6. Nội dung nghiên cứu:
2.2.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳn g
và ngay thẳng
Các bên GKHĐ phải đảm bảo nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng để đảm bảo lợi ích của nhau. Nếu như nguyên tắc trên để đảm bảo lợi ích chung công cộng của xã hội, thì nguyên tắc này chính là đảm bảo lợi ích của các bên giao kết và giao tiếp cũng là vì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Nguyên tắc này thể hiện tinh thần hợp tác, tôn trọng và vì lợi ích của nhau giữa các bên khi GKHĐ. Trong quá trình GKHĐ các bên được bình đẳng về mọi phương diện. Không ai được quyền ép buộc hay dùng những thủ đoạn để dụ dỗ hay ép buộc bên kia GKHĐ. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi này và bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng do GKHĐ mang lại cho các bên.
(i) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện, bởi vậy, mọi sự tác động làm ảnh hưởng đến tính tự nguyện thoả thuận của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng đều có thể làm hợp đồng đó bị vô hiệu toàn bộ.
Nguyên tắc tự nguyện là vô cùng quan trọng trong GKHĐ. Nó thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với chủ thể GKHĐ. Một khi xã hội càng phát triển thì nguyên tắc này càng phải được đề cao. Đó cũng là một trong những thước đo của xã hội.
BLDS 2005 có nhiều quy định mới để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này, cụ thể như sau:
- BLDS năm 2005 quy định rõ ràng hơn về các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, nhầm lẫn, đe doạ.
+ Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. BLDS năm 2005 đã tiến bộ hơn quy định của BLDS năm 1995 khi chỉ rõ: Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của BLDS năm 2005. Trước đây BLDS năm 1995 chỉ quy định: khi giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn thì bên có lỗi trong việc để xảy ra nhầm lẫn phải bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 141 BLDS năm 1995) mà không hề có sự phân biệt giữa hành vi vô ý gây nhầm lẫn và hành vi cố ý gây nhầm lẫn.
+ Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. BLDS năm 1995 chỉ xác định hành vi lừa dối hoặc đe doạ trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên trong quan hệ mà không dự liệu được trường hợp hành vi đó do
một chủ thể thứ ba tiến hành để mưu lợi cho một bên trong quan hệ hợp đồng. Vì vậy, quyền lợi của bên bị lừa dối, đe doạ bởi bên thứ ba khi GKHĐ chưa được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, BLDS năm 1995 cũng chưa rõ ràng khi quy định: “Đe doạ trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hãi phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người thân thích” nhưng không quy định rõ những người như thế nào
được xem là những người thân thích của một bên GKHĐ.
Tiến bộ hơn BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 quy định cụ thể hơn: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.” (Điều 132 BLDS năm 2005). Như vậy, không chỉ hành vi lừa
dối, đe doạ của một bên tham gia GKHĐ mà có thể là hành vi lừa dối, đe doạ của một bên thứ ba nhằm đem đến việc GKHĐ cho một bên cũng có thể khiến cho hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Và việc đe doạ đã được BLDS năm 2005 quy định cụ thể là hướng đến bản thân chủ thể GKHĐ hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con của họ mới được coi là căn cứ tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Phạm vi “người thân thích” đã được xác định rõ, giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng trong việc áp dụng quy định của pháp luật.
(ii) Nguyên tắc bình đẳng
PLHĐKT cũng như BLDS năm 1995, LTM năm 1997 đều thừa nhận nguyên tắc bình đẳng trong GKHĐ. Qua đó có thể thấy rằng Nhà nước ta rất tôn trọng và đề cao quyền bình đẳng của các chủ thể trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Các chủ thể được bình đẳng khi GKHĐ, không chủ
thể nào được hưởng nhiều ưu đãi, nhiều lợi ích hơn khi GKHĐ với chủ thể khác. Không một thế lực nào đứng trên chi phối khiến cho các chủ thể xác lập quan hệ một cách không lành mạnh, đặc biệt là Nhà nước hoàn toàn không can thiệp gây mất bình đẳng trong quá trình GKHĐ của các chủ thể. So với các văn bản pháp luật trước đây, mặc dù đều tôn trọng nguyên tắc bình đẳng nhưng BLDS năm 2005 đã bổ sung thêm được những quy định hữu hiệu để bảo vệ triệt để quyền bình đẳng của các chủ thể.
Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện rõ trong quy định về hợp đồng dân sự theo mẫu tại Điều 407 BLDS năm 2005. Trong trường hợp một bên đưa ra hợp đồng gồm những điều khoản do mình đặt ra theo mẫu (hợp đồng mẫu) mà có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó. Ngoài ra trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên được quyền đưa ra hợp đồng mẫu là bên có nhiều lợi thế hơn so với bên kia bởi họ được tự định đoạt nội dung của hợp đồng sao cho có lợi cho mình nhất. Do vậy, để đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ thể, BLDS năm 2005 đã loại bỏ quyền hưởng điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng cũng như điều khoản tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia. Đây là vấn đề mà Điều 406 BLDS năm 1995 chưa dự liệu được.
(iii) Nguyên tắc thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Các bên tham gia GKHĐ đều mong muốn hợp đồng được giao kết và thực hiện một cách có hiệu quả, hạn chế một cách tốt nhất những rủi ro, tổn thất khi tham gia GKHĐ. Để các bên GKHĐ có thể nhanh chóng đạt được sự thoả thuận, họ cần phải thiện chí, trung thực và hợp tác trong suốt quá trình thương lượng nhằm nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, các bên trong quan hệ hợp đồng cần trung thực, ngay thẳng, không bên
nào được lừa dối bên nào khi thoả thuận các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Có như vậy, quá trình GKHĐ và thực hiện hợp đồng sau này mới nhanh chóng, dễ dàng.
2.3. Điểm mới trong quy định về hình thức của hợp đồng:
Là cách thức thể hiện ý chí của các bên, thông qua hình thức của hợp đồng, người ta có thể biết được các nội dung của giao dịch đã xác lập, mặt khác hình thức của hợp đồng có thể trở thành chứng cứ quan trọng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng (nếu có). Do đó, PLHĐKT quy định hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch, công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng (Điều 11). Việc đưa ra hình thức bắt buộc đối với hình thức của hợp đồng kinh tế nhằm mục đích lưu ý các bên thận trọng khi giao kết và đảm bảo tính rõ ràng của hợp đồng. Nhưng việc quy định bắt buộc hợp đồng kinh tế phải bằng văn bản là quá cứng nhắc, một mặt hạn chế tính năng động của các chủ thể, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh; mặt khác, có ảnh hưởng xấu đến quyền tự định đoạt, tự thoả thuận của các bên. Khắc phục tình trạng này, BLDS năm 2005 quy định hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Trước đây theo quy định tại khoản 4 Điều 131 BLDS năm 1995: “Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật”. Trong trường hợp pháp
luật quy định, giao dịch dân sự vô hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. Bên có lỗi làm giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại (Điều 139 BLDS năm 1995).
Hiện nay, BLDS 2005 đã bỏ quy định hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà chỉ quy định: “Hình thức giao dịch dân sự
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” (khoản 2 Điều 122 BLDS năm 2005). Là một dạng của giao dịch dân sự, hình thức của hợp đồng không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định. Điều 134 BLDS năm 2005 quy định:
“Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” Như vậy, hình thức của hợp đồng chỉ trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu pháp luật có quy định rõ “hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”. Mặt khác, các bên vẫn có quyền thực hiện đúng quy định về hình thức và hợp đồng chỉ bị tuyên vô hiệu nếu quá thời hạn đó mà các bên không thực hiện. Đây là một quy định “mở” phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của BLDS năm 2005. Bằng quy định đó, BLDS năm 2005 đã hạn chế việc một bên lợi dụng việc hợp đồng chưa đáp ứng được yêu cầu về hình thức để yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Trong điều kiện kinh tế phát triển năng động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra có thể tại nhiều địa điểm, hàng ngày, hàng giờ khác nhau thì việc bỏ quy định được coi là cứng nhắc về hình thức của hợp đồng là một quy định tiến bộ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về mặt thời gian và thủ tục. Nó chứng tỏ sự phù hợp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng.
Tuy nhiên, BLDS năm 2005 cũng có một hạn chế khi quy định về hình thức của hợp đồng. Đó là quy định về hình thức hợp đồng không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhưng chưa thật rõ, còn có nhiều cách hiểu khác nhau khiến cho việc áp dụng không thống nhất trong thực tế. Nhằm đảm bảo lợi ích công cộng, sự quản lý của nhà nước, lợi ích của các bên tham gia
hợp đồng cũng như lợi ích của người khác, pháp luật quy định hợp đồng liên quan đến tài sản lớn phải được thể hiện dưới một dạng hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Ví dụ: Điều 450 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp
đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Do vậy, trong
trường hợp các chủ thể GKHĐ mua bán nhà có đầy đủ chữ ký của các bên nhưng không đem công chứng, chứng thực được coi là hành vi vi phạm hình thức của hợp đồng. Nếu một bên có yêu cầu thì Toà án căn cứ vào quy định của pháp luật có thể quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Một hạn chế nữa đó là sự quy định chưa cụ thể dẫn đến cách vận dụng khác nhau giữa BLDS năm 2005 và Luật Nhà ở tạo cách hiểu và áp dụng khác nhau. Tại khoản 2 điều 467 BLDS năm 2005 quy định:
- Hợp đồng tặng cho Bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí (quyền sở hữu); nếu bất động sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Tại khoản 3 điều 93 Luật Nhà ở năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định:
- Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Ủy ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn.
Hai quy định trên dẫn đến thực tế áp dụng khác nhau, có nơi viện dẫn quy định về việc được cấp chứng nhận chứng thực để coi Hợp đồng có hiệu lực, một nơi đưa ra quan điểm chưa đăng kí quyền sở hữu để coi Hợp đồng chưa có hiệu lực
Pháp luật hợp đồng của các nước có quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng. Pháp luật của một số nước, ví dụ như Mỹ có quy định về một
số loại hợp đồng phải tuân thủ hình thức nhất định nếu không có thể bị tuyên bố vô hiệu. Bộ luật Thương mại thống nhất quy định các hợp đồng mua bán sau phải lập thành văn bản: mua bán hàng hoá có giá trị trên 500 USD, mua bán chứng khoán, các hợp đồng mua bán khác có giá trị trên 5.000 USD. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp bên có nghĩa vụ đều được quyền viện dẫn vào quy định hình thức bắt buộc phải bằng văn bản để yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng không có hiệu lực. Nếu không được lập thành văn bản nhưng bên có nghĩa cụ đã bắt đầu thực hiện hợp đồng hoặc bên kia đã có những chi phí nhất định để chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng thì bên có nghĩa vụ không thể viện dẫn yêu cầu về hình thức để yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng không có hiệu lực [27,tr 213].
Pháp luật nhiều nước không coi trọng hình thức của hợp đồng, không có quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như ở Việt Nam. Việc không coi trọng hình thức hợp đồng được thể hiện rõ trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 và Bộ nguyên tắc về hợp đồng châu Âu. Theo hai bộ nguyên tắc về hợp đồng này, các bên có thể chứng minh quan hệ hợp đồng bằng bất kỳ hình thức nào. Theo đó, điều 1.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định: “Bộ nguyên tắc UNIDROIT
không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ một hành vi nào khác phải