

đề nghị khi điều kiện đó phát sinh (Điều 392)

1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

1.2.2.1 Các dấu hiệu nhận biết chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị GKHĐ là hành vi tuyên bố ý chí của bên được đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ nội dung của đề nghị GKHĐ (Điều 396 BLDS năm 2005) Khi một đề nghị GKHĐ được chấp nhận thì quan hệ hợp đồng giữa các bên được hình thành Một thông tin được coi là chấp nhận đề nghị GKHĐ khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, thể hiện sự đồng ý của bên được đề nghị về tất cả các nội dung

của đề nghị GKHĐ Sự chấp nhận này có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như: văn bản, lời nói, cử chỉ, thậm chí cả sự im lặng (nếu các bên có thỏa thuận im lặng được coi là hành vi chấp nhận hợp đồng) Theo Công ước Viên 1980, sự im lặng hoặc không hành động (bất tác vi) không được coi là một chấp nhận chào hàng Tuy nhiên án lệ lại thừa nhận trong nhiều trường hợp vẫn được coi là chấp nhận chào hàng Ví dụ: Nếu người bán chuyển cho người mua một văn bản với nội dung: Trừ trường hợp quý ngài được thông báo khác từ phía tôi trong thời hạn 3 ngày sau ngày tôi nhận được đơn đặt hàng của Quý ngài, tôi sẽ chuyển giao hàng mà quý ngài cần với giá

100 USD/chiếc” Trong trường hợp này sự im lặng của người bán cấu thành lời chấp nhận chào hàng Các nước Anh, Mĩ, Pháp đều không quy định im

Trang 26

lặng là hình thức của chấp nhận đề nghị Việt Nam và một số nước khác như Đức lại có quy định im lặng được coi là chấp nhận nếu các bên có thỏa thuận trước về vấn đề này Bộ luật Dân sự Đức cho rằng, việc chấp nhận bằng im lặng là hợp pháp nếu có thể lý giải được sự im lặng đó phù hợp với tập quán chung, hoặc nếu người đề nghị thỏa mãn như vậy Điều 151 của Bộ luật này qui định: “Hợp đồng được giao kết bởi chấp nhận đề nghị, không cần thiết rằng người đề nghị được thông báo về chấp nhận, nếu việc thông báo như vậy không hoàn toàn bình thường theo tập quán chung, hoặc nếu người đề nghị đã khước từ nó Thời điểm mà đề nghị mãn hạn được xác định phù hợp với ý chí

của người đề nghị thể hiện trong đề nghị hoặc hoàn cảnh” [53]

BLDS Liên bang Nga cũng có các qui định về vấn đề này phù hợp với quan niệm chung của thế giới ngày nay Khoản 2 Điều 438 BLDS Liên bang

Nga qui định: “Sự im lặng không được xem là chấp nhận, trừ khi có sự khác

biệt phát sinh từ pháp luật, từ tập quán kinh doanh, hoặc từ quan hệ trước đó

Theo quy định tại khoản 2 Điều 404 BLDS năm 2005, hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết Như vậy, sự im lặng chỉ được coi là sự chấp nhận đề nghị GKHĐ nếu các bên

có thoả thuận

Thứ hai, được thông báo cho bên đề nghị GKHĐ trong thời hạn có hiệu

lực của đề nghị GKHĐ Trong trường hợp thông báo chấp nhận GKHĐ đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận GKHĐ vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên

đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị Pháp luật của Anh xác định thời hạn trả lời là một khoảng thời gian hợp lý mà nếu quá thời hạn này chấp thuận không có hiệu lực Khoảng thời gian hợp lý được xác định theo từng tình huống cụ thể Ví dụ: trong vụ Ramsgate Victoria

Trang 27

Hotel Co kiện Montefiore, năm 1866, chào mua cổ phiếu trong tháng 6 và được chấp nhận vào tháng 11 Toà án xác định thời hạn trả lời 4 tháng là

không hợp lý nên việc chấp thuận không có hiệu lực [15,tr 55]

Pháp luật Việt Nam không quy định thời hạn trả lời đối với trường hợp bên đề nghị GKHĐ không xác định thời hạn trả lời Do vậy, thời hạn trả lời chỉ kết thúc nếu thông báo thay đổi, rút lại, huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực hoặc các bên có thoả thuận Việc pháp luật không quy định thời hạn trả lời trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho bên đề nghị Ví dụ, trong trường hợp sau một thời gian không nhận được trả lời của bên được đề nghị, bên đề nghị đã GKHĐ với một chủ thể khác Lúc đó, bên được đề nghị mới trả lời chấp thuận nhưng bên đề nghị không còn khả năng thực hiện hợp đồng với bên đề nghị nữa

1.2.2.2 Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Như đã trình bày ở trên, chấp nhận đề nghị GKHĐ là yếu tố thứ hai để thiết lập nên hợp đồng, thiếu nó quan hệ hợp đồng không được xác lập Vì vậy khi bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện các nội dung của

đề nghị GKHĐ thì hợp đồng được xác lập làm phát sinh các quyền và nghĩa

vụ của các bên Chấp nhận đề nghị GKHĐ chỉ có giá trị khi được gửi đến

người đề nghị trong thời hạn trả lời do bên đề nghị ấn định Trong trường hợp bên đề nghị nhận được chấp nhận GKHĐ khi đã hết hạn trả lời thì chấp nhận này không có hiệu lực và được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời

Nếu bên đề nghị GKHĐ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị GKHĐ trả lời chấp nhận GKHĐ thì đề nghị GKHĐ vẫn có giá trị Hoặc bên được đề nghị GKHĐ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận GKHĐ thì việc trả lời chấp nhận GKHĐ vẫn có giá trị (Điều 398, 399 BLDS năm 2005) Như vậy, hợp đồng được coi là đã hình thành và ràng buộc các bên Quy định trên của BLDS năm 2005 không hợp lý trong trường hợp hợp đồng bắt buộc phải do cá nhân thực hiện Trong trường

Trang 28

hợp hợp đồng bắt buộc phải do cá nhân thực hiện nhưng cá nhân này bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, theo quy định của BLDS năm 2005, hợp đồng vẫn được hình thành và ràng buộc các bên nhưng trên thực tế, việc thực hiện hợp đồng là không thể nếu cá nhân đó không có người thừa kế hoặc có nhưng người đó không thể thực hiện được công việc Bên cạnh đó, quy định này cũng mâu thuẫn với quy định tại khoản 3 Điều 424 BLDS 2005, theo đó, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp cá nhân GKHĐ chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân

hoặc chủ thể đó thực hiện [19] Về vấn đề này, quy định của pháp luật

Singapore hợp lý hơn so với quy định của BLDS Việt Nam Pháp luật Singapore quy định, đề nghị GKHĐ chấm dứt trong trường hợp một trong các bên chết đối với những hợp đồng có nội dung chủ yếu phải do cá nhân thực hiện [43]

1.2.2.3 Thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Khi bên được đề nghị đã chấp nhận GKHĐ, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Điều 395 BLDS năm 2005) Quy định này của BLDS năm 2005 có thể khiến quá trình GKHĐ của các bên trở nên rắc rối khi chỉ cần những thay đổi rất nhỏ trong thông báo chấp nhận GKHĐ cũng làm cho quá trình GKHĐ quay về bước khởi đầu (một bên đưa ra đề nghị) Về vấn đề này, Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam có cách xử lý linh hoạt hơn khi quy định: nếu bên được chào hàng sửa đổi, bổ sung chào hàng nhưng không làm thay đổi một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp người chào hàng từ chối ngay những sửa đổi, bổ sung đó (Điều 52) Tương tự như vậy, Điều 2-207 Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) quy định: người chấp thuận có thể sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chào hàng mà hợp đồng vẫn được coi là được xác lập, nếu các nội dung cơ bản của hợp đồng được coi là đã được thoả thuận và bên chấp thuận

Trang 29

không coi các sửa đổi, bổ sung là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực [20,tr

187] Hay theo Công ước Viên 1980, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp

nhận đề nghị GKHĐ nhưng chứa đựng những điểm bổ sung hay bớt đi hay sửa đổi khác thì được coi là từ chối đề nghị GKHĐ và hình thành nên một đề nghị mới Tuy nhiên, nếu sự phúc đáp đó không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị thì được coi là chấp nhận đề nghị, trừ phi người đưa ra

đề nghị ngay lập tức không biểu hiện sự phản đối những điểm khác biệt đó Khi nội dung của Hợp đồng là nội dung của đề nghị GKHĐ với những sửa đổi bổ sung nêu trong chấp nhận đề nghị Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều khoản giá cả, thanh toán, phẩm chất, số lượng hàng hóa, địa điểm và thời gian giao nhận hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên hay giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi cơ bản nội

dung của chào hàng (Điều 19 công ước Viên 1980)

1.2.2.4 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng quá hạn

Theo quy định tại Điều 397 BLDS năm 2005 thì trong trường hợp các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời Nếu các bên có thoả thuận thời hạn trả lời hoặc bên đề nghị đã ấn định thời hạn trả lời trong đề nghị GKHĐ thì chấp nhận đề nghị GKHĐ chỉ làm phát sinh quan

hệ hợp đồng giữa các bên nếu bên được đề nghị trả lời trong thời hạn đó Nếu bên đề nghị GKHĐ nhận được trả lời khi đã hết hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng

ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị

1.2.3 Thời điểm và địa điểm xác lập quan hệ hợp đồng

Trang 30

*Về thời điểm giao kết hợp đồng:

Việc xác định chính xác thời điểm GKHĐ có ý nghĩa quan trọng Kể từ thời điểm GKHĐ, quan hệ hợp đồng giữa các bên tham gia giao dịch được thiết lập và nếu hợp đồng mang tính chất ưng thuận thì sẽ làm phát sinh quyền

và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau Yêu cầu về năng lực chủ thể của các bên; thẩm quyền đại diện cho các bên ký kết hợp đồng cũng được tính đến thời điểm này (ví dụ, sau thời điểm GKHĐ một bên chủ thể bị mất năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng vẫn có hiệu lực) Trong nhiều trường hợp, thời điểm GKHĐ còn quyết định đến việc xác định địa điểm GKHĐ

Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên Bởi vậy, về nguyên tắc, khi nào các bên đạt được sự thoả thuận, khi đó hợp đồng được coi là đã xác lập Về lý thuyết thì đơn giản như vậy nhưng trên thực tế, việc xác định thời điểm xác lập hợp đồng khá phức tạp và không thống nhất trong pháp luật của các nước Các nước theo thuyết tống phát (Anh, Mỹ và những nước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật Anh - Mỹ) xác định thời điểm GKHĐ là khi bên được đề nghị gửi chấp nhận hợp đồng cho bên đề nghị Các nước theo thuyết tiếp nhận (Đức, Thụy sỹ và những nước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật Châu Âu lục địa) lại xác định hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị GKHĐ Còn theo pháp luật Việt Nam thì thời điểm hình thành hợp đồng được quy định chung là thời điểm bên đề nghị GKHĐ nhận được chấp nhận đề nghị GKHĐ của bên được đề nghị

Tuy pháp luật quy định chung như vậy, nhưng trên thực tế, để xác định chính xác thời điểm xác lập hợp đồng còn phải căn cứ vào phương thức, hình thức ký kết hợp đồng Ví dụ: Nếu các bên giao kết hợp đồng theo phương thức giao dịch trực tiếp (các bên hoặc đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc và thống nhất các nội dung của hợp đồng) thì thời điểm GKHĐ là thời điểm các bên đã thống nhất với nhau tất cả các nội dung cần giao dịch dưới một hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 31

Đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm GKHĐ là thời điểm các bên trực tiếp thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng Đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm GKHĐ là thời điểm bên sau cùng đã ký vào văn bản hợp đồng Riêng đối với các hợp đồng theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận của các bên phải có công chứng nhà nước, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép, thì thời điểm GKHĐ là thời điểm được chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép Nếu các bên giao kết hợp đồng bằng phương thức giao dịch gián tiếp (các bên tham gia giao dịch không trực tiếp gặp gỡ nhau mà chỉ trao đổi thông tin dưới sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin liên lạc như thư tín, điện tín) thì hợp đồng được coi

là giao kết tại thời điểm bên đề nghị GKHĐ nhận được chấp nhận đề nghị GKHĐ

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận thì theo quy định của BLDS năm 2005, thời điểm GKHĐ là thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng

*Về địa điểm giao kết hợp đồng:

Hiểu theo nghĩa chung nhất thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi diễn ra hành vi của các bên liên quan đến việc xác nhận các nội dung của hợp đồng

mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất với nhau Đối với các hợp đồng được xác lập giữa các tổ chức, cá nhân trong nước thì địa điểm GKHĐ không quá quan trọng Nhưng đối với hợp đồng được xác lập giữa các bên ở các nước khác nhau thì địa điểm GKHĐ, trong nhiều trường hợp lại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định luật áp dụng và cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng

Pháp luật cũng như thực tiễn giao kết hợp đồng ở các nước trên thế giới dựa trên nhiều căn cứ khác nhau để xác định địa điểm giao kết hợp đồng Trước hết, các bên có thể thỏa thuận với nhau để quy định địa điểm giao kết hợp đồng Ví dụ, trong hợp đồng có riêng một điều khoản quy định về địa

Trang 32

điểm giao kết hợp đồng dưới dạng: “hợp đồng này được ký kết tại…” hoặc trong các văn bản hợp đồng ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trong nước thì nội dung về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng thường được diễn đạt:

“Hôm nay, ngày …… tại …… , các bên gồm:……” Trường hợp các bên

không thỏa thuận hoặc hợp đồng không quy định rõ về địa điểm giao kết hợp đồng thì địa điểm giao kết hợp đồng chính là nơi diễn ra các hành vi thực tế của các bên (hoặc người đại diện của các bên) liên quan đến việc thống nhất các nội dung của hợp đồng và xác nhận các nội dung mà các bên đã thống nhất được với nhau Đối với các hợp đồng được giao kết một cách gián tiếp thì địa điểm GKHĐ là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra lời đề nghị GKHĐ, nếu các bên không có thoả thuận khác

1.3 Pháp luật về giao kết hợp đồng

1.3.1 Vai trò của pháp luật đối với việc giao kết hợp đồng

Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nói chung, quan hệ phát sinh từ quá trình giao kết hợp đồng nói riêng Tuy quan hệ hợp đồng phát sinh từ sự thỏa thuận tự nguyện của các bên, nhưng không phải sự thỏa thuận nào cũng tất yếu dẫn đến việc hình thành hợp đồng Chỉ những sự thỏa thuận nào không trái với quy định của pháp luật thì mới làm hình thành quan hệ hợp đồng, mới làm phát sinh các quyền và nghĩa

vụ ràng buộc các bên thỏa thuận với nhau

Bên cạnh đó, pháp luật luôn thiết kế sẵn cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng thông dụng, mang tính phổ biến trong thực tế, do

đó pháp luật còn có tác dụng tạo định hướng cho các bên đàm phán, giao kết, soạn thảo văn bản hợp đồng Khi giao kết hợp đồng, các tổ chức, cá nhân có thể dựa vào các quy định của pháp luật, coi đó là những gợi ý để tạo định hướng thoả thuận nội dung của hợp đồng, soạn thảo văn bản hợp đồng Dựa vào quy định của pháp luật, các bên sẽ biết được để ký kết loại hợp đồng này thì cần lưu ý tới những vấn đề gì, các bên phải đưa những nội dung chủ yếu

Trang 33

nào vào hợp đồng, các bên nên đàm phán về những nội dung nào Ngoài ra, trong quá trình giao kết hợp đồng, những vấn đề nào chưa được các bên thỏa thuận, thống nhất, ghi nhận trong văn bản hợp đồng thì được quyền áp dụng theo các quy định sẵn có của pháp luật

1.3.2 Nguồn luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng

Ở các nước trên thế giới, nguồn điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói chung

và các quan hệ phát sinh trong giai đoạn giao kết hợp đồng nói riêng hết sức

đa dạng và có thể chia thành các nhóm chính sau:

- Pháp luật quốc tế: trong các điều ước quốc tế chứa đựng rất nhiều quy định liên quan đến hợp đồng, giao kết hợp đồng, ví dụ: Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế;

- Pháp luật quốc nội: phần lớn các nước, kể cả các nước theo truyền thống luật bất thành văn đều ban hành dưới hình thức văn bản các quy định về hợp đồng hoặc liên quan đến hợp đồng Ở các nước theo truyền thống luật thành văn, các quy định chung, mang tính nguyên tắc về hợp đồng thường được tìm thấy trong Bộ luật Dân sự (Pháp, Đức, Ý, Nga, Thái Lan) hoặc Bộ luật Nghĩa vụ (Thụy Sỹ) Trung Quốc còn xây dựng và ban hành một đạo luật riêng về hợp đồng (Luật Hợp đồng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) Ở nhiều nước theo truyền thống luật bất thành văn, nhiều quy định về hợp đồng cũng đã được ban hành trên cơ sở hệ thống hóa các án lệ và tập quán thương mại, ví dụ Hoa Kỳ có Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC)

- Án lệ: Án lệ cũng được coi là nguồn quan trọng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng, trong đó có giao kết hợp đồng Ở các nước theo truyền thống luật bất thành văn thì án lệ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng Ngay cả các nước theo truyền thống luật thành văn, điển hình là Cộng hòa Pháp, các án lệ cũng được sử dụng khá rộng rãi để bổ sung cho các quy định thành văn trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Trang 34

- Thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại: Đối với các hợp đồng được giao kết để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại thì thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại được coi là nguồn bổ sung quan trọng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Thói quen trong hoạt động thương mại là hành vi được lặp đi, lặp lại nhiều lần và được các bên thừa nhận, sử dụng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng Luật Thương mại năm 2005 là văn bản đầu tiên và cho tới nay là duy nhất của Việt Nam đề cập đến thói quen trong hoạt động thương mại; coi đây là nguồn ưu tiên trong việc xác định quyền và nghĩa

vụ của các bên tham gia quan hệ hợp đồng Còn tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại

Là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống luật thành văn nên nguồn điều chỉnh quan hệ hợp đồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các văn bản pháp luật được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nguồn văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng cũng có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ, phù hợp với trình

độ phát triển kinh tế, xã hội

* Giai đoạn từ trước ngày 01/7/1996 (ngày BLDS năm 1995 có hiệu lực)

Từ khi bước sang cơ chế thị trường cho đến trước ngày 01/7/1996, pháp luật Việt Nam phân biệt những hợp đồng mang yếu tố tài sản thành hai loại là hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế Trong lĩnh vực lao động còn có khái niệm hợp đồng lao động Tuy đều hàm chứa yếu tố tài sản nhưng hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế tồn tại hoàn toàn biệt lập với nhau và chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp luật riêng biệt là PLHĐKT và Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (PLHĐDS) năm 1991 Các quy định về hợp đồng trong hai văn bản pháp luật này có nội dung rất khác nhau và quy định về GKHĐ trong các

Trang 35

văn bản pháp luật thời kỳ này có nhiều điểm khác nhau PLHĐKT quy định

về vấn đề GKHĐ kinh tế một cách khá sơ sài: “Hợp đồng kinh tế được coi là

đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất

cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với từng loại hợp đồng kinh tế” PLHĐKT không đề cập đến

nhiều vấn đề liên quan đến GKHĐ như: điều kiện, giá trị pháp lý của đề nghị GKHĐ, chấp nhận đề nghị GKHĐ, điều kiện, thủ tục thay đổi hoặc rút lại đề nghị GKHĐ; thời điểm, địa điểm GKHĐ (đặc biệt trong trường hợp hợp đồng được ký kết bằng phương thức gián tiếp)…

Bên cạnh đó, với sự phân biệt khá khiên cưỡng giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự dẫn đến nhiều trường hợp không thể xác định một số quan

hệ hợp đồng là hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự Ví dụ: hai doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng bằng văn bản để phục vụ kinh doanh Hợp đồng này không thể coi là hợp đồng kinh tế do hai bên không có tư cách pháp nhân nhưng cũng không phải hợp đồng dân sự do không bên nào có mục đích sinh hoạt, tiêu dùng Việc không xác định được văn bàn pháp luật nào sẽ điều chỉnh quan hệ này khiến bản thân các chủ thể khó khăn trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng và các cơ quan tài phán cũng lúng túng khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng của các chủ thể

* Giai đoạn từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2006 (ngày BLDS năm 2005 có hiệu lực)

Sau khi BLDS năm 1995 ra đời và có hiệu lực thì mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có nhiều thay đổi Trái với sự mong đợi của nhiều người, khi BLDS năm 1995 có hiệu lực thì PLHĐKT vẫn có tiếp tục được áp dụng và sự phân biệt hai khái niệm: hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự vẫn tồn tại Tuy vậy, khác với PLHĐDS năm 1991, BLDS năm 1995 không đề cập đến mục đích của hợp đồng dân sự là phục vụ cho hoạt động

Trang 36

sinh hoạt, tiêu dùng nên đã bước đầu rút ngắn sự khác biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

Năm 1997, Luật Thương mại ra đời, điều chỉnh các hành vi thương mại của thương nhân và quy định một số hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực thương mại, bởi vậy càng góp phần làm phức tạp hoá quan niệm về hợp đồng và luật

áp dụng cho quan hệ hợp đồng và khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng bên cạnh khái niệm hợp đồng dân sự (quy định trong BLDS năm 1995), khái niệm hợp đồng kinh tế (quy định trong PLHĐKT) còn có khái niệm hợp đồng thương mại (quy định trong Luật Thương mại năm 1997) Thực tế không tồn tại khái niệm hợp đồng thương mại với nội hàm tương đối độc lập mà hợp đồng thương mại chỉ là một khái niệm mang tính tương đối dùng để chỉ một

số hợp đồng được ký kết giữa thương nhân với nhau hoặc với các bên có liên quan trong các hoạt động mua bán hàng hoá và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hoá mà thôi Tuy còn nhiều mâu thuẫn trong việc xác định văn bản pháp luật điều chỉnh từng quan hệ hợp đồng cụ thể nhưng cùng với sự ra đời của BLDS năm 1995 và Luật Thương mại năm

1997, nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến việc GKHĐ như: điều kiện, giá trị pháp lý của đề nghị GKHĐ, chấp nhận đề nghị GKHĐ, điều kiện, thủ tục thay đổi rút lại hoặc huỷ bỏ đề nghị GKHĐ, chấp nhận đề nghị GKHĐ; thời điểm, địa điểm GKHĐ đã được quy định rõ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quá trình GKHĐ

*Giai đoạn từ ngày 01/01/2006 đến nay:

BLDS được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thay thế cho BLDS năm 1995 và PLHĐKT đã thống nhất điều chỉnh đối với mọi quan hệ hợp đồng Kể từ ngày BLDS năm 2005 có hiệu lực thì mọi hợp đồng, dù được ký kết giữa các doanh nghiệp với nhau để phục vụ hoạt động kinh doanh thu lợi

Trang 37

nhuận hay các hợp đồng được ký giữa các tổ chức, các nhân phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đều chịu sự điều chỉnh chung của BLDS năm 2005 Như vậy, từ ngày 01/01/2006, khi ký kết hợp đồng, các nhà kinh doanh không còn phải “đau đầu” phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự để xác định việc ký kết, thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh

từ hợp đồng của mình phải tuân thủ BLDS hay PLHĐKT Việc bỏ khái niệm hợp đồng kinh tế và PLHĐKT, thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với mọi quan hệ hợp đồng mà không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đã tạo một thuận lợi lớn cho các nhà kinh doanh, các cơ quan tài phán việc áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng BLDS năm

2005 đã có nhiều quy định mới, tiến bộ điều chỉnh hoạt động GKHĐ, tạo một khung pháp lý vững chắc cho các chủ thể tiến hành GKHĐ trên thực tế

Ngoài các quy định chung về hợp đồng, GKHĐ trong BLDS năm 2005, Nhà nước ta còn ban hành nhiều quy định riêng về từng loại hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm

2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000… Các văn bản pháp luật mang tính chuyên ngành về hợp đồng thường quy định cụ thể về điều kiện để các bên tham gia GKHĐ; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng…

Những quy định chung được coi là khung pháp lý cơ bản còn những quy định cụ thể của pháp luật chuyên ngành lại điều chỉnh những vấn đề cụ thể của các loại hợp đồng riêng biệt Do đó, các văn bản pháp luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước, trong trường hợp văn bản pháp luật chuyên ngành không có quy định thì sẽ áp dụng quy định chung trong BLDS năm 2005

Bên cạnh các quy định trong các văn bản pháp luật, Luật Thương mại năm

2005 còn quy định về thói quen trong hoạt động thương mại, tập quán thương

Trang 38

mại và coi đây là những nguồn bổ sung quan trọng trong việc điều chỉnh quan

hệ hợp đồng, bao gồm cả việc GKHĐ Trong thực tiễn, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh, các bên tham gia quan hệ hợp đồng thường là đối tác trong một thời gian dài, có sự tin cậy lẫn nhau Giữa họ hình thành một thói quen về giao kết và thực hiện hợp đồng với vai trò một thoả thuận ngầm được mặc định giữa các bên, giúp cho các bên nhanh chóng giao kết và thực hiện hợp đồng mà không cần phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật Do

đó, việc thừa nhận thói quen là một nguồn luật điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên là cần thiết

Luật Thương mại năm 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến thói quen và nguyên tắc áp dụng thói quen nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động thương mại Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung

rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại

Trường hợp các bên GKHĐ không thoả thuận cụ thể về một vấn đề nhưng giữa các bên đã hình thành một thói quen do đã hợp tác lâu dài và thói quen đó không trái quy định của pháp luật thì có thể áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã hình thành giữa các bên

Có nhiều trường hợp khi các bên của quan hệ hợp đồng phát sinh tranh chấp nhưng trong hợp đồng không dự liệu phương hướng giải quyết, giữa các bên cũng không tồn tại một thói quen và pháp luật cũng không có quy định để điều chỉnh Khi đó, tập quán với tư cách là một thói quen được thừa nhận rộng rãi trên một vùng, miền, hoặc trong một lĩnh vực có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên Điều 3 BLDS năm 2005 cũng quy định: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì

có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự

Trang 39

của pháp luật Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong BLDS năm 2005 Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại và trong Bộ luật dân sự (Điều 13 Luật Thương mại năm 2005)

Như vậy, BLDS năm 2005 và LTM năm 2005 đã chính thức thừa nhận thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán là nguồn luật điều chỉnh quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng của các bên, đồng thời quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng phối hợp thói quen thương mại, pháp luật và tập quán Theo

đó, nếu giữa các bên tồn tại một thói quen không trái quy định của pháp luật thì thói quen đó được áp dụng để điều chỉnh quá trình GKHĐ của các bên, nếu không có thói quen thì áp dụng các quy định của pháp luật, nếu chưa hình thành thói quen và pháp luật cũng chưa có quy định điều chỉnh thì áp dụng theo tập quán

1.3.3 Các nội dung cơ bản của pháp luật về giao kết hợp đồng

Như phần trên đã trình bày, các quy định của pháp luật về GKHĐ được chứa đựng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau Nhưng tựu chung lại, các quy định pháp luật về GKHĐ thường đề cập đến một số nhóm vấn đề chính sau đây:

- Các nguyên tắc giao kết hợp đồng Nguyên tắc giao kết hợp đồng là những tư tưởng lớn, mang tính chất chỉ đạo mà các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng cần phải tuân thủ; nếu vi phạm các nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp luật của hợp đồng BLDS của Việt Nam đề cao các nguyên tắc: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng;

- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các trường hợp hợp đồng vô hiệu và

xử lý hợp đồng vô hiệu Các quy định này đề cập đến năng lực chủ thể (năng lực

Trang 40

pháp luật và năng lực) mà các tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình cần đáp ứng để tham gia giao kết hợp đồng; điều kiện về nội dung và mục đích giao kết hợp đồng; điều kiện về tính tự nguyện, tự do ý chí, tự do thỏa thuận khi giao kết hợp đồng; hình thức của hợp đồng; các quy định về căn cứ làm hợp đồng vô hiệu; cách thức xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu Biết được các quy định này thì các chủ thể mới có thể giao kết hợp đồng hợp pháp, đảm bảo làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên giao kết với nhau

- Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng: các quy định này thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến đề nghị GKHĐ, chấp nhận đề nghị GKHĐ như: điều kiện để một thông tin được coi là đề nghị GKHĐ, chấp nhận đề nghị GKHĐ; hiệu lực pháp lý, tính ràng buộc của đề nghị GKHĐ, chấp nhận đề nghị GKHĐ với bên đề nghị, bên được đề nghị GKHĐ; điều kiện, thủ tục, hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, rút lại đề nghị GKHĐ, chấp nhận đề nghị GKHĐ; thời điểm, địa điểm xác lập hợp đồng…

- Người đại diện ký kết hợp đồng, vấn đề ủy quyền ký kết hợp đồng

- Các nội dung chính của hợp đồng, thể hiện qua các điều khoản trong một hợp đồng bằng văn bản hoặc những cam kết mà các bên tham gia ký kết hợp đồng đã thống nhất được với nhau Về mặt pháp lý thì nội dung của hợp đồng chính là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

- Điều kiện, thủ tục giao kết một số loại hợp đồng riêng như hợp đồng phải công chứng, chứng thực; hợp đồng ký kết qua thủ tục đấu thầu, đấu giá; hợp đồng phải được đăng ký sau khi ký kết…

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. A.A.Painter & R.G.Lawson, (1997), Giới thiệu Luật kinh doanh nước Anh, NXB Thống Kê, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu Luật kinh doanh nước Anh
Tác giả: A.A.Painter & R.G.Lawson
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 1997
18. TS. Bùi Ngọc Cường (năm 2001), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh, Luận án Tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh
20. GS.TSKH. Đào Trí Úc (2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, NXB. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ
Tác giả: GS.TSKH. Đào Trí Úc
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội
Năm: 2002
21. TS. Đỗ Văn Đại - Khoa luật Trường ĐH Aix-Marseille III (TT Aix-en- Provence) – Cộng hoà Pháp, Vấn đề huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm trong BLDS Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm trong BLDS Việt Nam
22. Th.S Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam
Tác giả: Th.S Đinh Thị Mai Phương
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2005
24. ThS. Nguyễn Thị Khế (năm 2007), Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại
Nhà XB: NXB Tài Chính
25. TS.Nguyễn Thị Dung (năm 2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
26. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ (2006): Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ
Nhà XB: NXB Lao động – xã hội
Năm: 2006
27. GS. Michel Fromont (2006): Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, NXB Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới
Tác giả: GS. Michel Fromont
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2006
28. TS. Lê Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vô hiệu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng kinh tế vô hiệu
Tác giả: TS. Lê Bích Thọ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
29. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (năm 2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
32. Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về thương mại của Cộng hoà Pháp (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về thương mại của Cộng hoà Pháp
Tác giả: Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về thương mại của Cộng hoà Pháp
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
36. TS.Vũ Thị Lan Anh, Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới, Tạp chí Luật học, số 11/2008, trường Đại học Luật Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới
38. Carolita Oliveros (2005), "International distribution issues: contract materials", American Law Institute - America Bar Association, March 17-19, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: International distribution issues: contract materials
Tác giả: Carolita Oliveros
Năm: 2005
1. Bộ luật Dân sự năm 1995 2. Bộ luật Dân sự năm 2005 Khác
4. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 5. Luật Giao thông thủy nội địa Khác
12. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 13. Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 14. Luật Giao dịch điện tử Khác
16. Bộ luật Dân sự Pháp (2005), NXB Tư Pháp, Hà Nội Khác
19. TS. Dương Viết Sơn, Các quy định của BLDS năm 2005 về chào hàng và chấp nhận chào hàng – Nhìn từ góc độ luật học so sánh Khác
23. PGS.TS Nguyễn Như Phát (2002), Luật Kinh tế Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w